Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mưa Thu Nhớ Tằm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tôi Đã Chết Rồi
S
áu giờ chiều. Nhưng phải hiểu rằng chỉ mới có bốn giờ thôi, vì quân đội Nhựt đã bắt đồng hồ toàn cõi Đông Dương đi trước hai tiếng cho ăn khớp với đồng hồ Đông Kinh.
Doàn xe bò tải gạo, đông hai trăm chiếc điều động để rời Trảng Mun.
Trảng Mun là một địa danh hoàn toàn tân tạo, do chính đoàn tải gạo nầy đặt ra cho có để mà kêu. Đó là trạm nghỉ thứ nhì của đoàn, trên đường Lái Thiêu - Phan Thiết, dài hai trăm cây số.
Sở dĩ chỗ nầy lấy tên đó vì cái trảng, cái cánh đồng mà nơi đó họ tạm nghỉ chơn, chứa một người khách lâu năm hơn họ, và khách nầy xem ra còn ở đó vài mươi năm nữa. Đó là một cây Mun, thứ danh mộc hiếm hoi mà gỗ rất quí, một màu đen huyền, dùng đóng tủ rất đẹp.
Cây Mnn nầy đứng giữa đồng trống một mình, chưa đủ lớn để bị người ta đốn lấy gỗ và sở dĩ còn sống sót cũng chỉ nhờ tánh cách quí báu của nó mà người ta cần nên mới nuôi nấng nó.
Nơi đây là chốn hoang vu và địa danh tân tạo Trảng Mun có lẽ sẽ không tồn tại được khi nghề tải gạo bằng xe bò không sống được nữa.
Vâng, nghề nầy sẽ chết trong vài tháng tới, mặc dầu hiện giờ đó là một nghề rất "ăn tiền" và rất cấp bách cho dân tộc Việt-Nam.
Phải nói rõ vì sao mà có cái nghề "nhảy dù" nầy. Số là Đồng Minh dội bom dữ quá, phá nát cả thiết lộ xuyên Việt, miền Bắc không còn được tiếp tế bằng gạo miền Nam, lại bị Decoux rồi kế đó Nhựt thi hành chánh sách giấu gạo, nên phải chịu nạn đói, hằng triệu người đã lăn ra mà chết.
Một số thanh niên có tâm huyết bèn xung phong tải gạo ra Hải Phòng bằng ghe bầu. Nhưng đó là gạo lạc quyên, quả có nhiều thật, nhưng không thấm vào đâu với nạn đói lớn nhứt trong lịch sử Á Đông; và ngoài khơi, một số lớn ghe bầu nầy lại bị phi cơ Đồng Minh ngỡ thuyền của Nhựt, đánh chìm hết, thành thử gạo Nam ra Bắc chỉ đến từng giọt một thôi, và đồng bào ngoài ấy cử tiếp tục đói và chết.
Nếu có bọn con buôn xen vào thì tình trạng sẽ tốt đẹp hơn, vì mặc dầu bị người đời khinh miệt, con buôn quả thật tài giỏi và làm được việc. Nhưng người con buôn bỉ ổi nhứt nước cũng không nỡ làm ăn trên cái đói của dân tộc, nên tất cả thiện chí của miền Nam chỉ còn biết đặt vào can đảm của đám thanh niên anh dũng kia thôi.
Chợt có nhóm "Lượm lúa vàng" tại Hà nội đi bộ lặn lội vô Sàigòn để mua gạo và rầm rộ mở nhiều cuộc diễn thuyết đánh đổ thành kiến tránh làm ăn trong nguy cơ của quốc gia, hô-hào thiên hạ cứ làm cuộc buôn bán gạo cho miền Bắc là chảnh đáng với khẩu hiệu Tiếp tế hữu hiệu hơn Cứu tế. Miền Bắc không thiếu tiền, chỉ thiếu gạo thôi.
