Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10
B
oston; Masachusetts.
Ngày 7 tháng 8
Ông H.N. Tomaselli,
Quản trị viên,
Bệnh viện Three Counties
Burlington, Pennsylvania.
Kính thưa ông Tomaselli,
Từ hôm viếng thăm thành phố Burlington cách đây một tuần, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc tham gia vào khoa xét nghiệm của bệnh viện Three Counties.
Thư này nhằm báo cho ông rõ: vì những suy nghĩ và tình cảm ông dành cho tôi trước sau vẫn không hề thay đổi, tôi quyết định nhận lời theo những điều kiện mà chúng ta đã cùng nhau bàn bạc.
Ông đã tỏ ý mong muốn người đến nhận nhiệm sở bắt tay vào việc càng sớm càng tốt. Hiện không có gì ngăn trở, nên sau khi thu xếp một vài chuyện lặt vặt tôi có thể đến Burlington ngay để bắt đầu công việc vào ngày 15 tháng 8, nghĩa là đúng một tuần lễ nữa. Tôi thiết tưởng việc sắp xếp như thế là thuận tiện.
Bác sĩ O'Donnell cho biết có mấy căn hộ cá nhân sắp được hoàn tất và ở rất gần bệnh viện.. Xin ông vui lòng cho biết thêm một số chi tiết về vấn đề này. Đồng thời cũng xin ông giúp đăng ký chỗ ở cho tôi tại một khách sạn trong thành phố, ghi ngày đến là 14 tháng 8.
Về công tác sắp tới của tôi tại bệnh viện, có một điểm tôi cảm thấy chúng ta chưa làm sáng tỏ hoàn toàn. Tôi xin được nêu ra ở đây để mong ông trao đổi với bác sĩ Pearson trước khi tôi đến trình diện.
Tôi cảm thấy thuận lợi cho bệnh viện và cho bản thân tôi nếu như quý ông xác định rõ ràng một số khu vực trách nhiệm trong đó tôi được tự do tới một mức độ hợp lý nào đó để trong coi công việc hàng ngày cũng như thực hiện những thay đổi về tổ chức và nghiệp vụ vốn luôn luôn là điều cần thiết.
Nguyện vọng của tôi ở khoa xét nghiệm là được trực tiếp chịu trách nhiệm các lĩnh vực huyết thanh học, huyết học, hóa sinh học và tất nhiên cũng phụ giúp bác sĩ Pearson về mặt giải phẫu bệnh học cùng các công việc khác mỗi khi bác sĩ xét thấy là phù hợp.
Như đã thưa ở trên, tôi nêu điều ấy ra với hy vọng ông cùng bác sĩ Pearson sẽ cứu xét trước ngày 15 tháng 8. Xin ông an tâm cho lúc nào tôi cũng tích cực công tác với bác sĩ Pearson và phục vụ bệnh viện Three Counties với hết khả năng của tôi.
Kính chào.
David Coleman, bác sĩ.
Coleman đọc kỹ lại bức thư được đánh máy cẩn thận một lần nữa, bỏ vào phong bì rồi đáp kín. Quay lại với chiếc máy đánh chữ loại xách tay anh gõ thêm một bức tương tự, nhưng ngắn hơn một chút, để gởi cho bác sĩ Pearson.
o O o
David Coleman rời căn hộ thuê theo hợp đồng mấy tháng ở Boston, và đi bộ đến chỗ đặt hộp thư. Nhớ lại những lời lẽ trong hai bức thư, anh vẫn không hiểu được tại sao mình đã chọn bệnh viện Three Counties thay vì nhiệm sở khác mở rộng cửa cho anh trong mấy tuần qua. So với các bệnh viện khác, mức lương của Three Counties chỉ vào khoản trung bình. Và tên tuổi Three Counties chưa phải là đáng kể. Trong số những cơ sở y khoa mời anh đến làm việc có hai chỗ “nổi tiếng” quốc tế. Three Counties chẳng được mấy ai ở ngoài khu vực biết đến. Vậy thì tại sao? Phải chăng là vì anh sợ mất hút, bị nuốt chửng trong những cơ sở bề thế? Không, thành tích đã chứng tỏ anh đủ khả năng đứng vững ở những nơi ấy. Phải chăng là vì vào một bệnh viện nhỏ bé anh sẽ được thong thả để nghiên cứu nhiều hơn? Đúng là anh rất ham nghiên cứu, nhưng nếu coi đó là điều quan trọng nhất hẳn anh đã chọn một viện nghiên cứu có tên trong bảng nhiệm sở dành cho anh.
Hay là anh chọn Three Counties vì đây là nơi đầy thử thách? Có thể lắm. Khoa Xét nghiệm của bệnh viện Three Counties có bao điều rối rắm, anh đã nhìn thấy rõ sự thể này chỉ trong hai ngày tham quan ngắn ngủi vào tuần trước, ngay sau khi nhận được điện thoại của ông quản trị mời anh đến khảo sát tình hình bệnh viện. Xem chừng làm việc với bác sĩ Pearson sẽ không phải là điều dễ dàng. Anh cảm thấy được sự bất mãn nơi vị bác sĩ già lúc hai người gặp nhau. Nghe anh dọ hỏi, chính ông quản trị cũng thừa nhận rằng bác sĩ Pearson nổi tiếng là người khó tính.
