Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11 : Nguy Cơ Thêm Trầm Trọng
T
ướng Anami không ngủ được. Trong cuộc họp nội các ban ngày, Ngoại trưởng Togo đã thích được một mũi dùi vào sườn hàng ngũ ông nên ông đã nghĩ ra một mánh mới để chặn đứng thứ hòa bình vô điều kiện. Trong khi Đông Kinh còn đang ngủ, Anami nhóm họp với các phụ tá tại tư dinh. Cuối cùng ông ra lệnh cho Đại tá Hayashi thi hành một sứ mạng quan trọng.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 13 tháng Tám này, Đại tá Hayashi lên xe tới gặp Tướng Umezu cũng tại tư dinh. Hayashi xin lỗi viên Tham mưu trưởng vì đã làm ông này mất ngủ, rồi nói: «Những nhà lãnh đạo quân sự phải nỗ lực xin Hoàng thượng thay đổi lại quyết định.Hoàng thượng đã mất tín nhiệm ở Tướng Sugiyama, vì vậy ông Bộ Trưởng chiến tranh muốn Tướng Hata đích thân kêu gọi lên Hoàng thượng. Đại tướng nghĩ sao về việc này?».
Câu hỏi đó đồn Umezu vào một tình thế khó xử. Rõ ràng tướng Anami muốn tạo thêm vây cánh để trì hoãn cuộc đầu hàng. Nếu không đồng ý, thì ông phải gánh phần trách nhiệm sự nhục nhã của dân tộc. Ông đi lại trong phòng, lát sau nói vớ iHayashi: «Tôi rất tiếc, tôi phải ủng hộ việc chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam».
Đại tá Hayashi vội trở về báo cáo những lời lẽ định mệnh đó, và tướng Anami lặng người một lát lâu. Đồng minh quan trọng nhất của ông là Umezu đã bỏ rơi ông. Ông lên giường và cảm thấy cô độc một cách tuyệt vọng.
Sau một giấc ngủ ngắn ông tới gặp Hầu tước Kido và được Kido tiếp đón niềm nở. Họ kết bạn với nhau từ cái ngày cùng làm phụ tá cho Thái tử Hirohito. Kido thông cảm hơn ai hết sự khó khăn của Anami trong những ngày qua.
Khó khăn là vì ông một lúc phải làm hai việc. Thứ nhất: phải tranh thủ những điều kiện tốt đẹp tối đa cho Nhật Hoàng và quân đội. Thứ hai: phải duy trì cái quân đội đó trong vòng kỷ luật cho đến khi ông làm xong việc thứ nhứt.
Mở đầu cuộc hội đàm, tướng Anami than thở: «Không thể có dân tộc nào biết tự trọng lại đi chấp thuận những điều kiện như điều kiện của Đồng Minh».
Kido đã chuẩn bị từ lâu để đối phó với thứ lý luận đó, ông trả lời: «Không còn cách nào khác nữa. Nhật Bản đã vận động hòa bình. Hoa kỳ đã đưa ra điều kiện. Bây giờ nếu ta lại đề ra những điều kiện thêm vào những điều kiện thì ta có thể đưa cuộc thương thuyết đến chỗ đổ vỡ. Chiến tranh sẽ tiếp tục khốc liệt. Hãy thử đứng về phía Hoa Kỳ. Đến lúc này mà ta còn bày đặt thêm những luật chơi mới, thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ nghi ngờ ta mưu đồ một đòn mới lạ. Nếu Hoàng thượng thay đổi ý nghĩa và rút lại đề nghị hòa bình, Đồng minh có thể nghĩ chúng ta là những người điên, những kẻ mơ ngủ».
Anami chưa chịu:«Thái độ bi quan chẳng bao giờ đem lại những kết quả tốt. Chúng ta phải thực hiện một nỗ lực cuối cùng để đòi những điều kiện có thể chấp thuận được».
Kido nhấn mạnh: «Chúng ta phải tuân theo ý muốn của Hoàng thượng. Chúng ta phải chấp nhận những điều kiện của Đồng minh».
Anami mỉm cười: «Tôi rất hiểu lập trường của Bá tước. Tôi biết trước Bá tược sẽ nói những lời đó».