Miền Nam bấy giờ mới có "chánh nghĩa" đã dám làm ăn trên tình trạng đau thương đó.
Vì phương tiện chuyên chở lớn lúc bấy giờ chỉ còn có ghe thuyền, và xe bò, mà ghe thuyền thì đã bất lực, như đã nói trên, nên chỉ có hai địa điểm là hưởng ứng được lời kêu gọi của nhóm "Lượm lúa vàng" Hà nội. Đó là hai thị trấn nhỏ ở miền Đông: Lái Thiêu và Gò Vấp. Họ tiếp tế miền Bắc bằng lối tiếp vận, đưa gạo ra Phan Thiết rồi Phan Thiết sẽ liệu lấy.
Sáng kiến tải gạo bằng xe bò, chính thật là của Tạ Thu Thâu.
Tạ Thu Thâu không bận tâm bận trí về sự khác biệt giữa "cửu tế" và "tiếp tế" mà chỉ lo bươi trí để tìm phương tiện vận tải.
Chính họ Tạ đã hô hào tải gạo bằng lối nầy, trước khi nhóm "Lượm lúa vàng" vào Nam, nhưng chưa ai chịu nghe vì cái điểm ngại ngùng nói trên.
Những chiếc ghe bầu hiếm hoi ở đây đã trực chỉ Bắc Hà hết cả rồi, bằng đường biển và không rõ còn đường về hay chăng. Những nơi khác, không đâu mà có đủ số xe bò, loại thùng lớn, chở được mười hai bao gạo chỉ xanh, trừ Lái Thiêu và Gò Vấp.
Đường rừng thăm thẳm, dưới hai trăm chiếc xe họ không thể dám vầy đoàn; nên chi những làng xa có một hai chiếc xe, không mong đổ về Lái Thiêu cho kịp hội, thành thử mỗi tuần lễ, chỉ có hai thị trấn tương đối gần kề nhất là Lái Thiêu và Gò Vấp họp sức lại để tổ chức một đoàn công voa, Gò Vấp tập trung về Lái Thiêu lối năm mươi chiếc để lên đường cùng với một trăm năm mươi chiếc của xứ sầu riêng.
Đoàn tải gạo đêm đi ngày nghỉ để tránh máy bay vì cái công voa dài hơn bốn cây số ấy là một miếng mồi lý tưởng cho phi cơ Đồng Minh, với lại cũng để tránh nắng cho bò.
Họ chia lộ trình Lái Thiêu - Phan Thiết ra làm bốn chặng nghỉ, mỗi lộ trình nhỏ, dài độ năm mươi cây số, phải đi cho tới đích trong khoảng từ bốn giờ chiều cho đến sáu giờ sáng, rồi rẽ vào một con đường thợ rừng để vô trạm nghỉ, một cánh đồng hoang giữa rừng mà họ chọn vì mấy tiện lợi nầy: có suối nước, có cỏ nhiều, cây rừng chung quanh đồng khá thưa để dễ giấu xe bò cho phi cơ không thấy.
Trạm Trảng Mun nầy là trạm thứ nhì kể từ Lái Thiêu, khỏi Xuân Lộc bốn cây số.
Đoàn xe bò vận tải điều động để rời Trảng Mun. Những xe cuối đoàn, đậu ở phía ngoài con đường thiên lý, phải trở thành những xe đầu đoàn, lẽ dĩ nhiên là như vậy.
Nhưng không hiểu vì lý do thật nào mà chiếc xe đậu ngoài hơn hết, từ chối không chịu cầm đầu đoàn. Người chủ xe nói vu vơ rằng hắn sợ mà không chịu cho biết sợ cái gì.
Đó là một thanh niên ở Xóm Gà, ngoại ô Sài gòn ngày nay, và những tay tải gạo gốc Gò Vấp thắc mắc lắm mà nghe hắn bảo rằng hắn sợ.