Té ra sự thử thách là lý do khiến anh chọn bệnh viện Three Counties? Có phái thế không? Hay còn điều gì khác nữa? Hay bởi vì... anh muốn khắc chế bản thân? Lẽ nào vẫn còn quanh quất đâu đây cái hồn ma cũ đã từng ám ảnh anh biết bao năm tháng?
Nhìn vào tính cách của mình, David Coleman từ lâu đã ngỡ rằng lòng kiêu ngạo là cái mạnh nhất. Đó là khuyết điểm mà anh sợ hãi và gớm ghiếc nhất. Theo nhận định riêng của anh, từ trước đến nay anh chưa bao giờ chiến thắng được tính kiêu ngạo. Anh hất hủi và xua đuổi, nhưng nó cứ trở lại luôn - xem ra rất mạnh mẽ và không một chút sứt mẻ. Tính kiêu ngạo của anh xuất phát chủ yếu từ ý thức về khả năng trí tuệ siêu việt. Tiếp xúc với mọi người, anh thường cảm thấy mình vượt xa họ về mặt trí tuệ. Tất cả những gì anh đã làm trong cuộc đời từ trước đến nay đã chứng minh điều ấy là đúng.
Hồi tưởng về những ngày xa xưa nhất còn nhớ được, David Coleman thấy hoa trái trí thức rơi vào tay anh rất dễ đàng. Việc học tập chỉ đơn giản như là hít thở. Ở bậc phổ thông cũng như khi vào cao đẳng và đại học y khoa, anh luôn luôn bay vút lên cao, vượt trên đầu tất cả mọi người và đoạt lấy những vinh dự cao quý nhất, như là điều đương nhiên phải xẩy ra. Anh có một bộ óc biết tiếp thu, phân tích và nắm vững vấn đề, một bộ óc đầy kiêu ngạo. Anh đã nhìn ra chất kiêu ngạo từ những năm đầu tiên ở bậc trung học. Như tất cả những kẻ có tư chất thông minh thiên phú, anh được các bạn đồng liêu kính nể xen lẫn một chút nghi ngờ. Và rồi, khi thấy anh không hề muốn che dấu vẻ dương dương tự đắc của kẻ siêu phàm, họ đã chuyển nghi ngờ sang ác cảm và rốt cuộc là thù ghét. Anh đã cảm thấy được điều ấy nhưng không quan tâm chút nào. Cho đến một ngày kia, thầy hiệu trưởng, một học giả xuất sắc, một con người am hiểu sự đời- gọi riêng anh đến một nơi kín đáo để nói chuyện. Cho đến ngày nay anh còn nhớ rõ lời thầy dạy bảo.
- Thầy định nói điều này với con vì thấy con đã đủ khôn lớn để lắng nghe. Ở đây giữa bốn bức tường, ngoài thầy ra, con chẳng có được một người bạn nào hết.
Thoạt nghe anh không tin. Nhưng sau đó, vốn là người hết sức trung thực, anh thầm nhìn nhận điều ấy là đúng.
Thầy hiệu trưởng nói tiếp:
- Con là một học sinh thông minh. Con biết điều ấy và không thể không biết được. Tương lai rộng mở trước mặt con, con thừa sức để chọn lựa bất cứ con đường nào. Coleman ơi, con có một bộ óc nổi vượt, có thể nói là độc đáo theo kinh nghiệm của thầy. Nhưng thày bảo cho con biết: muốn sống được với mọi người có lúc con phải tỏ ra ít trội vượt hơn.
Quả là những lời táo bạo gửi đến một người trẻ dại và nhạy cảm. Nhưng thần hiệu trưởng đã không đánh giá thấp cậu học trò của mình. Coleman mang lời khuyên ấy ra đi; nghiền ngẫm, phân tích và tiếp đến chỗ khinh ghét bản thân.
Từ hôm đó anh gắng công nhiều hơn để ép mình vào một chương trình khắc chế bản thân. Anh khởi đầu bằng các hoạt động thể thao. Không rõ từ khi nào, anh vốn khinh ghét tất cả các môn chơi. Ở trường, anh không bao giờ tham gia thi đấu và quan niệm rằng chỉ những cô cậu ngốc nghếch mới đi xem các cuộc vui thể thao và reo hò ầm ĩ.
Nhưng nay anh bắt đầu luyện tập - mùa đông bóng đá, mùa hè dã cầu. Cố gắng trấn áp những quan niệm cũ, dần dần anh đã trở thành vận động viên lành nghề. Lên bậc cao đẳng, anh có chân trong những đội tuyển số một của trường. Khi không tham gia thi đấu, anh làm ủng hộ nên có mặt ở mọi trận tranh tài và cũng reo hò ầm ĩ như ai.
