Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Không Thể Vỡ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10: Bán Cá Và Những Cuộc Gặp Gỡ Thú Vị
C
hợ cá ven biển, cạnh những con tàu đầy ăm ắp cá, ở đây họ bán đủ thứ liên quan đến biển: cá, mực, tôm. cua, ghẹ… nhưng nhiều nhất vẫn là cá và mực. Tôi bước đến phía trong chợ cùng hai vợ chồng bác Nam, cả chợ ai ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, nhiều đứa trẻ con không biết ở đâu chạy đến đẩy xe họ, có đứa trẻ thì chỉ đứng nhìn, bàn tán với bạn: “Ê, chúng mày, ngồi xe lăn này”. Thế mới thấy chỉ cần bạn có chút khác biệt thì chả cần biết khác biệt đó xấu hay đẹp người ta sẽ chú ý đến bạn ngay.
- Thường cá này bán thế nào hả bác?
- Cân ký lên rồi bán thôi. Do chợ này là chợ nhỏ, chủ yếu để cho dân trong vùng mua bán để về ăn nên cũng ít loại, ví dụ như loại cá này gọi là cá nục thì bán là 40K/kg, còn cá này là cá thu, thi thoảng mới về chợ thì đắt hơn khoảng 120K/kg.
Và cứ thế, bác gái chỉ cho tôi các loại cá và giá tiền từng loại, ngoài ra còn có mực ống, mực cơm nữa. Phân biệt cũng dễ, mỗi con có một đặc điểm riêng nên không khó khăn lắm trong việc phân loại. Ngồi một lúc thì bác gái nói chạy đi mua đồ ăn để tí về nhà làm bữa trưa, tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao bác không lấy đồ đây về ăn mà phải đi mua?” Bác gái trả lời: “Có để ra nhưng bác chạy đi lấy thêm ít tôm và cua, rau cỏ nữa. Mà bán một mình được không?” “Cháu bán được mà, bác yên tâm đi”. Vậy là bác gái đi chợ trong xóm, còn tôi ngồi lại với đống cá, nhìn tổng quan thì không nhiều, có lẽ chủ yếu là cá và mực nên thấy ít. Nhưng nếu để ý kĩ thì bác Nam gái bán nhiều hơn cả những người ngồi cạnh.
- Cháu ông Nam hả, ở đâu về chơi thế?
- Cháu ở Hà Nội ạ.
- À, trai thủ đô biết bán cá không?
- Cháu ở Hà Nội thôi, chứ không phải trai Thủ đô. - Tôi vừa nói vừa cười. - Cô mua cá đi.
- Cá này bao nhiêu? Cô ấy vừa nói vừa chỉ vào mấy con cá thu.
- 120k/kg
- Vậy cân cho nửa cân đi.
Phần lớn số cá thu đều một cân, còn muốn bán nửa cân thì phải cắt ra mà tôi thì không biết cắt. Vậy là tôi ngồi loay hoay kiếm mấy con bé hơn, vừa kiếm vừa cho vào cân thử, con thì 8 lạng, con thì hơn một cân, cân đi cân lại thì chỉ có duy nhất một con 7 lạng. Tôi quay lên cười trừ và nói:
- Có một con 7 lạng thôi mà cháu cũng không biết cắt làm sao cả. Hay cô lấy cả đi, đằng nào về cũng ăn, ăn hôm nay không hết thì để mai hoặc nấu riêu này, rồi rim nữa, vậy là hết luôn.
- Trai thành phố dẻo mồm thế, được rồi, cân cả cho cô đi, mà bà Nam đâu không thấy ở đây.
- Dạ bác ấy chạy đi mua mấy bó rau rồi ạ. -Tôi vừa nói vừa đưa con cá cho cô ấy.
Buổi đầu đi chợ, tôi bán được gần 100K, trong lòng lâng lâng vui sướng. Chả hiểu có phải tôi khéo mồm hay có khuôn mặt đẹp trai mà nhiều người kéo vào mua hàng. Tôi thèm nghĩ mai sau không làm web, ship hàng nữa thì tôi đi bán cá, không lo chết đói khi về già.
