Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đubrốpxki
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương XI
B
ây giờ thì chúng tôi xin phép độc giả được giải thích rõ câu chuyện trên đây bằng cách kể lại những việc đã xảy ra từ trước, mà chúng tôi chưa có thì giờ nói đến.
Ở trạm N., trong nhà của viên coi trạm mà chúng ta đã có nhắc đến một lần trước kia, có một người hành khách có vẻ hiền lành và nhẫn nhục đang ngồi ở một góc. Bộ dạng của người hành khách chứng tỏ hắn ta là người bình dân hoặc là người ngoại quốc, nghĩa là cái thứ người mà vào trạm cũng chẳng có vai vế gì. Chiếc xe ngựa của hắn đỗ ở ngoài sân, đang đợi người ta cho dầu mỡ. Trong chiếc xe có một chiếc va-li nhỏ, kích thước chật hẹp của chiếc va-li chứng tỏ rằng chủ nhân của nó hoàn cảnh cũng chẳng lấy gì làm phong lưu. Người khách không gọi chè, cũng không gọi cà-phê; hắn ngồi nhìn ra cửa sổ và huýt sáo khe khẽ làm cho mụ vợ viên coi trạm ngồi bên kia tấm liếp nghe mà lộn ruột lên. Mụ lẩm bẩm:
— Đấy, trời đã phái một anh huýt sáo đến đây, cha chả là huýt, sao mà huýt mãi được thế, cái đồ chết rấp!
Viên coi trạm nói:
— Thì đã sao nào!
— Thế ông không biết đấy là điềm gì à?
— Điềm gì? Thổi sáo thì thổi bay cả tiền đi chứ gì? Ôi dào! Bà Pakhômốpna nhà nó ạ, nhà ta thì có huýt hay không huýt cũng chả bao giờ có được tí tiền nào.
— Thì ông cho hắn đi quách đi có được không, ông Xiđôrôvích, còn giữ lại làm quái gì nữa. Đưa ngựa ra cho nó, rồi tống cổ đi.
— Để cho hắn đợi đấy bà nó ạ; trong chuồng chỉ còn ba cỗ ngựa, cỗ thứ tư nghỉ, phải phòng có khách sang đến chứ; tôi dại gì để họ đánh cho ốm đòn chỉ vì cái thằng Pháp khỉ này. Đây kìa, nghe thấy không, có tiếng ngựa phi. Ái chà! Phi rất là nhanh, có lẽ phải đến cấp tướng chứ chả chơi!
Chiếc xe dừng lại ở trước thềm. Một người hầu nhảy xuống mở cửa xe và một phút sau một người trẻ tuổi mặc áo khoác nhà binh và đội mũ lưỡi trai trắng bước vào nhà viên coi trạm — người hầu bưng một cái tráp theo sau và đặt nó xuống khung cửa sổ. Viên sĩ quan cất giọng hách dịch nói:
— Ngựa đâu!
— Có ngay, thưa ngài, — viên coi trạm đáp. – Xin ngài cho xem giấy lộ trình (11).
— Ta không có giấy lộ trình. Ta đi đến… Thế anh này không nhận ra ta là ai à?
Viên coi trạm cuống lên và vội chạy đi giục bọn phu trạm. Người khách trẻ tuổi bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, rồi sang bên kia tấm liếp và hỏi nhỏ mụ chủ trạm xem người hành khách ngồi ở góc phòng là ai. Mụ đáp:
— Có trời biết được, một thằng Pháp nào đấy. Hắn ngồi đợi ngựa và huýt sáo năm tiếng đồng hồ rồi đấy. Cái thằng cha khó chịu lạ.
Người trẻ tuổi nói với người hành khách bằng tiếng Pháp:
— Ông đi đâu đấy ạ?
— Tôi đi đến thị xã gần đây, và sau đó đi về nhà một lão địa chủ đã nhắn người thuê tôi làm gia sư. Tôi tính ngày hôm nay là đến nơi rồi, nhưng mà ông coi trạm hình như không muốn như vậy. Ở cái xứ này, thưa ngài sĩ quan, khó tìm đâu ra ngựa lắm.
— Thế anh về làm với lãnh chúa nào ở vùng này? – viên sĩ quan hỏi.
— Với ông Tơrôiêkurốp ạ, — người Pháp trả lời.
— Với ông Tơrôiêkurốp? Tơrôiêkurốp là ai thế nhỉ?
— Ma foi, mon officier… (Thực tình, thưa ông sĩ quan — tiếng Pháp) Tôi nghe người ta nói nhiều điều chẳng lành về ông này. Họ bảo rằng ông ta là người hách dịch, hay dở chứng, mà với người nhà thì đối xử rất hung ác, rằng không ai có thể hợp với ông ấy được, rằng ai nghe đến tên ông cũng phải run sợ, họ lại còn nói rằng ông chẳng kiên nể gì bọn gia sư (avec les outchitels — tiếng Pháp trong nguyên bản. Chữ “outchitels” vốn là tiếng Nga, người ngoại quốc thường dùng để chỉ người gia sư.) và có hai người đã bị ông ta đánh gần chết.
— Trời! Thế mà ông lại định đến ở với một con quái vật như vậy ư?
— Biết làm thế nào được, thưa ngài sĩ quan? Ông ta trả lương hậu, mỗi năm ba nghìn rúp, cơm ăn áo mặc. May ra tôi có phúc hơn mấy người trước chăng. Tôi có một mẹ già, một nửa số lương tôi sẽ gửi cho mẹ tôi, còn lại thì trong năm năm cũng có được một số vốn nho nhỏ đủ cho tôi tự lập, và đến lúc đó thì bonsoir (xin chào — tiếng Pháp), tôi sẽ đi Pari buôn bán.
— Ông có quen biết ai ở Tơrôiêkurốp không?
— Chả quen ai cả, ông ấy nhắn bà con ở Mátxcơva thuê hộ. Chả bác đầu bếp của người nhà bà con ông ta là chỗ đồng hương với tôi, nên có giới thiệu tôi. Cũng xin ngài biết cho rằng tôi định làm nghề bánh kẹo, chứ không phải làm nghề gia sư – nhưng nghe nói ở nước các ngài làm gia sư kiếm được nhiều tiền hơn…
Viên sĩ quan nghĩ ngợi một lúc rồi nói với người Pháp:
— Ông này, nếu có người biếu ông một vạn rúp tiền mặt với điều kiện là ông đi ngay về Pari, thì ông nghĩ thế nào?
Người Pháp kinh ngạc nhìn viên sĩ quan, mỉm cười lắc đầu. Vừa lúc ấy viên coi trạm đi vào báo:
— Thưa đã có ngựa rồi đấy ạ.
Người đày tớ cũng vào bảo như vậy. Viên sĩ quan nói:
— Được, các anh ra ngoài một lát.
Viên coi trạm và người đày tớ đi ra. Viên sĩ quan nói tiếp bằng tiếng Pháp:
— Tôi không nói đùa đâu, tôi có thể đưa cho ông một vạn rúp, tôi chỉ yêu cầu ông đi nơi khác và để giấy má lại cho tôi.
Nói đoạn viên sĩ quan mở tráp lấy ra mấy tập giấy bạc. Người Pháp giương mắt tròn xoe. Hắn không biết nghĩ thế nào nữa. Hắn kinh ngạc lắp lại:
— Tôi đi nơi khác… để giấy cho ngài. Đây, giấy tờ của tôi đây… nhưng chắc ngài nói đùa: lấy giấy tờ của tôi làm gì kia chứ?
— Đó không phải là việc của ông. Tôi xin hỏi: ông có bằng lòng hay không nào?
Người Pháp vẫn chưa dám tin là thật. Hắn chìa giấy tờ cho viên sĩ quan trẻ tuổi. Người này nhìn qua các giấy tờ đó một lượt.
— Giấy hộ chiếu của ông… tốt! Nào, thư giới thiệu, xem nào. Giấy khai sinh, tốt lắm. Nào! Đây tiền của ông, xin ông quay lại Mátxcơva cho. Chào ông…
Người Pháp đứng đực ra.
Viên sĩ quan lại quay vào:
— Tí nữa tôi quên điều quan trọng nhất. Ông phải lấy danh dự mà hứa với tôi rằng tất cả chuyện này đều phải giữ hết sức kín, chỉ có tôi và ông biết thôi, ông phải lấy danh dự mà hứa đi.
— Xin lấy danh dự mà hứa. Nhưng mà giấy tờ của tôi… không có giấy tờ thì tôi biết làm thế nào được?
— Hễ đến thị xã nào trước là ông trình rằng bị Đubrốpxki chặn cướp. Họ sẽ tin ông và sẽ cấp những giấy tờ cần thiết cho. Thôi chào ông, chúc ông sớm về đến Pari và gặp mẹ được mạnh khoẻ.
Đubrốpxki ra khỏi phòng, lên xe và phóng đi.
Viên coi trạm nhìn qua cửa sổ và khi xe đi khỏi, liền bảo vợ:
— Bà Pakhômốpna này, có biết cái gì không? Đubrốpxki đấy!
Mụ vợ chồm ra cửa sổ, nhưng đã muộn rồi. Đubrốpxki đi đã xa. Mụ quay ra mắng chồng:
— Ông thật không sợ Chúa, ông Xiđôrôvích ạ, sao lúc nãy ông không nói, để cho tôi xem mặt Đubrốpxki một tí, bây giờ thì đời nào có dịp thấy lại được nữa. Ông thật đến là tệ!
Người Pháp vẫn đứng đực ra đấy. Việc thoả thuận với viên sĩ quan, món tiền bỗng dưng nhận được, hắn có cảm tưởng như đều là giấc mộng. Nhưng mấy tập giấy bạc đang nằm sờ sờ trong túi hắn xác nhận rằng cái sự việc lạ lùng vừa xảy ra là có thật.
Hắn quyết định thuê ngựa ra thị xã. Người phu trạm cho ngựa kéo xe đi bước một, và mãi đến đêm họ mới lê đến thị xã.
Khi sắp đến một cái trạm gác — gọi là trạm gác nhưng cũng chỉ có một cái chòi canh đã mục nát chả có ai đứng canh cả — người Pháp cho đỗ xe lại, xuống xe đi bộ và lấy tay ra hiệu nói với người phu trạm là hắn cho anh ta cái va-li và cái xe làm tiền uống rượu. Người phu trạm cũng kinh ngạc trước sự hào phóng ấy như trước đây chính người Pháp đã kinh ngạc trước lời đề nghị của Đubrốpxki. Sau khi kết luận rằng cái anh chàng ngoại quốc này đã phát điên, người phu trạm cúi sát đất cảm tạ hắn ta, và thấy rằng không nên vào thị xã làm gì, anh ta đánh xe đến một quán rượu quen thuộc, mà chủ nhân vốn là bạn cũ. Người phu trạm la cà suốt đêm ở đấy, và hôm sau đánh cỗ ngựa không về nhà, không có xe, không có va-li, mặt bự ra và mắt đỏ ngầu.