Thế nhưng, anh chơi thể thao mà vẫn thấy lòng dửng dưng với nó, tuy tâm trạng ấy anh không để lộ ra ngoài.
Anh reo hò mà vẫn thấy lòng áy náy mơ hồ như mình đang làm chuyện trẻ con. Từ điều này anh ngẫm ra rằng tuy anh đã hạ bệ tính kiêu ngạo nhưng chưa diệt được nó.
Cách giao tiếp của anh cũng thay đổi nhiều. Trước kia, mỗi khi gặp ai kém cỏi hơn mình, anh chẳng hề che dấu vẻ coi thường. Nay theo kế hoạch mới, anh ép mình ra khỏi lề lối cũ để đối xử thân ái với những người như thế. Kết quả là trong trường cao đẳng anh nổi tiếng như một nhà thông thái gần gũi với cuộc đời. Sinh viên gặp khó khăn về bài vở thường nói với nhau: Bọn mình hỏi David Coleman xem. Có cậu ấy là xong ngay. Và đúng là như thế. Xét theo lẽ thường, cách sống ấy phải đưa anh đến chỗ thương người hơn, thời gian và kinh nghiệm phải giúp anh biết thông cảm hơn với những ké không tài giỏi như mình.
Thế nhưng anh vẫn chưa thấy được điều ấy. Thâm tâm anh vẫn còn nguyên niềm khinh ghét cũ đối với sự dốt nát. Anh cố che dấu, ra sức trấn áp bằng kỷ luật sắt và hành động thiết thực, nhưng niềm khinh ghét ấy không chịu ra đi. Anh vào nghề thuốc một phần vì người cha quá cố của anh là bác sĩ, phần khác vì anh ham thích y khoa. Nhưng khi vào chuyên khoa, anh đã chọn bệnh lý học vì người ta thường coi đấy là chuyên khoa mờ nhạt nhất. Sự chọn lựa này cung nằm trong chương trình triệt tiêu tính kiêu ngạo.
Một khoảng thời gian nào đó anh tưởng mình đã thành công. Bệnh lý học là chuyên khoa rất lẻ loi, không có những sôi động và dồn ép do việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Nhưng sau này, khi hứng thú và sự hiểu biết tăng lên, anh lại thấy lòng mình khinh ghét những người ít hiểu biết hơn anh trước những huyền nhiệm được mạc khải trong kính hiển vi cực mạnh. Tuy nhiên, niềm khinh ghét ấy cũng đã giảm nhẹ đi phần nào vì tất nhiên trong ngành y, anh có gặp những bộ óc chằng kém gì mình. Mãi về sau này anh mới thấy lòng mình thanh thản và có thể nới rộng phần nào cái hàng rào kỷ luật sắt mà anh đã tự dựng lên quanh bản thân thình. Anh vẫn gặp những người mà anh coi là ngu ngốc - ngay cả trong ngành y vẫn có hạng người này. Nhưng anh không bao giờ để lộ ra ý nghĩ của anh đối với họ và đối lúc anh nhận thấy tiếp xúc với họ không còn làm cho anh khó chịu như trước nữa. Lắng nghe niềm thanh thản của tâm hồn, anh bắt đầu tự hỏi phải chăng rốt cuộc anh đánh gục được kẻ thù xưa. Tuy vậy, anh vẫn luôn luôn cảnh giác. Một chương trình tu dưỡng bản thân đã kéo dài suốt mười lăm năm không dễ gì rũ bỏ được ngay. Nhiều lúc anh không hiểu được động cơ của mình là do sự lựa chọn thuần túy hay do thói quen trường kỳ bấy lâu. Anh đã tự tra vấn mình như thế khi đưa tay chọn bệnh viện Three Counties làm nhiệm sở. Phải chăng vì nó hợp lý tình, một bệnh viện cỡ trung, hạng nhì và không tiếng tăm? Hay vì tiềm thức xa xưa mách bảo anh rằng bệnh viện này là nơi mà lòng kiêu ngạo của anh sẽ phải oằn oại nhiều nhất?
Gởi xong hai lá thư, anh biết những câu hỏi ấy chỉ có thời gian mới trả lời được.
o O o
Trên tầng lầu thứ bảy của khu Chuyên trị nằm ở Trung tâm thành phố Burlington, Elizabeth Alexander đang mặc lại y phục trong phòng khám của bác sĩ Dornberger. Nửa giờ qua bác sĩ đã khám thai cho cô và lúc này ông đã trở lai bàn giấy. Qua cánh cửa khép hờ cô nghe ông nói....
Mrs Alexander, chừng nào xong mời bà ra đây ngồi.
Kéo áo lót xuống qua đầu, cô vui vẻ đáp:
- Thưa bác sĩ, tôi xong ngay đây.
