Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
26 Truyện Ngắn Sơn Nam
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Con Heo Khịt
T
ừ hồi tháng mười một năm ngoái, mấy người cuốc rẫy ở ven rừng Ngã Bát không ngớt bàn tán xôn xao:
- Con heo Khịt về đây rồi. Nó lớn bằng con bò con lận mà.
- Phải! Tôi nghe danh nó từ lâu. Chú vợ của tôi ở Rạch Ruộng có nói lại: nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa.
- Sao không đâm nó? Thợ săn ở dưới Rạch Ruộng coi bộ dở quá, chưa xứng đáng là thợ rừng. Rầu lắm. Coi chừng con heo Khịt phá hại mùa khoai ở xóm mình. Nó đâu phải cọp mà mình sợ!
- Nói bậy đi. Chừng nào con heo Khịt phá hại, đụng chạm tới tài sản của mình thì hãy hay. Nói trước, xui xẻo lắm. Thợ săn ở Rạch Ruộng giỏi lắm chớ. Một người bị đổ ruột. Một người khác bị tét đùi. Phen đó, con heo Khịt mắc bẫy dây chì. Vậy mà nó tẩu thoát được.
- Bằng cách nào?
- Nó cắn một khúc giò, bỏ lại coi chơi. Khúc giò còn dính trong cái vòng dây chì. Coi mà phát ớn. Nó cắn giò nó cho đứt, một mình nó đánh chết bốn con chó săn. Tôi đoán chừng con heo Khịt này ít nhất đã bảy - tám tuổi, nanh dài trên một tấc, mình mẩy nổi dấu chì. Thôi chuyện đâu còn đó. Nó chưa tới nhà mà bàn tán hoài, ngán lắm. Cứ lo làm ăn cho vợ con nhờ.
o O o
Chuyện ấy thấu đến tai ông Hai Cháy và ông Năm Tự. Vốn là thợ săn chuyên nghiệp, hai ông giữ vẻ mặt trầm tĩnh nhưng làm sao che giấu được bao nhiêu nỗi lo âu áy náy trong lòng.
Tháng này nhằm mùa hạn, rừng khô nước, heo rừng không ngủ nơi nào nhất định, chi bằng chờ lúc sa mưa, nước nổi chừng ba tấc, heo rừng phải tìm nơi gò đất cao ráo mà ngủ, dễ tìm tông tích nó. Nhưng phải đề phòng! Mặc dầu mình nặng nề, chân nhỏ thó, heo rừng lội nước khá nhanh. Ðối phó lại, thợ săn nên tìm loại chó săn biết lội nước. Ðã có người chống xuồng cản chận đầu con heo rừng đang lội. Heo thản nhiên, hụp đầu xuống rồi hất lên như cõng vào chiếc xuồng nọ lên vai.
Ông Hai Cháy đến nhà ông Năm Tự mà nói:
- Mình ăn thịt hơn trăm con heo rừng. Nhưng mà chuyến này coi bộ khó nuốt.
Năm Tự cau mày:
- Sao vậy? Tôi dọ kỹ rồi. Nó thành danh con heo Khịt vì nó dữ, khi đổ quạu là sôi bọt mồm, khịt lên một tiếng lớn. Vậy thôi. Mình chưa ngán nó...
Ông Hai Cháy đáp lại chậm rãi:
- Bà con ở Rạch Ruộng cho biết: nó là heo độc giác. Theo chữ nho, chẳng hiểu nanh heo kêu bằng gì. Mình tạm kêu là "giác" đi. Trâu độc giác, voi một ngà, heo một nanh và... người một mắt đều là thứ dữ.
Năm Tự im lặng:
- Ờ! Nếu con heo Khịt lên tới xóm này, nên lo liệu...
- Ðánh nó cho chết chớ lo liệu cái gì. Tôi dám liều chết nếu nó là heo Khịt. Rủi gặp heo nhỏ, tầm thường thì uổng công quá. Năm nay, gần sáu mươi tuổi rồi, tôi làm biếng lắm.
Năm Tự nói nhanh:
- Miễn là ông anh đi theo để làm quân sư, thằng em này vui vẻ ăn thua. Ông anh cứ nhường cái bổn phận đó cho em. Em nhờ bà con dọ thám thử.
Giết heo là chuyện khó. Rình xem heo là chuyện dễ. Ðêm đó, theo lời yêu cầu của Năm Tự và Hai Cháy, một đám con nít xúm nhau rình bên giồng khoai mì đã bị heo phá hại đêm trước. Ðêm sáng trăng. Mù sương rắc xuống nhỏ từng hột trắng mỗi lúc thêm dày. Biết chống muỗi, vắt, lũ trẻ xúm nhau ngồi quanh gốc cây tràm. Cảnh rừng đêm mơ hồ. Ngồi hồi lâu không thấy gì lạ, lũ trẻ ngóng lên trời nhìn sương mù đang trôi gờn gợn như chất gì lỏng lẻo. Thích chí quá. Như ngồi dưới đáy biển sâu mà lớp sương kia là sóng gió trôi trên đầu. Nhìn mãi sanh chán. Vài đứa ngủ gục ngáy to tiếng.
Bỗng đâu sậy đế gãy nghe rôm rốp. Rồi một bóng đen lộ ra đứng sát bụi mì ngóng mỏ rồi quay lưng, chạy về phía rừng tràm.
Lũ trẻ lập tức cho ông Năm Tự hay:
- Nó tới rồi! Nè ông Năm, nó như con bò con. Tưởng sao chứ vậy tụi tui đâu sợ. Nó chạy cong đuôi.
Ông Năm cười:
- Tại tụi bây đứng trên gió, nó đánh hơi được. Nó đâu sợ, nó xáp tới nhưng nó quay lưng vì sợ sụp nhằm bẫy hoặc hầm hố.
Nghe đến sáng kiến làm cần bẫy, bọn trẻ mừng quýnh. Vài đứa có kinh nghiệm lập tức bơi xuồng ra chợ Thới Bình để mua dây chì làm vòng bẫy. Gặp thầy đội kiểm lâm có mang súng, chúng nó mời thầy vô xóm Ngã Bát để bắn con heo Khịt. Nghe tin ấy, ông Năm vô cùng mừng rỡ. Nếu bắn được con heo ghê tởm ấy, ông khỏi ra tay. Vả lại, bắn sớm chừng nào hay chừng ấy. Từ bây giờ cho đến mùa mưa. Khi thời cơ thuận lợi. Còn năm - sáu tháng nữa lận. Biết đâu tới chừng đó; con heo Khịt sẽ bỏ xóm Ngã Bát, sau khi phá hại mùa màng.
Trời chạng vạng.
Thầy đội kiểm lâm tới xóm. Ðêm đó, thầy ta hăng hái lắm vì mới vừa mượn được cây đèn pin, loại năm pin của ông xếp kiểm lâm. Dịp may để thầy ta luyện tập về cách săn đèn!
Lại một đêm đầy sương, thứ sương mù khét lẹt, lạnh lẽo của rừng tràm U Minh khi mặt trời vừa chen lặn. Thầy đội mang đèn, ánh sáng chói mạnh tới trước soi một vòng tròn thấy rõ rệt từng nhành cây chiếc lá từng con muỗi.
- Tao làm gì thì làm. Tụi bây đừng nói chuyện. Ðứa nào sáng mắt, coi chừng tiếp với tao. Hai đốm đỏ tức là con mắt ông hổ. Nếu hai đốm vàng tức là mình chiếu ngay mắt con heo Khịt. Tao nghe đồn đãi như vậy.
- Kìa! Hai đốm vàng hiện ra.
Thầy đội từ từ bước tới.
Một bước rồi hai bước.
- Ðùng!
Súng nổ chát chúa, xé rừng. Một tiếng kêu rống. Lạ quá! Tiếng rống ấy nghe một chỗ và con thịt run rẫy, chẳng vang ra tiếng... khịt nào cả. Chừng xúm lại coi thì ô hô, thầy đội vừa bắn trúng một con heo rừng bé tí teo vừa mắc bẫy, chân còn treo lủng lẳng trên cây cần. Làm sao bây giờ. Ai dám gỡ nó xuống? Âu là bồi thêm một phát nữa.
Ðằng xóm, ai nấy đều thức giấc, chờ kết quả. Sau khi nghe hai tiếng súng, họ đốt đuốc, chạy tới nơi, hô to:
- Rồi rồi. Xong rồi. Con heo Khịt đi đời!
Chừng đụng đầu với con heo nhỏ bé, ai nấy cười ngã nghiêng.
o O o
°
Ông Năm Tự đổ quạu:
- Làm chuyện bá láp! Mấy đứa con nít thì rình trên gió. Người lớn thì bắn trúng con heo "hà nàm" mắc bẫy. Không khéo, ai nấy là hề hạng bét. Bà con ở dưới Rạch Ruộng hay được họ cười cả đám, chê đất này thiếu nhân tài.
Ông uống chút xíu rượu đế rồi thét to:
- "Vực một" đâu?
Từ ngoài sân, một con chó săn chạy vào đứng ngay trước mặt ông, phía tay mặt.
- "Vực hai" đâu?
Con khác chạy vô, đứng im bên trái.
- "Vực ba"!
Nó đứng ngoan ngoãn phía sau, và con chó "Vực Tư" giành góc còn lại. Cái bộ ván nhỏ bé mà ông đang ngồi trở thành cái ngai vàng.
Vỗ đầu từng con, ông bảo:
- Hồi nào tới giờ, tụi bây ở nhà, chưa bao giờ ra trận đủ bốn đứa. Mai này, Vực một, Vực hai phải ứng phó cho lanh: "Vực" là cánh, mỗi đứa là một cánh quân. Vực ba, Vực tư cũng vậy. Dưỡng sức đi. Thôi đi ngủ sớm, mùa nắng khó săn heo lắm. Ðây là thể diện của ta.
Bốn con chó vẫy đuôi, ra chiều hăng hái. Chúng ra ngoài hàng ba, trước khi nằm xuống, mỗi con đều quay tròn đôi ba vòng, nhìn kỹ chung quanh. "Chó ba khoanh mới nằm", ông Năm Tự lẩm bẩm như vậy, tự hào cho rằng cho săn của mình là giống tốt nhứt. Còn lại năm - sáu con chó nhỏ đứng xớ rớ chung quanh bộ ván, sủa gâu gâu, như kêu nài, bất mãn, ông nói:
- Còn tụi bây nữa. Chưa tới tuổi ra nghề. Tao lo cho tụi bây mà. Ði chỗ khác!
Gà gáy dứt canh hai. Sương lùa vào đầy nhà, vậy mà ông Năm Tự chưa nhắm mắt ngủ. Dựng đứng gần vách, ông ngắm nghía rõ ràng kìa... Một cây lao cổ phụng, một cây lao bay, một cây mác thông. Tất cả khí giới này từ bảy tháng qua chưa xài tới mà vẫn sáng chói, không một bợn sét, nhờ ông lau chùi hằng ngày.
- "Hừng đông, mình đi kêu Mười Hy phụ lực với mình. Khỏi cần bận rộn tới ông Hai Cháy, ổng già rồi."
Nghĩ vậy, ông Năm Tự ngủ yên. Ông có biết đâu là sự bố trí chu đáo ấy không được đúng với tình thế và đem lại nhiều hậu quả mà ông không đoán nổi.
o O o
- Tu... Tu... u...
Còi vừa túc lên. Bốn con chó Vực và năm con chó săn nhỏ bé đồng hè nhau chạy miết vô khu rừng tràm giáp ranh với đám rẫy khoai mì. Ông Năm Tự nói với Mười Hy:
- Chú Mười thấy chưa! Chó mà ăn cơm nguội thì lanh lẹ. Ăn cơm nóng, nó hư lỗ mũi đánh hơi hở ẹt. Cây lao bay với cây lao cổ phụng của tôi đây nè chú cầm dùm. Tôi hô lên cây nào chú nhớ đưa cây đó cho kịp.
Chim rừng hót vang. Bước chân của hai người dẫm lên mớ lá vàng ẩm ướt. Muỗi, bù mắc... động ổ bay lên. Họ chen vào khoảng giữa chật hẹp mấy gốc tràm. Nắng lên chui vào vòm cây lộ ra những đốm vàng tươi. Cá lóc, cá trê mắc cạn lăn tròn trên bùn non, mọi khi hễ gặp mồi nhậu thì hai người bắt liền. Hôm nay có khác. Ông Năm Tự thỉnh thoảng tháo khăn trên đầu, bịt lại chặt hơn, quần xà lỏn được vo lên sát vào bắp đùi. Ông nhướng mắt:
- Lâu quá vậy!
Rồi túc còi. Trong phút giây đàn chó gom lại. Ông căn dặn:
- Ðừng sủa bậy nghe! Tụi bây gặp trăn sủa cách khác, gặp rùa sủa cách khác. Giỏi lắm. Nhưng bữa nay, khi nào gặp heo rừng thì hãy sủa. Làm động rừng con Khịt đi xa.
Dứt lời, bầy chó tản ra. Hai phút sau, phía lung Cây Kè, có tiếng chó sủa to, ba tiếng còi túc lên liên hồi. Ông Năm Tự và Mười Hy vạch lau sậy, chạy đến.
Con heo Khịt đứng sững, hai chân trước cao nghệu, mình mẩy đen thui, hươi nanh. Tiếng đồn không sai: nanh dài trên một tấc, con heo Khịt như con bò nhỏ, mớ lông gáy dựng lên vàng hực, lấp lánh.
- Vực một!
Ông Năm quát to.
Con Vực một nhảy vô cắn chân phía trước, bên hữu của con Khịt. Con Khịt vừa quay đầu là ông Năm ra lịnh:
- Vực hai!
Con Vực hai xốc tới cắn chân trước, bên tả. Con Khịt trở mình ngó phía sau tìm cách thủ thế, lui vào lùm cây!
- Vực ba! Vực tư!
Bị vây bốn góc, Khịt đứng nhóng lên. Thật ra răng của chó dầu bén nhọn nhưng làm sao cắn lủng da nổi chì của con Khịt được. Con Khịt lại đầy đủ kinh nghiệm: đây là thợ săn lão luyện và bầy chó hung hăng.
Nó tìm cách chạy tới. Mười Hy trao ngọn mác cho ông Năm Tự. Ông Năm ghìm ngọn mác trước ngực.
Heo Khịt thối lui, dùng hai chân sau bươi đất làm cái hố nhỏ, tạm che khuất cái mông dưới đất để hạn chế sự tấn công của Vực ba và Vực tư. Nhưng đất cứng quá. Nó quỳ hai chân sau. Mấy con chó nhỏ bao vây, đứng ngoài xa, sủa vang lên nhưng hưởng ứng, thúc hối bốn con Vực đang quyết chiến.
Bỗng nhiên, con heo Khịt thở mạnh nghe... khịt một tiếng. Ông Năm Tư thối lui. Heo Khịt trợn mắt trắng, miệng sôi bọt, đang lướt qua phía Vực một, bất chấp Vực hai.
Lẹ như chớp, con chó Vực một nhảy dựng đứng lên không trung ngang tầm đọt sậy. Nó vừa rớt xuống là con heo Khịt chĩa nanh lên, hứng ngay bụng.
Vực một giãy đành đạch, lủng ruột. Thừa cơ hội ấy con Khịt phá vòng vây, chạy nhanh.
Thấy con chó thân yêu vừa thiệt mạng, gan mật ông Năm Tự sôi lên. Chụp ngọn lao bay trong tay Mười Hy, ông phóng mạnh, buông tay. Ngọn lao ghim vào ngực con Khịt.
Nó mang ngọn lao mà chạy.
Nhanh như hớp, ông Năm với cây lao cổ phụng - loại lao cong, giống như cổ con phụng, có ngạnh như cái mồng - Mũi lao ghim vào hông con Khịt, đúng như sự tính toán của ông.
Bị đau điếng, con Khịt chạy nhanh, bất chấp cây cối, lau sậy, gò nỗng, ao vũng. Bầy chó sủa vang, cố chạy cho nhanh hơn để chận đầu, cản mũi con Khịt. Nhưng may quá! Ông Năm Tự nói với Mười Hy:
- Nó chịu trận rồi
Mười Hy hơ hãi:
- Nó chạy như vầy, làm sao chịu trận. Bầy chó của mình đuối sức rồi.
Ông Năm Tự nói:
- Kìa! Cây lao cổ phụng này... hay quá. Con Khịt chạy không lâu đâu... Mình ráng theo nó cho kịp.
- Làm sao theo kịp được? Nó mất dạng rồi. Mấy con chó làm sao dám xáp vô để ăn thua?
- Thằng Mười này dở hơi quá. Chưa biết cây lao cổ phụng sao?
Chó cứ sủa, ngày càng xa, xa dần. Con Khịt đã khéo léo chọn phương hướng, tìm nơi rậm rạp mà chui, mà nhủi. Trong khi đó, hai người thợ săn chạy chậm hơn, và chạy vòng quanh tránh mấy bụi chà là gai. Gai chà là đâm nhức nhối, mỗi bẹ chà là là một cái bàn chông.
Chó lại sủa rộ lên, càng gần, Mười Hy nói:
- Coi chừng! Hay là con Khịt trở lại ăn thua với anh em mình. Còn cái gì không!
Ông Năm Tự nói gắt:
- Bộ thằng Mười mất trí rồi sao? Có ba cái "bửu bối", xài hết hai rồi. Còn cây mác thông này mà thôi.
- Tôi ngán lắm. Tôi... chạy à! Hai bàn tay không, làm sao tôi dám đứng lại.
- Ai biểu mày ăn thua với nó. Ðứng ngoài xa mà coi. Chạy mau. Câu lao cổ phụng "ngon" rồi đó!
Phía trước mặt họ, con heo Khịt xuất hiện. Ngọn lao cổ phụng gồm hai bộ phận rời: Lưỡi và cán. Hai bộ phận này dính nhau nhờ một sợi dây dài. Lúc phóng tới, lưỡi và cán dính nhau, tạm thời nhờ cái khâu lỏng lẻo. Vì nhúc nhích, lưỡi cứ ghim vào hông con Khịt trong khi cái cán sút ra, tòn ten, lê lết trên mặt đất, có sợi dây nối liền.
- Nó kìa!
Ông Năm Tự la to trong khi Mười Hy sợ sệt. Cái cán lao bị kéo dài... Nhưng vài phút sau, vô tình con heo Khịt chui vào bụi rậm.
Cái cán trở thành chướng ngại vật, day ngang giữa hai gốc cây, trở thành một cái neo...
Con heo Khịt đứng lại, trì níu. Hai gốc cây tràm rung chuyển... Nó kêu rống vì càng trì níu thì ngọn lao càng xoáy bên hông, giữa hai cái be sườn rướm máu.
- Chết cha mầy!
Cây mác thông của ông Năm Tự lại cắm vào mông con heo Khịt, làm lủng da.
Con Khịt co chân, phóng tới, ghê thật. Ngọn lao cựa quậy từ bên hông con Khịt vì cái ngạnh lút khá sâu.
Ngọn lao sút ra, làm gãy một khúc như be sườn. Nhờ vậy, con Khịt thoát nạn.
Bầy chó xáp lại hiểu rằng con Khịt đã đổ máu quá nhiều... Chó bao vây con Khịt.
Lúc con Khịt bối rối, ông Năm Tự đến trước mặt nó, cắm một mũi mác vào ngực. Khịt gào thét nhóng lên. Tay ông Năm ghì xuống chịu đựng.
Và cứ như vậy suốt mười phút, con Khịt chưa chết, nhưng ông Năm đã run tay, mồ hôi xuống ướt mặt. Mười Hy đứng xớ rớ chưa biết liệu lẽ nào.
Lâu lâu con Khịt rống lên xoay trở. Ông Năm Tự quỳ xuống hai tay bám chặt cây mác. Bầy chó giữ phía sau khiến con Khịt hết đường tháo lui. Hai hàng nước mắt tuôn ra tràn trề rưng rưng chảy trên má ông Năm. Ông dư hiểu: nếu con Khịt chạy vuột thì nó sẽ cắm đầu phóng cái nanh "độc giác" vào bụng ông trong tức khắc.
Mắt ông đổ hào quang, cảnh vật chấp chóe đất trời nghiêng ngửa, cây rừng như trở gốc lên trời dang ngọn xuống đất. Nhưng may thay từ xa có bóng người chạy tới:
- Dữ ác hông? Sao không cho tôi hay trước?
Ông Hai Cháy xuất hiện như một vị cứu tinh, phóng vô yết hầu con Khịt một lưỡi mác, ghim vô thật sâu gần lút hết lưỡi thép.
Con Khịt ngã lăn và ông Năm cũng ngã ngửa, xuôi tay thỏn mỏn.
Hôm sau, ông Năm Tự nằm mê man tại nhà, cơm ăn không trôi, phải nuốt nước cháo cầm hơi. Nhưng khi có ông Hai Cháy tới, ông Năm ngồi dậy như cái máy:
- Sao?
Hai Cháy đáp:
- Một trăm bảy chục ký lô! Cái nanh dài hai tấc.
Ông Năm Tự gật đầu lia lịa:
- Non ba tạ hả? Sướng quá! Cọp mà gặp con Khịt thì cọp đã rút lui. Tôi cầm cự chừng nửa giờ rồi anh tới... tiếp cứu đó. Mộ Di Phật! Hú hồn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
26 Truyện Ngắn Sơn Nam
Sơn Nam
26 Truyện Ngắn Sơn Nam - Sơn Nam
https://isach.info/story.php?story=26_truyen_ngan_son_nam__son_nam