Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tình Như Sương Khói
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11 -
P
han phóng xe bạt mạng về phía cầu chữ Y. Lúc nãy vừa vào Câu Lạc bộ Bình Minh, anh đã nghe nói Thanh Vi bỏ tập để theo một bọn qua đường Phạm Thế Hiển đua xe. Điều ấy chứng tỏ nguồn tin có hai nhóm sè " thanh toán nợ máu " với nhau trên con đường từ cầu chữ Y đến cầu Ba Tầng là đúng. Vì đó là một con đường đua lý tưởng, nó thẳng tắp, không có ngã tư, và không hề có công an đứng gác. Thanh Vi lại quen đường cũ nữa rồi. Lòng Phan tức anh ách khi nghĩ tới Thanh Vi. Nó muốn gì nữa đây khi theo tụi bạn đó?
Khi biết Phan là Giám đốc Câu Lạc Bộ Bình Minh, Thanh rất ghét. Gặp mặt, thậm chí đụng mặt nó cũng tỉnh queo như không hề thấy anh. Có vài người nói với Phan rằng " Không hiểu vì lý do gì mà con ngựa non háu đá kia ghét... ông ra mặt, trong khi bề ngoài nó có nhiều nét giống ông. Nó thở than rằng phải chi có xe ngon như xe đang được mướn dài hạn, nó sẽ đầu quân nơi khác. Khi nghe vậy, Phan đã lãng sang chuyện khác. Anh biết thằng em cùng cha còn hận mình lắm, anh vẫn còn nợ nó một món nợ máu kia mà.
Xe vọt ngang hai cái miếu to tướng, Phan chợt rùng mình vì đó là hai miếu thờ những kẻ liều mạng đã bỏ mình vì tham gia cuộc chơi: "đi tìm cảm giác " của tốc độ. Nghĩ tới Thanh, Phan lo lắng, anh biết nó liều mạng để gom cho đủ tiền mua xe cuộc, Thanh không muốn tập bằng xe của anh, vì nó không xem Phan là anh nó.
Vừa qua khỏi miếu một chút, Phan đã thấy nhóm yêng hùng trên mô tô. Chúng không đua mà tập trung vòng tròn trên một khoảng đất trống rú ga inh ỏi. Giữa vòng tròn ấy là hai thanh niên đang vờn nhau. Cả bọn hò hét, cổ vũ nên không để ý đến Phan. Nếu có chăng nữa, nhìn chiếc mô tô anh đang cỡi, chúng cũng nghĩ Phan là cùng bọn.
Dựng chống xe lên, anh lách vào trong va1 giật mình khi nhận ra kẻ vừa bị một đấm sặc máu mồm kia là Thanh. Vừa định lao vào, Phan đã bị hai, ba cánh tay kéo lại.Anh bực tức nói:
- Vụ gì vậy?
Một thằng nhóc tóc còn để đuôi rùa, tai đeo tòn teng một chiếc bông đáp gọn lỏn:
- Dành gái!
Giọng ai đó đế thêm:
- Lần này mạng đổi mạng đó nghe. Con Thúy tóc đỏ vậy cũng có giá dữ.
Nghe nhắc đến Thúy tóc đỏ, Phan đưa mắt kiếm và thấy ngay một con bé mặc bộ đồ short bằng vải jean bó sát đang chăm chú dán mắt vào... vòng chiến. Chẳng biết Thủy bên ai mà mắt lạnh tanh. Không lẽ Thanh liều mạng vì con nhỏ này? Phan nhíu mày và nhớ ra lần trước Thanh đã nhận tiền và hứa sẽ hạ thằng nào đó để rửa nhục cho Thúy. Không lẽ hôm nay là ngày Thanh thực hiện cái câu " Quân tử nhất ngôn " mà nó đã ngạo nghễ hất mặt về phía anh nói trong đêm đua xe hụt ở Đường Sơn Quán?