Chợ vãn dần nhưng vẫn còn lác đác vài người đi chợ, lúc đó đồng hồ điểm 9 giờ, bác Nam gái lóc cóc đạp xe đến hỏi han:
- Bán hết rồi à?
- Còn một ít này bác.
- Ờ, để đấy bác mang vào kia gửi, cháu có về trước thì về đi.
Người tôi toàn mùi cá nên vừa về nhà tôi đi tắm luôn. Đợi bác Nam gái nấu cơm cũng buồn nên tôi lững thững ra biển một mình. Nhìn mọi người tắm phát “thèm”, nhưng chân cẳng thế này tắm biển kiểu gì được. Bỗng nhiên tôi thấy biển ở đây thật “khiêu gợi”, nó như đang cố dụ dỗ tôi đắm chìm trong nó nên tôi tạm bỏ chiếc xe lăn trên bờ, cứ thế đi bằng đầu gối mon men ra biển, ngay gần bờ, xâm xấp nước, từ từ ra dần cho đến khi nước lên đến thắt lưng. Đây cũng là lần đầu tiên, chính xác là lần đầu tiên tôi tắm biển, những lần bé trước kia đi biển cũng chỉ ngồi trên bờ xây lâu đài cát cho… lãng mạn chứ không dám xuống mặc dù có mẹ và mọi người đỡ. Cũng như nói ở trên, chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà hôm đó liều thật, phi ra biển một mình và ra đến chỗ nước lên đến thắt lưng (tất nhiên là tôi vẫn quỳ chứ sao đứng được).
Phải khó khăn lắm tôi mới trụ được với từng đợt sóng, và trong lúc sơ xuất, tôi bị sóng đánh ngã, nằm vật ra và… sặc nước. Cảm giác nước tràn vào phổi khiến khét hết cả cổ, không khí không có và mọi thứ như sắp mất dần, tôi chỉ kịp vẫy vẫy vài cái rồi chìm nghỉm. Trong lúc hoảng loạn, tôi nhìn thấy một đôi chân nào đó chạy đến gần mình và nâng tôi lên khỏi mặt nước, kéo tôi lên bờ, đỡ tôi nằm ngửa và vỗ vào lưng, bao nhiêu nước trong cổ họng trào ra khỏi mũi và miệng. Định hình lại thì thấy người cứu tôi là một cô gái, lúc này tôi không thể nói được gì chỉ có ho và ho.
- Anh liều thật, sóng lớn như thế này, người lại không bình thường mà dám ra biển một mình?
- Uhm. - Tôi không trả lời được, chỉ nói mỗi câu và ho sặc sụa.
- Anh là cháu bác Nam đúng không?
Tôi gật đầu. Mắt đỏ sọng và nhìn mọi thứ mờ mờ, với tay xuống túi lấy cái kính đeo vào thì mới nhìn rõ cô gái cứu tôi. Một đứa con gái da ngăm ngăm đen, khuôn mặt bầu bĩnh và có vẻ hơi dữ dằn.
- Có cần em gọi bác Nam không?
- Không cần đâu, tôi ổn rồi. Mà sao biết tôi là cháu bác Nam?
- Sáng anh bán cá, cả cái chợ này ai chả biết, chắc tí nữa là cả cái xóm này biết luôn ấy chứ.
- Cảm ơn bạn nhé. Đúng là liều thật!
- Anh ổn rồi đúng không? Vậy thôi nhé. Chào anh!
- Ơ, tôi cảm ơn nhé, tôi chưa biết tên bạn. Tôi là Ngọc Anh.
- Em là Phương, em còn bé nên chắc kém tuổi anh, anh cứ xưng anh đi.
- Uh, cảm ơn Phương nhiều nhé!
