Gia Đình Má Bảy epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 11
ai ngàn người là ít.
Bãi đá bóng bên chợ Đồng Trầu đã gần chật, các thôn vẫn còn từng tốp kéo tới, cầm những cây đèn gió cháy to như đuốc.
Trong lúc này, ai chú ý xem kiểu đi và nghe lối nói của từng người, có thể nhận ra họ thuộc hạng nào. Các gia đình "tình nghi can cứu" đi vội vàng cho mau đến nơi, kín đáo len vào tìm một chỗ hơi xa ánh đèn nhưng trông thấy bàn chủ tọa rõ nhất, ngây người ra ngắm lá cờ Mặt trận óng ánh màu lụa mới dưới đèn măng sông, đọc nhẩm những câu khẩu hiệu chữ đỏ trên vải trắng, nhưng lại ngậm miệng không nói gì hoặc chỉ xuýt xoa kêu lạnh để người bên cạnh nghe. Ngược lại, gia đình bọn tề điệp đã bị bắt hoặc trốn từ trước lại luôn mồm chào hỏi các anh cán bộ và bộ đội giải phóng, ca tụng Cách mạng nghe êm tai như đàn bầu, nhưng đứng thậm thụt mé ngoài để khi có động thì chạy thoát thân, hoặc khi chồng con bị đem ra xét xử thì lăn vào níu khóc cho
Sâm, Ngọ, Trấu mặc giả Quân giải phóng, vẽ râu đàng hoàng, cầm súng gỗ đứng nép vào bóng cây bên cổng chợ, giữ trật tự. Mụ vợ tên thôn trưởng Đồng Mè sán lại, van xin "quí ông giải phóng" tha cho chồng mụ vừa bị bắt. Mụ nói dẻo như kẹo mạch nha, Sâm nín cười không lên tiếng. Tưởng ba ông chịu chuyện, mụ rút ra ba tờ giấy bạc trăm, khúm núm đưa "mời ba ông nhậu sơ sơ". Sâm cáu quá, phải cố rặn giọng è è, gắt thật ngắn:
- Hừ, đi! Vô!
Sâm ngoáy mũi súng gỗ, đập tay vào cái chuông xe đạp đeo lưng. Mụ hớt hải cầm tiền đi biến. Chắc mụ ngạc nhiên khi nghe ông Giải phóng râu quai nón kia nói giọng eo éo như con gái.
Má Bảy ngồi bên chị Đa trong chỗ đông. Chị ẵm con Thừa trên tay, ru khẽ, mắt dòm quanh sợ sệt.
Khi trong thôn dậy tiếng loa khởi nghĩa, má Bảy sang rủ chị Đa và mấy gia đình thuộc loại lừng khừng nữa đi mít tinh. Chị Đa đang cuống quít, nửa sợ không tuân lệnh Cách mạng sẽ bị trị, nửa lo nếu đi "hội họp với Việt cộng" sẽ bị hội đồng xã trở lại đánh nhừ xương. Thấy má đến, chị mừng quá đỗi. Tất nhiên chị đi vì có má đi.
Chị hỏi dồn dập:
- Cách mạng về ở luôn không bác?
- Các ông Giải phóng có làm tội mẹ con tôi không bác?
- Sáng mai quốc gia về, ta khai sao đây bá
Má Bảy giảng giải nhiều, nhưng cái điều làm chị yên bụng nhất là má cũng chỗ đồng tình đồng cảnh mà coi bộ dạn lắm. Một số người nhút nhát thấy chị Đa đem con đi, cũng dắt díu nhau đi hết. Họ còn móc xích thêm chòm xóm đi thật đông để giữ cái thế cá đối bằng đầu trước mắt địch.
Má Bảy liếc nhìn những bộ mặt đăm chiêu chung quanh mình. Mấy người quen gật đầu chào má. Chỗ bạn tù với nhau cả. Họ hỏi đôi câu lấy lệ: Cấy xong chưa thím? Khoai củ êm rồi chớ? Chà, đêm hôm rét mướt quá hè... Họ tránh không nói gì đến trận đánh ban chiều, cuộc mít tinh tối nay.