Riêng Thúy tóc đỏ thì Phan còn lạ gì nữa. Cô ta con nhà giàu được nuông chiều quá nên hư. Thúy có sở thích một mình một ngựa lái chiếc 250cc lạng lách cùng đám con trai, nên dù mới 16, 17 tuổi, đã được các băng đua gán cho danh hiệu " Nữ hoàng tốc độ ". Lần nào tổ chức đua xe đạp Cúp Truyền Hình, con bé lại không chạy theo suốt lộ trình để phá đám.
Nếu Thanh vì Thúy tốc độ thì thật hết thuốc chữa rồi.
Vừa nghĩ, Phan vừa nhắm mắt khi thấy Thanh lại bị một cú nữa vào bụng chao đảo suýt té.
Đúng là có máu có xót Phan chịu không nổi liền chạy vào xô thằng vừa đấm Thanh ra, miệng hét:
- Mẹ... ngừng lại ngay.
Đang xem đánh nhau tới hồi gây cấn lại có kẻ vào phá bĩnh. Đám yêng hùng rú lên hò hét phản đối.Một vài gã quá khích nhào vô đá Thanh, tức thì bọn đứng cổ vũ cũng hùa theo ăn có.
Bãi đất bắt đầu hỗn loạn. Phan chả biết phe ta phe địch ra sao hết. Anh kéo Thanh chạy ra ngoài, nhưng một vòng sáng loé làm anh choá mắt.
Chỉ kịp đẩy Thanh té ập xuống đất Phan đã lãnh ngay một dao vào vai. Máu tuôn ướt đỏ chiếc áo thung cá sấu màu trắng anh đang mặc khiến bọn con gái le hét hoảng loạn.
Thúy tóc đỏ vòng xe tới Thanh và hét:
- Leo lên!
Thấy Thanh ngó Phan rồi ngần ngừ.
Con nhỏ tiếp tục la:
- Kệ mẹ nó!
Phan đưa tay bụm vết thương, miệng nói:
- Em chạy đi Thanh.
Không hiểu Thanh nghĩ gì mà quay lại đỡ Phan rồi dục Thúy tóc đỏ:
- Chạy đi. Kệ tụi tao.
Chẳng đợi lần thứ hai. Thúy rồ chiếc xe chồm ra lộ. Cả bọn tự động giãn ra. Thằng đánh nhau với Thanh chửi thề:
- Mẹ..tha cho mày, không phải tao côm ba ( đánh trận ), mà chỉ sợ con ngựa CB của tao bị nhốt chục ngày. Lần sau thì nhớ, đừng cho tao nhìn thấy mặt đó.
Lừ mắt với Phan, thằng nhãi cười:
- Ăn một dao cho nhớ đời cái tội tài khôn xen vào chuyện thiên hạ, nghe chưa?
Quay sang nhìn bọn đàn em, nó hất hàm ra lệnh:
- Đập xe nó cho tao rồi dọt lẹ.
Thanh bước tới sừng sộ:
- Nó không can hệ gì hết. Ngon chơi với tao nè.
- Hừ! Lần trước ở Đường Sơn Quán cũng chính thằng này phá đám, bữa nay cũng nó. Sao lại không quan hệ chớ? Nói nhiều mệt. Đập đi.
Thanh lao ra, nhưng Phan nắm tay cậu kéo lại:
- Mạng của em quý hơn! Nghe anh một lần thôi. Lần này chịu thua nó đi.
Thanh trừng mắt nhìn máu ướt phía trên vai và trước ngực Phan rồi chợt thấy đau như chính mình bị đâm.
Ngồi phịch xuống đất, Thanh ôm đầu chịu trận khi nghe tiếng gạch đá ném rầm rầm vào chiếc mô tô mà cậu biết Phan rất cưng rồi rùng mình nghĩ: " Nếu không có anh Phan ở đây, biết đâu mình sẽ bị chúng ném đá, chớ không phải là chiếc xe khốn khổ này ".
Đợi cho Thanh tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo hẳn hoi va rít một vài hơi thuốc, Phan mới hỏi:
- Tại sao em đánh lộn vậy? Anh không tò mò, nhưng nếu vì Thúy tóc đỏ Thì hơi uổng đời đó.
- Tôi vì tiền của nó. Nó muốn tôi chơi thằng Sơn đầu trọc đó chớ...
