Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lấp Lánh Mưa Bay
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11 -
T
ẹo cảm thấy uổng, khi lâu nay anh luôn e dè nhìn len lén ba của Bảo Hân. Ở ông ta toát ra một vẻ nghiêm nghị đáng kính trọng. Người ta đồn rằng ông từng du học ở Mỹ 5, 6 năm trời ròng rã, ông thừa biết Mỹ là thế nào rồi, nên ông nào có thèm nghĩ tới chuyện ra đi. Ông ở lại, bây giờ lên tới giám đốc nhưng vẫn đi làm bằng chiếc Cúp rẻ tiền... Sao vậy kìa, chả lẽ ông đã già, ông không khiến được trái tim yêu mãnh liệt của cô gái út, nên đành ngoảnh mặt làm ngơ hay sao?
Tẹo ngồi xuống bệ gạch xây vòng theo bồn hoa khuất sau hàng dương được tỉa thành hình chóp chạy dài thẳng tắp. Ngồi đây thỉnh thoảng anh vẫn ngắm được Bảo Hân mà không sợ cô phát hiện. Bao giờ cũng thế giữa đám đông xa lạ và đôi lúc giữa những người thân quen, Tẹo luôn chọn chỗ ngồi có một khoảng cách xa nhất và khó ai thấy anh nhất để quan sát, để ngắm nhìn. Chỉ như vậy anh mới yên tâm khi nghĩ rằng anh được tự do nhìn ngắm mà không phải bực dọc vì có ai đó muốn biết xem cái thằng ngợm kia nhìn gì. Anh không muốn người ta ghé mắt vào cái nhìn của riêng anh. Anh không muốn người ta đọc được sự suy nghĩ của anh...
Tiếng xe gắn máy ầm vang rồi ngừng ngay cửa lớp Hân. Gã chồng hờ của mụ Liễu xuất hiện, khỏe mạnh, đẹp trai tràn đầy sức sống. Tẹo thấy Bảo Hân ngước lên mỉm cười, gã ta cúi xuống, hai gương mặt sát vào nhau.
Tẹo nghe trái tim mình bị bóp thắt lại. Thay vì quay mặt đi, anh trợn trừng nhìn như muốn đối diện với nỗi tuyệt vọng kinh khiếp. Vẫn biết không đời nào Bảo Hân nghĩ tới mình, nhưng thà đừng làm khán giả duy nhất xem vở kịch tình câm lặng kia anh vẫn đỡ khổ hơn, anh vẫn có thể cho phép mình tưởng tượng những điều không khi nào là sự thật sẽ là sự thật để đỡ tủi thân.
Nhưng bây giờ thì không. Tẹo sẽ chả bao giờ can đảm để tưởng tượng nữa, anh đã thấy rồi cô gái anh từng ngưỡng vọng như thiên thần, từng yêu bằng cả con tim đau đang đắm say với nụ hôn của gã đàn ông chẳng ra gì.
Tẹo gục thõm đầu giữa hai gối, anh nép vào thân hình chóp của cây dương như sợ Hân và Thuấn nhìn thấy... Anh nhắm mắt lại nhưng vẫn nghe tiếng cười khe khẽ trong veo của Hân, rồi tiếng xe nổ máy...
Út Tẹo mở bừng mắt ra. Họ đã chở nhau đi rồi, vòng tay Hân ôm gã đàn ông âu yếm, tin tưởng, đầu cô ngả vào vai hắn tình tứ thương yêu. Trời ơi! Sao Tẹo không khóc được nhỉ? Ước chi anh hét lên một tiếng cho những âm thanh ứ nghẹn thổn thức được bật lên thành lời thì sướng biết mấy.
Anh bóp chặt ngực mình và biết những chiếc lá nhỏ như kim đâm vào da thịt nhợt nhạt. Vừa lúc đó Tẹo lại nghe tiếng thở dài thê thiết. Quay người sang, anh thấy Triều đứng tựa hàng cột dưới mái hiên trồng đầy hoa giấy đỏ. Lòng Tẹo nối tiếp một nỗi đau khó tả khi nghĩ rằng Triều đang chịu sự thống khổ gấp mấy lần anh, vì Triều xứng đáng được yêu mà cô gái ấy cũng không hề đoái hoài tới...
Giọng Triều riễu cợt vang lên:
- Chuyện thường ngày của những người yêu nhau, có gì lạ đâu, sao coi bộ cậu Út thẫn thờ vậy?
Tẹo không màng trả lời, anh bỗng oán hận tất cả mọi người. Thế gian này không ai hiểu anh đâu và anh cũng đừng trong mong ai hiểu mình, hãy sống cho trọn kiếp đọa đày.
