Chương 11
hà cửa trong làng đã quét vôi sáng sủa, đường sá sạch sẽ, quang đãng hắn lên, trên các cửa sổ bông hoa đủ màu lại được giăng ra, người ta đi lại nhộn nhịp dưới những bóng điện đủ màu sáng chói.
Lũ trẻ được dịp tụ tập lại, quần áo mới toanh, sột soạt chúng chạy nhảy, xô đẩy nhau, đốt pháo đi đùng, hò hét như một đàn ong vỡ tổ. Thiên hạ chen nhau để xem ban nhạc trình diễn.
Ngay cả những con đường hẻm ngoằn ngoèo len lỏi giữa những bức tường vừa được quét vôi cũng sạch như lau. Từ các nông trại và thôn xóm, đám thôn dân áo quần tề chỉnh đổ xô vào làng, nhấp nhô như những làn sóng. Trong khuôn viên chợ phiên, quanh các con ngựa gỗ nhiều lứa tuổi chen nhau trước các gian hàng, tham dự đủ trò: bắn súng, đi xe điện, cởi ngựa v.v... Tiếng chào hỏi trò chuyện vang lên inh ỏi.
Sân đấu được dựng tạm trước tòa hành chánh, đầy nghẹt khán giả. Nhiều người không chen vào được nữa, họ tụm lại thành từng chùm trên các cỗ xe những dãy rào bao quanh sân đấu. Đối mặt với khung cửa hẹp sẽ mở ra thả bò vào sân, một bục gỗ cao trên đó viên chủ tọa ngồi giữa, bao quanh là các nhà tai mắt và các trại chủ giàu có hay đã cung cấp bò đấu.
Sau một hồi kèn rộn rã, con bò thứ nhất tiến vào, đủng đỉnh đánh một vòng quanh sân cát chói nắng rồi sau cùng dừng lại giữa sân, lấy chân cào cát, tuồng như con vật không thèm để ý đến thiếu niên cố khích nó bằng mảnh khăn hồng phất phơ cũ kỹ ngay trước mắt. Nhưng tay đấu vẫn kiên nhẫn...
Có một lúc nó quay lưng lại trước tay đấu lý lợm kia rồi đi vòng lần nữa để tìm lối ra ngoai, nó nghếch mõm lên, phì phì, có vẻ muốn nhảy qua các tấm ván chắn nhưng rồi nó nặng nề rơi ịch xuống, rống lên một cách thảm hại.
Biết con bò này chết nhát, lũ trẻ ùa ra trêu chọc bằng thích.
Bị lũ trẻ trêu chọc, nó lại càng cuống cuồng, tìm đường chạy trốn, nhiều lần nó té quỵ xuống cát, rồi cuối cùng nó phát khùng lên, lũ trẻ chạy tán loạn trên sân đấu, vài đứa suýt bị nó hất tung, may chúng nhanh chân nhảy tót lên rào. Khán giả quá quen thuộc với cảnh này, vài người đưa tay đỡ chúng. Đúng là quang cảnh của một trận đấu... ở nhà quê!
Bên trong, tay đấu làm phận sự một cách dễ dàng, không hứng khởi chi, vì con vật tức khí lên một chút rồi... thôi. Hùng khí nó y tựa cái bong bóng, mới phồng lên đã xẹp xuống ngay. Nó nằm đánh huỵch xuống cát, phì phò thở khi mấy cái xiên cắm tua tủa lên mình...
Con bò thứ hai chỉ có một sừng, sừng bên trái, nhưng là một cái sừng lợi hại. Nó giật cái khăn trên tay đối thủ, dẫm lên một cách giận dữ rồi hất tung lên cao. Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra một cách cầm chừng, vừa phải. Từ đầu đến cuối người và vật không làm hài lòng khán giả nên gã đấu bò bị họ la rền phản đối, phải chui xuống gầm xe, biến mất.
- Giờ đến lượt tao!
Lâm bình tĩnh nói với các bạn mình. Từ nãy, bộ tứ tựa nơi hàng rào gỗ ngay phía dưới chỗ chủ tọa đoàn. Ba cái miệng cùng đồng thanh:
- Chúc Lâm may mắn!
