Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vòng Đai Xanh
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11
C
âu hỏi của Davis được trả lời bằng những xúc động và kinh hoàng của toàn thế giới. Và báo chí ngoại quốc mệnh danh đó là một “lối trả thù Việt Nam”. Riêng tại cao nguyên thì đó là những ngày tang tóc nhất của thiểu số các sắc dân Thượng đang sống trong một chuỗi những đen tối với niềm hy vọng chỉ là tồn tại. Phe Thượng ly khai lợi dụng tấn thảm kịch như một yếu tố để xách động. Ngay các nhân sĩ thoả hiệp và ôn hoà nhất như Y Ksor, Nay Ry cũng tìm cách liên lạc vận động gửi một kháng thư lên chánh phủ với rất nhiều chữ ký để đòi quyền sinh sống và được bảo vệ trên mảnh đất sở hữu của mình. Còn đối với những người lính Mũ Xanh thì việc thí sáu trăm sinh mạng là một chứng tỏ đắc thắng của họ. Hậu thuẫn vững chắc của bọn này là những đơn vị Dân sự Chiến đấu Thượng và một lũ những thông ngôn. Nay Ry đã làm một so sánh số phận người Thượng như vuông vải, mỗi phe nắm một góc, níu kéo giành giật sao cho được phần hơn về phía mình.
Khi tôi tới nơi, nghĩa là hai hôm sau biến cố, khu định cư vẫn như một vùng chiến địa nồng nặc mùi tử khí. Tất cả đều cháy thiêu trụi với những miếng tôn cong queo. Mặc dù số xác chết đã được thu dọn và chôn chung vào một hố lớn, mùi hôi thối vẫn còn phảng phất đâu đó. Tôi nghĩ tới một cảnh tượng Guernica nhưng với những màu sắc thật dữ dội và buồn thảm trên sự đổ nát. Người ta vẫn cố tìm ra những tiếng vang thoát ra từ đống xác chết đó. Các dòng chữ sơn đỏ lòe loẹt trên những tấm vải xô trắng kết án cộng sản và kêu gọi tình đoàn kết Kinh Thượng trong ý nghĩa cộng đồng đồng tiến, tất cả đều được phiên dịch ra tiếng Mỹ. Viên sĩ quan cấp uý hướng dẫn tôi đến địa điểm tỵ nạn nói:
“Ngay đêm đó, bọn Thượng ly khai mò về treo cờ ba màu của quốc gia Đông Sơn, rải truyền đơn lên án cộng sản và cả chánh phủ đồng loã âm mưu tiêu diệt dân tộc Thượng. Tụi nó cũng yêu cầu Mỹ duyệt lại chánh sách viện trợ cho Việt Nam, họ kêu gọi cả sự can thiệp của Liên Hiệp quốc qua ngả Nam Vang với hậu thuẫn hùng hậu của Đại hội Các Sắc dân Đông Dương, một tổ chức con đẻ của bọn Pháp.”
Viên Đại uý có một khuôn mặt vạm vỡ của con nhà võ, nói giọng Bùi Chu và có lẽ là một tay công giáo quá khích. Hắn đưa cho tôi xem những truyền đơn và tiếp theo là một vài nhận xét:
“Đấy ông nhà báo coi, từ chất giấy tới kỹ thuật ấn loát không thể không nghĩ tới gốc gác của những bàn tay và vật liệu của phòng Thông tin USIS.”
Ở đám những người Thượng sống lạc lõng và chui rúc trong rừng rú với rình rập đe doạ săn đuổi, họ vẫn liên lạc và sinh hoạt với các phương tiện thật dễ dàng, thì nhận xét của viên Đại uý không phải thiếu hữu lý. Hàng chân mày rậm nhíu lại, giọng viên Đại uý bực tức:
“Ông nhà báo biết sao không, bọn nó kêu cứu đánh đuổi người Việt ra khỏi cao nguyên để thiết lập một quốc gia tự trị dưới sự bảo hộ của Mỹ. Theo tôi, chúng ta sẽ làm chủ được tình hình và những rắc rối trên cao nguyên cũng chấm dứt khi vấn đề người Thượng không còn nữa. Có một dúm người sống rời rạc như vậy chẳng phải là điều khó.”
