Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ma Chiến Hữu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11
T
iền Anh Hào đi thật sâu vào vòm cành lá lấy ra hai chiếc cần câu thuộc loại cao cấp có thể thu ngắn hoặc kéo dài ra. Tôi sờ nắn cái vòng quay dây câu mạ bạc của nó, kinh ngạc hỏi:
- Cậu lấy ở đâu ra thứ dụng cụ cao cấp này?
Cậu ta cười một cách bí mật, nói:
- Điều này thì cậu đừng quan tâm, nhưng chắc chắn là tớ không thể đến cửa hàng để ăn trộm đâu.
- Cậu không nói rõ, tớ chẳng thèm câu đâu - Tôi cáu.
- Thằng quỷ này đúng là khó giấu được điều gì, cái gì cũng muốn biết cho đến tận đầu tận đũa - Tiền Anh Hào ca cẩm.
- Nếu không như thế thì làm sao nâng cao được tri thức! - Tôi nói.
- Tri thức cái khỉ mốc! - Cậu ta cười nói. - Nói cho cậu hay, hai chiếc cần câu này, một là của phó thị trưởng Ngô, hai là của huyện trưởng Mã. Hai người này chủ nhật nào cũng dẫn theo rất nhiều thuộc hạ đánh xe con đến đây, ngay dưới gốc cây này để câu cá. Họ làm huyên náo cái không gian cần yên tĩnh của tớ, tức quá, tớ bèn thi triển một chút pháp thuật, họ chạy tóe khói - Cậu ta cười một cách xảo quyệt - Hai chiếc cần câu này trở thành chiến lợi phẩm, nhưng từ đó đến giờ tớ chưa dùng chúng lần nào.
- Thằng quỷ này! Đã làm ma rồi mà còn chưa chịu an phận!
- Cái này gọi là "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời"! - Cậu ta đắc ý cười vang lên.
Sau khi chuẩn bị xong cần câu, chúng tôi mới phát hiện là chưa có mồi câu.
Tôi nói:
- Đào giun đi!
- Cá trên sông này biến thành quỷ cả rồi, chúng không ăn giun đâu - Tiền Anh Hào nói.
- Thế dùng mồi gì?
Tiền Anh Hào lôi lên một cành liễu bị ngập chìm trong nước và ngắt lấy hai chiếc lá bị sâu cuốn lại, mở ra và nhặt hai con sâu nho nhỏ ra, móc vào lưỡi câu của tôi và của cậu ta. Chúng tôi thả lưỡi câu xuống dòng sông, chăm chú nhìn hai chiếc phao nhựa đang nổi phập phù trên mặt nước. Tôi đưa cho cậu ta một điếu thuốc, cũng đốt cho mình một điếu. Từ hai lỗ mũi của Tiền Anh Hào, hai luồng khói tỏa ra nhưng trông có vẻ rất yếu ớt, bởi tôi đã nhận ra từ tai, tóc, cổ và cằm của cậu ta đều đang bị bao phủ bởi một màu xanh bạc nhược, do vậy mà khói thuốc trở nên càng bạc nhược hơn.
Tôi chăm chú nhìn chiếc phao và thoáng nhìn thấy chiếc lưỡi câu từ độ sâu khoảng nửa mét đang lay động với con sâu màu trắng. Chỗ này không phải là đáy sông, lúc dòng sông đang là mùa khô, nó chính là bãi sông, lúc ấy trên bề mặt nó mọc đầy những loại rau dại màu đỏ, màu tía. Tất cả bây giờ đều chìm trong nước và đều đang nghiêng ngả theo dòng nước lúc thì ngả về nam, lúc thì ngả về bắc, lúc thì xuôi về đông lúc thì xuôi về tây tùy theo những dòng chảy ngầm dưới lòng sông những vật phù du dần dần tích tụ, đọng lại trên cành lá. Vượt qua những đám rau dại rậm rịt bị chìm trong nước ấy, xa hơn tí nữa là lòng sông với ba tầng lưu lượng rõ rệt: một tầng chảy, một tầng nước xoáy và một tầng ngưng đọng, nhưng tất cả đều tải nặng phù sa. Dưới mắt chúng tôi, trên dòng sông lúc này có những sinh vật phù du màu phấn hồng nhỏ nhoi đang bám vào những cành rau dại rậm rịt mà uốn éo thân mình theo làn nước chảy nhẹ, tuyệt nhiên không hề có bóng dáng con cá nào. Không có lươn trắng, không có cá chép, không có ba ba..., tất cả đều không có. Những con cá lớn nhỏ tranh nhau đớp những vụn xương gà mà chúng tôi vứt xuống dòng sông, lúc này đã đi đâu? Tôi ngước mắt, trong lòng đầy những nghi hoặc nhìn Tiền Anh Hào. Từ trên đầu, trên cổ cậu ta, mười mấy làn khói như những con rắn màu xanh bay lên. Việc này làm cho tôi khiếp sợ, nhưng tôi không lấy đó làm kỳ lạ. Đương nhiên không thể dùng những điều hợp với lý lẽ thường tình của con người mà lý giải những điều kỳ lạ ở Tiền Anh Hào. Cậu ta phun ra những làn khói kỳ lạ ấy từ những vị trí nào chẳng qua là điều thứ yếu, còn trên sông lúc này tại sao không có bóng dáng con cá nào mới là điều trọng yếu, bởi trước mắt chúng tôi là cần có cá để mà câu. Cá đi đằng nào nhỉ?