Nhìn Tẹo rồi ngẫm lại mình, Triều cũng thấy lòng tràn đầy cay đắng. Cố giữ ra vẻ thản nhiên anh nói:
- Một tuần nữa tới đám hỏi của Bảo Hân rồi.
Út Tẹo thảng thốt:
- Thật không?
Triều lầm lì nhìn thềm đá phủ đầy hoa giấy đỏ, chẳng buồn trả lời Tẹo, vì bản thân anh cũng hy vọng đó không phải là sự thật.
- Rồi chừng nào cưới? Thằng cha này sẽ làm khổ cô ấy. Em dám qủa quyết như vậy.
- Nếu quả quyết được cái gì tốt thì hãy quả quyết. Đừng bao giờ làm cái xấu, xấu hơn nữa bằng một lời nói. Tẹo phải nhớ rằng hai người đó yêu nhau chớ không ai buộc ai. Đó là mối tình hai chiều tuyệt đẹp chớ không phải một chiều lẻ loi như... anh em mình.
- Nhưng em lo cho Bảo Hân. Con mẹ Liễu không vừa đâu, nếu biết thằng cha Thuấn đi hỏi vợ bảo đảm mụ me Mẽo ấy sẽ phá.
- Dựa trên cơ sở nào mà phá chứ?
- Trên cơ sở là cái gì em không biết; em chỉ biết một điều bà Liễu rất ham tiền, mê cờ bạc, bà sẽ lợi dụng tờ giấy hôn thú để bắt thằng cha Thuấn lòi tiền ra, nếu thằng chả không chịu, bảo đảm bà sẽ tìm tới phá Bảo Hân. Lúc đó thì tha hồ mà nhục!
- Anh nghĩ khi hai bên làm ăn với nhau, họ phải có giao kèo cụ thể chứ.
Út Tẹo trề môi ra vẻ hiểu đời hơn Triều:
- Xời! Giao kèo ăn thua gì với hạng vào tù ra khám thường xuyên như bà Liễu. Con bả, bả còn bắt rước khách đem tiền về cho bả đánh bài, nói chi dạng chồng như thằng cha Thuấn. Dạo này bà ta bán cái chòi lá và tới nhà chồng ở luôn rồi.
Triều trợn mắt:
- Trời đất! Tay Thuấn cũng hào phóng dữ chớ?
- Mốc xì! Thằng chả sợ bà Liễu trở quẻ trốn mất nên mới đưa bà về dinh chớ ở đó mà hào với phóng. Mụ Liễu về đó sẽ làm ăn với và già chồng.
Còn đang bất ngờ vì điều tiết lộ của Tẹo, thì Triều lại ngạc nhiên hơn khi nghe cậu ta thầm thì:
- Nghe đâu bà má của cha Thuấn chuyên môn tìm kiếm con lai để giới thiệu ăn huê hồng cho những người muốn đi bằng cách làm hôn thú.
- Phải không đó? Nói bậy đi!
- Chậc! Thì bà Liễu nói chớ ai. Mới hồi sáng ở quán cháo lòng của bà hai Ú, bả vừa ăn cháo, vừa chảnh chọe khoe đây. Bả cho biết giới bán bar, lấy Mỹ ở thành phố này có ai mà bả không rành. Bởi vậy bả sẽ đi tìm giới này để rủ rê, gạ gẫm bán con đi Mỹ. Anh biết hông, bả nói dắt mối kiểu mới này vừa hiện đại vừa khỏi sợ bị bắt mà khách thì toàn dân có tiền, họ năn nỉ mình chớ không dám làm tàng làm phách như dân ăn chơi tứ xứ mà trước đây bả cũng từng dắt mối gái.
Triều lắc đầu:
- Công nhận cuộc sống sản sinh ra nhiều nghề khó tin mà có thật.
Làm như đã vơi vơi cái buồn, Tẹo gãi đầu nói tiếp:
- Xóm em thì khó lắm, họ làm bữa nào biết bữa đó, bởi vậy mới có lắm nghề quái chiêu như nghề cho mướn con rồi cả cho mướn chồng.
- Cho mướn con để dắt nó đi xin thì anh biết rồi. Còn cho mướn chồng là sao? Không lẽ đời nay có cả đàn ông làm điếm?
- Không phải! Xóm em có nghề làm chồng hờ cho vũ nữ. Mấy bả mướn những thằng có dáng, có vẻ một chút, ngày ngày đưa rước cho an toàn, khách nhảy có léng phéng đã có anh chồng ngồi chờ bên ngoài nên cũng khôn hồn để giữ lễ độ.