Đồng bào đến đông, nhưng trong nhà họ bản "Tóm tắt luật 10/59" in chữ to đang phơi những lời dọa hung ác trên vách. Câu đậm nét nhất là XỬ TỬ HÌNH VÀ TỊCH THU TOÀN BỘ GIA SẲN. Cái án chém nằm sẵn trong nhà. Lưỡi dao máy chém lấp ló đằng sau tấm giấy chữ nhật. Họ cứ đi mít tinh vì cái giờ ao ước, thèm khát, trông ngóng mãi đã đến. Tiếng súng và tiếng loa của Cách mạng giữ cho họ. Sáng mai, nếu Cách mạng rút và địch trở lại, họ có cớ để ăn nói.
Giữa đám đông còn lẫn nhiều gián điệp và người nhà bọn ác ôn, họ phải cố giấu những mừng tủi đang bừng bừng trỗi dậy trước lá cờ đỏ xanh sao vàng mới thấy lần đầu mà quen quá, thương quá. Đôi người ngồi đây, trong những lúc tuyệt vọng nhất, đã từng nghĩ đến những ngày oanh liệt đánh Tây đuổi Nhật như nhớ tuổi trẻ của mình đã qua và không bao giờ trở lại. Họ thiết tha tìm hỏi về Cách mạng như hỏi tin người thân bị cấm cố ở Côn Đảo, biết còn sống thì họ mừng, nhưng không dám mong được sớm đoàn tụ. Và lúc này họ thở hồi hộp theo nhịp cờ gió rung, cúi xuống gẩy nhẹ một giọt nước mắ
Anh Bê đeo tiểu liên bước ra hô chào cờ. Đồng bào xì xầm hỏi nhau về anh cán bộ lạ mặt mà trẻ quá. Khi Bê giới thiệu "Ông Tạ Dõng, thay mặt ủy ban Mặt trận huyện", tiếng xôn xao nổi to hẳn. Nhiều người nhổm hẳn lên xem cho rõ anh xã đội phó kiêm giáo viên, tuy "nhảy núi" mới về nhưng mấy năm qua không lúc nào vắng mặt vắng tên tại Kỳ Bường.
Chị Đa ghé tai má Bảy:
- Ông Dõng mập trắng ra. Ở núi ăn lá cây mà coi bộ khỏe hơn bà con mình ăn cơm, ngủ nhà.
- Ờ, khỏe óc thì khỏe người chớ sao.
Đó cũng là một chuyện lạ của miền Nam. Ai thoát ly một thời gian cũng trẻ hẳn lại, thường béo ra tuy ăn ngủ không bằng lúc ở nhà.
Má Bảy muốn nói tuột ra những lời tự hào. Lá cờ đại kia do Sâm mua lụa và má may tay đấy, con Mại chỉ dám may cờ nhỏ thôi. Ba câu khẩu hiệu lớn ấy do Tư Sỏi cắt dán đấy. Và anh Dõng khỏe mạnh một phần cũng nhờ sữa hộp, trứng gà, cá kho của má đấy. Nhưng má chỉ lặng thinh, lắng tai.
Dõng đọc lá thư của ủy ban tỉnh kêu gọi đồng bào vùng lên phá kẹp. Má nghe câu được câu chăng. "...Sẽ tống cổ bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm xuống biển Đông...". Chị Đa vỗ lưng con Thừa, nựng: "Ngủ đi con, ờ má xương má xương". Thằng Túc gục đầu trên đùi má Bảy, bắt đầu ngáy. "... Chúng ta quyết làm chủ nông thôn đồng bằng...". Má giũ tấm nhựa choàng ra đắp cho thằng Túc.
Khí chung vẫn trầm trầm.