Bằng kỹ thuật điêu luyện vốn có, Tiền Anh Hào dùng miệng xé nát phần còn lại của điếu thuốc rồi phun xuống sông. Đầu lọc và giấy quấn thuốc thì nổi trên mặt nước, còn những sợi thuốc có chất nicotine thì chìm xuống, nằm trên đầu những cọng rau dại. Cá đâu? Chúng đi đằng nào hết cả rồi?
Tiền Anh Hào ho lên nấy tiếng khùng khục rồi nhổ một búng đờm xuống dòng sông. Đờm vốn vón thành bãi nhưng với kỹ thuật của cậu ta, như một quả đạn nổ tung thành hàng trăm mảnh và liên kết lại thành một vòng thật tròn. Đột nhiên cậu ta hạ giọng, nói:
- Xem kìa, mau lên, bọn chúng đến rồi kìa!
Mắt tôi nhìn theo hướng chỉ của đầu ngón tay đầy những nốt đỏ sần sùi của Tiền Anh Hào, vượt qua làn nước nông với đầy cỏ dại để nhìn ra giữa sông, chỗ dòng nước xoáy rất sâu. Nước ở chỗ ấy quay tít như một chiếc bánh xe khổng lồ, nước chung quanh cuốn vòng theo chiếc bánh xe ấy. Hai cụm màu xanh biếc từ trong vòng xoáy ấy tách ra.
Một đàn toàn những con lươn lớn nhỏ do một con lươn to bằng cánh tay đầy đặn của một thiếu phụ dẫn đầu đang rất cẩn thận bơi về phía chúng tôi như một đám mây lấp lánh ngân quang dưới mặt nước. Vượt khỏi vòng xoáy, trong lòng chiếc giường mênh mông là mặt nước sông, chúng bơi chen chúc bên nhau với vận tốc rất nhanh. Nhìn chúng bơi, tôi liên tưởng đến một đàn bồ câu đang tung cánh liệng vòng trên bầu trời. Đàn lươn bơi lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc thoái nhưng tất cả đều đồng loạt với những động tác cực kỳ sinh động. Lươn mà bơi đạt đến trình độ này ư! Tôi cảm thán trong lòng. Không có cách gì cản trở được đường bơi của bọn chúng, đôi mắt tôi cứ dõi theo đến khi cảm thấy mỏi và nhòe đi. Thôi, không nhìn đàn lươn nữa vậy. Tôi chuyển điểm nhìn về một mục tiêu khác. Điều kỳ diệu đang diễn ra dưới mắt tôi. Len giữa những lùm hòe đang chìm trong nước chung quanh dưới tán lá của cây liễu mà chúng tôi đang trú là hàng trăm con cá với hàng chục chủng loại, có cá chép, có cá nheo, cá trắm, cá chình... đủ màu đủ sắc, lớn nhỏ khác nhau. Còn có cả một chú ba ba màu xanh sẫm vụng về vùi một nửa thân mình dưới lớp phù sa mỏng, giương đôi mắt ngây ngây độn độn nhìn chúng tôi. Những con cá đang bơi lội cực kỳ nhàn nhã giữa những lùm hòe xanh, hàng trăm con mắt đều mở thao láo như đang chờ đợi một điều gì đó. Bỗng nhiên tôi ý thức được một điều: Bọn cá đang bao vây chúng tôi! Một cảm giác sợ hãi chưa bao giờ có choáng ngợp tâm trí tôi. Trong những cánh rừng rậm nhiệt đới năm nào, chúng tôi bao vây những đơn vị của đối phương thì giờ đây, ngay tại quê hương mình, những đàn cá đang bao vây chúng tôi trên tán lá bên bờ sông! Đàn lươn vẫn đang biểu diễn những động tác bơi khiến người ta hoa mắt, đàn cá tạp vẫn lượn lờ chờ đợi giữa những lùm cây um tùm. Màu sắc của chúng với khung cảnh chung quanh sao mà hài hòa thống nhất, hình như tất cả đều mặc một loại quần áo có màu sắc lừa được mắt người. A! Màu này rất giống với màu quần áo của những đơn vị lính đặc công với những hoạt động xuât quỷ nhập thần.