Tựa lưng vào cột, lòng Triều trĩu xuống một nỗi buồn. Với cuộc sống này anh vẫn là kẻ lơ ngơ đứng bên lề, dù anh đã phục viên hơn bốn năm và cũng làm qua nhiều nghề. Dỉ nhiên tốt nghiệp phổ thông dạng... dở thầy, dở thợ như anh chỉ làm những việc linh tinh thôi. Mấy năm trước anh kiếm sống bằng các việc sửa ống nước, sửa điện nhà, hoạ chân dung, trang trí bảng hiệu. Có lần Triều đi theo thằng bạn chung đơn vị cũ ra chợ giữ xe đạp, được mấy ngày mẹ anh tới năn nỉ, bà cho biết ba anh vừa giận vừa ức anh đã đổ bệnh. Ông cho rằng tất cả cái mớ gọi là nghề nghiệp mà từ ngày phục viên về anh làm đến nay là không xứng với danh giá gia đình ông; một gia đình khoa bảng, học vị. Anh biết rõ điều đó, nhưng anh vẫn làm để chống đối ông, trong khi chỉ cần anh mở miệng nhận rằng đoạn đường anh đã đi qua là sai lầm, là nông nỗi thì ông sẽ sẵn sàng lo lót chạy chọt cho anh một chỗ làm tương đối.
Thương mẹ rồi lo cơn bệnh tăng huyết áp của cha, Triều lặng lẽ rút về nhà, ngày hai buổi cơm chực. Thật ra từ hồi phục viên đến giờ anh vẫn ăn cơm chực, chớ số tiền anh kiếm được từ ba cái nghề linh tinh lang thang ấy thì thấm vào đâu. Nó chỉ đủ anh cà phê thuốc lá mỗi sáng, lắm khi gặp một độ nhậu, anh phải tới trước mặt Minh Thi, bà chị độc thân đang làm việc cho một công ty nước ngoài để vò đầu bứt tóc mà xin tiền... Ông anh hai của Triều cũng là kẻ chức sắc, mỗi lần gặp anh là chỉ vào mặt mắng: "Một - mày là thằng bất tài vô dụng. Hai - mày là kẻ ngu ngốc chớ không phải là gàn bướng, và ít ra phải có một khả năng gì hơn thiên hạ, người ta mới cho phép mình gàn bướng chứ! Mày là em út được ba mẹ anh chị cưng chiều lo lắng quá rồi hư. Bây giờ đi học lại, mỗi tháng các anh chị góp tiền lo cho mày xong cái bằng đại học "
Nhưng anh thi mà không đậu vào Bách Khoa như hồi phổ thông anh từng mơ ước... Mẹ anh thở than rằng: "Con trong nhà thể nào cũng có đứa không nên tích sự gì, lắm nhà vô phúc thì con còn kéo bè kéo bạn về kề dao vào cổ cha mẹ đòi tiền nữa là khác. Nhà này vẫn có phước hơn chán vạn nhà khác.
Nghe mẹ mình nói, Triều vừa buồn cười vừa muốn khóc. Anh là một người lính, một thương binh nhưng dưới mắt người thân anh là đứa không nên tích sự gì, ly do tại anh gàn bướng, lập dị thích làm khác mọi người thức thời đang sống quanh anh. Triều lại tiếp tục hành ba cái nghề vặt vãnh cho đến khi chị Bích, hiệu trưởng trường mẫu giáo này cũng là bạn chị Minh Thi đến thăm nhà gặp anh. Đầu tiên chị Bích nhờ Triều kẻ lại bảng tên trường, sau đó chị ngỏ ý muốn anh vào làm nhân viên cho trường. Thoạt đầu Triều từ chối, nhưng lần chở bảng tên đến cho trường, anh đã bị thế giới đầy màu sắc hồn nhiên của trẻ thơ quyến rũ, và anh lại muốn chóng hoà nhập vào thế giới ấy.
Lần này gia đình anh không ai thèm có ý kiến gì nữa cả. Mọi người đã quá chán rồi hay sao?
Thoạt đầu Triều chỉ đến trường vào buổi tối, dần dà vì phụ chị Trúc, anh ở lại ban ngày và rồi ở hẳn luôn trong trường. Cô đơn bao giờ cũng đầy ắp, nhưng tại đây anh vui khi thấy mọi người cần mình. Các cô giáo quý Triều ra mặt vì anh là gã đàn ông duy nhất, chưa vợ, tháo vát lại có nhiều tài mọn mà các cô luôn nhờ vả. Học trò quý Triều vì duy nhất anh là "chú" ở đây. Chú Triều có thể bày ra nhiều trò nhộn và quậy hơn các cô yếu đuối, mảnh mai của chúng. Trong tập thể toàn là nữ nhi này anh không lạc lõng, nhưng anh không với tới được người con gái anh từng mơ ước, nên anh vẫn đơn côi.
