Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cá Tính Của Miền Nam
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11: Khi Thực Dân Chú Ý Và Phát Giác
T
ừ năm 1869, viên Giám đốc Nội vụ nhiều khả năng, am hiểu tình hình Nam kỳ nhất là Paulin Vial đã lưu ý các tham biện nên theo dõi một vài hội kín. Có lẽ đến năm 1875, thực dân ở Nam Kỳ mới đặt thành vấn đề, sau khi bắt được vài vụ Thiên Địa Hội, trước tiên là vụ Trương Đế Điển, người Triều Châu ở Biên Hòa thuộc nhóm Nghĩa Hòa Công ty. Lại còn người Triều Châu tên là Hứa Thanh ở Chợ Lớn cũng sa lưới. Sau khi phối kiểm, thực dân thấy rằng ở Hà Tiên, bên kia biên giới Cao Miên cũng Thiên Địa Hội. Nếu chỉ là người Huê kiều thì không đáng ngại, nhưng hoạt động của Hội kín lại mang tính chất chánh trị. Từ mấy năm qua, một nhân vật tên là Kim, tục danh là Quản Kim hoặc Ngô Quan Kim hoạt động ráo riết chống Pháp, đang cư ngụ ở Măng Thít (Vĩnh Long) chứa chấp những phần tử đáng tình nghi. Quản Kim này từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, bị bắt ở đảo Phú Quốc, đày ra Công Đảo rồi trốn về. Quản Kim đã ra Bình Thuận từ trước, trong hàng ngũ nghĩa quân từng được phong chức Quản. Đa số người Triều Châu và Phước Kiến, sau khi nhập cảnh vào lãnh thổ Nam Kỳ dường như bị bắt buộc vào Hội. Vùng Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh và khu vực hai bờ sông Hậu đặt dưới quyền của một nhân vật quan trọng mang biệt danh là Hồng Bằng Phi, thương cư ngụ tại Sa Đéc. Các chủ tỉnh được lệnh theo dõi hội kín và dùng biện pháp cứng rắn để đối phó.
Chủ tỉnh Chợ Lớn cho biết là có hai ông bang (thuộc bang Triều Châu) đã xin yết kiến để tố cáo một lãnh tụ Thiên Địa Hội tên Tsiao Sen (sau đổi là (Tsiao Hen) đang hoạt động tại Chợ Lớn, cưỡng bách giới Huê kiều ở địa phương phải gia nhập.
Trong tình trạng dọ dẫm, thực dân cố gắng khai thác các nguồn tin. Theo ý kiến và tài liệu của Emile Puech, chủ tỉnh Hà Tiên (đã từng ở Long Xuyên dẹp cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa) thì Thiên Địa Hội đã có mặt trước khi người Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Các hội viên họp thành đảng cướp khá mạnh, hoành hành vùng biển vịnh Xiêm La, hệ thống bao gồm đường hàng hải từ Hương Cảng, cù lao Hải Nam, Tân Gia Ba, Xiêm, Cần Giọt (Kampot), Rạch Giá, Sài Gòn, Hà Tiên. Hàng năm họ tụ họp để cúng tổ vào ngày 25 tháng giêng âm lịch. Lễ cúng diễn ra vào lúc đầu canh ba. Theo lời bọn dọ thám kể lại thì người cầm quyền lớn nhứt là lão Kiếm, từng bị xữ chặt đứt tay trái về tội ăn cướp từ hồi 30 năm trước. Bọn tay em ước lượng chừng 25 người. Lão kiếm là chúa đảng danh dự; chúa đảng hoạt động thật sự là người Minh Hương tên là Tăng Bộ, còn mang tên Việt là Huỳnh Văn Bửu, cỡ 41 tuổi đã hoạt động trước khi người Pháp đến, từ Hà Tiên đến tận mũi Cà Mau. Chúa đảng lập sổ, xướng danh từng người khi chia số tiền cướp bóc được. Ai túng tiền để làm ăn thì dịp này có thể mượn trước của ngân quỹ chung, với tiền lời 3 phân mỗi tháng, năm sau, họ đem tới trả, kẻ vắng mặt luôn luôn có nhờ một người khác trả giùm. Sau đó là lễ cắt cổ gà, uống rượu pha máu gà và tro của lá bùa vừa đốt. Rồi vào khoảng 4 giờ sáng, chúa đảng lên đàn, cắt lá gan của con heo mà chia đồng phần cho anh em ăn, gan còn sống, tiêu biểu cho lá gan của kẻ thù. Chủ tỉnh Puech giải thích: kẻ thù của họ năm nay có thể là Thống đốc Nam Kỳ! Sau đó, cả bọn giải tán bằng tiệc rượu, uống say mèm hoặc tha hồ hút á phiện, nằm tại chỗ.