Năm đó là năm mà máu của người Việt Nam nào cũng sôi lên sùng sục. Nhiều tổ chức thanh niên bí mật mọc lên, nhóm nào cũng hăng say với sứ mạng mà họ tự đặt ra, thề đem xương mán rửa hận non sông, và anh Thạnh ấy, cũng ở trong một tổ chức đó.
Nhưng mặc kệ, chiếc xe áp chót cứ tiến lên dẫn đầu, còn Thạnh muốn chen vào hàng thứ mấy, tự ý hắn.
Chỉ có một thạnh niên đồng hương với Thạnh là băn khoăn nhiều. Chuyến nầy, Thạnh chở có sáu bao gạo thay vì mười hai bao và cố ý giành đi sau hết, lúc khởi hành ở Gò Vấp và hắn vẫn giữ thái độ đó khi lên tới Lái Thiêu để vầy đoàn.
Hai chi tiết bất thường nói trên, có lẽ Mậu, gã thanh niên đồng hương với Thạnh, không phải bận tâm nhiều nếu trước đây Thạnh không phải là kẻ chống đối với gã ta.
Mậu nhớ rõ lắm, Thạnh đã theo thuyết phục anh đừng buôn gạo ra Phan Thiết nữa, vì hắn tin rằng sự tiếp tế làm nguội nhiệt huyết của những thanh niên cứu tế, họ sẽ nhụt can đảm đi vì thấy nhu cầu gạo ở đất Bắc bớt cấp bách, mà như thế tai hại lắm bởi cứu tế tuy ít hiệu quả hơn tiếp tế về lượng, nhưng gạo mau tới nơi hơn, vì ghe bầu đi phải mau hơn xe bò.
Hắn bảo rằng con người ai cũng sợ chết cả, sở dĩ thanh niên ta dám mạo hiểm đi ghe bầu ra Bắc, bất kể máy bay Đồng Minh, là vì quá sốt ruột cho nạn đói, giờ nếu có kẻ đi buôn gạo thì đám anh hùng kia sẽ có cớ để mà hết can đảm, rồi thì ngoài ấy người ta đợi gạo xe bò chậm như rùa đến hóa thành đá vọng... gạo mất.
Mậu khòng phải anh hùng, cũng không biết gì về vận nước, chỉ đi làm ăn để kiếm cơm vậy thôi nên không nghe Thạnh. Anh rất ngạc nhiên mà thấy rốt cuộc rồi Thạnh cũng theo mà làm ăn một cách rất kém anh hùng như thế nầy.
Nói anh "rất" ngạc nhiên là vì không bao giờ anh nghi ngờ lòng yêu nước của Thạnh hết. Thạnh có chí hướng thật, cuồng nhiệt tin tưởng, hăng say làm việc và có nhiều nhơn dục trong niềm tin.
Cả hai trăm chiếc xe đều bắt bò vào ách xong xuôi cả rồi, và khi chiếc xe cuối cùng báo tin bằng tù và rằng mình đã sẵn sàng thì chiếc xe đầu đoàn quất bò để tiến ra đường Thiên Lý.
Lối mòn của thợ rừng dài độ một trăm thước và chỉ có già một chục xe bò là nối đuôi nhau được trên ấy thôi.
Chục xe đầu đoàn vừa đổ ra đường Thiên lý thì một anh thợ rừng đi bộ qua đó hô lên:
- Bà con ơi, coi chừng.
- Máy bay hử? Xe đầu đoàn hỏi.
- Không. Tối rồi, đâu sợ máy bay nữa. Nhưng ăn cướp nó phục kích bà con ở Rừng Lá và quyết mần thịt bà con đêm nay.
Rừng Lá ở cách đây non hai chục cây số, đó là nơi phục binh lý tưởng.
- Cỏ đông hay không? Xe đầu đoàn hỏi.
- Vài chục tên.
- Có súng chăng?
- Hai cây.