- Nó trả em bao nhiêu?
- Một chỉ - Thanh có vẻ tự hào khi trả Lời.
Phan nhếch môi hỏi:
- Chả Lẽ mạng em rẻ dữ vậy sao?
Định sừng sộ lại, nhưng Thanh bỗng im vì thoáng thấy nét cau mặt của Phan. Sau làn khói thuốc mờ mờ, trông Phan giống ba quá. Cách hỏi mỉa mai vừa rồi cũng vậy. Trước đây mỗi lần giận Thanh điều gì, ông không bao giờ quát tháo, đánh mạnh mà thường hỏi mai hỏi mỉa, hỏi chừng nào Thanh không trả lời được ông mới bắt đầu... lên lớp. Rồi sau khi lên lớp xong, ông dắt Thanh vào các quán bình dân ở đầu hẻm ăn cháo hay ăn hột vịt lộn, món mà Thanh rất khoái.
Hồi đó Thanh vẫn biết ngoài mình và chị Vi ra, ba còn có những người con khác, nhưng Thanh cứ tưởng họ cũng sống nghèo như cậu vì ba nghèo và cực lắm.
Nhưng thực sự nào phải như vậy. Thanh đảo mắt nhìn căn phòng riêng sang trọng đầy đủ tiện nghi trong ngôi nhà rộng lớn của Phan rồi hỏi:
- Anh không ở đàng nhà kia à?
- Không! Từ nhỏ anh đã ở đây.
Thanh cười nhạt:
- Từ nhỏ đã là cậu chủ, thảo nào anh chê một chỉ vàng là ít. Có thể một chỉ là ít, nhưng lời hứa với tôi quan trọng lắm! Đáng giá cả cây đấy!
Làm như không chú ý tới lời Thanh vừa nói, Phan lãng sang chuyện khác:
- Đây là nhà bà nội. Anh được nội nuôi từ lúc mới ba tháng tuổi.
- Hèn chi anh không giống bà ta va Thúy Cầm. Dầu chỉ giống một chút.
- Em biết gì về mẹ anh và Cầm mà nói nghe chắc chắn vậy?
Thanh nhún vai:
- Tôi biết về anh là đủ rồi. Chị Vi cũng thừa nhận anh rất giống ba, nếu đã giống ba thì không thể nào giống và hợp tính tình với hai người kia được.
Rít một hơi thuốc, Thanh nhấn mạnh với giọng châm chọc:
- Nếu hợp, ba đã không lập thêm... phòng nhì, và tôi đã chẳng có mặt trên đời này để bị anh đập phun máu đầu.
Phan cười gượng:
- Lúc đó phải nói tâm trí anh hỗn loạn qúa nên không dằn được mình. Anh vẫn ray rức mãi.
- Chính vì vậy anh mới đối xử tốt với chị em tôi như để chuộc lỗi?
- Em nghĩ sao cũng được. Thật ra tới bây giờ mẹ anh và Cầm vẫn một mực nói... bên em không liên can gì tới ba hết, chuyện xảy ra đêm ấy la sự vu khống, bịa đặt để vòi tiền. Bà nội cũng chẳng hề biết chuyện này, nên anh cũng không hỏi bà. Nhưng dù ai nói gì thì nói, trong thâm tâm anh vẫn tin tụi em là em anh.
- Tại sao vậy?
- Bọn con nít nó cũng nhìn ra được những nét giống nhau của em và anh. Nói như vậy không có nghĩa vì những nét giống ấy anh mới tin mình là anh em đâu thằng ngốc ạ!
Thanh chớp mắt, cậu gạt tàn thuốc thật chậm để dấu đi cảm xúc. Ba vẫn thường gọi Thanh là thằng ngốc, và có lẽ Phan cũng thường bị gọi như thế...
- Em đang nghĩ tới ba phải không?
