Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Sau Ðêm Bố Ráp
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
Q
uít không vào xóm do đầu ngõ chánh ở đường Pétrus Ký mà mượn một ngõ ngánh bên đường Vĩnh Viễn để tránh quán Tư Mẹo là nơi thiên hạ tụ tập đông đảo.
Vừa mở cửa, chưa kịp bước chơn vào nhà đã bị vỗ vai từ sau lưng. Nàng quay lại thì thấy thím hai Nỉ đang nhe răng ra mà cười.
Thím hai Nỉ là một cây tứ sắc nên túng thiếu luôn hay mượn tiền của Quít lắm rồi thành thân.
Quít rất mừng mà chợt nhớ ra rằng nàng còn người bạn nầy, chớ chưa hẳn hoàn toàn cô độc.
- Mạnh giỏi cô Bảy?
- À thím Hai, cám ơn.
- Nè, cậu Ngân muốn gặp cô đó nghen.
Ngân là tên ma-cạo ở đây. Đêm ấy nó không có mặt trong đám giải vây, nhưng vẫn phải trốn.
Quít không ngạc nhiên. Ngân mất hết em út nên có lẽ muốn quơ nàng. Nhưng nàng đã không cần ai bảo vệ từ lâu rồi kia mà.
Hai tiếng bảo vệ thật là mỉa mai. Quả chúng nó có bảo vệ thật, nhưng bảo vệ để rồi bắt làm nô lệ cho chúng nó. Bọn ma-cạo thường lấy đến tám mươi phần trăm lợi tức của gái buôn hương. Chúng nó hút máu người còn mạnh hơn là tú bà và bọn cho vay nặng lãi nhiều lắm.
Cô nào không rơi vào nanh vút của chúng hay đã thoát ra được là phước bảy mươi đời rồi dại gì lại nhào vô cửa tử. Tuy thế, Quít cũng hỏi:
- Có việc gì?
Bấy giờ trời đã sụp tối. Quít vừa đánh diêm lên soi đường mở cửa để vào trong vừa hỏi như vậy.
- Ai biết đâu. Nó kiếm luôn ba bữa. Cậu ấy cậy tôi hễ cô về thi dắt lại nhà mới của cậu ấy.
- Nó dọn đi nơi khác vĩnh viễn rồi sao?
Quít đánh đến ba cây diêm mới tìm được chiếc đèn dầu. Người trong xóm câu điện để thắp đèn, nhưng bọn Quít cứ dùng đèn đầu, lợi cho nghề nghiệp của bọn nó hơn.
Dưới ánh đèn mờ, bọn nó trông như là đẹp hơn, tắt đèn, nhà ngói như nhà tranh, còn thắp đèn dầu lù mù cũng thế.
- Xóm có gì lạ, thím Hai?
- Không có gì hết. Các ổng rình mấy bữa liên tiếp rồi đâm chán không trở lại nữa.
- Còn tụi nó?
- Một đứa đi trại, một đứa bị đưa ra tòa.
- Sao khác nhau?
- Ai biết đâu.
Không khí ở đây hôi mốc ghê lắm vì nhà bị đóng cửa nhiều ngày. Quít ho lên mấy tiếng và khách của nàng cũng ho.
- Nè đi bây giờ nhé?
- Sao lại bây giờ?
- Cậu ấy cần cô gắp lắm.
- Mặc kệ, tôi có dính líu gì đến nó đâu.
- Ấy, người ta mời cô mà, chớ có phải cho lịnh đòi đâu.
- Cũng mặc.
- Nè, tôi còn thiếu cô ba trăm mà chưa trả được. Cậu ấy hứa cho tôi năm trăm, nếu tôi mời cô được.
Dạo nầy một số bạc nhỏ như thế cũng giúp Quít qua cơn thắt ngặt được, phương chi kẻ đi mời còn đươc lợi hơn biết bao, nên Quít làm thinh mà suy ghĩ.
Nàng đã bắt đầu yêu, yêu mối tình đầu trong đời nàng, yêu cái anh con trai mà năm xưa nàng chỉ thèm muốn thôi. Đành là thế. Nhưng mà xem ra phải còn lâu lắm mối tình của nàng mới được hắn đoái hoài đến, mà cũng không chắc lắm sẽ có một cuộc nhìn xuống như vậy.
Trong khi ấy thì nàng cần tiền để cho khỏi chết đói bây giờ.
Vào cái lờ ma-cô rồi trọn đời không thoát ra được à? Không sợ. Nàng đã có cách. Giây lâu, nàng thở dài rồi nói xuôi xị:
- Đi thì đi.
Họ đi bằng xích lô máy vì họ phải ra tới đại lộ Trần Hưng Đạo, khá xa nơi đây. Xe ngừng lại trước ngõ hẻm đình Tân Kiểng. Thím Hai Nỉ dắt Quít đi vào ngõ.
Đình hôm nay không có ban kịch nhỏ nào hát, nên vắng hoe. Trước đình, dựng lên một ngôi nhà rất kỳ dị, ngôi nhà giống hệt nửa khúc gỗ tròn, giống hệt như chiếc mui thuyền, làm bằng kim khí, hình như là bằng nhôm thì phải.
Đó là Chẩn y viện của khu phố nầy.
Núp bên hông Chẩn y viện, một dãy nhà nhỏ lụp xụp. Hai người đến trước một căn của dãy nhà đó.
Nhà thắp đèn điện màu tím đỏ và trang hoàng như một cái "ba". Bốn người đàn ông và con trai đang ngồi quây quần bên một chiếc bàn con, trước mặt người nào cũng có một chai 33 và một cái ly bia đang uống dở chừng.
Khói thuốc bay mịt trời. Quít nhìn kỹ bọn nầy thì thấy toàn dân lạ, trừ Ngân, tên nào cũng để râu Cờ-lạc-gáp cả, kể cả một thằng chưa tới hai mươi.
Gương mặt nào trông cũng xỏ lá một cây và cây xỏ lá nào cũng ốm và cao lỏng khỏng, ngực lép như chiếc bóp-phơi của tư chức vào ngày cuối tháng.
Ngân cao nhất bọn. Thấy khách vào nó vội đứng dậy và reo lên:
- A, cô Kim Thúy!
Quít không ngạc nhiên về cái tên mới lạ của nàng, Ngân đã đặt tên lại cho tất cả các em út ở dưới quyền chỉ huy của nó mà không cần nấu chè nấu xôi cúng kiến thánh thần gì hết ráo.
Không ngạc nhiên, nàng lại thích lắm, vì cái tên mà nó gán cho nàng gồm hai tiếng, nghe hay hơn nhiều những tên một tiếng như tên con Liễu, con Đào, con Mai, con Lệ, con Phương, con Xuân, con Thu.
Quít nghe cái tên hai tiếng của nó sao như là sang trọng hơn, trí thức hơn bọn kia.
Reo mừng xong, nó trịnh trọng giới thiệu khách với bọn con trai, bộ điệu và giọng nói giống hệt một hoạt náo viên của một trà thất:
- Xin long trọng giới thiệu cùng các bạn, cô Kim Thúy, một ngôi sao mới. Đây, cô Kim Thúy!
Nó ăn nói nghiêm trang lắm, nhưng nói xong, nó lại bật cười và cả bọn đồng cười xòa với nó. Quít chợt hiểu rằng đây là đại bản doanh của nó và lũ ranh con nầy không phải là khách làng chơi, mà chỉ là tay chân bộ hạ của nó.
Nó kéo hai chiếc ghế dư rồi mời thím hai Nỉ và Quít ngồi hai bên nó.
- Chị hai với Kim Thúy uống nước gì?
- Xá xị con nai. Thím hai Nỉ đòi hỏi.
- Nhà chỉ có xá xị con cọp thôi, uống đỡ hiệu ấy nhé?
- Cũng được.
- Anh dọn về đây từ bao lâu rồi? Quít hỏi.
- Không, đây là chỗ cũ, văn phòng làm việc từ thuở giờ đó chớ.
Ngân đích thân rót nước ngọt mà thằng nhỏ mang ra rồi hỏi:
- Hôm nay có tiền xài không Kim Thúy?
- Túng lắm.
- Em cần bao nhiêu?
- Không cần.
Hắn kinh ngạc, trố mắt nhìn Quít như một con quái vật rồi hỏi:
- Sao trên thế gian nầy lại có chuyện kỳ dị như thế? Không cần tiền? Thật là hi hữu!
- Em cũng không biết tại sao.
- Được. Rồi em sẽ cần. Đó là một cuộc khủng hoảng tinh thần do sợ hãi gây ra. Đêm đó chắc em sợ lắm? Uống nước đi em.
- Kể ra thì cũng có sợ thật đó. Nhưng chỉ sợ sợ vậy thôi, chớ không hoảng lắm? Các anh xấu bụng lắm đấy nhé!
- Ai bảo em trung lập. Đời nầy không đứa nào chịu để cho đứa nào trung lập cả đâu mà nuôi ảo vọng mất công. Không ngã bên nầy thì phải ngã bên kia, đứng giữa một mình thì phải bị một thằng nuốt. Em muốn thoát tụi anh thì tụi anh để cho công lực nuốt em, đó là lẽ công bình. Kim Thúy nè!
- Gì?
- Anh vừa mướn hai cái buồng ở buyn-đin Mạc Cữu, hai buồng đối diện với nhau, qua lại rất dễ dàng.
- Sang dữ vậy à?
Quít chỉ nghe bạn hữu nói tới buyn-đin thôi chớ chưa hề vào loại nhà đó lần nào. Tuy nhiên nàng cũng biết được rằng đó là nơi sang trọng.
- Ừ, sang lắm. Mỗi phòng rộng năm thước trên sáu thước, có buồng tắm và buồng vệ sinh riêng, tới ba ngàn rưỡi một buồng, mỗi tháng. Tuy họ có đồ đạc sẵn, nhưng anh trang hoàng thêm rất đẹp.
- Mừng cho anh.
- Không, cho em chớ.
- Sao lại cho em?
- Anh định mời em làm "luýt".
- Thôi đi, em là người của xóm lao động, em quê mùa lắm, làm "luýt không được đâu. Bọn đàn ông sang giàu quyền quí sẽ không thích em đâu.
- Tầm bậy! Có đứa "luýt" nào mà không từ xóm lao động ra đâu, trừ vài trường hợp rất hiếm hoi của các tiểu thơ suy sụp.
Cốt là đẹp và cốt là được huấn luyện đúng điệu. Em ngỡ tụi nó khi khổng khi không mà có phong cách tiểu thơ, có phong cách nữ sinh à? Phải dạy tụi nó chớ, với lại nhờ lăn vào chỗ sang trọng mãi rồi tự nhiên nó hết quê mùa đi chớ.
Em có biết rằng em đẹp hơn tụi nó nhiều hay không? Lại có vẻ ngây thơ như học trò nữa.
Em bị mặc cảm vì không sành gốc ngọn của cái bọn luýt" thôi. Có thể nói rằng hết chín mươi lăm phần trăm tụi "luýt" đều được tuyển mộ trong giới lao động, trong giới thôn nữ, chớ các cô tiểu thơ, các cô nữ sinh nhảy dù có đâu mà đông như kiến cỏ vậy.
Nhưng gái lao động làm "luýt" cũng không tìm được cho nhiều, bởi không phải em nào cũng rửa sạch được vẻ quê mùa thô kịch để khoác áo học trò cả đâu. Phải có tướng trời cho, mà cũng phải đủ thông minh để học ăn học nói.
Sở dĩ thấy như là đông lắm là vì tụi anh cứ thỉnh thoảng cho về xóm một mớ để rồi đưa tụi khác ra, làm như là có thứ mới luôn luôn. Bốn tháng sau, cũng cái con Phủ ấy mà uốn tóc lối khác, ma-ky-dê lối khác, ăn mặc lối khác rồi cho ra trở lại thì chính khách cũ cũng cứ tưởng là của lạ.
- Biết rồi, cái trò kéo gỗ, Quít cười nói.
- Trò kéo gỗ nào?
- Ở trong các đại nhạc hội ấy mà! Họ trình bày một cảnh kéo gỗ hoặc kéo lưới, khán giả thấy năm bảy người phụ kéo nặng nề một sợi dây trên sân khấu. Sợi dây qua lần và những anh phu nắm đầu dây bước vô buồng, thay y phục khác chạy vòng sau tấm phông, nắm đuôi dây, khán giả có cảm giác như là phu đông hàng trăm.
- Hay! Ngân khen, trong khi bao nhiêu người khác cười nghe một cái rần. Hình ảnh so sánh của em hay lắm đúng là như vậy.
- Nhưng em không đủ thông minh để học hỏi đâu.
- Lại tầm bậy. Anh biết coi người lắm và không bao giờ xét lầm. Nè, sẽ có người chuyên môn dạy em trong vài hôm là em thuộc. Dễ dàng lắm. Chỉ cần biết một nhúm danh từ cho có vẻ trí thức, chỉ cần biết xử dụng vài món đồ của giới giàu sang như là máy hát âm thanh nổi chẳng hạn, chỉ cần thuộc tên vài đào kép xi-nê danh tiếng là nói chuyện có vẻ tiểu thơ rồi.
- Nói chơi mà nghe vậy chớ em không có hứng.
Từ năm bảy năm nay, cái danh từ của giới văn nghệ ấy lại lọt vào thế giới ăn chơi và người ta dùng nó với nhiều nghĩa khác nhau, kể cái nghĩa bẩn thỉu nhứt.
Quít chỉ muốn nói nàng không thích hành nghề nữa.
- Chà. Lại bày đặt hứng với không hứng! Em luôn biết rằng hứng là một thứ xa xỉ phẩm mà con cái nhà giàu cũng không dám xài nữa nghen em bé. Mình làm cái gì, thường không do mình muốn, hoặc thích hay không, mà do nhu cầu nào đó thôi.
- Nhưng tự nhiên em như vậy, em biết sao giờ.
Một tên bộ hạ của Ngân móc thuốc hút ở túi quần ra và đánh rơi một vật gì bằng kim khí, nó chạm gạch nền nhà kêu một tiếng keng. Hắn cúi xuống lượm lên, đặt trên mặt bàn: đó là một con dao găm.
Quít hiểu ngay rằng cái vụ hút thuốc đánh rơi dao găm nầy chỉ là một trò hăm dọa gián tiếp, kín đáo và câm lặng thôi. Nàng không sợ hãi chút nào, bởi nàng biết rõ luật trong giới. Lũ nó tuy bất lương, nhưng trọng luật lắm. Hễ không hề dính líu tới lũ nó thì lũ nó không dám động tới chân lông của nàng.
- Kim Thúy nè, Ngân ngọt giọng nói, anh mến em lắm nên mới báo cho biết tin nầy: là nghiệp đoàn (?!) của tụi anh quyết định không dung thứ độc lập như em nữa. Từ bao lâu nay, bọn anh đã nhắm mắt làm lơ cho bọn chơi riêng, vì tinh thần tự do dân chủ (?!), nhưng từ đây thì không. Đứa nào cũng phải vào tổ chức cả, hoặc phải ở dưới quyền bảo vệ riêng của anh nào đó.
Em cũng biết là tụi anh dư sức phá đánh em nào cứ ngoan cố trong tình trạng độc lập, và cuộc thanh trừng sẽ đẫm máu. Chắc khỏi phải nói, em cũng đã rõ là không phải anh hay anh A, anh B nào quyết dính như vậy mà là đoàn thể. Mà đoàn thể thì nặc danh, không hề biết thương xót, tàn ác một cách lạnh lùng. Hễ em nào cứng đầu thì a-lê-hốp, một lưỡi dao găm sẽ cắm phập vào ngực nó, ngay tim, chết không kịp ngáp.
- Hăm dọa hả? Quít cười hỏi, bình thản một cách rất là thị đời.
Ngân cười dài một chuỗi cười lạt nhách và ác hiểm vô cùng:
- Ai lại dám hăm dọa ai. Tụi anh cũng sợ em xuống bót thưa tụi anh lắm chớ? Nhưng ở đời ai lại không cố bảo vệ tự do và chén cơm cô mình.
Đã bảo là Quít không sợ chút nào, nhưng nó cũng tránh khiêu khích. Vì thế mà nó chỉ ngồi đó mà làm thinh.
Ngân móc bóp lấy ra năm trăm bạc, trao cho thím hai Nỉ mà rằng:
- Dầu sao đi nữa, tụi tôi cũng tôn trọng lời hứa. Vây xin chị nhận số tiền mọn nầy để uống cà phê.
Tôn trọng lời hứa là một ngón đòn nhỏ của Ngân trong toàn thể chiến địch hôm nay. Con Bảy Lé phải thấy giấy bạc. Giấy bạc tuy thế mà mãnh lực lại hơn dao găm nhiều.
Sự im lặng của con Bảy khiến Ngân ngỡ cô gái khủng hoảng nầy sợ hoặc xiêu lòng vì cần tiền. Nên chi nó đánh vố cuối cùng cho con Quít ngã qụy luôn:
- Kim Thúy em ơi! Em đẹp như một nàng công chúa mà em mai một đời em trong xóm lao động nầy thì thật là phí của đời.
Mùa xuân của con người không trường cửu đâu, anh sợ em chần chờ mãi, mà qua vài năm thì đã trễ quá rồi và em sẽ ân hận ngàn đời.
Chỉ có thể gom tiền được để dưỡng già lúc nầy thôi em à. Mà cũng chỉ có thể lấy chồng bảnh lúc nầy thôi em à.
Làm "luýt, rờ-xết" của em sẽ tăng lên gấp năm lần mà nguy hiểm lại ít hơn. Em lại có cơ hội gặp những tay nhà giàu họ mê em thì đời em sẽ lên hương ghê lắm, có thể họ lấy em luôn làm vợ nữa.
Em bám níu vào xó kẹt của em, tương lai em kể như bỏ đi, em lấy được một anh cai phu là đại phước rồi và trong khi chờ đợi, em không đủ tiền thuê một căn nhà gạch, em phải tiếp những thằng hôi hám, những thằng ghẻ lác, những thằng phu đào mương bẩn thỉu, sao em dại như vậy?
Được tiền rồi, thím hai Nỉ nhớ bài liền. Thím nhớ như đàn ông nhớ thuốc Lào, nhớ đến ngáp lận. Thím sốt ruột lắm, trước câu chuyện con cà con kê của bọn nầy.
Rốt cuộc chịu không thấu nữa, thím nói:
- Thôi cô Bảy còn ở chơi, tôi về trước nhé!
- Không, thím về tôi cũng về nữa chớ! Đã xong rồi, chúng tôi không còn gì nói với nhau nữa.
Quít nhân cơ hội nầy để có cớ mà rút lui vì nàng sợ con mẹ nầy nướng hết tiền thì nàng không đòi nợ được nữa chớ không ngán bọn thằng Ngân. Còn hành nghề, nàng còn phải sợ chúng phá phách, bắt ép, chớ đã quyết hoàn lương rồi thì nàng là một người thường, chúng nó sẽ không dám rớ tới. Luật trong giới là như vậy.
Ngân không cầm khách, nhưng hắn nói:
- Anh mong Kim Thúy nghĩ lại. À, Nhựt nè, tối nay nhớ đi thanh toán con Mai nghe không. Cứ xong rồi thì vứt xác mẹ nó xuống mương. Nhớ mang bao tay để tránh để lại dấu vết và vứt bao tay luôn tại chỗ.
Quít đoán rằng cô Mai nào đó, không có thật và vụ thanh toán cũng chỉ là tiểu thuyết trinh thám thôi, nói lên để gián tiếp dọa nạt nàng.
Quít theo thím hai Nỉ bén gót. Hai người lên xích lô máy rồi thì nó đòi ngay:
- Thím đưa tiền đây cho tôi.
- Tội nghiệp tôi mà, cô Bảy ơi, tôi còn hai ba chục chủ nợ nữa, họ làm dữ quá, cô làm phước cho tôi hẹn thêm kẻo không đủ trả cho họ, họ mần thịt tôi.
- Thím nầy lạ! Lời hứa nói ra chưa hơn một tiếng đồng hồ đã toan nuốt rồi! Tôi mà chịu đi đây là cố giúp thím lấy tiền của thằng Ngân và dĩ nhiên là cốt giúp thím trả nợ cho tôi, chớ có phải giúp thím trả nợ cho họ đâu.
- Tội nghiệp mà!
- Không tội nghiệp tội nghiếc gì hết, đưa ra ngay, không tôi trở lại đó nhận điều kiện rồi ra lịnh cho thằng Ngân nó thanh toán thím cho thím coi.
Thím hai Nỉ đã thấy thái độ ngang tàng của Quít trước dao găm nên ngán lắm. Thím hoảng vội năn nỉ:
- Tôi xin cô Bảy lấy đỡ một trăm.
- Không được.
- Tôi lạy cô, cô thương giùm tôi. Cô lấy giùm hai trăm đi.
Thấy làm dữ cũng mệt. Quít đành nhận hai trăm vậy, cầm bằng như mất toi cái trăm kia, không mong bao giờ đòi được nữa cả.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Sau Ðêm Bố Ráp
Bình Nguyên Lộc
Sau Ðêm Bố Ráp - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=sau_em_bo_rap__binh_nguyen_loc