Hai cây súng với lại hai mươi người hung dữ thì "mần thịt" hai trăm người không biết tự vệ và không có phương tiện tự vệ là một chuyện rất dễ.
Xe đầu đoàn níu bò lại rồi truyền tin bằng miệng vào cho cả đoàn hay. Thiên hạ hoang mang và bàn tán hơn nửa tiếng đồng hồ, rốt cuộc mới quyết định được rằng nên bỏ đêm nay, tối mai hãy lên đường.
Tối mai, bọn cướp cũng chưa chết bớt đứa nào, nhưng chắc chắn là chúng sẽ bỏ cuộc vì không đủ sức phục kịch một đêm thứ nhì nữa.
Chúng tính toán ta biết rằng tám giờ đêm nay, công voa gạo sẽ tới Rừng Lá, thế là chúng sẽ bền chí đợi suốt đêm đinh ninh rằng đoàn tải gạo tới trễ vì trở ngại nào đó, và đợi một giờ thì phải đợi hai giờ và cứ như thế mãi cho tới sáng.
Muỗi mòng, lạnh lẽo, bực dọc, sẽ làm cho chúng mệt vô cùng và có thể chúng sẽ dời ngày ăn hàng lại chuyến sau, cũng không mất đi đâu, mà chuyến sau thì đoàn đã tổ chức tự vệ kịp rồi.
Bấy giờ các xe gạo trở bánh và trên hai trăm người chủ đoàn tải gạo, qua đêm nay giữa rừng.
Vâng, có trên hai trăm người trong đoàn hai trăm chiếc xe bò nầy và nhiều xe chỉ chở thuê thôi và có chủ gạo đi theo, mỗi xe có hơn một người ngồi trên đó.
Thạnh ngày trước có theo hướng đạo vài năm nên nhiều sáng kiến của anh được đoàn hoan nghênh và thực hiện.
Vì đoàn phải đối phó với cọp và phi cơ (vâng, ban đêm thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc oanh kích Sàigòn) nên họ cắm trại như thế nầy:
Xe bò gạo được xếp thành một vòng rào tròn trên cánh đồng, người và bò núp trong vòng rào ấy. Mỗi chiếc xe bò phải đốt lên một đóng lửa và họ thay phiên nhau để nuôi lửa suốt đêm.
Vòng rào lửa hên trong vòng rào xe bò sẽ ngăn cọp beo cướp hò và có thể vồ người nữa.
Vòng rào lửa nầy, phiền lắm, lại là cái đích khả nghi mà phi cơ sẽ ham bắn phá. Phi cơ Đồng Minh thấy cái gì khả nghi là bắn liên thinh xuống ngay, tuy không dội bom.
Vì thế mà dân tải gạo lại có người canh chừng máy bay; hễ nghe tiếng phi cơ thì phải báo động ngay bằng tù và, và những người có phận sự thức nuôi lửa, phải dập tắt lập tức hai trăm đống lửa tố giác ấy bằng đủ mọi cách dưới tay họ: đập bằng gậy để hạ ngay ngọn lửa, rồi tưới nước suối lên liền, nước suối chứa trong những cái thùng dùng cho bò uống nước muối trộn cám để tẩm bổ bò, lúc han ngày.
Hai phần ba nhơn số được ngủ, trong khi một phần ba canh gác trong mỗi phiên. Như vậy người canh gác cũng ít quá vì một người phải dập tắt ngay ba đống lửa cùng một lúc thì hơi mệt. Nhưng họ không làm sao khác hơn được, chỉ biết hạn chế số người canh máy bay đến tối thiểu: l người trong mỗi phiên gác.
Sứ mạng nầy không thể giao phó cho người giữ lửa vì giữ lửa phải ngồi dưới đất cạnh các đống lửa để đủ thì giờ dập tắt tức khắc, còn người rình phi cơ thì phải ngồi trên những bao gạo, cao tuốt trên kia để phòng bị tiếng động dưới nầy làm rối tai. Dưới nầy có bò gù, có củi nổ, có người trò chuyện, ồn ào lắm, khó mà lắng nghe được.
Gió rừng cuối tháng chín lạnh thấu xương nên mới có chín giờ, tức bảy giờ đầu hôm, mà phiên gác đầu, hai tiếng đồng hồ, được đặt ra, và lửa nổi lên tứ phía. Giờ nầy cọp chưa vội đi ăn đêm, nhưng người thì rất cần hơ ấm.
Mậu ngồi giữ lửa mà lòng dạ không yên. Cái người được Thạnh cắt ra để canh máy bay là một người điếc. Hắn cũng là người Gò Vấp và Thạnh biết rõ bịnh tật của hắn.
Đành rằng phi cơ Đồng Minh oanh tạc ban đêm, không bao giờ tới xứ nầy trước chín giở cả nhưng một sự bất thường tình cờ có thể rủi ro xảy ra.
Cả đoàn đang chuyện vãn om trời trong tiếng bò rống vì bị muỗi mòng đốt, trong tiếng nổ lách tách như liên thinh của những khúc củi to của hai trăm đống lửa, hơn thế, bọn tải gạo gồm phần đông là trai trẻ, họ đùa giỡn ầm lên, những điều kiện ấy không lợi tí nào cho anh điếc rình máy bay.
Nếu bị phi cơ xạ kích, thì mười phần anh chắc chết hết chín phần. Ý nghĩ nầy làm cho Mậu buồn ghê lắm. Anh rất ham sống vì anh mới có hăm hai, anh lại rất ham sống vì anh vừa bắt đầu yêu và được yêu lại.
Nhà Diệp ở Cầu Hang và sáng hôm kia, đánh xe bò qua cầu để lên Lái Thiêu, anh thấy Diệp đưa tay vảy tiễn anh, sau hàng rào tre nhà nàng.
Diệp sẽ buồn ba năm hay năm năm, khi mà chàng bỏ xác tại đây?
Mậu tưởng tượng mãnh liệt quá đến đỗi nghe như mình đang bấp hối, và trong giây phút, hương tóc của Diệp phảng phất đâu đây.
Anh thấy Diệp xoa tay lên đầu anh, nghẹn ngào khóc không ra tiếng, rồi anh thấy Diệp núp sau bờ tre mà nhìn đám lửa của anh đi qua Cầu Hang, nàng không dám ra mặt để khóc bạn vì hai người chỉ mới thầm lén với nhau thôi.
Nhưng không, anh sẽ bị diều tha quạ mổ, bị thú rừng và côn trùng làm tiệc trên xác anh, và Diệp chỉ biết đau thầm với kỷ niệm người đi không về.
Mậu lại thấy đôi môi...
Nhưng anh đưa tay lên dụi mắt để xoa cái hình ảnh tươi tốt đó nó khiến anh thèm muốn và càng xui anh ham sống hơn, mà càng ham sống thì càng sầu.
Anh muốn thủ tiêu nỗi sầu trái mùa đã bị người trong lứa với anh thóa mạ. Trong thời quốc phá gia vong, yêu là một chuyện bậy, sầu tình càng bậy hơn.
Anh không gia nhập các hội kín, chỉ thủ phận làm ăn đã là không cao đẹp rồi, giờ ít ra anh cũng phải được nhìn thẳng vào mắt của lương tâm anh mà khỏi xấu hổ đã hưởng thụ trong khi người ta hy sinh.
Mậu lấy làm kỳ cho Diệp lắm. Nàng được rất nhiều con trai trong vùng của nàng, đặc biệt nhứt là Thạnh. Thạnh đẹp trai lại thơ mộng ra vì lớp hào quang ái quốc của chàng ta. Đó là người yêu lý tưởng của con gái trong những năm tiền khởi nghĩa.