Thanh khe khẽ gật đầu. Tự dưng cậu thấy Phan gần gũi vô cùng. Nhất là khi anh lo chăm sóc cho Thanh ở nhà người bạn bác sĩ. Lẽ ra Phan phải lo vết thương vẫn còn rỉ máu của mình trước, anh lại luôn miệng bảo anh bạn rửa những vết xây xát trầy trụa trên mặt Thanh, và phải rửa thật nhẹ rồi hãy băng vải lại cho anh. Lúc ấy nhìn nét mặt của Phan, Thanh như thấy lại gương mặt của ba. Ông cũng nhăn nhó, bồn chồn y như vậy, khi nhìn mẹ xức alcon vào vết thương ở đầu gối cho Thanh, lúc cậu chạy chơi bị té.
Thanh nhìn lên trần nhà:
- Tai sao ba bị như vậy?
- Ba bị cao huyết áp mà.
- Em biết. Nhưng đâu phải thường xuyên. Chắc bị chuyện gì kích động mạnh, ba mới như vậy?
Phan thở dài:
- Mẹ anh luôn lấp lửng khi anh và bà nội hỏi chuyện này. Thúy Cầm cũng vậy. Anh tìm hiểu và được bà giúp việc cho biết hôm ấy ba và mẹ anh cãi cọ gì đó về tiền. Mẹ anh to tiếng, ba bỏ xuống lầu và trợt té nấc thang đầu tiên khi ông bước hụt. Sau đó ba nằm bất động, khi mê khi tỉnh suốt mấy ngày liền cho đến khi dì Túy và tụi em vô tới mới chết.
- Rồi ba được để ở đâu? Hôm đưa ba đi thiêu, em và chị Vi có len lén tới Bình Hưng Hòa nhìn tận lúc quan tài hạ xuống lò thiêu nhưng sau đó vào An Dưỡng Địa tìm hoài không thấy nơi để cốt của ba. Hỏi thăm người ta bảo không có tên ai như vậy cả. Vậy mẹ anh đem ba vào chùa nào?
Phan làm thinh. Anh ngần ngừ nói dối:
- Vì mẹ quá thương, nên hủ cốt của ba, bà để trên bàn thờ ở nhà bên ấy.
Thanh phẫn nộ hét lên:
- Không phải bà ấy thương ba. Bà ấy không muốn tụi tôi có được, thấy được dù là nắm xương tàn của ba, thì đúng hơn. Mẹ tôi...
Thanh cắn môi lại. Cậu định bảo mẹ tôi nói là bà Lệ là người thâm độc. Nhưng cậu đã kịp ngậm miệng.
Đúng vậy! Mẹ Thanh từng bảo rằng bà Lệ rất thâm độc. Bà ta sẽ không đời nào để mẹ con Thanh tới trước mộ cha, mộ chồng để khóc lóc tiếng thương đau. Bà ta không bao giờ chia cho người khác chút hạnh phúc, dù đó là hạnh phúc thừa. Bà ta không hề yêu chồng, nhưng không buông tha chồng. Bà muốn ông Tiến phải sống như chiếc bóng bên cạnh bà vì tội ông dám yêu người khác.
Phan ngao ngán thú thật:
- Anh không biết em tin không, chứ chính anh cũng không được đốt nhang thường xuyên cho ba. Mẹ anh để hủ cốt lên tủ thờ. Chiếc tủ thờ này đặt trong phòng ngủ của ba trước đây, và bà khóa kín lại. Mẹ anh quả là bà góa phụ độc nhất vô nhị. Em thấy đó! Làm sao anh có thể ở với mẹ được? Sau này khi hiểu ra ba đã sống hai mặt khổ sở ra sao, anh mới thông cảm và thương ba hơn. Thật ra ba là người đa cảm và nhu nhược. Ông yêu nhưng không dám li dị để sống với người mình yêu, vì ông vừa sợ vợ lại vừa sợ lệnh bà mẹ độc đoán. Mẹ anh nắm được nhược điểm này nên suốt hai mươi mấy năm bà tha hồ vừa siết hầu bao ông, vừa tha hồ làm tình làm tội ông chồng có bề ngoài rất gương mẫu nhưng lại dám đèo bồng này.