Truyền thuyết kể rằng, không chỉ cá mập ngoài biển khơi mà cả những loài cá vốn rất hiền từ sống ở các dòng sông cũng đều có thể ăn thịt người. Lâu nay tôi nghĩ, truyền thuyết vẫn cứ là truyền thuyết, toàn những lời bạ đâu nói đó, gặp đâu nghe đó. Nhưng hôm nay, truyền thuyết sẽ rất nhanh chóng biến thành hiện thực thôi.
Tôi tín chắc chắn là Tiền Anh Hào đã phát hiện ra cá đang bao vây chúng tôi ở phía bên dưới. Tôi nghĩ, đầu óc cậu ta thông minh, là một thiên tài về những kỹ thuật quân sự, thuở nhỏ đã có những kinh nghiêm về tính tình và thói quen của cá; sau khi trở về quê hương lại ngồi trên lùm cây này ngày ngày quan sát, nhất định sẽ có những cách giải quyết đối với những âm miíu của cá; có cậu ta bên cạnh lúc này, tôi có thể yên lòng. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy ngón tay lạnh lẽo của cậu ta chọt chọt vào hông tôi, cùng lúc đó, cái miệng đang tỏa ra một mùi hôi của sự rữa nát ghé sát vào lỗ tai tôi thì thầm:
- Cậu chú ý xem con lươn trắng to nhất kia!
Âm thanh của cậu ta vừa thoát ra, mùi rữa nát chưa kịp tán phát vào không gian thì đàn lươn đang bơi rất nhanh ở bên dưới đột ngột dừng lại, tụ tập dưới tán lá của cây liễu cách một khoảng không xa, quẫy mạnh khiến mặt sông nổi lên không biết bao nhiêu là đợt sóng và cuối cùng hàng trăm chiếc đầu của chúng đồng loạt chụm vào một hướng kết thành hình một chiếc bảo tháp, bọn to xác ở những tầng dưới, bọn nhỏ hơn thì ở những tầng trên, vừa đẹp vừa đáng sợ. Tốc độ kết thành hình bảo tháp của chúng rất nhanh, tất cả lớn bé dường như được huấn luyện một cách rất công phu. Đương nhiên bọn lươn này không phải là binh sĩ, bọn chúng giống với một dàn diễn viên xiếc được huấn luyện một cách có bài bản hơn. Con lươn trên đỉnh tháp chỉ bằng chiếc bút chì, chắc là do một nguyên cớ nào đó mà nó lại có màu đen, ba phần giống lươn, bảy phần giống một con rắn nhỏ kiêu ngạo. Không còn nghi ngờ gì giữa, con vật bé nhỏ này chính là vưu vật của gia tộc lươn còn cao quý hơn cả đứa con trai của một dòng họ mười đời độc đinh. Nhìn chiếc bảo tháp của đàn lươn, tôi càng cảm thương cho sự nhỏ bé đến độ thê thảm của con người. Trong giới động vật vẫn còn có bao nhiêu điều thần kỳ mà con người chưa hề thấy thậm chí chưa hề nghe qua, e rằng chúng vẫn cứ là những bí mật vĩnh viễn đối với chúng ta.
Con lươn lớn nhất đàn cứ lượn lờ một cách ngạo mạn trong quá trình đàn lươn xây bảo tháp như một vị chỉ huy khí phách hiên ngang và đầy quyền uy lặng lẽ quan sát những kẻ dưới quyền làm việc. Sau khi chiếc bảo tháp được kết xong, nó ngừng bơi, vẩy chiếc đuôi nhỏ để cho thân hình đứng thẳng dậy, mồm mở to ra...
- Tai của cá! - Tiền Anh Hào lại dùng ngón tay chọt vào tôi, nói nhỏ.