Chủ tỉnh cho biết thêm ở cái Tàu Thượng và Cái Tàu Hạ (Sa Đéc) có hai ngôi chùa làm trụ sở họp mặt của bọn cướp theo Thiên Địa Hội, hằng năm họ tụ tập cúng tổ rồi chia tiền.
Để kết thúc bản báo cáo trên, chủ tỉnh Hà Tiên hứa là sẽ rình bắt cuộc hội họp cửa bọn hải tặc vịnh Xiêm La trong vài ngày sắp tới. Nhưng hắn không làm được.
Viên hội đồng quản hạt là Nguyễn Thành Trung giải thích với cấp trên về nguồn gốc Thiên Địa Hội: Ngày xưa, đời Tam quốc xảy ra giặc Huỳnh Cân, ba người xưng là thiên công tướng quân, Địa công tướng quân và Nhân công tướng quân họp lại xưng là tụ Nghĩa Hội hoặc Huyết Bái Hội. Bọn người theo hội kín ngày nay gọi là Chệt Trường Phát (để tóc dài), không cạo đầu thắt bím như người Mãn thanh. Bên Trung Hoa, vùng Tứ Xuyên, Hiệp Tây, Vân Nam, Qưới Châu đã từng bị hội kín làm loạn suốt hai năm, nhằm năm Nhâm Tý, Quí Sửu. Họ đưa ra câu sấm truyền:
Nhứt sĩ anh hùng xuất
Song thiên nhật nguyệt khai
Và câu Thiên khia ư tý
Địa tịch ư Sửu.
Đến đời vua Hàm Phong, ở tỉnh Quảng Đông, dân Triều Châu rủ nhau lập hội kín, một số người phỏng theo tổ chức của hội mà lập đảng cướp biển, gọi là giặc Tàu Ô. Hai tướng cướp Tàu Ô nổi danh là Cao Bằng Phi và Huỳnh Quốc Lập kiểm soát con đường biển từ Huế vô tới Kampot (Cao Miên), về sau chúng bị giết nên tạm yên.
Tài liệu do ông hội đồng quản hạt nói trên cung cấp trùng hợp với tài liệu của chủ tỉnh Puech về chi tiết cướp biển.
Đến khi quyển sách khảo cứu của Schlegel phổ biến ở Nam Kỳ thì nhà cầm quyền địa phương mới hiểu rành hơn. Quyển sách này được Giám đốc Nội vụ yêu cầu Tham biện xuất công quỹ ra mua làm tài liệu. Sách biên soạn với những tài liệu do nhà cẩm quyền thực dân ở Hà Lan sưu tầm, sau khi phát giác những hoạt động của Thiên Địa Hội của Hoa kiều ở Nam Dương. Thiên Địa Hội khởi đầu từ cuộc hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, đời vua Ung Chánh. Cách tổ chức của hội cùng nguyên tắc hoạt động khác nhau về chi tiết, tùy địa phương và trình độ của từng lãnh tụ, nhưng mục đích chánh vẫn là lập một chánh quyền, một tòa án riêng, không nhìn nhận chế độ, luật lệ đương thời.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cá Tính Của Miền Nam
Sơn Nam
Cá Tính Của Miền Nam - Sơn Nam
https://isach.info/story.php?story=ca_tinh_cua_mien_nam__son_nam