Giọng Phan chợt bồi hồi:
- Cách đây không lâu, anh vẫn thắc mắc tại sao ba để tụi em và dì Túy sống cực đến thế. Bây giờ anh hiểu rồi. Nhờ có người nói anh mới hiểu nguyên do.
Thanh ngạc nhiên:
- Ai biết chuyện này mà nói với anh chớ?
- Một người bạn rất thân của ba. Ông ấy ở Đà Lạt. Anh mới gặp ông hôm Noel!
- Tận Đà Lạt mà lại biết chuyện ở Sài Gòn. Vậy còn bao nhiêu người nữa biết mẹ tôi là vợ bé, vợ mọn chớ!
- Em không muốn để lộ đời thiệt của mình sao?
Thanh cóc cần:
- Không! Với chòm xóm, ba tôi chết mất xác. Và mẹ là vợ duy nhất của ông. Tôi không thích mẹ phải khổ vì bị miệng đời dèm pha. Nhưng... bạn ba đã nói gì với anh vậy? Chắc ông lại lên án mẹ con tôi chớ gì?
- Sao lúc nào em cũng tự ti mặc cảm hết vậy? Thật ra người mang hạnh phúc đến cho ba là dì Túy và hai em chớ không phải bên tụi anh đâu.
Phan có vẻ xúc động. Anh châm một điếu thuốc nữa rồi kể:
- Bác Hoài cùng vợ và ba mẹ anh là bạn học chung hồi Đại Học. Hai anh bạn trai đã cưới hai cô bạn gái cùng một lúc. Nhưng sau đó họ đều không hạnh phúc. Tánh bác Hoài không nhu nhược yếu đuối như ba, và tánh mẹ anh cũng không thẳng thắng dứt khoát như tính bác Hằng vợ Bác ấy. Do đó bác Hoài đã li dị vợ khi hai người đã có hai mặt con. Ông bỏ cả sự nghiệp để lên Đà Lạt sống với một người không có ăn học bao nhiêu chỉ vì không hợp với tính tình của vợ. Bác ấy kể, trước khi đi đến quyết định này, ông và ba thức cả một đêm trắng để tâm sự. Đêm đó, ba mình đã lên án bác Hoài dữ dội. Ba cho rằng bác Hoài vô trách nhiệm vô lương tâm chỉ biết sống cho riêng mình. Sau đó một thời gian, chính ba lại viết thơ thổ lộ với bác Hoài rằng mình không hạnh phúc và khổ sở vì không đủ can đảm dứt khoát với những gì đang có ở hiện tại để tạo một tương lai khác vừa ý và hạnh phúc hơn. Bác Hoài không ngờ ba đã... bí mật có một gia đình khác. Mãi cách đây một năm, ba lên Đà Lạt thăm bác ấy rồi nói thật mọi việc, bác Hoài mới vỡ lẽ ra.
Thanh thắc mắc:
- Tại sao ba lại nói ra điều ông dấu suốt hai mươi mấy năm?
Phan trả lời:
- Lúc này bác Hoài đã trở lại nghề cũ, ông có chân trong Hội Luật Gia ở Đà Lạt. Ba nói ra bí mật của mình vì muốn nhờ bác Hoài lập chúc thư và nhờ bác ấy thi hành di chúc nếu lỡ ba có chuyện gì.
Người giúp việc đột ngột đi vào làm Phan ngưng lại. Không đợi anh hỏi, bà ta nói ngay:
- Bà mời cậu và bạn xuống dùng cơm.
Dứt lời bà nhìn Thanh kinh ngạc:
- Hai người giống nhau quá!
Phan hỏi vặn lại:
- Giống chỗ nào mà giống? Môi tôi có sưng vếu lên như môi nó đâu?
Bà giúp viêc hấp háy đôi mắt rồi quả quyết:
- Cái môi đương nhiên không rồi, nhưng cái dáng và con mắt giống lắm.
Phan cười cười:
- Em tôi đó! Dì tin không?
Nghĩ rằng Phan đùa, bà ta tán vào:
- Chà chắc bà mừng lắm vì khi không cậu đem về thêm cho bà một người cháu đẹp trai như vậy.