Con bò đấu lần này không đen tuyền như hai đồng loại vừa rồi. Bộ lông nó hung hung đỏ, nom nó oai vệ, dũng mãnh, đầu ngẩng cao, con vật có hai sừng nhọn và dài đảo mắt nhìn quanh có ý tìm kiếm coi cái màu đỏ khiêu khích nó ở phía nào, khi nó từ hầm tối chui ra.
Lâm nhanh nhẹn nhảy tới. Thoạt đầu, Lâm đã làm cho khán giả chú ý ngay vì hai tay đấu đầu đều có vẻ losợ mặt xám ngoét, trái lại Lâm thì không: tay đấu cóvẻ như thích thú đối diện với bò, nó hơi mỉm cười, bàymấy cái răng trắng bóng và nhọn như lang sói. Lâm
quyết định tạo sự hồi hộp cho khán giả, nên hiên ngang, chậm rãi bước đến gần con thú mà chưa vội mở khăn ra. Thân hình hơi khom lại khi đứng ngay trước con vật, hai tay đưa ra, Lâm kêu lên:
- Ô! Ô! Lại đây! Nào!
Vừa nói, Lâm vừa mở mảnh khăn ra...
Không đợi kêu thêm lần nữa, con bò quắc mắt, lao đầu tới. Đám khán giả nông dân không quen với lối khích bò khác lạ và táo bạo đó, nín thở chong mắt nhìn không
chớp.
Con bò chồm đến hất tung mảnh vải đỏ trên tay đấu thủ, mông nó chạm vào người Lâm, thiếu niên chỉ nhích khẽ để tránh cái sừng nhọn hoắt rồi xoay mình thật nhanh trong thế đứng sẵn sàng chờ con vật xông đến lần thứ hai. Con thú tinh khôn quay ngoắt lại, cắm cái sừng vào chiếc khăn.
Phong hét dựng lên:
- Hoan hô! Hoan hô Lâm!
Song tiếng hoan hô của nó bị chìm trong tiếng của đám đông. Cứ mỗi lần Lâm khéo léo xoay mình tránh cặp sừng lợi hại hay đưa cái khăn đỏ như con vật đáng gớm, khán giả lại vỗ tay vang dậy đấu trường. Nhiều tiếng "A!" nổi lên, kéo dài rồi tắt dần. Có lần, Lâm phải quỳ xuống, nhoài mình sang một bên để tránh, vì không chạy kịp.
- Thôi! Đủ rồi!
Nhiều tiếng kêu lên. Đông Bá Tước chờ sẵn, đưa cái khăn của Đỗ Tân cho Phong, giục: "Đem cái này ra cho nó!"
Phong chỉ đợi có thế nó cầm khăn, phóng tuốt qua rào, chạy như bay đến gần bạn, trao cái khăn rồi chuồn cũng nhanh như khi nhảy vào sân.
Trận đấu càng thêm hào hứng: con vật đột nhiên đổi chiến thuật, thay vì xông thẳng vào tấm khăn đỏ rực như máu kia, nó lại hất đầu qua một bên, đâm sầm vào tay đấu, nhưng đôi mắt tinh anh của thiếu niên lại lanh hơn nên cậu chỉ bị tung lên, rơi cách đó mấy bước chứ không bị sừng nó cày phạm vào mình và cậu bật lên ngay, trong lúc con vật lừ lừ xông tới toan dẫm lên mình đấu thủ cho hả tức. Cái khăn đỏ lại phất phơ trước mũi con bò như trước.
Ông trưởng ban tổ chức hỏi:
- Thằng bé này từ xa đến phải không?
Có tiếng trả lời:
- Thưa vâng, nhưng nó đấu khá quá, có nghệ thuật... mà cái gan của nó thì...
Ông trưởng ban tổ chức gật gù:
- Phải! Ta có thể ký với nó một hợp đồng. Ai biết nó ở đâu không?