Ngồi ở bàn làm việc, Dornberger mỉm cười. Ông thích đón tiếp những sản phụ cưng mến bào thai của mình như cô Elizabeth đây. Cô sẽ là một người hiền mẫu ân cần, ông nghĩ thầm. Cô trông rất quyến rũ: tuy không xinh đẹp theo nghĩa truyền thống nhưng được bù đắp bằng một tính cách linh hoạt. Bác sĩ nhìn lướt qua các chi tiết mà ông đã ghi trước vào phiếu. Cô ấy hai mươi ba tuổi. Dạo còn trẻ, ông luôn ý tứ sắp xếp một nữ y tá có mặt trong lúc ông khám bệnh phụ nữ. Nghe nói có những bác sĩ không để ý đến điều này thành thử sau đó đã bị các bà các cô khó tính gán buộc cho lắm thứ tội kỳ cục. Nay thì ông không phải lo ngại gì nữa. Ít ra đó cũng là một điều thuận lợi của tuổi già.
Ông nói to:
- Thế nào rồi bà cũng sinh cháu bình thường, khỏe mạnh. Tôi không thấy gì trở ngại.
- Bác sĩ Crossan cũng nói như vậy.- Xiết chặt giải thắt lưng của chiếc áo dài mùa hè có vân hoa xanh, Elizabeth bước ra từ gian phòng sát bên. Cô ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh bàn. Bác sĩ Dornberger xem lại phiếu ghi một lần nữa.
- Đó là bác sĩ của bà ở Chicago phải không?
- Vâng.
- Ông ta đỡ con đầu của bà?
- Vâng.- Elizabeth mở ví lấy ra một mảnh giấy - tôi có địa chỉ của ông ấy đây.
- Cám ơn. Tôi sẽ viết thư cho ông ấy để xin bệnh án của bà. Bác sĩ kẹp mảnh giấy vào phiếu ghi rồi nói giọng thản nhiên:
- Mrs. Alexander, con đầu của bà chết là vì sao vậy nhỉ?
- Viêm phế quản. Lúc ấy cháu mới được một tháng - Elizabeth cũng thản nhiên đáp lời. Mới năm ngoái đây thôi, mỗi lần nhắc đến chuyện này cô thấy như nghẹn giọng và phải cố kìm nước mắt. Nay cô sắp có cháu bé mới, sự mất mát xem ra dễ chịu đựng hơn. Lần này cháu bé phải sống - cô quyết như vậy rồi.
- Việc sinh nở bình thường chứ? – Dornberger hỏi.
- Vâng.
Bác sĩ Dornberger quay hai với tấm phiếu ghi. Để xóa tan nỗi buồn có thể bị gợi lên vì những câu hỏi ấy, ông đổi sang giọng trò chuyện:
- Tôi hiểu là bà mới tới Burlington.
- Thưa đúng vậy - Elizabeth vui vẻ đáp - chồng tôi làm việc tại bệnh viện Three Counties.
- Phải, bác sĩ Pearson có cho tôi biết điều ấy - Tay vẫn tiếp tục ghi chép, ông hỏi:
- Chồng bà thấy chỗ đó thế nào?
Elizabeth ngẫm nghĩ:
- John không nói nhiều, nhưng có lẽ anh ấy thích lắm. Anh ấy rất say mê công việc của mình.
Dornberger thấm những dòng chữ mới viết.
- Được như thế thì hay lắm. Nhất là trong ngành xét nghiệm bệnh học - ông nhìn lên, mỉm cười: - Mọi ngành khác điều lệ thuộc rất nhiều vào công việc của phòng xét nghiệm.
Cuộc trò chuyện tạm ngưng khi bác sĩ phụ sản thò tay vào ngăn kéo bàn giấy lấy ra một xấp mẫu đơn.
- Nói đến phòng xét nghiệm mới nhớ, chúng tôi cần cho bà đi thử máu.
Trong lúc bác sĩ hí hoáy điền vào tờ mẫu đơn ở trên cùng, Elizabeth nói:
- Xin thưa với bác sĩ, tôi Rh âm tính, còn chồng tôi Rh dương tính.
Bác sĩ bật cười:
- Lẽ ra tôi không được quên bà là vợ của một chuyên viên công nghệ y học. Phải kiểm tra toàn diện mới được - ông trao tờ mẫu đơn cho Elizabeth:
- Lúc nào tiện bà đem cái này đến khu ngoại trú của bệnh viện Three Counties.
- Cám ơn bác sĩ - Cô gấp tờ giấy lại và cất vào ví.
Dornberger ngập ngừng chưa muốn kết thúc cuộc hội kiến. Như hầu hết các y sĩ khác, ông biết bệnh nhân thường có những ý nghĩ sai lầm hoặc không đầy đủ về các vấn đề y học. Mỗi khi thấy có hiện tượng ấy, ông thường chịu khó dẫn giải thêm cho họ, cho dù có phải mất đôi chút thì giờ. Cô gái này đã mất đứa con đầu lòng, vì thế lần mang thai thứ hai này có tầm quan trọng gấp đôi đối với cô ta. Trách nhiệm của bác sĩ là giúp cho cô ta thoát khỏi mọi nỗi lo âu.