Đọc xong lá thư, Dõng bắt đầu nói về các chính sách lớn của Mặt trận. Với bộ quân phục còn nếp gấp, khẩu súng ngắn, cái tật vung tay trái về phía sau như chỉ lên bảng đen, Dõng vẫn giữ dáng dấp của cả người chỉ huy lẫn ông thầy dạy trẻ. Chị Đa ngửng đầu nghe chính sách đối với gia đình binh sĩ ngụy. Một cặp vợ chồng ngồi trước mặt má nghe xong phần chính sách ruộng đất, ghé tai nhau nói gì rất lâu.
Má Bảy sững sờ nhìn quanh.
Má nghĩ khởi nghĩa phải rầm rộ như năm Dậu kia chứ. Mà chính Dõng và Bê cũng hứa với má sẽ có "trống giục, cờ bay, người đổ ra đường". Sao cuộc khởi nghĩa này nguội lạnh quá vậy? Đồng bào ngồi yên nghe anh giáo viên giảng một bài chính trị. Chắc họ sẽ vỗ tay, hô khẩu hiệu, chào cờ bế mạc, rồi về ngủ nốt hết đêm. Sáng mai thằng Phổ dẫn quân về, đội anh Dõng chặn đánh một lúc rồi rút. Đâu lại hoàn đấy. Nếu có tên chỉ điểm nào mách rằng Cách mạng họp rất đông tại nhà má trước khi gọi đồng bào đi mít tinh... Một luồng lạnh chảy loang trên lưng má như nước dột chui qua cổ áo. Cuộc phát động bị "sượng" rồi chăng?
Má sốt ruột tìm trong đám đông một vài cử chỉ hay lời nói hưởng ứng anh Dõng. Má chỉ thấy những cặp mắt trừng trừng, những bộ mặt chăm chú và khép kín, khó hiểu hết sức. Má bực mình. Má tức. Rồi một cơn giận lặng lẽ bốc nóng trong người má.
Làm sao xốc tung được khối người im lìm này lên bây giờ?
Chị Đa bỗng thở dài:
- Ông Dõng nói đâu trúng y đó, chẳng cóời nào sai. Có điều tôi sợ...
- Sợ cái gì?
- Sợ Cách mạng bỏ đi. Cách mạng ở lại đây, nhất định dân mình theo hết.
Má đang cáu, bật gắt:
- Rút đi đâu? Làm chủ kia mà! Lấy chánh quyền, rồi lại xách chánh quyền lên núi, mài ra mà ăn à?
Chị Đa cười xấu hổ. Chị vẫn ôm con ngồi thu lu, mắt không rời anh Dõng.
Lúc này Dõng bỗng cau đôi mày rậm, đổi giọng nói như hét:
- Bây giờ bà con tính sao? Thằng nhỏ không đáng cháu mình nó đánh trên đầu đánh xuống, cô bác cắn răng mà chịu sao? Cứ xách nón đi "tố cộng" quanh năm suốt tháng, con khát sữa khóc tắt tiếng, lúa chín rục ngoài đồng không được gặt, cứ chịu vậy sao? Tụi Mỹ - Diệm cưỡi trên cổ, bắt ta làm trâu ngựa. Ta không dám cựa quậy sợ nó quất roi, hay ta vùng lên lật nhào nó xuống?
Má Bảy nuốt khan nước bọt. Chuyện khổ nhục kể mấy tháng cho hết. Hình Dõng vung tay trước lá cờ nhòa dần đi, mà những tiếng chan chát như đập búa vẫn dội trong tai má:
- Con trai đi quân dịch, vô dân vệ chết thay cho Mỹ, chết mất xác, mất giỗ. Con gái đi lính Lệ Xuân làm đồ chơi cho Mỹ. Ở nhà thì cha mẹ bị bắt lên bắt xuống, ruộng đất trâu bò lần lần vô tay ác ôn hết. Cửa nhà tan nát. Mất nước thì còn nhà sao được!
Má Bảy đưa tay quệt nước mắt. Cách mạng đangể chuyện gia đình má đó. Hơi nóng ứ lên cổ, má nấc khẽ một tiếng, lại nhếch môi cười theo lối các bà già khi khóc hay cười hổ ngươi. Má không để ý đến những dãy đầu đen chung quanh má ngửng cao dần lên, mắt long lanh đọng những giọt ánh đèn. Tiếng rì rầm nổi, chìm, lại nổi, như một bầy chim mía lượn quanh. Một chị bịt khăn tang ngồi mé trước má bỗng ôm mặt, nhét vội góc áo vào miệng, mà tiếng nấc vẫn trào qua kẽ môi.
Cực quá rồi. Nhục hết chỗ chịu rồi. Cây muốn lặng gió chẳng đừng. Càng nhịn nó càng đạp mình xuống bùn. Hồi đánh Tây xã mình hy sinh có bốn mươi bốn người. Mới mấy năm ngừng tiếng súng, Mỹ - Diệm đã giết sáu mươi bảy mạng, vừa mổ bụng giữa chợ vừa nhét bao thả sông. Nó cắt đầu con đặt trên mâm, bắt mẹ bưng mà không cho khóc...
- Ối trời!
Ai đó rú sau lưng má. Một bóng áo đen ngã vật xuống. Tiếng ồn lan ra thành vòng tròn, như một hòn đá vừa rơi xuống chảo nước đang nóng dần. Trong chỗ tối, một người bỗng kêu khàn khàn, hình như cố uốn lưỡi cho khác giọng:
- Còn nhiều nữa!
- Phải, tháng trước thằng Phổ còn mổ bụng anh Ơn công giáo. Mới cách đây mười ngày, chính nó đánh chết bà Tuất với anh Sáu Nhẫn, máu chảy từ trại khai thác tới trụ cờ...
Đám đông trong ngồi, ngoài đứng thành hình một lòng chảo khổng lồ đã sôi sùng sục. Tiếng bàn tán nổi to hẳn. Mấy câu chửi rít răng bật ra.
Dõng đấm xuống bàn:
- Các đồng chí du kích, giải thằng Phổ ra đây?
- Cóóó!
Những hàng người trên cùng rướn cổ, nhổm dần lên. Các hàng sau ngồi xổm, đứng lom khom. Đằng sau nữa kêu: "Ngồi xuống! Ngồi xuống kìa!". Rồi đồng bào đứng lên hết, gọi nhau lao xao:
- Coi kỹ, đúng Ba Phổ không?
- Mười mấy chú dân vệ hóa ra du kích rồi!
- Còn nữa, còn một xâu một xốc tụi nó kia, trói ké hết...
- Mô Phật, chạy trời không khỏi nắng!
Tiếng Dõng nổi lên vang vang:
- Ai biết tội ác thằng Phổ, mời lên vạch mặt!
Câu mời của Dõng rơi xuống như thùng nước lạnh đổ vào chảo nước cuồn cuộn. Đồng bào lẳng lặng ngồi xuống như cũ, liếc nhau ấm ức, lại trừng trừng ngó tên ác ôn. Lên kể tội thằng Phổ là cầm chắc cái án tử hình trong tay, coi gia đình như không có. Nếu địch trở lại... Nếu Quân giải phóng cản địch không nổi...
Một ông già đứng bật dậy, nói to:
- Yêu cầu Mặt trận cứ xử!
Dõng lắc đầu:
- Muốn kết án phải nêu r tội trạng. Mời đồng bào lên tố cáo!
Thằng Phổ mặc sơ mi trắng, quần đùi, hai tay trói quặt ra sau, tóc đổ xuống rung rung. Cổ nó còn đeo cái thập ác bạc. Miệng nó lẩm nhẩm cầu kinh. Sắp cầm đũa gắp miếng gan người, không lần nào nó quên làm dấu chữ thập. Mới hồi chiều nó còn gào: "Vì Chúa vì dân", tiến lên!". Không vạch tội nó, Mặt trận sẽ không xử, thả nó về. Tức quá. Mạng đổi mạng cũng được, cứ lên, phải lên... Bốn năm người cùng một lần chồm dậy, vung tay xin nói. Anh Dõng chỉ vào một người đứng gần nhất.
Người ấy đi vòng sau lưng anh Trưng và Chuân đang cầm ngang súng giữ thằng ác ôn, bước ra trước bàn thờ Tổ quốc. Một cái đầu tóc tém đít vịt. Bộ mặt đen hốc hác. Chị Đa kêu:
- Anh Tư kìa bác!
Má Bảy giật mình. Thói quen của người mẹ đẩy má rướn về phía con khi thấy nó sắp gặp nguy hiểm, như leo cây hay tắm chỗ nước sâu. Nhưng má kịp nghĩ lại, ngồi yên. Con má nổ phát súng đầu là phải. Nó nuốt bao nhiêu tủi cực để theo thằng Phổ, tự mình vật trói thằng Phổ. Phải để nó nói trước.
Sỏi lúng túng khịt mũi. Hai tay chắp trước bụng rồi duỗi đứng nghiêm. Sỏi ấp úng nói gì với anh Dõng và Bê. Bà con bắt đầu sốt ruột. Thình lình Sỏi xoay mình ra phía đèn, trợn trừng con mắt, hét:
- Phổ, coi tao đây! Tao... tao vạch tội mày! Đầu tao có rớt xuống đất, tao cũng trị mày cho được, hà!
Sỏi nói lộn xộn, nhưng ngón tay Sỏi xỉa vào mặt thằng Phổ nói nhiều hơn. Thằng Phổ rủn chân quì sụp xuống. Năm năm qua, đồng bào Kỳ Bường phải sám hối" trước mặt hắn. Một tiếng gầm trong đám mít tinh vọt lên, dội như sấm. Cái nút chặn cổ đã bật.
Má Bảy thở hổn hển, khắp mình bốc lửa. Con má biết một má biết mười. Roi ba cạnh của thằng Phổ hai lần rạch thịt má. Họng má còn cay xé mùi nước xà phòng mà hắn đổ vào bụng, giẫm chân cho phòi bọt trắng lốp. Ruộng trâu má chính hắn cướp ngang. Cha thằng Phổ, cha thằng Phổ này đây, đã phá nát đời má... Phải để má nói, trời ơi, để má nói! Má gạt vai chị Đa, muốn bước ào tới. Hàng chục dãy lưng và đầu chen chúc ngăn má lại.
Mấy người nữa liên tiếp lên thay Sỏi. Họ đứng trước đèn, gào những lời cháy lửa, nước mắt rời cằm từng chuỗi giọt lấp lánh.
Mé trên kêu rất to:
- Chị Ơn lên rồi.
- Im lặng! Im lặặặng!
Chị bịt khăn tang nhét áo vào miệng lúc nãy lừ lừ bước tới, mặt xanh nhợt, cây thập ác lóe một chấm sáng trên ngực. Chị rút trong túi ra một gói vải nhỏ loang những vệt đen. Mọi người nín thở. Chị chỉ hơi máy cặp môi cũng trắng như khăn tang, nói âm thầm và rời từng tiếng:
- Đây ông cảnh sát nè. Ông nghĩ tình con chiên Chúa với nhau, ông đưa tôi miếng gan anh Ơn, mời tôi ăn. Tôi chưa ăn, gói để dành đợi Cách mạng về. Giờ tôi đem nộp ông, để làm chi, ông ăn cho hết kẻo nữa chết còn thèm gan người. Gan chồng tôi có ngon không ông?
Chị ngừng lại, hít một hơi dài, cười khẩy một tiếng nhọn như kim
- Quỷ Xa tăng ác chừng nào tôi chưa thấy, mà thấy ông ác quá chừng đi, ác trên đời có một... Phổ! Mày cướp hết vườn dừa nhà tao chưa đủ sao, mày hiếp tao cả chục lần chưa đủ sao, mày còn mổ bụng chồng tao nữa hả Phổ?
Câu nói cuối cùng xé ra thành từng tiếng rú nức nở. Chị túm tóc thằng Phổ, ấn gói gan người vào miệng hắn, đạp một đạp giữa mặt.
Ngòi lửa đã bén tới thuốc súng.
- Trời ơi là trời!
- Phổ, trả cha tao đây!
- Con không về mà coi, con ơi...
- Để nó cho tôi. Đừng ai rờ vô mà, để đó!
Má Bảy òa khóc hu hu như đứa trẻ trong khi hai ngàn người chồm dậy, đẩy lưng nhau xô lên phía tên ác ôn, gạt nhào mấy anh du kích sang bên văng cả súng. Hai cây cọc treo đèn bị chạm, hai ngọn măng sông chao mạnh, lắc lư soi trên những nắm tay, cây gậy, chiếc guốc vung lên tới tấp. Tiếng thét làm rung các mái lều chợ lợp tôn.
Từ lúc ấy má Bảy say đi giữa đám đông choáng váng, ngây ngất.
Loáng thoáng trước mặt má mấy chục tề điệp ra chắp tay gục đầu xin má tha tội. "Ừ thì tha, tao không khát máu như tụi bay, tao tha làm phước, phải bỏ cái nghề bán nước hại dân đi nghe không." Khi Dõng đọc lời thề đoàn kết đấu tranh, má giơ tay rõ cao: "Xin thề
Đến lượt bầu ủy ban tự quản của xã. Dõng đề nghị anh Bê chủ tịch, chị Năm Tân phó chủ tịch, anh Trưng xã đội trưởng và bốn vị nữa. Không đợi hỏi ý kiến, bà con đã vỗ tay reo ầm: "Hoan hô ủy ban! ủy ban ra mắt đi!". Ủy ban ra tuyên thệ, anh chủ tịch đeo tiểu liên trên lưng và chị phó chủ tịch còn cầm cái loa trên tay. Đội du kích hơn ba mươi người cũng ra tuyên thệ, trong đó có mười bốn dân vệ quay súng. Hoan hô! Hoan hô! Ta có Đảng bấy lâu, nay lại có Mặt trận, chính quyền, có súng cầm tay!
Chị Năm vung cái loa lên miệng:
- Cuộc biểu tình bắt đầu! Mời đồng bào thắp đèn, xếp hàng!
Lá cờ đại bay phần phật đi trước. Hai anh du kích vác hai cây cọc đèn cố rướn thật cao để ánh măng sông soi rõ màu cờ. Bốn cái trống lớn, mỗi cái hai người khiêng một người đánh, đổ dồn từng hồi như núi lở. Hai mươi sáu cái cổng chào đục sẵn từ trước, giấu mỗi nơi một cây tre, vừa được dựng gấp trên đường lớn, dang rộng những cánh cờ và biểu ngữ đón đoàn biểu tình cầm đèn gió sáng rực. Con trăn lửa dài hơn một cây số trườn về ga Đồng Mè.
Ra khỏi xóm, chị Đa gọi má:
- Sướng chưa bác, Kỳ Minh cũng khởi rồi!
Bảy tám đống lửa lớn cháy rừng rực mé Kỳ Minh, nơi có nhiều lô cốt và bót gác. Trống mõ bên ấy rùng rùng vọng sang đáp lại Kỳ Bường. Xa hơn nữa, suốt dải đất mé trên đường sắt và đường Một, ánh lửa nối ánh lửa và tiếng trống dội tiếng trống, to nhỏ, gần xa, họp thành đêm hội cách mạng rung tr đất.
- Đả đảo Mỹ - Diệm!
- Đả đảảảo!
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam muôn năm!
- Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Những khuôn mặt chung quanh má Bảy tươi nở, cười hỉ hả, bừng bừng sắc đỏ. Khởi nghĩa Ất Dậu đây rồi. Ta vùng dậy khắp nơi. Ta mạnh. Ta thắng. Hãy khạc ra cho hết những hòn than cháy uất hận nuốt vào bụng bấy lâu. Hãy nắm tay những người cùng đau khổ như mình, xé toạc những hàng rào hiềm khích nghi kỵ do giặc bủa ra, hãy ôm nhau ta với ta. Hãy tin sức mình, tin bà con, tin Cách mạng. Ai cũng muốn hò hét, múa vung lên, nói những lời thương yêu nhất với người bên cạnh và chửi địch cho thật khoái miệng.
- Quyết tâm giữ vững chánh quyền nhân dân!
- Quyết tâm!
"Ai đó còn sợ Cách mạng rút đi? Ai nghĩ bậy vậy? Cách mạng là tao đây nè, rút đi đâu cả mấy ngàn dân Kỳ Bường, cả trăm ngàn dân đêm nay nổi dậy?". Những người vài giờ trước đây còn rụt rè đang cãi nhau với chính mình, với con người cũ như thế đấy sau khi lột vỏ. Ông Nhâm hô một câu tếu:
- Bà con mình theo Việt cộng muôn năm!
- Muôn năm!
Bà con vừa hô theo ừa cười rầm. Phía quận lỵ, đạn lửa vọt lên từng chùm cuống quít như nối nhau bỏ chạy khỏi cái đồn sắp mất. Đèn dù bùng cháy liên tiếp, mở những con mắt lạc tròng. Đường ray dội "ưng ưng" dưới chân. Rồi mặt nhựa của đường Một đón bốn ngàn bàn chân rầm rập.
Không hiểu má Bảy về nhà lúc nào mà lại cầm lá cờ ba que xé một cái rẹt nghe sướng tai quá. Má xé nữa, xé nữa, để nghe những tiếng nghiến răng của giặc yếu dần đi, tắt hẳn.
Út Sâm đánh bật lửa đốt ảnh thằng Diệm. Sâm thui từng chỗ, cười khanh khách, hàm răng lóe trắng giữa bộ râu quai nón chưa lau:
- Con mắt rình rập nhà tao nè. Cái miệng táp hết của tao nè. Coi hay chưa má! Giống y cái đầu heo luộc bị móc mắt... Chà, kiếm đâu ra hình Mỹ tổng thống, cho nó chết chùm với Ngô tổng thống...
Sâm chạy loăng quăng xem những tranh ảnh dán che phên rách, xem xong lại xé toàng toạc, miệng nghêu ngao cái bài hát "tri ân Ngô tổng thống" được Sâm đặt lời lại khi hát trong các buổi lễ: "Đầu cha ác ôn Ngô tổng rống... Ngô tổng rống muốn nằm...".
- À, Mỹ đây!
Sâm lột tấm tranh quảng cáo viện trợ Mỹ, có ảnh tổng thống Mỹ và hai bàn tay túm nhau. Sâm vò hai tờ giấy chung với nhau, sọc xanh quấn lấy sọc đỏ, trịnh trọng châm lửa:
- Cho bay chết đủ cha con, bay khỏi thắc mắc!
Đừng ai bàn chuyện đi ngủ trong cái đêm nay. Má Bảy đun liên tiếp cả chục nồi nước chè, rút cọc chuồng lợn chụm cho mau sôi. Đồng bào phá đường uống nhều ghê. Sâm, Ngọ, Trấu mỗi lần chạy về gánh nước lại phì phò: "Được trăm thước. Trăm rưởi thước. Cầu gần sập rồi...".
Trống mõ vẫn râm ran khắp các ngõ xóm như đêm xưa từ Kỳ Lâm dội về. Không, đêm xưa nào, mới tối qua đấy thôi. Vậy mà má nhớ đâu như chuyện năm ngoái. Thì ra má cùng với bà con vừa nhảy vọt qua một vực sâu ngăn cuộc đời làm đôi. Không thể lùi. Lùi là rớt xuống vực Chỉ có dấn tới, nhào tới, đè bẹp quân giặc mới sống nổi.
Gia Đình Má Bảy Gia Đình Má Bảy - Phan Tứ Gia Đình Má Bảy