Anami ngừng một chút rồi nói lên cái ý nghĩ nó ám ảnh ông: «Nhưng bầu không khí trong quân lực đang rất căng thẳng».
Anami không nói gì thêm. Ông đứng khỏi ghế chào Kido và Kido âu sầu nhìn theo ông lên xe tới gặp những nhân vật quan trọng khác. Anami quyết định tránh né bọn sĩ quan trẻ của ông, lâu chừng nào tốt chừng đó. Cho đến lúc này Takeshi-ta, Ida, Halanaka và nhiều người khác vẫn không có cách nào giữ được tướng Anami ngồi với họ để thảo luận về mưu đồ đảochính. Ngày giờ trôi qua, vậy mà họ vẫn chưa vận động được nhân vật chủ chốt thừa nhận việc làm của họ. Trong khi họ sống những giờ phút căng thẳng tại Bộ Chiến tranh thì Tướng Anami tới dự cuộc họp của Hội đồng tối cao chỉ đạo chiến tranh gồm sáu tay trùm sỏ.
Tại đây Anami thấy phe chủ hòa đã củng cổ lại được hàng ngũ. Một giấc ngủ ngon đã làm cho Ngoại trưởng Togo nhìn sự việc một cách sáng suốt hơn, tự tin hơn. Suzuki tươi tắn trò chuyện với tất cả mọi người. Miệng ngậm xì gà, Suzuki thay đổi lập trường hôm qua và bây giờ ông cương quyết chủ trương: Nhật phải chấp nhận Tuyên ngôn Postdam và thông điệp của Hoa kỳ. Đô đốc Yonai, người mà Tướng Anami ghét cay ghét đắng, giữ vững lập trường: Nhật phải đầu hàng ngay lập tức.
Tướng Anami và hai đồng chí của ông là Tướng Umezu và Đô đốc Toyoda lớn tiếng đòi hỏi những điều kiện cho sự đầu hàng. Anami biết Umezu đã mất hết tự tin, nhưng ngoài mặt viên Tham mưu trưởng lục quân vẫn ủng hộ lập trường của phe quân nhân, chống lại phe chủ hòa. Suốt buổi sáng Anami không gặp được việc gì đáng mừng. Sáu tay trùm sỏ vẫn chia rẽ nhau. Đến trưa hội đồng tạm hoãn phiên họp để dùng bữa và chuẩn bị cho phiên họp nội các.
Nếu Tướng Anami phải bận tâm về nhóm sĩ quan trực thuộc tại Bộ Chiến tranh, thì đối thủ của ông ở phe chủ hòa là Đô đốc Yonai cũng có những bận tâm về những mưu đồ tại Bộ Tham mưu Hải quân. Vào buổi trưa ngày 13 tháng Tám này, Bộ trưởng bộ Hải quânYonai chịu hết nổi và nổi nóng. Ông được biết Đô đốc Toyoda, Tham mưu trưởng Hải quân hôm qua đã qua mặt ông dám tự tiện vào bệ kiến nhà vua để bênh vực cho lập trường chủ chiến. Ông được biết Tham mưu phó là Đô đốc Onishi, cha đẻ của Không đoàn quyết tử Thần Phong đã nói nhiều lời mỉa mai xúc phạm nặng nề đến danh dự ông.
Bây giờ đây Bộ trưởng bộ Hải quân Yonai quyết định mở cuộc họp với hai viên tướng và phó tham mưu ngược ngạo đó, với sự hiện diện của Đô đốc Hoshina làm nhân chứng, kiêm vệ sĩ. Cả Yonai và Hoshina đều sợ Onishi với tính cách gan dạ, liều lĩnh, hung hãn đã trở thành huyền thoại. Những phản ứng của Onishi đối với người và việc là điều không ai có thể đoán trước được.
Xế trưa hai vị trưởng và phó tham mưu bước vào văn phòng của Bộ trưởng bộ Hải quân, giơ tay chào nghiêm chỉnh theo lễ nghi quân cách. Rồi đứng ngay như tượng gỗ, mũ cầm tay, họ chờ đợi cấp chỉ huy mời họ ngồi.