Ấy, vẻ thơ mộng nơi thanh niên, thay đổi tùy thời, có thời thanh niên phải yếm thế mới được con gái hoan nghinh, có thời thiếu nữ chỉ mơ những chàng trai giỏi đàn địch ca hát thôi.
Thế mà Diệp nó đã chọn chàng, một người con trai thường, không tên không tuổi trong địa phương, chỉ hứa cưới nó để lập gia đình, thật là thấp lè tè và xoàng xỉnh.
Tiếng tù và nổi lên, đó là tù và đổi phiên gác, còn tù và báo động thì khác.
Vì lạnh nên Mậu cứ nằm đó, và cùng với người thay thế anh, nhiều người khác nữa cũng đến nằm trên cỏ ướt sương cạnh đống lửa.
Bấy giờ thiên hạ bắt đầu ngủ nên sự ồn ào dịu xuống! Người rình máy bay lại là Thạnh nghĩa là một kẻ thính tai.
Mậu an dạ lắm. Từ đây tới mười giờ là giờ máy bay Hoa Kỳ thường hay đến, từ thuở giờ luôn luôn là như vậy. Thạnh không điếc, thiên hạ lại hết la hét, hết cười giỡn, thì đỡ khổ biết bao nhiêu!
Mậu nằm ngửa, một tay gối đầu, một tay chận chiếc bao bố rách phủ lên ngực cho ấm, nhìn bóng dáng đen thui của Thạnh đang ngồi trên xe bò của chàng ta, ở cách đó vài mươi thước, bóng dáng nổi bật lên một nền trời đầy sao.
Mậu nghĩ về Thạnh, về cuộc làm ăn mà chàng ta đã chống rồi lại theo, về cái lượng gạo ít quá một cách khó hiểu mà Thạnh chở theo hôm nay.
Anh thắc mắc, anh suy đoán rồi bỗng do nhiều hội ý, sự thật vụt lóe ra khiến Mậu kinh sợ hết sức. Anh vụt lồm cồm ngồi dậy, muốn la hét lên cho ai có thể nghe thì nghe. "Bà con cô bác ơi, ta trúng kế của Thạnh rồi, liệu là chạy trốn đi thôi, kẻo máy bay Đồng Minh bắn chết!"
Nhưng anh không bao giờ dám báo động như vậy cả. Vốn nhút nhát, anh lại không tìm đủ bằng cớ tố cáo một ý muốn thầm kín của kẻ khác, còn hành động của kẻ ấy thì chưa xảy ra.
Nhưng anh tin chắc rằng bác thợ rừng hồi chiều chỉ là một người bị Thạnh mua chuộc để loan tin láo khoét về một bọn cướp không bao giờ có.
Thạnh muốn cầm chơn đoàn Vận tải đêm nay trong rừng, để mượn tay Đồng Minh giết họ. Nếu đoàn lên đường thì sẽ không có lửa trại và phi cơ không sao thấy được.
Cái anh rình máy bay lúc đầu hôm được Thạnh cố ý chọn vì tật điếc của bác ta, đã phòng hờ phi cơ đến sớm hơn mọi lần thì đã có người đủ khả năng không nghe, không báo động.
Trong phiên gác nầy, vào giữa canh một mà Đông Minh rất có thể đến, thì người rình phi cơ lại là chàng ta, nghĩa là còn đủ khả năng hơn anh điếc nhiều lắm. Điếc có khi còn nghe được, chớ giả điếc thì chắc một trăm phần trăm là sẽ không nghe gì cả.
Khi thấy Thạnh chở gạo ít quá lại cứ giành đi sau, Mậu nhớ có xem xét thử thì thấy có cát rơi dưới lườn xe của chàng ta, Mậu ngỡ trước đó Thạnh đã chở cát, giờ suy kỹ lại thì không phải thế. Chính Thạnh chở cát thật sự đêm nay, sáu bao toàn cát, hay bốn bao cát ở dưới, hai bao gạo làm mặt, ở trên.