Cô đã nhắc đến các yếu tố Rh, tất nhiên cô có bận tâm về vấn đề này. Bác sĩ nghi ngờ chưa chắc cô đã hiểu rõ được ngọn ngành. Ông quyết định giúp cho cô được an tâm.
- Mrs. Alexander - ông nói - Tôi muốn bà hiểu rõ cho điều này, mặc dù bà và ông nhà có yếu tố Rh khác nhau, không nhất thiết sẽ có vấn đề đối với cháu bé. Bà hiểu chứ?
- Dạ hiểu, thưa bác sĩ.
Ông biết mình đã đoán trúng. Giọng nói của cô lộ rõ vẻ nghi ngờ. Ông kiên nhẫn hỏi:
- Bà có hiểu ý nghĩa chính xác của những thuật ngữ “Rh dương tính” và “Rh âm tính” hay không?
Cô gái ngập ngừng:
- Có lẽ là không. Không chính xác lắm.
Ông đã ngờ trước được điều này. Sau khi suy nghĩ một chút, ông nói:
- Tôi xin trình bày một cách hết sức đơn giản. Trong máu của mỗi người chúng ta đều có những yếu tố nhất định, nói “yếu tố” hay “thành phần” thì cũng như nhau cả thôi.
Elizabeth gật đầu:
- Tôi hiểu.
Cô thấy mình đang tập trung tư tưởng để tiếp thu lời dẫn giải của bác sĩ Dornberger. Trong khoảnh khác, cô bâng khuâng nhớ lại những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Dạo ấy cô luôn luôn tự hào về sự hiểu biết nhặm lẹ và sức tập trung tư tưởng cao độ của mình - cô tiếp thu các sự kiện một cách nhanh chóng bằng cách loại bỏ những điều dư thừa ra khỏi ý thức. Nhờ vậy, cô được tiếng là một trong những học sinh thông minh trỗi vượt. Lúc này cô tò mò muốn biết khả năng xưa cũ ấy có còn chăng.
- Dornberger nói tiếp:
- Về các yếu tố máu, không ai giống ai. Cho đến nay y học đã biết được bốn mươi chín yếu tố. Hầu hết mọi người chẳng hạn như bà và tôi đây có từ mười lăm đến hai mươi yếu tố trong dòng máu.
Bộ não của Elizabeth khởi động: “click” - câu hỏi số một:
- Vì sao yếu tố máu của mỗi người một khác?
- Chủ yếu do di truyền, nhưng điều đó không quan trọng. Điều cần nhớ là các yếu tố có thể tương hợp hoặc tương kỵ với nhau.
- Nghĩa là...
- Nghĩa là khi ta trộn lẫn các yếu tố máu, một số sẽ vui vẻ kết hợp với nhau trong khi một số khác xông vào ẩu đả và nhất định không chịu đội trời chung. Chính vì thế mỗi khi truyền máu phải hết sức cẩn thận về mặt phân loại nhóm máu. Tiếp máu cho người nào thì phải chọn đúng loại máu của người ấy.
Elizabeth nhíu mày suy nghĩ:
- Như vậy chính các yếu tố tương kỵ làm khổ người ta có phải không ạ? Ý tôi muốn hỏi về chuyện sinh nở - Cô áp dụng lại công thức lớp học ngày xưa: tìm hiểu thấu đáo từng điểm trước khi sang điểm kế tiếp.
Dornberger đáp:
- Có khi có, nhưng thường là không. Lấy thí dụ như trường hợp của vợ chồng bà. Ông nhà Rh dương tính phải không?
- Dạ phải..
- Thế có nghĩa là trong máu của ông ấy có một yếu tố gọi là “D lớn”. Còn máu của bà thuộc loại Rh âm tính nên không có yếu tố D lớn này.
Elizabeth chậm rãi gật đầu. Bộ não của cô đang ghi nhận: Rh âm tính không D lớn. Cô dùng xảo thuật ngày xưa làm ngay một bài giúp trí nhớ:
Nếu máu mang dấu trừ, xin giã từ D lớn.
Thấy bác sĩ đang chăm chú nhìn mình, cô nói:
- Bác sĩ nói hay quá, chưa có ai cắt nghĩa được như thế.
- Tốt lắm. Bây giờ nói chuyện về cháu bé, ông chỉ tay vào bụng cô - Chưa biết cu Tý thuộc loại Rh âm tính hay dương tính. Nói cách khác, chưa biết có D lớn hay không.
Elizabeth bỗng quen ngay trò chơi trí tuệ mà cô đang theo đuổi. Cô hỏi giọng lo lắng:
- Lỡ ra mà có thì sao? máu của cháu sẽ tương kỵ với máu của tôi sao?
Dornberger bình tĩnh trả lời:
- Khả năng ấy luôn luôn có thế xảy ra - ông mỉm cười; Cô nghe cho kỹ nhé.
Elizabeth gật đầu, sức chú ý của cô bị phân tán trong khoảnh khắc nhưng đã tập trung lại được ngay.