Yonai để họ đứng trong sự yên lặng, một lát ông ngước nhìn họ, và quát: «Thái độ của bộ tham mưu thật là dơ dáy. Nếu có điều gì phàn nàn, tại sao không nói thẳng cho tôi biết?». Ông gằn giọng nói tiếp: «Trơ tráo, vô liêm sỉ đến thế là cùng. Cấm không được tái phạm nữa».
Toyoda không chuyển động một thớ thịt. Onishi cúi đầu và bật tiếng nức nở.
Yonai nói tiếp: «Tại sao ông dám qua mặt tôi tiếp xúc với Hoàng thượng, ít ra ông cũng phải hỏi ý kiến tôi đã chứ! Ông có thấy tôi canthiệp vào công việc của bộ tham mưu hải quân bao giờ không? Hành động như ông là điều không thể nào tha thứ được!»
Toyoda đứng yên chịu trận. Onishi lớn tiếng cãi, nhưng tiếng nức nở đã làm lạc giọng, cho nên ông phải ngừng lại. Yonai ra lệnh cho họ lui, và hai viên Đô đốc bước ra khỏi cửa với một tâm hồn nặng trĩu.
Đến lúc này Yonai và Hoshina mới kịp ngạc nhiên và sợ hãi về việc họ làm. Không ai có thể ngờ Đô đốc Onishi có phản ứng như vừa rồi. Làm cho một người như Onishi phải cúi đầu, dù là cúi đầu tạm thời, là một dấu hiệu thắng lợi cho phe chủ hòa. Đô đốc Yonai yên lòng tới dự phiên họp nội các vào lúc xế trưa, khác hẳn với phiên họp đầy sóng gió hôm qua.
Thủ tưómg Suzuki tuyên bố chấp thuận tất cả mọi điều kiện của đồng minh. Ông bác bỏ mọi luận điệu của phe chủ chiến. Hàng ngũ phe chủ hòa đã được củng cố vững chắc để tiến thêm những bước quan trọng nữa.
Ngoại Trưởng Togo cảm thấy khuyến khích rất nhiều trước sự thay đổi thái độ của Thủ tướng Suzuki, ông ráo riết tranh luận với ba lãnh tụ phe chủ chiến Anami, Toyoda, Umezu, và luôn luôn giữ được bình tĩnh trong suốt phiên họp.
Trong mấy tiếng đồng hồ liền hai phe đấu khẩu với nhau một cách tuyệt vọng. Những quân nhân vẫn đòi điều kiện cũ, và những chính khách vẫn dùng lý luận cũ để bác bỏ đòi hỏi của họ. Mỗi bên đều bênh vực lập trường cùa mình.
Trong giờ nghỉ họp, tướng Anami đi sang phòng kế bên để gọi dây nói về văn phòng bộ Chiến tranh. Đứng đợi trả lời ở đầu dây bên kia, ông hiểu là lập trường của phe chủ chiến đã bị suy nhược. Dù vậy, ông vẫn phải đóng một màn kịch đối với các sĩ quan trực thuộc. Ông nói một cách tự tín với đầu dây bên kia:«Ừ, ừ mọi việc đều diễn tiến theo đường lối của chúng ta... Mọi người bắt đầu nhìn sự việc theo quan điểm của ta...». Khi đặt ống nói xuống, ông chợt thấy bí thư nội các Sakomizu trợn tròn mắt nhìn ông, lúc đó đang ngồi thu mình trong chiếc ghế bành để ngủ chợp một cái. Anami cau mặt, rồi cười xòa: «Người ta nên tôn trọng giấc ngủ của nhau, phải không ông?». Sakomizu đã tỉnh hẳn,ông gật đầu với Anami đi sang phòng bên để tiếp tục tranh đấu cho lập trường phe chủ chiến. Đột nhiên ông cảm thấy khâm phục Đại tướng Anami đã ngang nhiên lừa dối các phụ tá của mình.