Thanh làm thinh. Lòng cậu vẫn còn hoang mang vì những lời Phan nói... Trong di chúc ấy có phần của chị em cậu không? Tại sao Phan lại kể cho cậu nghe.
Vừa bước theo Phan, Thanh vừa hỏi:
- Sao anh không dấu những điều bác Hoài nói?
- Vì em cũng là con ba. Anh nhất định sẽ lo cho hai đứa.
Thanh buột miệng:
- Chị Vi bị sa thải rồi đó. Anh hay chưa?
Phan sửng sốt:
- Hồi nào?
- Hôm kia.
Phan hấp tấp hỏi:
- Tại sao vậy? Lúc này đâu có Huy ở đây.
- Thì mẹ Ông ta thay quyền giám đốc làm việc này. Chị Vi khóc qúa trời. Mất việc mà y như thất tình, chỉ nằm mọp trên giường ngồi dậy không nổi.
Đứng trước phòng ăn. Phan lại hỏi:
- Nó có nói lý do bị nghỉ việc không?
- Chị ấy bảo tại xí nghiệp thừa nhân viên. Họ ác đến mức nói buổi trước là buổi sau bắt nghỉ liền. Hừ! Chắc bà Cầm đạo diễn chứ không ai khác.
Phan nhột nhạt vì lời lên án của Thanh. Việc này chắc chắn Cầm giật dây bác Hằng rồi. Anh chợt nhớ tới cơn giận cuồng điên của mẹ hôm bà điện thoại... triệu anh về. Hôm ấy bà chưởi anh như tát nước. Bà lồng lộn mở cửa phòng của ba anh, bưng tro cốt xuống để dưới sàn rồi đứng chống nạnh xỉa xói mắng... vong linh ông chồng đã mất như một người mất trí. Mẹ anh thề trước hủ cốt rằng bà sẽ làm cho bọn kia nếm mùi đau khổ. Anh đã phải rùng mình trước cơn ghen muộn màng đầy bệnh hoạn của mẹ.
Có lẽ bà đã chỉ đạo Thúy Cầm để con bé xúi bà Hằng đuổi Vi. Con nhỏ này rồi sẽ y như mẹ. Phan vỗ vai Thanh:
- Nhất định anh sẽ tìm việc làm khác cho Vi. Thành phố này bạn bè anh thiếu gì. Về bảo nó đừng lo nữa.
- Em thấy hình như chị Vi buồn nhiều hơn lo.
Nhíu mày nghĩ ngợi chưa ra, Phan đã nghe giọng bà nội:
- Vào ăn đi chớ! Đứng ngoài đó chi nữa?
Như sực tỉnh, Phan đẩy Thanh vào trước, cậu mất bình tĩnh khi thấy một bà cụ mập mạp tóc trắng phao đang nhìn mình chăm chú.
Còn đang ngần ngừ chưa biết nói gì, Thanh đã nghe Phan nói:
- Em nuôi của con đó nội. Giống con không? Nó tên Thanh.
Bà cụ lẩm bẩm khi Thanh gật đầu chào:
- Ờ giống! Giống lắm!
Rồi bà lên giọng:
- Ăn cơm đi cháu!
Thanh ngồi xuống kế Phan. Cậu có cảm giác bà cụ vẫn còn đang nhìn mình và bối rối khi nghe bà nhận xét:
- Giống cả tật thuận tay trái.
Phan cũng tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Nội tài thật, vậy mà con không để ý.
Giọng bà Tư bỗng nghiêm lại:
- Đừng có giả đò nữa. Hai đứa bây đã làm gì mà thằng vẩu môi, thằng đổ máu vậy?
Phan buông đủa xuống:
- Đang ăn cơm mà nội.
- Ăn cơm mới có dịp hỏi, không thì có lúc nào thấy mặt con.
- Thì cũng tại ba cái... xe hành chớ cái khác đâu nội.
Liếc Thanh, ba Tư hỏi:
- Con cũng đua mô tô với nó sao?
Thanh ngần ngừ:
- Dạ Không phải. Con đua xe đạp.
- Hừ! Xe đạp mà té dữ vậy sao?