Thấy Triều như sắp ngủ, Tẹo nói lớn:
- Bộ anh đang nghĩ ra nghề gì vừa mới, vừa độc đáo hơn mấy nghề em đã kể hả? Sao tự nhiên ngồi làm thinh vậy?
- Ờ! một nghề gì đó! Mà nghề gì bây giờ? Anh bá nghệ rồi, nên chán! Chán nhất là thân xác của thằng anh. Vô tích sự, tàn phế, vô dụng, vô duyên.
Biết Triều đang khổ sở nên Tẹo dịu giọng:
- Đừng nghĩ về mình như vậy! Anh vẫn hơn em rất nhiều, cứ dằn vặt mình như thế có nước chết. Em thường nghe nói... cái gì... à.. tàn chớ không phế. Nhìn anh có ai nghĩ anh tàn phế. Tại anh chưa tìm ra nghề thích hợp với mình thôi!
- Chú mày vỗ về anh đó hả?
- Em đâu dám làm cô mẫu giáo để vỗ về, dụ dỗ. Em chỉ nói thật bụng dạ mình để anh vui sống.
Cầm cuống Algorit sáng chế trên tay, Triều mở ra rồi gấp lại bâng khuâng... Tại sao mình luôn sống ở trên mây với bao điều không tưởng, trong khi với đám học trò đáng yêu như búp bê này mình lại quên nghĩ tới nhỉ? Tại sao lại không bắt đầu từ những món đồ chơi của chúng đơn điệu, thô sơ và... xấu xí nữa, vậy sao mình không thiết kế, cải biến lại cho nó đa dạng, phong phú và đẹp hơn. Nhớ lại coi... Hồi nhỏ mình mê chơi cái gì? Một chiếc tàu bằng cây cột dây thun và miếng thiếc làm chân vịt, bỏ nó vào chậu nước, dây thun bung ra, tàu chạy như ma rượt. Rồi cái gì nữa? Mình dành con búp bê bằng len đen din của con bé kế bên, con bé cắn vào tay mình bật máu mà nhất định mình không trả. Con nít đời này chắc chả đứa nào thèm chơi những cái như mình hồi đó, nhưng ở các mẫu giáo trẻ có gì để chơi đâu, chúng thiếu nhiều thứ quá.
Lòng Triều chợt trào dâng một cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. Anh nhớ tới miệng cười toe toét của Lễ Trí khi anh xếp cho nó cái súng bằng giấy. Nhà thằng bé thuộc lại giàu, có lẽ ba mẹ nó chẳng đời nào nghĩ tới chuyện phải rị mọ ngồi xếp súng cho con, vì mình nó có tới mấy cây súng điện tử bắn khạc ra lữa lẫn âm thanh ròn rã lận mà.
Nhưng óc tưởng tượng và lòng ham mê đồ chơi với trẻ con là vô tận. Triều làm sao quên hình ảnh chị Hoài Hương chiều hôm nào phải chở Lễ Trí trở vào trường lúc trời sẩm tối nhờ anh làm cho nó cây súng giấy khác. Chỉ vì "Thằng nhỏ khóc lóc, làm trận, bỏ ăn cơm lý do trên đường từ trường về nhà, nó đã đánh rơi cây súng bộ đội của chú Triều mà không hay".
Trẻ con là như vậy đó! Ai yêu trẻ con mới chiều chúng được. Triều bỗng hình dung ra mình đang trong toà lâu đài thần tiên đầy ắp đồ chơi. Anh ao ước mình có trí tưởng tượng phong phú hồn nhiên của trẻ nít, nhưng sức sáng tạo, khả năng làm việc của một nhà thiết kế đồ chơi, để anh có thể làm được nhiều đồ chơi cho thế giới nhỏ anh đang có mặt. Đứng bật dậy, Triều lắc mạnh vai Tẹo rồi hát to mặc cho cậu ta ngơ ngác nhìn anh:
"Cho em yêu mến biết bao nhiêu người
và cho em yêu mến trẻ thơ...
Hạt sương long lanh đến bên tôi ngồi là bài tình ca giữa đời... "
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lấp Lánh Mưa Bay
Trần Thị Bảo Châu
Lấp Lánh Mưa Bay - Trần Thị Bảo Châu
https://isach.info/story.php?story=lap_lanh_mua_bay__tran_thi_bao_chau