Nó giành đi sau để cho con mắt tò mò của kẻ khác khỏi thấy cát rơi rớt dọc đường, vì nó biết thế nào cát cũng chảy ra chút ít.
Nó sẽ không báo đông, Đồng Minh thấy lửa sẽ bắn phá, nhưng nó sống sót chắc chắn, nhờ núp dưới một lớp cát dày như thế.
"Trời ơi! Mậu kêu thầm lên! Sao có người ác được đến thế mà sâu hiểm đến thế?"
Mậu tiếp tục suy luận: "Không có sự cuồng tín chánh trị nào lại xui kẻ cuồng tín làm một tội ác vô ích như vậy hết.
"Tiếp tế không hại cho cứu tế bao nhiêu; sự nhục chí của đám thanh niên anh dũng chỉ là tin tưởng chưa được chứng minh của Thạnh thôi.
"Vả lại gạo vào vựa ở Phan Thiết rồi, được đồng bào ở đó tải ra Bắc cũng bằng ghe bầu thì sự trễ nải, nếu có, không đáng kể.
"Bỗng Mậu lại giựt mình và càng khiếp sợ hơn nữa. Anh bỗng chợt hiểu rằng Thạnh toan mượn tay Đồng Minh, không phải để giết đoàn mà chính là để giết anh; anh, mà Thạnh thù ghét từ ngày anh được Diệp chọn. Người trong đoàn nếu có bị tan xương nát thịt thì âu cũng chỉ là vạ lây, ngoài ý muốn của Thạnh.
Mậu kinh sợ hết sức. Chết một minh, dễ ghê hơn là chết chùm, mà chết chùm lại ít ghê hơn là chính mình nghe rằng mình là cái đích duy nhứt bị nhắm. Làm như là mình sẽ chết nhiều hơn là người chung quanh, họ chỉ rủi ro mà chết còn mình thì bị giết.
Mậu muốn đứng lên mà chạy ngay đi, chạy đến núp dưới chiế xe của Thạnh, nhưng chợt thấy vô lý, anh buồn cười và cứ ngồi đó, nhưng dạ vẫn không an.
Đồng Minh không đến đã hai mươi ngày rồi, trong khi đó thì Nhựt chở xăng Nam Dương về đây rất nhiều để rồi chuyển đi đâu nữa đó không rõ. Hoạt động ấy không thoát khỏi mắt gián-điệp của Đồng Minh đâu và ai cũng tiên liệu phi cơ sẽ oanh kích nay mai, kể cả người Nhựt cũng biết thế và ngày nào họ cũng đưa xăng vào giấu ở các rừng Biên Hòa, Thủ Dầu Một vân... vân...
Mậu vểnh tai nghe ngóng. Bạn đồng hành của anh đã ngáy pho pho, gió rừng hú nghe ghê rợn và xa xa, vẳng nghe tiếng cọp béo.
Mậu bận theo dõi tiếng cọp rền lên, đi xa lần rồi hấp hối trong rừng sâu mà không hay biết về các tiếng động khác, mãi cho đến lúc tù và vang dậy một góc trời, anh mới giật mình, kinh ngạc đến tột độ.
"Sao hắn lại báo động?"
Bộ máy phòng thủ thụ động đơn sơ mà đoàn mới lập có mấy tiếng đồng hồ, mà nó đã chạy trơn tru như máy đồng hồ Thụy-Sĩ. Bao nhiêu đống lửa được dập tắt ngay tức khắc, và cả trại chìm thình lình trong bóng đêm và trong im lặng, cho đến bò cũng như là biết cơn nguy sắp đến nên cả thảy đều nín thinh.
Phản ứng theo bản năng tự tồn của kẻ ý thức về tai họa, vì biết đâu Thạnh lại không có cách khác để kêu gọi phi cơ, đoàn phi cơ từ ngoài biển vào ngã Phan Thiết rồi đổ xuống Sài gòn, rầm rầm bay ngang qua đây. Mậu đứng dậy rút con dao rừng ra rồi chạy như bay để giây lát sau dó chúi vào dưới gầm xe của Thạnh.
Kẻ âm mưu cũng đã tuột xuống đến nơi và hai người đụng đầu với nhau dưới ấy.
Mậu đưa mũi con dao rừng trước mặt Thạnh mà nói, giọng cương quyết lạ đối với tánh hiền lành của anh:
- Đừng cựa quậy mà chết bây giờ! Có đèn bin hay không?
- Không.
- Có phương tiện nào khác để gọi phi cơ không?
- Cũng không.
- Sợ lắm hả? Mậu cười mỉa mai rồi hỏi như vậy.
- Ừ.
- Sợ cảnh chết chóc quá, nên phải báo, động?
- Đúng và không.
- Cái gì mà lại đúng và không đúng?
- Tôi sợ chết lắm. Nhưng đã báo động không phải vì sợ chết, tôi đã chết rồi.
Mậu giựt mình, vội lùi tức khắc và thủ thế hẳn hòi. Anh ngỡ Thạnh sợ quá rồi hóa điên - Vâng, sự kinh sợ có thể làm cho hắn hóa điên nên nói xàm. Cái viễn ảnh đổ máu tập thể, lát nữa đây, khi mà những viên đạn to bằng cổ tay sẽ xé thịt người đồng đoàn với hắn, trong trường hợp hắn giả điếc không nghe tiếng động cơ của máy bay vang rền trong không trung, viễn ảnh ấy kinh khiếp quá.
- Anh cũng còn chút lượng tâm, tha thứ anh đó, Mậu nói.
- Không. Tôi không thương hại anh và họ đâu.
- Hay anh sợ chính anh cũng sẽ chết?
- Đúng và không.
- Lại đúng và không nữa!
- Dúng là tôi đã sợ chính tôi cũng sẽ chết. Tôi đã có dịp chứng kiến một cuộc phi cơ xạ kích. Lằn đạn có thể đi xéo, chớ không phải luôn luôn xuống theo đường thẳng đứng mà hòng ỷ lại vào bao cát. Nhưng không phải thế.
- Chớ thế nào?
- Khó nói lắm.
- Cố gắng thử xem.
- Nếu cần chết chung với các anh, tôi vẫn phải chết kia mà, có phải không?
- Đúng như vậy.
- Đó là hy sinh cho chánh nghĩa.
- Rất đúng.
- Nhưng tôi đã không dám chết thì nghĩa là tôi không hành động vì chánh nghĩa.
- Khen anh thành thật. Anh chỉ muốn giết một mình tôi thôi, vì Nàng?
- Đúng và không.
- Gàn, cứ đúng và không mãi.
- Không, là như thế nầy: tôi đã giả dối với chính tôi, luôn luôn lặp lại mãi với mình rằng mình giết để ngăn trở cuộc tiếp tế có hại cho cứu tế. Lặp lại mãi điều đó rồi tôi cũng đâm ra tin rằng tôi hành động vì lý tưởng.
Nhưng đến cái giây phút mà tôi thấy rằng tôi không dám chết, tôi mới chợt nhận ra rằng tôi bị tiềm thức gạt gẫm và thật ra tôi chỉ hành động vì Nàng.
Người anh hùng giả hiệu bỗng dưng lăn đùng ra mà chết. Tôi đã chết rồi, như tôi đã nói.
Giọng Thạnh là giọng của một kẻ không còn thiết đến việc gì nữa trên đời nầy. Hắn úp mặc lên cỏ như vừa kiệt lực.
Máy bay Đồng Minh rần rộ lướt qua trên trại rồi bay luôn xuống Sài gòn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mưa Thu Nhớ Tằm
Bình Nguyên Lộc
Mưa Thu Nhớ Tằm - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=mua_thu_nho_tam__binh_nguyen_loc