Thanh chưa biết nói gì thì Phan đã chặn cậu rồi nhanh nhẩu bịa chuyện:
- Bữa nay xui tận mạng, con hướng dẫn vận động viên ra tập chạy đường trường. Đang chạy ngon trớn, bò dưới ruộng chạy băng qua, anh em tránh không kịp, thằng vẩu môi, thằng sưng trán. Riêng con bị chảy máu ở vai vì té đè lên cục đá xanh to tướng. Nội coi, có phải xui không chớ.
Vừa múc từng muỗng canh vào chén, ba Tư vừa kề cà nói:
- Ờ xui! Xui tới tận bây giờ đó con. Tao già thật nhưng chưa lẫn đâu. Chuyện bò dưới ruộng lên lộ, tao nghe ba mày kể cách đây hai mươi mấy năm, bây giờ tới mày sao lại.
Phan cười hể hả:
- Ủa! Nội vậy ba con cũng kể với nội nữa hả?
- Hừ! Có chuyện gì nó dám dấu tao. Người ta nói ba con nhút nhát, nhu nhược, vì lúc nào nó cũng vì người khác nhiểu quá, nó luôn sợ người ta buồn, người ta khổ vì nó, thật ra ba con là đứa liều mạng. Lần đó con được hai tuổi, nội không biết ba mẹ con giận nhau chuyện gì mà ba con lại tham gia đua xe ăn cá với người ta. Ngày đó xa lộ mới mở chỉ có xe tải lớn và xe du lịch chạy thôi. Nội không biết đua có mấy đứa. Nhưng lần đấy lẽ ra ba con về nhất. Ai dè chỉ cách đích chừng một ngàn mét thì có hai con bò xuất hiện, chúng phóng bạt mạng qua lộ. Ba con cũng đang tăng tốc, người cúi rạp xuống để không cản gió nên lạng lách làm sao kịp. Thế là người và xe tông mạnh vào một cái quán dựng tạm bên đường. May phước cái xe gảy cổ, nhưng... có ba con còn nguyên.
Phan cười toe toét:
- Nội kể hấp dẫn không thua gì tay tường thuật đua xe của Đài Truyền Hình thành phố.
- Nhưng hai đứa có hiểu tại sao nội kể chuyện này không? Đó mới là nguyên nhân để từ đây ba con có một cuộc sống khác trước thôi.
Tim Thanh đập mạnh khi bà Tư một lần nữa lại nhìn cậu chăm chú.
Giọng Phan tự nhiên dè dặt:
- Ý nội muốn nói tới chuyện gì?
Bà Tư hấp háy đôi mắt già nhưng còn tinh anh, rồi kể tiếp chớ không trả lời Phan:
- Ba con không gảy cổ nhưng ngất xỉu và nó được cô chủ quán xinh đẹp tận tình chăm sóc. Chắc chắn đoạn này con không được nghe kể rồI.
Phan gật đầu, anh thoáng thấy Thanh có vẻ sửng sốt, thằng bé va lẹ miếng cơm để lấy lại tự nhiên.
Bà Tư lại nói:
- Sau đó ba con thường tới lui cái quán cóc bên đường ấy lắm. Nó bồn chồn khổ sở thấy mà tội. Dù biết vợ chồng nó không hạnh phúc nhưng nội cũng không thể nào đồng ý khi nghe con trai nói xa nói gần về một người đàn bà khác vợ nó. Ông nội con chết sớm, nội vất vả nuôi ba con nên người, nó rất hiếu thảo và nghe lời mẹ. Do đó sau một thời gian dài thờ thẫn mất ăn mất ngủ như thất tình, nó bỗng trở lại hoạt bát, nhanh nhạy và năng nổ như chưa bao giờ biết buồn là gì. Từ một nhân viên làm cho hãng Goebel ở Sài Gòn, ba con đứng ra hùn hạp với người khác làm đại lý đầu tiên cho hãng Honda khi hãng này bắt đầu đặt chân vào VietNam. Nội nghĩ ba mẹ con đã êm ấm trở lại, vì lúc đó Cầm được sinh ra... Có lần nội hỏi về cô chủ quán bên đường. Ba con nói cô ta đã có gia đình và ba con từ lâu rồi không buồn vì cô gái ấy nữa, nó thật sự lo công danh sự nghiệp.
Bà Tư bâng khuâng:
- Suốt mấy chục năm, nội vẫn tin là như vậy. Mãi đến khi nó nằm một chỗ, mở mắt nhìn nội, không nói không rằng được một lời, nội mới nhận ra trong đôi mắt ba con có ẩn chứa điều gì đó mà nó khổ sở, nó ân hận khi chưa nói được với nội. Bây giờ ba con chết rồi, nhưng lòng nội vẫn chưa nguôi ngoai. Nội tự trách mình hồi đó sao tin lời ba con, dầu trong lòng nội thừa biết nó không dễ dàng quên người con gái đó như nó nói đâu.
Bà thở dài:
- Suốt cuộc đời nó sống khổ. Giàu có mà chi để không hạnh phúc bên người vợ như mẹ con chớ.
Trầm ngâm một chút, bà thở than:
- Nhiều lúc nội nghĩ, chắc ba con giận nội hồi xưa không đồng ý nó li dị Để cưới cô gái đó. Bởi vậy nó đợi lúc nội vừa trở về nhà này, nó mới chết để khỏi phải nhìn thấy nội lần cuối.
- Sao nội nghĩ kỳ vậy? Ba con đời nào oán hận ai, nói chi người đó là nội.
Bà Tư im lặng. Rồi đột nhiên quay sang Thanh, bà hỏi:
- Con có anh em gì không? Cha mẹ Ở đâu?
- Dạ con có một người chị. Nhà con ở bên Khánh Hội, mẹ con làm nghề giử trẻ...
- Còn ba con?
Thanh nói nhỏ:
- Ba con chết rồi. Chết mất xác vì xe bị lọt đèo.
Bà Tư bần thần:
- Tội nghiệp chưa! Hai đứa bây giờ đều mồ côi cha sớm quá. Con tên họ là chi vậy?
- Dạ con là Lê Thanh Vi.
- Còn chị con?
- Chị ấy là Lê Thị Vân Vi.
- Ba con họ Lê à?
Thanh ngập ngừng:
- Dạ
Bà Tư ngồi thừ ra với nỗi riêng của mình. Phan đứng dậy trước:
- Tụi con đi nghe nội. Đi coi xe con sửa tới đâu rồi.
- Không ăn tráng miệng sao?
- Dạ thôi! Lần khác con dẫn Thanh tới thăm nội nữa. À! Chiều nay con về trễ, nội đừng chờ cơm.
Bà gật đầu rồi nhìn hai người bước ra. Trái tim già nua của bà chợt xúc động. Rõ ràng tụi nó là hai anh em. Thằng Phan định đùa dai với nội hay sao... Bà vẫn còn nhớ như in, khi Lệ có mang thằng Phan. Con trai bà luôn mồm nói rằng nếu sanh con gái sẽ đặt tên Vân Vi, còn con trai sẽ là Thanh Vi. Nhưng vợ nó không chịu. Nên khi sanh Phan, thằng chồng nhu nhược ấy đã nghe lời vợ, để sau đó nó lén lút đặt cho những đứa con không được mang họ mình những cái tên nó thích.
Chiều nay thằng Phan về, dứt khoát bà sẽ hỏi cho ra mọi chuyện, Phan vốn thông minh, ắt hẳn phải hiểu không phải tự nhiên bà nội lại đi kể chuyện tình của ba nó trước mặt người mới gặp lần đầu.
Bỗng dưng bà Tư thấy lòng mình nhẹ tênh. Bà đã hiểu ra những điều muốn nói của đứa con duy nhất. Bà sẽ thực hiện nguyện ước của con bà. Nhất định là như thế!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Như Sương Khói
Trần Thị Bảo Châu
Tình Như Sương Khói - Trần Thị Bảo Châu
https://isach.info/story.php?story=tinh_nhu_suong_khoi__tran_thi_bao_chau