Tôi không hiểu câu nói của viên Đại uý Việt Nam tàn nhẫn tới mức độ nào nhưng nó gợi cho tôi ý kiến kỳ lạ của một tướng lãnh Mỹ; tôi nói điều đó ra với viên Đại uý:
“Giải quyết vấn đề không phải là thủ tiêu luôn nó, cũng không khác với câu tuyên bố của giới lãnh đạo quân sự Mỹ rằng họ đã có thể chiến thắng dễ dàng cộng sản ở Việt Nam nếu phía họ không có những đồng minh là người Việt.”
Viên sĩ quan xịu mặt xuống im lặng, hắn có vẻ không hài lòng về quan điểm của tôi vừa rồi. Hắn không chịu nói nữa, đó cũng là điều hay vì ngoài ý nghĩa phương tiện di chuyển, tôi đang cần sự khách quan yên lặng. Tôi ngỏ ý muốn được đi thăm những khu định cư khác của người Thượng, ngoài tấm thảm kịch nơi đây. Lịch sử vẫn là những tái diễn, còn bao nhiêu sinh mạng nữa bị hy sinh để mỗi phe giật được vuông vải lớn về phía mình. Trái với bản chất một quân nhân kỷ luật ít nói, viên Đại uý luôn luôn phát biểu những ý kiến:
“Tôi không đồng ý với tướng Trị khi giao việc cứu trợ các trại tị nạn Thượng cho người Mỹ ngay như đó là ông bà mục sư Denman. Bọn Mọi chỉ biết ơn và vâng lời những ai nhét thức ăn vào miệng họ. Bởi vậy không phải là không có dụng ý khi họ cố giành độc quyền tiếp tế ngay cả dưới thời tướng Thuyết. Tôi thì chịu tướng Thuyết nơi lập trường dứt khoát của ông ta.”
Xem ra tướng Thuyết còn để lại nhiều ảnh hưởng và dấu vết trên cao nguyên bằng chánh sách cứng rắn của ông. Vụ thảm sát chắc chắn gây nơi ông phản ứng và cả sự phẫn nộ nữa. Ở ngoài Huế, nhưng ông vẫn xem cao nguyên như quê hương thứ hai với nhiều bổn phận ràng buộc với. Ở những ngày khó khăn trên cao nguyên, ông là một điểm tựa tinh thần để cho các cấp thuộc hạ nghĩ tới, họ cũng tin rằng ngày tướng Thuyết trở lại cao nguyên không còn xa. Viên Đại uý hỏi tôi:
“Ông nhà báo có nghe nói gì về tin tướng Trị sắp lên trung tướng không?”
“Hình như vậy, vào dịp lễ quốc khánh này nhiều ông tướng được thêm sao nhưng tôi không thấy tên tướng Thuyết.”
Lòng không ưa tướng Trị được tỏ rõ khi viên sĩ quan nói với tôi:
“Nhiều khi vinh thăng là một cách sửa soạn êm đẹp cho sự ra đi. Theo tôi tướng Trị không phải là ca-líp để đương đầu với cộng sản và tụi Mỹ. Là một sĩ quan thuộc cấp, phải chứng kiến lối cư xử của viên trung tá Tacelosky với ông Tướng tôi cũng phải thấy rát mặt và cảm thương cho ông ta. Chứ tôi hỏi ông nhà báo, nó có là gì đâu: một sĩ quan cấp tá LLĐB giải ngũ đại diện USOM ở cao nguyên, vậy mà tướng Trị có vẻ ngán hắn ta.”