Bác sĩ cân nhắc từng chữ.
- Máu của thai nhi luôn luôn ngăn cách với máu của người mẹ. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai thường có một lượng máu rất nhỏ của thai nhi lọt vào máu của người mẹ. Bà hiểu kịp chứ?
Elizabeth gật đầu:
- Vâng.
- Tốt lắm. Nếu người mẹ Rh âm tính và thai nhi Rh dương tính, rất có thể ông bạn “D lớn” lọt vào được dòng máu của người mẹ nhưng không được đón tiếp. Hiểu không?
- Vâng.
- Dornberger chậm rãi:
- Khi ấy máu của người mẹ thường sản xuất ra các kháng thể, các kháng thể lấn công và tiêu diệt “D lớn”.
Elizabeth bối rối:
- Vấn đề nằm ở chỗ nào?
- Không có vấn đề gì về phía người mẹ. Vấn đề nếu có là có vào lúc các kháng thể kháng D vượt qua hàng rào nhau thai và thâm nhập vào máu của thai nhi. Bà biết đấy, mặc dù máu của người mẹ và máu của thai nhi không giao lưu với nhau nhưng các kháng thể vẫn có thể ngang nhiên vượt rào.
- Tôi hiểu rồi - Elizabeth nói chậm rãi - Nghĩa là các kháng thể bắt đầu tấn công và tiêu diệt máu của thai nhi.
Dornberger nhìn cô bằng ánh mắt khen ngợi. Cô gái này thông minh lắm, ông nghĩ thầm. Cô không bỏ sót một chi tiết nào. Ông nói lớn:
- Các kháng thể có thể hủy hoại một phần hoặc toàn bộ lượng máu của thai nhi. Tình trạng này tiếng chuyên môn của y học gọi là “loạn nguyên hồng cầu sơ sinh” ([20]).
- Làm thế nào chặn đứng được tình trạng này?
- Đã xảy ra thì không thể nào chặn đứng được. Nhưng vẫn có cách cứu vãn. Trước hết, nhờ thử nghiệm cảm ứng máu ta kịp thời phát hiện các kháng thể trong máu của người mẹ ngay khi chúng vừa xuất hiện. Thử nghiệm này được thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai.
- Người ta thử nghiệm như thế nào?
- Bà đúng là người có nhiều thắc mắc - Bác sĩ phụ sản mỉm cười -Tôi không thể nói với bà về qui trình phòng xét nghiệm. Chồng bà am hiểu vấn đề này hơn tôi.
- Còn biện pháp gì nữa không? Về phía thai nhi ấy mà.
Bác sĩ ung dung đáp:
- Điều quan trọng nhất là truyền thay máu cho thai nhi ngay sau khi lọt lòng. Thường là thành công.
Ông cố ý tránh không nói đến nguy cơ đứa trẻ bị chết trước khi sinh hoặc y sĩ phải mổ lấy thai sớm trước nhiều tuần lễ để tạo thêm cơ may sống còn.
Nhận thấy cuộc nói chuyện đã tạm đủ. Ông quyết định tóm lược lại:
- Mrs..Alexander, tôi nói ra tất cả những điều ấy vì biết bà băn khoăn về chuyện Rh. Hơn nữa bà rất thông minh và tôi thấy bà nên biết tất cả sự thật hơn là chỉ một đôi phần.
Nghe bác sĩ nói thế Elizabeth mỉm cười. Cô đoán chừng hẳn là mình thông minh thật. Rốt cuộc cô đã chứng minh được rằng khả năng tiếp thu và ghi nhớ của một thời cắp sách đến trường vẫn chưa bị mất đi. Cô thầm nói với chính mình: Đừng có mà hí hửng. Chuyên đẻ đái chứ có phái bài thi cuối học kỳ đâu.
Bác sĩ Dornberger lại nói:
- Xin nhắc bà mấy điểm quan trọng - ông nghiêng mình về phía trước, vẻ mặt nghiêm trang - Điểm thứ nhất, rất có thể đứa trẻ bà sinh ra lần này cũng như những lần khác, không có Rh dương tính, nghĩa là không có vấn đề. Điểm thứ hai: cho dù cháu bé có Rh dương tính, chưa chắc bà sẽ bị cảm ứng. Điểm thứ ba: giả sử cháu bé có bị loạn nguyên hồng cầu đi nữa thì vẫn có nhiều khả năng điều trị thành công, ông nhìn thẳng vào mặt bà mẹ trẻ - Đó. Bà cảm thấy thế nào?
Elizabeth tươi tỉnh. Cô đã được đối xử như một người trưởng thành.
- Thưa bác sĩ Dornberger, ông thật tuyệt vời.
Lòng rộn lên một niềm vui sướng, bác sĩ Dornberger cầm lấy dọc tẩu và bắt đầu nhồi thuốc.
- Phải - ông nói - Đôi lúc tôi cũng cảm thấy như thế.
o O o
- Bác sĩ ơi, cho tôi nói chuyện một chút được không?
