Nhận Định Về Tâm Hồn Dân Nga
ho nên, muốn am hiểu cách mạng Nga sô, và trước khi trình bầy về lịch trình biện chứng của nó thiết tưởng cần nhận định qua về một vài khía cạnh tâm hồn của dân tộc Nga. Nếu cuộc cách mạng vô sản đầu tiên đã xảy ra ở một nước khác, như Đức, Pháp hay Ý, chắc rằng những trạng thái của cách mạng dễ nhận đinh hơn. Vì người Nga thực ra, không giống như người Đức, nhất là không như người Pháp và Ý. Tâm hồn người Pháp và Ý là tâm hồn dân la tinh, sáng sủa và hợp lý, ít có những trạng thái trái ngược nên dễ nhận định hơn. Đành rằng tiềm thức cũng người dân nào cũng có những trạng thái phi thường hoặc trái ngược, nhưng tương đối, tính chất các dân tộc khác vẫn còn dễ nhận xét. Trái lại, người dân Nga sinh sống trên một khoảng đất bao la nửa Âu, nửa Á, đầy sa mạc băng tuyết hoặc cánh đồng cỏ mịt mù, đầy những ngọn núi trùng trùng điệp điệp nên tâm hồn họ thường không có mực thước nào hết. Dù đi về tả hay về hữu, đi lên hoặc đi xuổng, người dân Nga dễ đi tới chỗ cục đoan. Họ có thể trở thành một vị thánh, hay có thể trở nên một tên sát nhân. Đặc chất của họ là: cực đoan và trái ngược. Chỉ riêng trong một người, đã có những trạng thái trái ngược lẫn nhau, và trạng thái nào cũng có thể đi tới cực đoan được. Một phóng viên Pháp 1 bị tù đày tại Nga sô năm 1945 lúc trở về nước đã viết rằng: "Khi giao tiếp với người Nga, ta đừng nên ngạc nhiên là một điều gì hết! Vì mọi sự trái ngược đều có thể xảy ra. Tâm hồn họ là thế. Họ có thể buổi sáng ôm một người hôn hít, nhưng tới buổi trưa, họ có thể giết người ấy. Rồi buổi tối, họ sẽ hối hận ôm thây người chết khóc lóc và cầu Chúa cho người chết được sống lại. Và mỗi việc làm kể trên của họ đều là thành thực cả".
Tâm hồn cố hữu của người dân Nga là một tâm hồn hết sức tín ngưỡng. Do tín ngưỡng, tiềm thức của họ hay có khuynh hướng thèm khát sự thống khổ. Đối với họ, tưởng chừng như đau khố có thể cứu chuộc và làm thánh sạch con người! Đỏ là một khuynh hướng mà sau đây, ta sẽ nhận thấy trong tâm hồn của nhiều phần tử cách mạng Nga, nhất là các phần tử ly tưởng như những lãnh tụ của phong trào "Đi vào dân chúng". Tuy nhiên, mặc dầu đầy tín ngưũng cố hữu, người Nga vẫn dễ dàng đi tới tâm trạng trái ngược, tức là noi theo vô thầnn chủ nghĩa đề trở thành những phần tử tiền phong của cách mạng. Một tay anh hùng cách mạng, Kaliayev, trước khi xách trái bom đi ném quận công Serge, đã dừng lại trước một tượng Chúa bầy bán hè phố, lấy tay làm dấu thánh giá. Khi ném bom rồi, bị bắt đưa lên đoạn đầu đài. Kaliavey lại từ chối không chịu nhận lỗi rửa tội của vị tu sĩ! Cho nên, khi đọc những tiểu thuyết của Dostoievsky, độc giả ngoại quốc thường lấy làm lạ trước những nhân vật như Raskolnikov, Kirilov...Vì mặc dầu là một sát nhân. Raskolnikov vẫn còn giữ được tâm hồn của một kẻ đầy thánh hạnh. Độc giả ngoại quốc, lúc mới đọc, thường cho rằng những nhân vật đó là quái đản huyễn hoặc, không phản chiếu mực thước trung bình của tâm hồn Nga. Nhưng trái lại, người dân Nga là thế. Đành rằng không phải người nào cũng cực đoan và trái ngược như những nhân vật của Dostoievsky, nhưng trên đại cương, họ đều cực đoan và trái ngược. Jean Rounnault có ghi thêm rằng: "Kể cũng hơi khó phân tích tâm hồn người Nga. Bởi với đa số dân chúng, khí hậu tâm hồn của họ gồm những trạng thái sau đây: hào hiệp, niềm nở và thắm thiết hồn nhiên một cách trẻ con, đầy sinh lực, nhiều sức khỏe, nhiều điên cuồng. Tính chất cao thượng thường trộn lẫn với những tính chất xấu xa ghê gớm. Nên người dân Nga thường ở trên hoặc dưới kích thước trung bình của nhân loại. Họ có ý thức về quyền lực, về bác ái, nhưng họ khôngq có ý thức về công lý. Nhất là họ thích say sưa, và sự say sưa đó không có giới hạn nào. Say sưa về rượu vodka, say sưa về cao vọng, say sưa quyền lực, say sưa với lòng khiêm nhượng và tự hạ mình! Có lẽ điểm quyến rũ của dân tộc Nga nằm ở trong khả năng say sưa. Và mỗi người Nga là một thi sĩ không biết mình là thi sĩ. Cần ghi thêm rằng vì sinh trưởng trên một khoảng đất biên địa nửa Âu, nửa Á, tâm hồn người dân Nga thường bị chia sẻ trước ảnh hưởng của Âu châu: nửa muốn chống đối, nửa bị quyến rũ bởi Âu châu. Tuy nhiên, trong đáy lòng dân tộc, người dân Nga vẫn thầm nuôi một cao vọng khủng khiếp: cao vọng muốn đem lại một thông điệp lớn lao cho nhân loại và trở thành một dân tộc cứu thế. Trong những tiểu thuyết của Dostoievsky hoặc Tolstoi, nhiều nhân vật, mỗi khi nói tới nước Nga và dân tộc Nga, đều bộc lộ một niềm cảm động chân thành sâu đậm đối với nước non đồng chủng, đồng thời đều triệt để tin tưởng rằng rồi đây, dân tộc Nga sẽ mang lại một Phúc âm mới mẻ cho nhân loại. Một phần do những cao vọng thầm kín đó, phần do kích thước quá khồ (kích thước hạ nhân hay kích thước siêu nhân) của tâm hồn người dân Nga, nên sau này, trên khoáng đất bao la ấy, mối có thể nẩy nở một chế độ tàn bạo khủng khiếp như chế độ Sô viết của Staline. Đứng trên tâm lý mà xét, có lẽ tâm trạng Staline cũng có đôi chút tương tự với tâm trạng của nhân vật sát nhân Raskolnikov, nghĩa là muốn làm một cuộc thí nghiệm để đẩy bản năng bạo tàn cùng ý chí quyền lực của con người tới một cực độ không thể vượt xa hơn nữa. Camus từng nói rằng đặc điểm của người dân Nga là ở chỗ họ càng suy tư bao nhiêu, họ lại càng bị khích động bấy nhiêu. Cho nên, những ý kiến trừu tượng, đối với một người dân khác, thường chỉ là những ý kiến vu vơ, nhưng đem du nhập tâm hồn người Nga, ý kiến trừu tượng đó sẽ biến thành thực tại cụ thể. Sau rốt, cũng cần nhận định rằng đa số dân Nga đều ít có năng khiếu đối với kỹ thuật máy móc, và không ưa thích cho lắm.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động