Riêng tôi thì hiểu rõ tại sao ông Tướng Trị ngán viên trung tá Tacelosky. Mất quyền kiểm soát ngay từ bà vợ, ông tướng cũng bị chìm đắm vào vào nhiều vụ lem lấm, từ những chiếm hữu đất đai cho tới những vụ tham nhũng về kế hoạch mở mang An Khê. Đó là một con tẩy mà Tacelosky nắm được để bất cứ lúc nào cũng có thể làm săn-ta với ông. Bởi vậy chánh sách của ông là thoả hiệp mềm dẻo và chịu đựng cho đến ngày ông êm thấm ra đi. Càng nói chuyện, viên Đại uý càng chứng tỏ hắn là một thành phần kinh niên bất mãn. Hắn trở giọng tâm tình nói với tôi:
“Ông cũng biết tôi là một thành phần công giáo di cư, tha thiết với việc chống cộng và chấp nhận sự hiện diện của người Mỹ. Vậy mà tôi không ngờ giữa thế kỷ hai mươi này, vẫn có những người Mỹ thực dân ra mặt như kiêåu Tacelosky. Sự hiện diện của những tên đó làm mất ý nghĩa tốt đẹp của Viện trợ Mỹ.”
Tôi được biết hắn là một thành phần bướng bỉnh và như một số đông viên chức khác, hắn bị đổi lên cao nguyên như một biện pháp đầy ải và xem ra hắn còn mang nhiều ảo tưởng về lòng nghĩa hiệp của người Mỹ. Nhân tiện tôi hỏi hắn về vai trò ông bà mục sư, hắn nheo cặp chân mày đến dữ tợn nói:
“Không chỗ nào trên cao nguyên mà không có dấu chân của ông bà Denman. LLĐB Mỹ thiết lập được các căn cứ trong buôn sóc cũng là nhờ ông mục sư. Mặc dầu tôi là một tín đồ công giáo thuần thành, trong thâm tâm tôi không mấy tin tưởng ở tính cách thuần tuý xã hội của các giáo hội truyền giáo. Ở quan điểm của một người Việt Nam biết rút ra những bài học quý giá trong lịch sử, tôi không thể không nghĩ như vậy.”
Và riêng tôi cũng không thể ngờ rằng viên Đại uý có thể ăn nói văn hoa đến thế. Hắn cũng cho biết ảnh hưởng trực tiếp của ông bà mục sư trên Tacelosky, rồi hắn đưa ra một nghi vấn xác đáng:
“Tacelosky, mục sư Denman hay tướng Hunting, theo tôi chỉ là những con đường khác nhau của người Mỹ và tất cả đồng quy về một mục đích. Mục đích đó ra sao đôi khi tôi thấy vượt quá những dữ kiện hiểu biết của mình, bởi càng lý luận tôi càng thấy nhiều sự mâu thuẫn.”
Riêng tôi cũng thấy một mâu thuẫn trong cách giao tiếp của đám người Thượng với những cặn bã của văn minh. Các cô sơn nữ tập tễnh mang dép, đàn ông Thượng có người bận Jupe. Hướng dẫn tôi đi thăm ấp là một bô lão vẫn đóng khố nhưng lại trịnh trọng bận veste và đi chân không. Đó là những áo quần phế thải được mệnh danh là quà tặng của dân chúng Hoa Kỳ gửi đến giúp những người bạn Thế giới Tự do. Tôi cũng gặp lại ông bà Denman, cuộc đối thoại với những người Thượng dễ dàng hơn sau đó. Tôi để nốt phần còn lại của buổi sáng để làm phóng sự thu hình trong mấy buôn sóc. Tôi đùa bảo ông mục sư:
“Người đàn ông mặc Jupe đỏ kia là một hình ảnh lạ và đối với nhà báo là có được một cái tin.”
Ở mọi khi khác hẳn ông mục sư đã cười và tán thưởng câu nói, nhưng đặc biệt vẻ mặt của ông hôm nay rất trầm trọng, ánh mắt của ông còn mang nguyên sự tang tóc của tấn thảm kịch mới mẻ trên cao nguyên. Như một giáo sư tâm lý, ông đưa ra một nhận định:
“Suốt những ngày hôm nay họ sống trong tình trạng hoang mang lo sợ. Chính sự sợ hãi thái quá thường đưa tới những hành vi tàn bạo không biết là thế nào. Anh cũng biết là với bọn cộng sản hay quốc gia cũng chỉ là người Việt; tội ác vụ thảm sát do cộng sản gây ra nhưng chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả. Tôi sợ bất ngờ một ngày nào đó họ đồng lòng cùng nổi dậy khắp cao nguyên, viễn tượng một cuộc tàn sát cả hai phía không biết tới đâu mà lường.”
Tôi để ý tới lối nói chuyện khéo léo của ông mục sư khi ông tự đồng hoá mình như là người Việt. Nếu chưa được biết rõ ông, tôi sẽ dễ dàng chia sẻ quan điểm của ông mục sư. Nhưng tôi vẫn yên lặng để nghe ông nói:
“Theo tôi sớm muộn gì cái của César cũng phải trả cho César. Điều đó đòi hỏi sự sáng suốt về cả hai phía người Việt và cả những người Mỹ. Những người như tướng Thuyết, trung tá Tacelosky không phải là những bàn tay xoa dịu hữu hiệu các vết thương cao nguyên. Anh thấy sao, ông Trị có vẻ là người khá hoà nhã?”
Một tướng lãnh được khen chỉ vì sự hoà nhã thì cũng đáng nghi vấn về khả năng ông ta. Có điều ông mục sư biết rõ hơn ai hết là tướng Trị nhu nhược và có thể bị ông chi phối trực tiếp, trong mọi cuộc hoà giải vai trò Denman đương nhiên là sự trung gian cần thiết giữa hai bên. Sau biến cố tàn sát, một đơn vị lớn của sư đoàn Kỵ binh được di chuyển về đóng gần tổng hành dinh ngay trước quân y viện. Từng đoàn trực thăng và cả thiết giáp khoả mù bụi đỏ làm khô héo cả một vùng cỏ xanh mướt. Những người tị nạn còn sống sót đều ít nhiều mang thương tích, đa số bị những miểng lựu đạn công phá. Viên y sĩ dẫn tôi tới bên giường của hai mẹ con, người mẹ còn thiếp trong cơn hôn mê:
“Người mẹ bị phỏng rất nặng, diện tích phỏng chiếm cả vùng sau lưng trong khi đứa con không hề hấn gì. Tôi giả thiết rằng trong cơn lâm nguy, người mẹ đã đưa lưng ra hứng chịu hết ngọn lửa để cứu sống đứa con thân yêu của mình.”
Tôi hỏi bác sĩ về tình trạng sức khỏe người mẹ, ông tỏ vẻ bi quan:
“Bỏng quá 50 phần trăm ở độ ba, không hy vọng gì bà ta sống sót qua ngày mai.”
Trừ đứa con bốn tuổi, cả gia đình này bị giết, ông mục sư ngỏ ý sẽ nhận đứa nhỏ về nuôi, ông bảo:
“Giao cho bà ấy trông nom khi nó đủ cứng cáp thì gửi cho ông nhà báo Davis. Anh ấy vẫn ngỏ ý muôán kiếm một đứa con nuôi như thế.”
Tôi biết Davis cũng đã đỡ đầu một đứa trẻ mù loà khi anh găëp nó lang thang ở một Buôn sóc hẻo lánh trên cao nguyên và hiện giờ nó sống tương đối sung sướng với các bạn nó ở Úc. Và kể từ ngày vào nghề báo, ống kính của tôi lần đầu tiên thu vào những hình ảnh tàn phá trên con người khủng khiếp đến như thế.
Cũng theo lời mời của ông mục sư, lần thứ hai tôi tới thăm nhà ông ta, sau chuyến đi cùng với Davis. Vì những lủng củng Việt Mỹ khiến tình trạng an ninh trở nên tồi tệ, ông bà Denman không còn ở trong buôn Rhadé như trước kia. Vẫn những tiện nghi sung mãn cũ được di về thành phố, đứa con gái đã được gửi về đi học ở Mỹ. Ông mục sư bảo tôi:
“Cũng không phải chỉ vì đe doạ mất an ninh, sống ở đây nhiều năm vợ chồng tôi đã quá quen với một không khí như vậy. Vấn đề chính là việc cứu trợ các ấp tân sinh Thượng, con số này ngày một gia tăng, công việc càng thêm khó nhọc mà tôi thì không muốn phụ lòng tin của ông Tướng. Anh cũng biết hạnh phúc của tôi bây giờ đồng hoá với hạnh phúc của người Thượng, và cao nguyên đối với tôi như một quê hương thứ hai của mình.”
Tướng Thuyết, mục sư Denman và có lẽ cả Tacelosky đều muốn cao nguyên hoang vu này là quê hương riêng và ý muốn độc quyền, đó là đầu mối những tranh chấp. Nhà mới của ông mục sư đẹp và rộng rãi hơn xưa, bao bọc bởi một vườn cây xanh um kế ngay Biệt điện. Tôi cũng mới khám phá ra Denman là một hoạ sĩ tài tử. Giá vẽ, bảng màu, khung vải, các loại cọ và dao xắn được xếp gọn ghẽ bởi bàn tay bà mục sư; ở đó thiếu cái không khí bừa bãi phóng túng vẫn có của nghệ sĩ.
“Tôi nghe Davis khen anh là một hoạ sĩ tài hoa, có phải vậy không? Tôi mới chỉ được xem một bận tranh anh trong lần tới thăm toà báo Davis. Theo tôi sướng nhất có lẽ là đời sống thật sự của nghệ sĩ.”
Tôi không có ý kiến nên chỉ mỉm cười với ông mục sư. Ở mặt khung vải móc trên giá vẽ là bức hoạ dở dang một thiếu nữ Thượng khỏe mạnh mình trần đang loay hoay với mấy thanh tre dệt nốt vuông vải. Các màu sắc còn sống và tươi rói. Tôi cũng hơi ngạc nhiên là nét khoả thân của cô gái qua sự diễn tả của ông mục sư lại mang nặng vẻ dục tình. Và tôi tự tìm câu trả lời bằng ý nghĩ của một nhà tu hành bị dồn nén. Ông mục sư có vẻ chờ đợi ngượng nghịu các nhận xét của tôi; ông gõ lanh canh ống vố trên miệng sứ tàn thuốc, nói chống chế:
“Tôi cũng mới học vẽ và thấy ngay đó là một lối giải trí thích thú. Đã từng có cầm bút, hẳn như anh đã biết có lúc không còn có thể viết được gì, chẳng hạn như những ngày tang tóc và căng thẳng như hiện giờ.”
Thấy tôi không mấy hứng khởi về câu chuyện hội hoạ, Denman khéo léo lái qua đề tài khác:
“Trong hội hoạ nói tới màu sắc nguời ta nghĩ tới ngay sự hoà hợp, chính sự hoà hợp đó là yếu tố cần thiết trong đời sống. Vấn đề Kinh Thượng theo tôi cũng vậy, phải nghĩ tới phương cách dung hợp và vấn đề thể diện của cả hai bên. Thành lập một quốc gia Đông Sơn biệt lập là một không tưởng của phe ly khai, cố tình xoá nhoà dấu vết của một dân tộc thiểu số có văn hoá và lịch sử cũng là một không tưởng thứ hai của những người Việt. Một nhà báo ôn hoà như Davis mà cũng lầm lẫn chỉ trích người Mỹ trong ý muốn phân định vẽ lại bản đồ của quốc gia Việt Nam. Mà tác giả của tấm bản đồ ấy không ai ngoài người Pháp. Bởi vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề với không một thành kiến ám ảnh quá khứ nào. Tất cả phải nghiên cứu từ khởi đầu, rồi tôi tự nghĩ tại sao chúng ta không đi tới một hình thức liên bang gồm cả hai quốc gia Đông Sơn và Việt Nam. Anh cũng biết, là người Mỹ để tránh ngộ nhận ở cả hai phía, tôi không thể công khai đưa ý kiến.”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vòng Đai Xanh
Ngô Thế Vinh
Vòng Đai Xanh - Ngô Thế Vinh
https://isach.info/story.php?story=vong_dai_xanh__ngo_the_vinh