Trong khi phe nổi loạn tại bộ Chiến tranh tiếp tục kéo dài thời gian chờ đợi thì nội các tái nhóm, Suzuki yêu cầu biểu quyết. Vì Toyoda và Umezu hai Tham mưu trưởng hải quân và lục quân không có chân trong nội các, Thủ tướng Suzuki có ý muốn cô lập Bộ trưởng bộ Chiến tranh Anami. Nhưng ông thất bại, và cuộc biểu quyết không đi đến một quyết định nào cả.
Trước tình trạng bế tắc đó, Thủ tướng Suzuki tuyên bố bế mạc phiên họp sau khi cảnh cáo mọi người rằng, một lần nữa ông sẽ vào bệ kiến để xin Nhật Hoàng quyết định.
Rời phòng họp Tướng Anami biết cuộc tranh đấu của ông đã ở vào những giờ cuối cùng. Khi Nhật Hoàng lên tiếng một lần nữa thì đã quá chậm để có thể tránh được một cuộc đầu hàng vô điều kiện. Trong thời gian đó ông lại còn phải đối phó với nhóm sĩ quan nổi loạn xúm lại quanh ông.
Nhóm nổi loạn bắt được Tướng Anami tại tư dinh. Vào lúc 8 giờ tối, mười người thuộc nhóm này đã trổ hết tài hùng biện để xin ông chính thức thừa nhận việc làm của họ. Takeshi-ta có mặt trong số này. Cả Inaba và cả Hatanaka cũng tới cùng với người bạn thân là Shizaki.
Hatanaka đem đến tin đồn: có một vụ âm mưu hạ sát Tướng Anami do phe chủ hòa chủ mưu. Anami gạt phắt ngay chuyện đó, và quay sang nói chuyện với Đại tá Arao, Trưởng phòng quân vụ tại Bộ Chiến tranh, được bầu làm phát ngôn viên của phe nổi loạn. Dù biết Anami không bao giờ ủng hộ cuộc nổi loạn, nhưng Arao vẫn cứ phải duy trì lòng tôn kính và phục tùng của cả bọn đối với Anami. Mặt khác, Arao nổi tiếng thông minh và quả cảm cũng không thể phụ lòng tin cậy của các đồng chí.
Đại tá Arao tin rằng, Tướng Anami đã có quyết định từ lúc cuộc chiến trở nên tuyệt vọng. Arao nhớ mùa thu 1944 anh đi theoTướng Anami trong cuộc kinh lý các cơ sở quân sự trên toàn quốc. Anh đã có dịp nghe Tướng Anami than thở: không có cách gì ngăn chận địch quân xâm lăng đất Nhật. Vào tháng Năm 1945, khi Anami ra lệnh trả lại tự do cho chính khách Yoshida, một nhân vật nổi tiếng chủ hòa, Arao hiểu Anami đã chuẩn bị cho cái ngày đầu hàng không tài nào tránh được. Vậy mà tối hôm nay 13 tháng Tám, anh vẫn phải đứng truớc Anami để lớn tiếng bênh vực cho cuộc cách mạng của bọn anh. Arao trao cho Anami một tài liệu phác họa cuộc bạo động, Anami cầm tài liệu đọc rất nhanh, rồi nhắm mắt ngồi nghe Arao trình bày những chi tiết.
Cuộc nổi loạn quyết định vào 10 giờ sáng hôm sau. Mọi việc đã được trình bày với Tướng Mori tư lệnh sư đoàn Ngự lâm quân, và Tướng này hứa sẽ lưu tâm. Nếu Mori từ chối thì cuộc nổi loạn vẫn cứ tiến hành vì các trung đoàn trưởng dưới quyền ông đã bằng lòng hành động. Hầu tước Kido và Thủ tướng Suzuki sẽ bị bắt giữ và Nhật Hoàng được đặt trong tình trạng cô lập. Nếu Tướng Tanaka không đứng về phía loạn quân thì quân đoàn Miền Đông sẽ là một trở lực lớn lao. Phe nổi loạn quyết định sẽ tiếp xúc ngay với Tanaka sau khi được sự chấp thuận rất nặng kí của Anami.