Một người mau mắn:
- Nó ở xưởng đồ gốm của Phơ-răng-cô Colona. Tôi có thể đưa ông đến...
- Cảm ơn anh. Nhưng tôi biết chỗ này và hiện đang bận nhiều việc hôm nay. Tôi sẽ tìm nó sau. Tôi tin nó sẽ nổi tiếng và chính tôi sẽ lăng xê nó. Tôi thích nó quá. Để nó đấu ở mấy chỗ đèo heo hút gió này, phí cả tài…
Ra quân lần thứ nhất, Lâm hết sức may mắn: Nó nhận lãnh, cùng với số tiền thưởng như các đồng nghiệp khác kèm theo rất nhiều lời tán thưởng của khán giả và 100 pesetas của ông xã trưởng tặng riêng. Ông bà chủ lò gốm đãi cả bọn một bữa tiệc thịnh soạn, có rượu và có ca hát nữa. Ông anh họ của ông chủ lò gốm cũng được mời tham dự tiệc vui.
Buổi chiều êm ả trôi qua. Đêm trăng sáng vằng vặc, gió hiu hiu thổi, bộ tư như được chấp cánh bay cao!...
Nhất là khi chúng nghe ông anh của ông chủ lò bảo là muốn thừa dịp trăng sáng, trời đẹp, lái xe về và đường về của ông lại đi ngang địa điểm chúng dự tính sẽ đến nay mai. Đông Bá Tước không bỏ lỡ dịp may, nó chộp lấy ngay. Và người ta đâu nỡ từ chối bộ tư đáng thương như chúng cho đành? Ông anh họ nói:
- Ồ! Ta vui lòng lắm, cái xe đủ chỗ cho các em mà!
Ông chủ lò gốm thì tỏ vẻ quyến luyến chúng mà rằng:
- Các em thật đáng mến, ta muốn lưu các em lại đây lâu hơn, song đây là dịp tốt cho các em, có xe anh Jô-dép các em sẽ đỡ mỏi chân. Thôi chúc các em được mọi điều như ý. Tương lai đang đợi các em.
Dịp tốt thật đã giúp cho lũ trẻ đỡ chân một đoạn đường dài, song đôi khi lại cũng là cái rủi cho người ta trên đường sự nghiệp: tối hôm sau viên Trưởng Ban Tổ Chức tìm đến lò gốm bằng cái xe bóng ngời để gặp Lâm tính chuyện làm ăn lâu dài thì bộ tư đã rời khỏi đó mất rồi ông ta không ngớt xuýt xoa tiếc rẻ.
° ° °
Các trận đấu về sau này của Lâm đều tương tự như nhau. Nó gặp toàn thứ bò chết nhát hay dữ tợn. Những lần nghỉ lại đêm cũng giống nhau. Công việc cứ lặp đi lặp lại: đến một con suối Mỹ Tâm xuống giặt áo quần cho cả bọn, đem trải phơi trên đồng cỏ trong lúc chúng dọn bữa dưới tàng cây.
Cũng những nông dân tốt bụng và rộng rãi, cũng những làng mạc sinh hoạt như nhau, cũng tìm công việc làm tạm trong khi chờ đợi ghi tên cho ngày đấu, cũng những đấu trường làm tạm bợ của các làng quê hẻo lánh khi có ngày lễ lạt...
Con đường trở thành nhàm chán, thể hiện qua những giòng nhật ký của Đông.
Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy được vài biến cố đáng chú ý, tuy không có gì quan trọng đặc biệt, những biến cố này bớt được sự tẻ nhạt phần nào trên con đường tìm đến vinh quang của bộ tư:
7 tháng 7. Chúng tôi có thêm bạn mới: một chú chó săn cao lớn, lông mượt, màu luông luốc hay hay. Trong lúc chúng tôi cắm trại ven đường thì bỗng người bạn bốn
chân này chạy lại làm quen, miệng ngậm một con thỏ rừng khá lớn, dáng chừng đây là lễ ra mắt chúng tôi? Lâm kêu lên: "Chào bạn! muốn kết nghĩa anh em với chúng tôi chăng?" Con vật nhả mồi ra, đặt xuống đất, ve vẫy đuôi thân thiện. "Bạn có vui lòng tặng con thỏ cho chúng tôi chăng?" Phong hỏi lại. Con chó lại ve vẩy đuôi, tiến đến gần Mỹ Tâm. Cô em út của chúng tôi vuốt ve con vật một cách trìu mến. Cả bọn đều ngơ ngác, riêng tôi, tôi hiểu ngay: người bạn bốn chân này thừa thực phẩm mà thiếu tình thân. Cứ nom cái cách nó nằm chuồi xuống chân em gái tôi thì biết.