Nói rồi cô bé đó chạy đi mất còn tôi quay lại thì cái xe lăn ngay đằng sau. Ngồi một lúc cho hoàn hồn và khô người, tôi vội vã trèo lên xe về nhà. Sau này có nhiều dịp tôi đi biển nhưng với một người khác và chính người đó đã dạy tôi nhiều thứ về biển cả. Tôi học được rất nhiều về việc đương đầu với biển, từ việc nhảy sóng như thế nào, buông người để sóng nó không đánh vào người, và điều đặc biệt tôi đã học được cách đi dưới nước. Cảm giác bước đi mặc dù nó không trọn vẹn như bước đi bằng bàn chân của mình nhưng cũng đủ để tôi hạnh phúc tột đỉnh khi mà sau rất nhiều năm không được bước trên đôi chân của bản thân theo đúng nghĩa đen. Rồi còn học được bơi nữa. Những thứ đó chắc chắn sẽ không bao giờ quên đến hết cuộc đời này.
Sau việc suýt chết đó thì cái máy ảnh của tôi cũng “ra đi” luôn, bao nhiêu ảnh chụp mấy hôm nay đã không cánh mà bay, (còn giữ lại được cái thẻ nhớ nhưng sau này về HN cắm vào thì không nhận), tôi kiếm cái điện thoại gọi về nhà, tất nhiên là không dám thông báo cho bố mẹ chuyện tôi suýt chết đuối rồi, tôi chỉ dám kể cho đứa em gái và được nghe nó “ca” một bài dài hàng thế kỉ về hành động nó cho là “ngốc nghếch”, rồi nó dặn tôi lần sau không được “nghịch dại” như vậy nữa.
Vừa về tới nơi, bác gái đã đứng ở nhà và hỏi:
- Khi nãy bị sao thế?
- Sao là sao hả bác?
- Lúc một mình cháu ngoài biển đó.
- À, cháu trượt chân không trụ được nên uống tí nước ấy mà. Sao bác biết?
- Uống tí nước hay suýt chết, con bé Phương nó mới chạy sang kể rồi.
Tôi cười và không trả lời, đi ra tắm qua rồi vào nhà ngồi check mail xem công việc như thế nào. Tôi vẫn có thói quen check mail trên điện thoại để xem tình hình mấy cái web đang làm có lỗi gì, và xem có công việc mới nào hay không, đôi khi nó thành thói quen, kiểu như thức dậy là xem có gì không ổn để còn lọ mọ sửa lỗi hoặc có công việc ngon thì đấu thầu và nhảy vào làm luôn, nhiều lúc bận quá thì lại đẩy cho đứa bạn làm chung. Dần dần nó tạo nên một cái tính cố hữu là không rời được internet quá một ngày. Nhưng để đi được như bây giờ tôi chấp nhận đánh đổi, bỏ tất cả những công việc đó ở nhà, và quên hết, cũng là lý do sau này khi đi đâu, tôi cố gắng chỉ mang theo một chiếc điện thoại để liên lạc, và một chiếc điện thoại đủ để xem bản đồ.
Kiểm tra mail một lúc thì tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, lúc tỉnh dậy thì bác gái đã chuẩn bị xong cơm, tôi ra ăn cùng. Hai bác có hỏi chiều làm gì, đi đâu? Tôi cũng nói là chưa biết làm gì cả, vì đến đây lần đầu cũng không biết đi đâu. Đi ra biển rồi về thì hơi phí mấy ngày ở đây, bác trai gợi ý là nên vào thị trấn xem như thế nào, hoặc ra Nghi Sơn. Tôi hỏi đường đi Nghi Sơn thì bác nói là nên để mai đi, đi một ngày thì mới thích, chứ đi một lúc buổi chiều rồi về thì hơi cập rập. Tôi vâng dạ, nhanh chóng ăn xong bữa trưa và vào tránh nóng. Cái nóng ở biển nó mang nhiều muối, làm cho người mệt hơn bình thường nhiều.
Khoảng 2 giờ chiều, nghỉ ngơi dậy thì tôi ra ngoài, lọ mọ quay lại con đường lúc mới vào Hải Hòa để đi về phía thị trấn Tĩnh Gia. Đi được một đoạn thì tôi rẽ sang đường vào làng vạn chài nhỏ, trong làng cái gì cũng nhỏ xinh từ nhà cửa đến cây cối làm tôi có cảm giác mình đang ở quê nhà 7-8 năm trước. Trong làng đủ kiểu nhà, từ vách đất cho đến hiện đại nhưng ở đâu tôi cũng tìm xem những ngôi nhà kiểu cổ vì chúng mang lại cảm giác yên bình không sao diễn tả hết bằng lời cho tôi.
Trong làng vào tầm trưa này cũng ít người đi lại, nhưng vách tường bằng đá làm cho tôi thấy gần giống như những ngôi làng tại Sapa và Hà Giang. Nhà cũ, đường cũ, những điều đó tạo nên điều bình dị yên ả, tôi đi thêm một đoạn thì tự dưng có người đến vỗ vào vai và nói:
- Sao lại đi vào đây vậy?
Giọng nói hình như nghe ở đâu rồi? Tôi quay lại và lờ mờ nhận ra đây là cái cô bé đã cứu tôi ở ngoài biển.
- Phương hả? Mình định vào thị trấn, cũng không biết sao đi lạc vào đây nữa.
- Lúc đấy suýt chết mà còn nhớ em à.
- Uh, nhớ chứ, ân nhân mà.
- Ân nhân gì anh ơi, ai cũng cứu được anh mà. -Nó vừa nói vừa cười. - Mà anh đi một mình thôi à?
- Mình đi một mình thôi. Phương đi đâu đây?
- Nhà em ở kia kìa. - Cô bé vừa nói vừa chỉ căn nhà về phía sau - Em vừa đi học thêm về, về đến nhà thấy anh đi xa xa nên chạy ra xem có phải anh đi lạc không.
- Chắc là lạc thật, lạc trong mấy cái bờ tường đá hơi bị đẹp này.
- Anh cũng thích nó à.
- Uh, anh thích mấy cái như này lắm. Em đi học gì thế?
- Em học thêm toán.
- Em học lớp mấy rồi?
- Lớp 11 anh.
- Trong làng có chỗ nào hay hay không? Em có rảnh không dẫn anh đi chơi với.
- Có, đợi em chút em chạy về nhà, rồi ra dẫn anh đi.
Nói rồi cô bé Phương chạy về nhà làm gì đó, một lúc sau chạy ra và đi với tôi. Trên đường đi cô bé kể về nhà cô bé như thế nào, chuyện học hành, chuyện trường lớp, chuyện bạn bè thầy cô ở trường. Cô bé bảo thấy tôi sáng nay ngồi ở ngoài biển từ lúc tôi đi khỏi chỗ bán cá rồi, lúc đó cô bé cũng có việc gần đó nên cũng để ý đến tôi, đến khi tôi đi xuống biển thì cô bé tưởng tôi làm điều gì dại dột, rồi thấy tôi chìm nghỉm cô bé vội chạy ra cứu.
- Anh liều thật, người như vậy rồi mà còn ra biển.
- Anh tưởng trụ được nhưng mà sóng mạnh quá.
- Sóng như sáng nay là bình thường mà.
- Em dẫn anh đi đâu vậy?
- Đi loanh quanh làng cho anh đỡ lạc thôi.
Ở đây, có vài cái ngõ là bậc thang lên từng nhà, dù tò mò muốn leo lên nhưng tôi đành đứng dưới nhìn lên. Phương nói những chỗ như vậy ngày xưa thì tiện lợi thôi chứ bây giờ bất tiện lắm. Ngày xưa ở làng nhà nào cũng có những bậc thanh như thế này nhưng đến bây giờ hầu như họ đập đi để làm đường bằng vì cho xe máy, xe đạp dễ dàng di chuyển. Những nhà nào hoài cổ, hoặc không có xe máy thì mới để nguyên như trước kia. Tôi thấy cũng đúng, để giữ lại được cái gì của ngày xưa thì không chỉ chủ nhà mà cũng phải có tác động từ bên ngoài nữa.
- Sáng nay em không đi học à? -Tôi hỏi Phương.
- Hôm nay thứ 7 mà anh, thứ 7 bọn em chỉ đi học thêm thôi.
- À, ừ nhỉ, anh quên mất ngày tháng, em không cần đẩy đâu, tự anh đi được. - Tôi vừa trả lời vừa dặn cô bé không cần đẩy xe cho tôi.
Cô bé Phương dáng dong dỏng cao, nước da bánh mật rám nắng, người mạnh mẽ, đúng chất con gái vùng biển. Nói chuyện với cô bé, tôi cũng biết được bao nhiêu thứ về biển, từ việc ngày nào có cá, ngày nào có mực, ngày nào có sứa, rồi thì khi bắt sứa phải làm sao cho đỡ ngứa,… đủ thứ trên trời dưới đất. Cô bé còn bảo sáng mai chủ nhật, nếu tôi thích thì cô bé sẽ cho tôi ngồi thuyền thúng, đi lượn lượn trên biển chơi.
Tạm biệt bé Phương thì trời đổ hoàng hôn, vẫn cái hoàng hôn loang lổ đó, nhưng hôm nay nó ấm áp hơn ngày thường, có lẽ do cuối tuần thấy nhiều người hơn mọi ngày, xe Hà Nội xuống cũng nhiều hơn thường ngày, kéo cả miền quê yên tĩnh ra khỏi vỏ ốc của nó. Ngày đó có một số người đi du lịch cũng chỉ chọn Hải Hòa bởi vì nó hoang sơ, không xô bồ, và cũng rẻ hơn các nơi khác nữa. Giờ thì tôi không biết như thế nào, đã “du lịch hóa”, mọi thứ đã đắt lên chưa, chứ hồi đó mọi thứ quá ổn cho một đứa ít tiền như tôi...
Ngồi một lúc ngắm người ta đi qua đi lại, thì tôi nhận được điện thoại của bác Nam hỏi có về ăn cơm không để bác gái nấu cơm, tôi nói có. Điện thoại của bác Nam vừa dứt thì bố tôi gọi.
- Cu hả, đang ở đâu đấy con?
- Con ở Thanh Hóa.
- Thanh Hóa à, đi chơi hay sao?
- Vâng.
- Đi với em nào thế?
- Con đi một mình thôi. Có ai đâu mà đi với em nào. - Tôi vừa nói vừa cười.
- Kiếm dần đi là vừa. Mai bố với các bác đi Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn để rước hài cốt bác cả về.
- Vậy ạ, hay mai con cũng đi nhỉ?
- Đi làm sao?
- Thì đi thôi, để mai con xem thế nào rồi đến nghĩa trang Trường Sơn luôn nhé?
- Đi được không hay tao qua Thanh Hóa đón?
- Đi được, đến nơi con gọi nhé.
Cuộc điện thoại chóng vánh với bố xong và tôi lại có hành trình mới. Lần này sẽ là Quảng Trị, vùng đất chôn bao năm tháng tuổi trẻ của những người con Việt trong công cuộc bao vệ đất nước, trong đó có bác tôi. Trong bữa cơm tối nhà bác Nam, tôi xin phép hai bác mai dọn đồ đi Quảng Trị vào nghĩa trang Trường Sơn. Bác Nam trai trầm ngâm nghe tôi kể chuyện về bác cả của tôi rồi bác nói ngày xưa bác cũng là lính, từng tham gia chiến dịch biên giới năm 79. Trong bữa cơm, bác ngồi kể chuyện ngày xưa…
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Không Thể Vỡ
Vũ Ngọc Anh
Không Thể Vỡ - Vũ Ngọc Anh
https://isach.info/story.php?story=khong_the_vo__vu_ngoc_anh