Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nguyễn Thái Học (1902-1930)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10 - Việc Bắc Ninh
N
goài việc Hải Phòng, hồi ấy còn có một việc nữa là việc Bắc Ninh.
Muốn cho hả cái khi bất bình của cả một dân tộc đã chứa chất lại bao năm, một số anh em thảo dã anh hùng ở Bắc Ninh, mưu tính làm một việc khởi nghĩa. Đứng đầu việc ấy là ông Quản Trạc và giúp sức vào có cả các dư đảng của Hoàng Hoa Thám khi xưa. Anh em chế bom. Anh em rèn dũa gươm, dao.
Anh em định lấy hai điểm: Bắc Ninh và Đáp Cầu.
Nghe chúng tôi ở Hà Nội có ít nhiều đồng chí, anh em liền phái người sang nhờ chúng tôi giúp sức.
Gặp nhau ở trên gác Nam Đồng, tôi bảo người sứ giả:
- Dù cho lấy được hai nơi ấy nữa, chỉ trong ba hôm, chúng ta sẽ bị đè bẹp: gần Hà Nội quá!
Sứ giả đáp:
- Phần thua đã cằm chắc, nhưng ít ra nó cũng có ảnh hưởng được bằng việc Thái Nguyên.
Tôi nói:
- Dân ta còn yếu lắm!
Yếu vì thiếu tổ chức. Hiện nay các đồng chí xa gần đương bắt đầu tổ chức. Đó là một hy vọng. Nếu việc các ông làm mà hỏng, nhóm thực dân tất hạ độc thủ với các nhóm bí mật. Một khi tan rữa, các nhóm ấy gây dựng bao giờ cho lại. Thời chưa đến. Việc các ông làm thấy lợi ít mà hại nhiều.
Sứ giả cười:
- Ông còn trẻ. Ông có thể đợi thời! Anh em chúng tôi phần nhiều đứng tuổi cả rồi, không làm ngay, sợ xương mục cũng như cây cỏ!
Biết thế trận gay ro, tôi xoay mặt khác:
- Thôi, cũng phải! Thế nhưng việc Thái Nguyên là làm ra tự ta quân đội, sẵn súng. Muốn làm được thế, các ông đã tuyên truyền được binh sĩ làm nội ứng chưa?
Sứ giả đáp:
- Ở Bắc Ninh đã được vài ông Đội. Ở Đáp Cầu thì phần nhiều lính tẩy với Lê dương cả. Nhưng anh em cũng đã có ít người.
- Vậy phương lược tiến công, các ông định ra sao?
- Chúng tôi định đánh ở ngoài vào. Nửa đêm, anh em sẽ đem bom ném vào các trại. Và nhân lúc chúng rối loạn không đề phòng, ta sẽ ra tay. Sáng ngày sẽ lấy súng đạn, đánh thẳng về Hà Nội!
Tôi mỉm cười:
- Tôi thì không tin như thế. Tôi cho rằng đồn nào nó cũng có lính gác, và có tường, có rào cẩn thận. Trong lúc anh em tiến vào, lính gác sẽ hô: “Muốn sống thì dừng lại!”. Không dừng, chúng bắn, và chúng hô thêm người bắn. Gươm, dao, đòn đoản, chống đòn trường sao được! Anh em sẽ có kẻ quăng cả dao mà chạy! Sáng hôm sau, các báo sẽ đãng là: “Đêm qua hai đồn lính Bắc Ninh và Đáp Cầu xuất hiện trộm! May lính gác không ngủ, bắn súng ra thì kẻ trộm ù chạy quăng lại mấy con dao bẩy! Ấy thế! Làm gì có tiếng tăm được bằng việc Thái Nguyên?”.
Giọng nói hài hước ấy đã làm cho sứ giả mắt nẩy hồng quang! Và cũng làm cho tôi xuýt nữa mất đầu!
Số là đến khi anh em họp bàn thì đa số quyết nghị là nên đem toàn lực ra giúp đỡ anh em bên kia sông. Tôi và anh Vũ Hiển viện bao nhiêu lý do ra đều vô công hiệu.
Câu hỏi cuối cùng của tôi:
- Cố nhiên là chúng ta không sợ chết rồi, nhưng xin hỏi các anh: chúng ta làm việc cốt được việc hay cốt lấy chết?
Một anh trả lời tôi:
- Chúng ta hãy làm lấy chết đã! Sẽ có những người tiến sau ta làm lấy được việc!
Sau một tràng pháo tay, đến một hồi bốn tường im phắc. Tôi và anh Hiển thở dài cúi đầu để anh em cắt việc. Việc của tôi là phải thảo một tờ hịch, thảo xong giao xong, tôi nằm trên gác Nam Đồng mà chờ chết. Nhưng cái chết đã không tới. Vì cái mưu của anh em bên Bắc bị bại lộ, và khắp nơi xảy ra bằng việc khám nhà, bắt người!
Mấy hôm sau, anh Hiển bảo tôi:
- Anh có biết không? Anh em bên Bắc yêu cầu giết anh với tôi trước khi khởi sự ở Hà Nội.
Giờ đay, anh Hiển không làm việc với chúng tôi nữa. Có lẽ vì thấy anh em nóng nảy quá, có thể gây cho anh cái chết chẳng đành lòng.
Về việc nãy, một tên thám tử chơi thân với anh Học - tên nào? - có hót với chủ rằng: “Việc Bắc Ninh, nếu không có Học ngăn lại, thì đã xảy ra rồi!”.
Câu ấy đã hoàn toàn không đủng với sự thực.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Nhượng Tống
Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống
https://isach.info/story.php?story=nguyen_thai_hoc_1902_1930__nhuong_tong