Con lươn già há mồm, rồi như một lão già đang cong người vì ho, nó dùng sức uốn cong thân thể lại, hai màng mỏng hình cánh bướm màu trắng từ từ vươn ra khỏi chiếc mồm đang há. Những chiếc đầu lươn kết lại thành bảo tháp đang lay động rất đều đặn khiến mắt tôi hoa lên. Cứ như thế, thời gian khoảng hút xong nửa điếu thuốc, từ hai màng mỏng ở mồm con lươn bỗng phát ra hai âm thanh nhỏ nhưng khô khốc, ngay lập tức chúng bị vỡ tan. Những mảnh vụn của hai chiếc màng nhẹ nhàng trôi đi theo dòng nước, và cũng ngay lúc ấy, đàn lươn kết thành chiếc bảo tháp cũng tản dần ra, con lươn nhỏ trên đỉnh tháp điên cuồng lao theo đớp những mảnh vụn của chiếc màng như thể thông qua phương thức này mà truyền thừa y bát của tổ tông.
Con lươn già vừa nhả hai chiếc màng mỏng lúc này đã lật bụng lên trên và nằm trên lớp phù sa dưới đáy dòng sông, cả đàn lươn đang bơi chung quanh như một vòng sáng màu bạc - một vòng tròn của lươn - vây lấy con lươn vừa chết và con lươn nhỏ trên đỉnh tháp lúc nãy vào giữa. Con lươn nhỏ tham lam nuốt lấy nuốt để những mảnh vụn của chiếc màng, sau đó thì bắt đầu dùng mồm mổ vào bụng con lươn chết.Rõ ràng đây là một ám hiệu, bởi nó chỉ mổ có vài lần rồi bơi tránh ra chỗ khác để cho cả đàn lươn lao tới. Xác con lươn bị xô đẩy, cấu xé cứ nhồi lên lặn xuống, lăn qua trở lại, phù sa màu vàng cuộn lên dưới đáy sông. Trong khi tranh ăn, đàn lươn kêu lên rin rít, tiếng kêu vọt lên khỏi mặt nước và tản mát trong làn không khí đùng đục trên sông và chỉ trong chớp mắt, con lươn to bằng bắp tay chỉ còn lại một bộ xương trắng hếu. Sau khi thanh toán xong thịt của thủ lĩnh, đàn lươn lại sắp thành đội ngũ chỉnh tề tiền hô hậu ủng đưa con lươn nhỏ lao đi. Cũng lúc đó, người đàn ông mặc đồ thiếu sinh quân rơi từ trên cầu đá xuống sông lúc nãy lại xuât hiện và đang men theo đáy sông trôi dần đến khoảnh sông mênh mông trước mặt cây liễu. Mặt anh ta hướng lên trên, chiếc quần quân phục vén lên cao đến tận háng để lộ đôi chân đầy lông lá đen sì. Giày anh ta đã bị tuột mất, hai bàn chân bị ngâm trong nước đến trắng bệch cứ như muốn nổi lên trên mặt nước, trông rất thô thiển lại vừa tức cười. Chiếc áo quân phục cùng màu với những loài thực vật dưới đáy sông lúc thì cuộn lại, lúc thì mở ra. Khi chiếc áo cuộn lại, tôi nhìn thấy trên bụng anh ta có một vết sẹo tròn tròn, rõ ràng là do bị đạn bắn, chẳng khác nào vết sẹo trên bụng tôi. Số tôi cũng khá may mắn, chỉ trúng đạn của súng tiểu liên mà không phải đạn đại liên hay đạn cao xạ. Ruột tôi đổ ra ngoài cả thước, tôi nhét vào rồi dùng tay bịt lại, nhưng như một con lươn trơn nhẫy, chúng cứ trào ra ngoài theo các kẽ tay, lại nhét vào và cố bò lên đỉnh núi. Tôi nghĩ mình sắp chết trong mơ mơ hồ hồ, tôi trông thấy Tiền Anh Hào, La Nhi Hổ đang đứng trước mặt vẫy gọi tôi rối rít. Tôi nghĩ mình sẽ đến với họ, nhưng lúc ấy cậu y tá đã cõng tôi chạy. Mạng tôi lớn nên không chết. Mặt anh ta trắng nhợt, mấy cọng rong rêu màu xanh dính trên mái tóc bờm xờm. Anh ta đang trôi đến trước cây liễu, đôi mắt mở trừng trừng. Trong làn nước nhờ nhờ, tôi nhìn anh ta mà có cảm giác đang nhìn chính mình trong một tấm gương.