Đubrốpxki cầm giấy tờ của người Pháp ngang nhiên đến trình diện với Tơrôiêkurốp, như ta đã thấy, và vào ở trong nhà lão. Không biết chàng có ý định gì (về sau chúng ta sẽ rõ) nhưng hạnh kiểm của chàng suốt thời gian làm gia sư không hề có điều gì đáng chê trách. Quả tình chàng ta có ít chú ý đến việc giáo dục cậu bé Xasa, để cho cậu bé tha hồ đùa nghịch, và cũng ít khi quở trách cậu ta về bài vở — những bài vở đó chỉ ra cho có lệ — ngược lại Đubrốpxki chăm chú theo dõi những bước tấn tới của Masa về âm nhạc và thường ngồi hàng mấy giờ liền với cô nữ sinh của mình trước chiếc dương cầm. Ai cũng mến người gia sư trẻ tuổi – Kirila Pêtơrôvích thì thích cái tính can đảm và sự nhanh nhẹn của chàng khi đi săn, Maria Kirilốpna thì mến lòng tận tâm không bờ bến và những cử chỉ săn sóc rụt rè của chàng, Xasa thì ưa tính dễ dãi của chàng đối với những trò nghịch ngợm của nó, gia nhân thì ưa tính hiền lành và rộng rãi hào phóng rất hiếm có ở địa vị chàng. Còn chàng thì có vẻ như quyến luyến với cả gia đình và tự xem như đã thành một người nhà rồi vậy.
Kể từ khi chàng đến nhậm chức gia sư cho đến cái ngày hội đáng ghi nhớ nọ, đã được trọn một tháng, thế mà không hề có ai dè rằng cái anh chàng gia sư người Pháp hiền lành này lại chính là cái tên đạo tặc ghê gớm mà tên tuổi đang làm cho tất cả các lãnh chúa trong vùng phải khiếp sợ. Trong suốt thời gian đó Đubrốpxki không ra khỏi ấp Pôkrốpxcôiê, nhưng những tin tức về cướp bóc vẫn không thưa thớt, nhờ trí tưởng tượng phong phú của dân làng cũng có, nhưng cũng có thể là bọn cướp trong khi vắng chủ tướng vẫn cứ tiếp tục hành động như thường.
Cùng ngủ chung buồng với một người mà chàng có thể xem như một kẻ thù riêng, một trong những kẻ đã làm cho chàng sa cơ lỡ vận, Đubrốpxki không cưỡng nổi sự cám dỗ. Chàng biết hắn có cái túi da, và quyết định lấy cái túi đó. Chúng ta đã thấy chàng làm cho lão Antôn Pápnutích đáng thương kia kinh hoàng như thế nào vì sự biến dạng đột ngột của chàng từ gia sư thành tướng cướp.
Vào lúc chín giờ sáng các phòng khách khứa ngủ lại ở Pôkrốpxcôiê lục tục đến tụ tập ở phòng khách. Ở đấy Mria Kirilốpna mặc áo dài buổi sáng đã đốt ấm xa-mô-va pha trà và Kirila Pêtơrôvích mình mặc áo bông, chân đi giày vải đang uống nước trà trong một cái chén to như cái chậu. Antôn Pápnutích ra sau cùng; lão ta trông xanh xao và có vẻ hoảng sợ đến nỗi ai cũng phải ngạc nhiên, và Kirila Pêtơrôvích phải hỏi thăm lão xem có ốm đau gì không. Antôn Pápnutích trả lời líu nhíu chẳng có mạch lạc gì cả, và chốc chốc lại đưa mắt sợ sệt nhìn anh gia sư lúc bấy giờ đang ngồi đấy, vẻ điềm tĩnh và hiền lành, như không có việc gì xảy ra cả.
Vài phút sau một người nhà vào báo với Antôn Pápnutích rằng xe ngựa đã sẵn – lão vội vã cáo từ mặc dù chủ nhân thiết tha nài lão ở lại chơi, lão vẫn hấp tấp ra khỏi phòng và lập tức lên xe đi mất. Người ta không hiểu lão có việc gì và Kirila Pêtơrôvích kết luận rằng lão ta bị bội thực. Sau buổi tiệc trà và buổi ăn điểm tâm tạm biệt, khách khứa lần lượt ra về, và chẳng bao lâu ấp Pôkrốpxcôiê lại trở lại với nếp sống thường lệ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đubrốpxki
Alexander Pushkin
Đubrốpxki - Alexander Pushkin
https://isach.info/story.php?story=dubropxki__alexander_pushkin