Lucy Grainger đang bước sang khoa Xét nghiệm thì chợt thấy bóng dáng nặng nề của bác sĩ Pearson nhô ra ngay trước mặt trên dãy hành lang của tầng chính. Nghe cô gọi, ông dừng lại.
- Có vấn đề hả Lucy?- Giọng nói của ông vẫn the thé và gắt gỏng như thường lệ, nhưng Lucy vui sướng nhận thấy trong đó cũng có ít nhiều thân mật. Cô hi vọng mình vẫn được miễn dịch đối với sự khó tính của ông.
- Đúng vậy, Joe. Tôi muốn nhờ ông xem qua một bệnh nhân.
Pearson đang bận châm một điếu xì-gà bất ly thân. Khi điếu thuốc bắt đầu cháy, ông ngắm nghía đốm lửa đỏ rồi nói:
- Chuyện gì thế?
Bệnh nhân là một cô y sinh của bệnh viện tên là Vivian Loburton, mười chín tuổi. Ông biết cô này chứ?
Pearson lắc đầu.
Lucy nói tiếp:
- Ca bệnh này tôi hơi lo. Rất có thể là u xương. Tôi định ngày mốt sẽ làm sinh thiết. Mô sẽ được chuyển xuống chỗ ông, tất nhiên, nhưng tôi muốn nhờ ông xem qua cô bé này một chút.
- Được. Cô ta đâu?
- Tôi đã cho nhập viện để theo dõi. Trên lầu hai. Ông đến ngay bây giờ được không...
Pearon gật đầu:
- Nên đi ngay.
Hai người bước về phía thang máy ở hành lang chính.
Lời thỉnh cầu của Lucy khuông phải là bất thường.
Trong những ca bệnh như thế này, khi mà nguy cơ ác tính có thể xuất hiện, y sĩ điều trị phải dựa vào lời chẩn đoán cuối cùng của nhà bệnh lý học. Khối u nào cũng có nhiều yếu tố - đôi khi mâu thuẫn nhau - để nhà bệnh lý học cân nhắc trong lúc chẩn đoán. Riêng khối u ở xương lại càng khó phán quyết hơn, điều này Lucy biết rõ. Do đó nên mời nhà bệnh lý học tham gia vào ca bệnh càng sớm càng tốt. Ông sẽ tìm hiểu bệnh nhân, trao đổi ý kiến về các hội chứng và lắng nghe các nhận xét của bác sĩ X-quang. Nhờ vậy sự chẩn đoán được thêm phần chính xác.
Bước vào thang máy, Pearson bỗng dừng lại, nhăn mặt và đưa tay ra sau lưng.
Lucy nhấn nút lên tầng lầu hai. Cửa thang máy tự động khép lại, cô hỏi:
- Ông bị đau lưng chăng?
- Thỉnh thoảng - ông gượng đứng thẳng lên - Có lẽ tại vì cắm cúi với kính hiển vi nhiều quá.
Lucy nhìn ông, vẻ ân cần:
- Ông lại phòng khám của tôi đi nhé. Tôi sẽ khám coi thế nào.
Pearson rít một hơi thuốc rồi nhoẻn miệng cười:
- Nói thật đấy, tôi không trả thù lao cho cô được đâu.
Thang máy mở ra. Hai người bước vào tầng lầu hai. Đang đi trên hành lang, Lucy nói:
- Với ông coi như tôi gởi vé mời riêng. Tôi không tính thù lao với các đồng nghiệp.
Ông liếc nhìn cô bằng ánh mắt vui vui:
- Vậy là cô không như bọn bác sĩ tâm phân học.
- Không, tôi khác- Cô bật cười - Nghe nói họ tính tiền cả những người cùng làm chung một phòng với họ.
- Đúng vậy.- Chẳng mấy khi cô thấy ông được thoải mái như lúc này - Họ bảo tiền bạc là một khâu trong quá trình điều trị.
- Tới rồi.
Lucy mở một cánh cửa, Pearson bước vào trước. Cô theo sau và quay lại khép cửa.
Căn phòng nhỏ, thuộc loạt bán tư, có hai bệnh nhân.
Lucy cất tiếng chào người phụ nữ nằm ở chiếc giường gần bên cửa ra vào rồi bước thẳng tới chiếc giường thứ hai.
Vivian đang đọc tập chí ngước nhìn lên.
- Vivian, đây là bác sĩ Pearson.
- Chào cô Vivian - Pearson lơ đãng vừa nói vừa cầm lấy bảng theo dõi từ tay Lucy.
- Xin chào bác sĩ -Vivian lễ phép đáp lại.
Vivian vẫn bối rối không hiểu vì sao mình phải vào đây.
Đã đành là đầu gối lại đau. Nhưng đâu đến nỗi phải nằm giường bệnh. Thế thì mặc kệ. Dù sao được miễn công việc, được nghỉ ngơi đọc sách để thay đổi không khí cũng là một cái thú. Mike cũng vừa gọi điện thoại đến đây. Anh có vẻ ân cần muốn biết chuyện gì đã xảy ra và hứa sẽ ghé thăm cô ngay khi xong công việc.