Đàn cá nhiều loại và nhiều màu sắc đang len lỏi giữa những lùm hòe đột nhiên như nổi cơn điên, há mồm thật to và đồng loạt lao vào anh ta. Một con cá thật to giương đôi mắt đỏ ngầu với hàm răng sắc như răng chó đớp một miếng đã cắn sứt mũi anh ta. Tôi cảm thấy cánh mũi mình đau nhói. Tất cả đều trở nên mơ hồ trước mắt tôi, kể cả đàn cá với những đôi mắt đỏ, kể cả làn nước bị đàn cá quậy phù sa làm cho đục ngầu lên.
- Triệu Kim, Triệu Kim! Tiếng Tiền Anh Hào văng vẳng bên tai - Cậu say rồi à?
Tôi sờ cánh mũi vẫn còn đau nhức của mình, nói:
- Tớ không say! Nửa chai Mao Đài làm sao quật ngã được tớ. Tớ đã từng uống hết một chai rượu trắng Địa Lôi, nồng độ cao hơn rượu Mao Đài nhiều, nhưng tớ có say đâu.
Tiền Anh Hào cười tinh quái:
- Không say là tốt rồi. Đừng quên là chúng ta đang câu cá.
Tôi ngắm nhìn chiếc cần câu sáng loáng và chiếc phao trên mặt nước. Nó đang đứng yên, chứng tỏ chẳng có con cá nào cắn câu. Hơi nước trên mặt sông trở nên đậm đặc hơn, con chim hải âu vẫn bay là là trên mặt nước, liệng qua liệng lại không hề biết mệt mỏi. Lâu lắm rồi mà vẫn không thấy tăm dạng con cá nào, cho dù là một con cá nhỏ như lá lúa.
- Con sông này chắc chắn là không có cá rồi - Tôi nói.
- Yên tâm đi, có nước là có cá. Trong muôn ngàn tấm lưới trên sông, tấm nào cũng có cá - Cậu ta nói với giọng tin tưởng.
- Thế tại sao lâu lắm rồi mà cá lại không cắn câu?
- Kìa! Không phải là đã cắn câu rồi đấy à?
Tôi từ từ nhấc chiếc cần câu lên, sợi dây câu căng như dây đàn chậm chậm rời khỏi mặt nước. Một con ba ba bằng bàn tay treo ở đầu dây câu đang quẫy đạp bốn chiếc chân nhỏ trong không trung trông thật tức cười.
- Câu cá mà lại được ba ba, cát hung thế nào? - Tôi hỏi.
Tiền Anh Hào gỡ con ba ba ra khỏi lưỡi câu, rút một sợi dây từ đôi giày Giải phóng của cậu ta buộc vào một chân con ba ba rồi treo lên cành cây, nói:
- Đại cát đại lợi! Đại cát đại lợi! Cậu có biết con vật này bán được bao nhiêu tiền không?
- Nghe nói là rất đắt, nói chung là người bình thường không thể ăn nổi thịt ba ba.
- Quách Kim Khố bảo rằng, một con ba ba to bằng miệng bát phải đến ba trăm đồng đấy.
- Thằng này mấy ngày nay ngày nào cũng đến đây, sáng sớm hôm nay còn cắp theo cả một chiếc cần câu, bắt một con nhái làm mồi để câu một con ba ba cho vợ chữa bệnh.
- Có câu được không?
- Được cái cục cứt! Câu ba ba không phải là nghề của cậu ta. Mồi để câu ba ba phải là loại nhái yến lưng xanh bụng đỏ. Cậu ta không biết điều này, nhái bén làm sao câu được ba ba, ba ba câu cậu ta thì có!
- Nhái yến như thế nào, tớ chưa hề trông thấy.
- Tớ cũng chưa thấy bao giờ - Tiền Anh Hào nói - Bố tớ nói là loại này sông ở trong những hốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tớ nghĩ chắc nó là một loại nhái sống trên cây. Tìm được nhái yến thì không còn lo là câu không được ba ba nữa.
- Chúng ta đâu có nhái yến nhưng vẫn câu được ba ba đấy thôi?
- Một là do chúng ta may mắn, - Cậu ta cười. - Hai là con ba ba này quá xui xẻo.
- Quách Kim Khố vẫn cứ như xưa chứ?
- Không! Bắt đầu từ năm ngoái đã thay đổi nhiều rôi, áo mũ bảnh chọe lắm - Đưa tay chỉ một người đang đi trên con đường lầy lội dẫn đến trụ sở thôn, cậu ta nói tiếp - Cậu xem, cậu ta đã đến rồi đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ma Chiến Hữu
Mạc Ngôn
Ma Chiến Hữu - Mạc Ngôn
https://isach.info/story.php?story=ma_chien_huu__mac_ngon