Thế là Phong xẻ thịt con thỏ tức thời, Mỹ Tâm xiên vào một cái que nhọn cứng, nướng trên lửa trại, mỡ nó nhỏ xuống xèo xèo. Đứa nào cũng thèm rỏ dãi ra, nhưng chúng tôi rất công bình: chúng tôi chia năm phần rất đều nhau. Buồn cười một điều, người bạn mới lại chê - hay là bạn ấy muốn dâng hết cho bốn đứa tôi được ngon một bữa? Thế là phần thứ năm lại được chia tư lần nữa, cũng rất đều nhau!
Đêm rồi, bạn mới ngủ cạnh chúng tôi. Đúng là nó cần tình thân mến của bọn này!
12 tháng 7: Bạn mới của chúng tôi thích kéo xe: Sợi dây ở xe tôi được Phong tròng vào cổ bạn, và cứ thế, suốt mấy hôm nay, ba tên kia thì ung dung ngắm cảnh ven
đường! Cuộc hành trình như thêm.. hương vị!
15 tháng 7: Đến An-đề-vi, trận đấu thứ 7 của Lâm. Lần này có vẻ khá. Quỹ của chúng tôi được 300 pesetas, nhưng hơi kém vui vì bạn xám rời chúng tôi trong lúc chúng tôi bận việc làm ăn.
4 tháng 8: đến một làng lớn trong vùng Phơ-rô-tơ, không còn một hào trong túi, mà Lâm kiêu ngạo quá, không chịu nhận việc... Kể cũng xui, mình đã uốn lưỡi biết bao nhiêu lần nhưng họ vẫn không nhận cho Lâm đấu họ chỉ bằng lòng cho nó làm việc với đám hề, viện cớ nó nhỏ quá, dù là họ đã thấy tấm hình.
Làm hề! Lâm la lên làm như nó dẫm nhằm tổ kiến. "Không bao giờ tao chịu làm hề.." Mình phải thuyết phục nó, cắt nghĩa rằng 50 pesetas là một số tiền đủ ăn nhin nhín năm ngày cho cả bọn. Hồi xưa, anh Đỗ Tân còn quét đường nữa kia, đã có làm sao đâu?
Nó nghe mình, nhưng khi vào sân, để trả thù ban tổ chức đã hạ nhục nó, thay vì biểu diễn như hề với một con bò hề, nó lại chọc con bò cho con vật điên lên. Kết quả: nó bị rách ống quần và đau nhất là bắp thịt đùi cũng rách, máu tuôn lênh láng. Mình vừa giận lại vừa thương. Phải sửa nết kiêu ngạo của Lâm mới được. Tội nghiệp. Mỹ Tâm lại khóc ròng...".
25 tháng 8: trận thứ 10 của Lâm. Khá lắm. Phải thế mới được...".
(Đông không ghi chuyện Lâm tuy gan góc đã không trị nổi một con bò điên, suýt nữa bị cặp sừng của nó đóng dính vào rào gỗ và Lâm đã phải chạy dài giữa những tiếng la ó của khán giả, đó là trận thứ 12).
Sau đó, bộ tư vượt qua thung lũng trồng đầy nho, mùa hái nho đã đến, chúng làm việc này để kiếm tiền độ nhật và trở lại Cốc Đô để thăm nhà.
Theo Chân Thần Tượng Theo Chân Thần Tượng - Minh Quân & Mỹ Lan Theo Chân Thần Tượng