Lucy kéo tấm màn ngăn cách hai chiếc giường.
Pearon nói:
- Cho tôi xem cả hai đầu gối.
Vivian hất tấm mền sang một bên rồi vén gấu áo ngủ lên. Pearson đặt bảng theo dõi xuống và cúi mình xem xét.
Lucy chăm chú nhìn những ngón tay vừa ngắn vừa mập của nhà bệnh lý học đang di chuyển một cách thận trọng trên đôi chân. Cô nghĩ thầm: Sao mà lúc này ông dịu dàng quá, không thể ngờ được rằng ông luôn luôn khó khăn với tất cả mọi người.
Ngón tay ấn xuống một chỗ nào đó khiến Vivian nhăn mặt.
- Pearson nhìn lên:
- Chỗ này đau phải không?
Vivian gật đầu.
Hồ sơ của bác sĩ Grainger cho biết đầu gối cô bị va chạm cách đây khoảng năm tháng.
- Vâng, thưa bác sĩ- Vivian cố đưa ra dữ kiện chính xác. Thoạt tiên cháu không nhớ ra, nhưng sau nghĩ lại. Đầu gối này bị đập mạnh xuống đáy hồ bơi. Có lẽ cháu đã lặn sâu quá.
- Lúc ấy có đau nhiều không?
- Đau lắm. Sau này hết đau thì cháu cũng quên luôn. Mãi đến giờ...
- Được rồi, Vivian - ông ra hiệu cho Lucy cuốn màn lên.
- Lucy, có phim X-quang không?
- Có tất cả đây.
Cô đưa ra một chiếc phong bì lớn - Đã chụp hai bộ phim. Bộ thứ nhất không có gì lạ. Chúng tôi bèn giảm cường độ để xem các cơ. Rõ là ở xương có cái gì đó bất thường.
Vivian thích thú lắng nghe những lời trao đổi. Nàng cảm thấy mình quan trọng vì tất cả những lời ấy đều nói về nàng.
Pearson và Lucy đã bước đến bên cửa sổ. Nhà bệnh lý học đưa những bản phim X-quang ra ánh sáng. Tới bản phim thứ hai, Lucy chỉ tay vào:
- Đó ông thấy không?
Hai người cùng chăm chú quan sát.
- Có lẽ - Pearson lẩm bẩm rồi trả lại các bản phim. Bao giờ cũng thế, đối với các bản phim X-quang, ông luôn luôn có thái độ của một chuyên gia lần mờ, sờ sẫm trong địa hạt xa lạ của kẻ khác. Ông nói:
- Có những bóng mờ trên nền mờ. Khoa X-quang bảo sao?
- Bác sĩ Ralph Ben khẳng định có sự bất thường. Nhưng ông ta thấy chưa đủ dữ kiện để chẩn đoán. Ông cũng đồng ý với tôi là nên làm sinh thiết.
Pearson quay về phía giường bệnh:
- Vivian, cô có biết sinh thiết là gì không?
- Cháu chỉ có một chút khái niệm - Cô gái ngập ngừng - Nhưng không chắc lắm.
- Chưa học đến hả?
Nàng lắc đầu.
- Thế này nhé, bác sĩ Grainger sẽ lấy một chút mô ở đầu gối cô, ngay chỗ bị đau. Sau đó chuyển xuống cho tôi nghiên cứu.
- Xem cái đó... bác sĩ đoán bệnh được sao? Vivian hỏi.
- Thường là được - ông toan lui ra, nhưng nán lại - Cô chơi thể thao nhiều lắm phải không?
- Ồ, vâng ạ. Quần vợt, bơi lội và trượt tuyết. Cháu thích cả môn cưỡi ngựa nữa. Hồi còn ở Oregon cháu cưỡi ngựa rất thường.
- Oregon hả? - Ông nói giọng trầm ngâm rồi quay đi - Thôi được, Vivian, bữa nay như thế là đủ.
Lucy mỉm cười:
- Lát nữa chị lai vào với em.
Cô cảm lấy bảng theo dõi và tập phim X-quang rồi theo chân bác sĩ Pearson ra ngoài. Khi cánh cửa khép lại, lần đầu tiên Vivian thấy lạnh toát người vì sợ.
Ngoài hành lang, Lucy hỏi:
- Joe, ý kiến của ông thế nào?
- Chắc là u xương- Pearson nói chậm rãi, tư lự.
- Ác tính?
- Rất có thể.
Hai người bước tới thang máy và dừng lại. Lucy nói:
- Tất nhiên, nếu đó là khối u ác tính, tôi đành phải cưa cái chân đi.
Pearson khẽ gật đầu. Bỗng nhiên trông ông thật già nua.
- Phải - ông nói - Tôi cũng đang nghĩ tới điều ấy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
Arthur Hailey
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng - Arthur Hailey
https://isach.info/story.php?story=loi_chan_doan_cuoi_cung__arthur_hailey