Phút định mạng đã tới: câu trả lời của Anami có ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu con người. Anami hỏi: «Anh có tin chắc, anh đã nghĩ kỹ mọi việc chưa? Tôi thấy hình như cơ sở hành động vẫn mơ hồ. Còn nhiều việc nữa cần phải làm trước khi khởi sự». Rồiông kết luận: «Chương trình hành động của các anh thiếu sót nhiều quá!». Cho đến lúc này Anami vẫn không chịu dứt khoát là ông ủng hộ hay là phản đối cuộc nổi loạn.
Trước những lời van nài xin ông dứt khoát, Tướng Anami biểu Đại tá Arao trở lại vào lúc nửa đêm để bàn thêm. Nói xong ông bỏ đi mặc cho bọn sĩ quan nổi loạn trầm ngâm với những tư tưởng lạc quan lẫn bi quan. Thấy họ vẫn ngồi lì, Anami vẫy tay bảo họ ra về, và khuyên họ: «Phải thận trọng! Các anh bị theo dõi đó! Tốt hơn hết là nên ra về với từng nhóm nhỏ một».
Thật sự đêm đó không có ai theo dõi họ, nhưng Anami khuyên họ thận trọng cũng là phải. Mấy ngày trước đây ông đã báo cho Tướng Okido, chỉ huy trưởng cơ quan mật vụ được biết về tình trạng bất an trong hàng ngũ quân đội.
Ngồi lại trong phòng, Đại tá Hayashi nổi sùng vì thái độ mập mờ của cấp chỉ huy. Không bác bỏ kế hoạch nổi loạn, phải chăng Tướng Anami khuyến khích việc làm của bạn anh? Khi Anami trở lại, Hayashi nói thẳng:«Đại tướng mặc nhiên chấp thuận kế hoạch của bọn tôi. Chúng tôi yêu cầu Đại tướng nói dứt khoát là Đại tướng thừa nhận, ủng hộ cuộc đảo chánh...».
Tướng Anami lắng nghe, suy nghĩ, rồi ông nói: «Có lẽ anh có lý. Chút nữa tôi gặp Arao ».
Vào lúc nửa đêm Anami đang ngồi trong văn phòng thì Đại tá Arao trở lại. Nhớ những lời của Hayashi, ông nói với Arao ông không mấy tin cuộc bạo động có thể thành công. Một lần nữa ông vẫn không dứt khoát với nhóm bạo động.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 14 tháng Tám, Tướng Anami lên giường nằm. Vào giờ đó, những tay trùm khác cũng đang cố ngủ để lấy sức tiếp tục cuộc tranh đấu tưởng chừng như bất tận. Trước đó, Ngoại trưởng Togo đã dành nhiều giờ tranh luận sôi nổi với Tướng Umezu và Đô đốc Toyoda. Lúc này ông đã lấy lại bình tĩnh và lớn tiếng chủ trương: Nhật Bản chiến đấu đến người cuối cùng. Togo để yên cho Onishi nói, cuối cùng ông tuyên bố không tán thành chủ trương đó.
Thủ tướng Suzuki ngủ như người uống thuốc ngủ. Ở vào tuổi tám mươi, ông không thể làm việc theo nhịp độ của những người như Anami. Toàn thân ông đau ê ẩm vì mệt mỏi, tinh thần ông gần như tê liệt vì căng thẳng quá lâu. Chỉ vài giờ nữa là ông phải vào bệ kiến để cầu cứu Nhật Hoàng, và chỉ nghĩ đến việc này là ông đã thấy hãi hùng, nhưng ông không còn cách nào khác nữa.
Trong những giờ cuối cùng của ngày 13 tháng Tám, Bộ Tư lệnh Hải quân ở Hoa Thịnh Đốn gửi một mật lệnh cho các đơn vị ở Thái Bình Dương. Mở đầu mật lệnh, Đô đốc Ernest King báo: «Đây là lệnh hòa bình», rồi hạ lệnh tất cả những lực lượng tác chiến trong những giờ tới, phải tạm ngưng mọi hoạt động tấn công. Hoa Thịnh Đốn muốn dành cho Đông Kinh một thời gian để họ thu xếp nhà cửa. Quá một thời gian nào đó, chiến tranh sẽ lại tiếp diễn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig