Chương 10
ăn và Niên Thư ỉu xìu ngồi nghe bà Trần chất vấn:
- Ở văn phòng ra vào chỉ có hai đứa con, vậy thì tại sao tám triệu đồng không cám mà bay chứ?
Niên Thư rụt rè lên tiếng:
- Thưa cô, trưa này chị thủ quỹ báo bệnh không đến công ty được. Lúc ấy anh Văn không có mặt nên con đã tự động giải quyết.
- Có nghĩa là buổi chiều vào thời điểm mất tiền, chỉ có con với Văn thôi chứ gì?
Niên Thư không nói, chỉ đưa mắt nhìn Văn.
Nhìn ánh mắt của Niên Thư, Văn hiểu là chính mình phải nói ra mọi chuyện:
- Mẹ à! Chiều nay, con có đưa Lam Huyên đến đó chơi.
Thông tin này làm bà Trần ngạc nhiên, nhưng sau đó bà chỉ lừ mắt:
- Vậy mà từ nãy giờ chẳng ai nói với mẹ. Cả Niên Thư cũng kín như bưng nữa.
Niên Thư cụp mắt nói:
- Thưa cô, chuyện này... để anh Văn nói ra hay hơn. Dù sao lỗi cũng tại con, nếu con đừng bỏ quên chìa khóa tại tủ sắt, có lẽ sẽ không mất tám triệu ấy đâu.
Bà Trần trở lại bực dọc:
- Bây giờ thì tám triệu đó đang nằm trong tay ai đây?
Văn cũng không thể nào hiểu nổi. Chiều nay khi anh đón Lam Huyên tới văn phòng cũng là lúc Niên Thư ra về.
Khi ấy, Văn vui vẻ bảo:
- Thư à, ở lại dùng bữa với anh và Lam Huyên cho vui.
Niên Thư tỏ vẻ ngạc nhiên rồi đứng tần ngần:
- Sao anh không nói trước, hôm nay anh đã rủ chị Kim đi uốn tóc rồi. Mà...
anh đinh ăn mừng gì vậy?
Văn cười:
- Có mừng gì đâu, lâu lâu tụi anh muốn về đầy ăn, có em cho vui vậy thôi.
Niên Thư thở ra:
- Tiếc quá! Thôi, hẹn dịp khác vậy. Bây giờ em phải đi liền để chị Kim chờ.
Thế là Niên Thư vội vã ra đi. Lúc ấy, Văn cũng không hề biết là cô đã để quên chìa khóa tại ô cửa tủ sắt. Sau khi đưa Lam Huyên đến, Văn đã để cô ngồi lại một mình và chạy đi mua vài chai bia và nước ngọt.
Không có Niên Thư tham gia nhưng hai người vẫn dùng bữa với nhau khá vui. Gần tám giờ, Văn đưa Huyên về. Nhưng vừa ra khỏi cổng, anh nhận ra Niên Thư hớt hải chạy đến.
Cô lạc giọng gọi từ xa:
- Anh Văn... Anh Văn...
Xuống xe, Văn bảo Lam Huyên chờ anh một chút rồi đi nhanh về phía Niên Thư.
- Chuyện gì thế Thư?
Niên Thư hổn hển hỏi:
- Anh có thấy chìa khóa két sắt khi nãy em bỏ quên ở văn phòng không?
Văn tròn mắt lắc đầu:
- Anh không thấy, nói chung là cũng không để ý.
Nét mặt Niên Thư vẫn ngập đầy lo lắng:
- Thôi được để em vào đó tìm. Chắc em để quên ở đâu đó trong phòng thôi.
Khi nãy vì vội đi uốn tóc, em không nhớ kiểm tra trước khi ra về.
Nghĩ chuyện cũng không có gì, Văn gật:
- Ừ, em vào trong ấy đi.
Niên Thư quay lưng một cách vội vàng. Khi trở về nhà, Văn không ngờ Niên Thư đã phát hiện số tiền tám triệu trong két sắt không cánh mà bay.
Ai lấy? Có khi nào mẹ nghĩ là anh đã làm thế không? Không bao giờ.
Vậy thì Lam Huyên ư? Bản thân anh cũng không dám nghĩ là cô có thể lấy số tiền ấy cho dù cô nghèo khó đến cỡ nào. Lam Huyên không thể là người xấu.
Mọi cử chỉ thái độ của cô buổi chiều này rất vô tư và trong sáng.
Còn Niên Thư? Văn cũng phủ nhận. Nếu muốn lấy tiền, cô đã có cơ hội lấy từ lâu lắm. Từ nào giờ mẹ anh tin tưởng Niên Thư gần như là tuyệt đối.
Nhưng có khi nào Niên Thư cố ý đổ tội cho Lam Huyên không? Sau nhiều lần tự hỏi, Văn cũng khẳng định là không. Vì Niên Thư hoàn toàn không biết việc Lam Huyên sẽ đến văn phòng chiều nay. Cô không thể xếp đặt trước mọi việc.
Vậy thì số tiền ấy mất vào đâu?
Khi tất cả các giả thuyết đưa ra đều bị Văn bác bỏ, bà Trần bực tức gắt:
- Mẹ thấy con nên đen hỏi Lam Huyên là hơn, chắc chắn nó sẽ biết tất cả mọi điều.
Câu nói như một lời kết tội làm Văn không tránh khỏi đau lòng, anh lên tiếng bênh vực.
- Mẹ! Con tin Lam Huyên không phải là người như vậy.
Nghe Văn nói vậy, bà Trần càng nổi giận:
- Mẹ cũng đã định thay đổi thái độ với Lam Huyên, vì mẹ chỉ có mình con, mẹ không cam lòng thấy con sống dở chết dở. Nhưng bây giờ nó lại làm cho mẹ thất vọng. Từ đây về sau, mẹ không muốn thấy mặt nó nữa. Còn con, tốt nhất là nên mở mắt ra.
- Cô ạ! Xin cô hớt giận. Mọi việc xảy ra là do lỗi của con nếu con cẩn thận một chút thì đã không xấy ra chuyện đáng tiếc. Con mong cô hãy cho qua chuyện này, đừng nghi kỵ ai nữa và cho phép con lấy số tiền dành dụm từ trước giờ bù vào chỗ đá mất.
Nhìn Niên Thư, ánh mắt bà Tràn dịu lại:
- Đối với cô, quan trọng không phải là chuyện mất mát số tiền ấy. Cô chỉ tiếc là Lam Huyên đã làm cô thất vọng. Con không cần phải đền bù gì cả.
Quay sang Văn, sự bực dọc của bà lại trở về:
- Mẹ nói với con lần này nữa thôi. Con phải bình tĩnh mà suy xét. Tuy là oái xui tủi nhưng chính là dịp để con nhận biết kẻ xấu người tốt.
Rồi bà đứng dậy, một mạch bỏ về phòng.
Tối đêm đó, Văn cứ trằn trọc không thể nào ngủ được. Vừa mới hé lên hy vọng được mẹ chấp nhận chuyện tình cảm của mình, giờ lại khác rồi. Giờ ngẫm lại câu nói "dục tốc bất đạt" của Huyên lúc sáng, Văn thấy đau quá.
Sáng hôm sau, khi thức dậy bà Trần chẳng nói với Văn nửa lời mà chỉ vun vén với Niên Thư:
- Sáng nay tám giờ, có cuộc họp các nhà doanh nghiệp do quận tổ chức, con nhớ đi thay cô.
Niên Thư tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cô không đi sao?
- Công ty Vạn Thành sáng nay sẽ đến trao quà ủng hộ bệnh viện từ thiện, vì vậy cô phải có mặt để tiếp và cảm ơn bà Hoàng.
Nghe tin này, Văn cứ bồn chồn lo lắng khôngyên. Mấy lần anh tính điện cho Lam Huyên rồi lại thôi. Lòng anh lo sợ một thái độ nào đó của Lam Huyên sẽ làm cho anh thất vọng.
Nhưng tại sao anh không dám đối diện với sự thật nếu Lam Huyên là người không tốt chứ?
Lam Huyên ơi! Đừng trách anh, nếu không làm rõ chuyện này, tình yêu của chúng mình sẽ không được như xưa đâu...
Thế là Văn quyết định bấm số điện thoại. Đầu dây bên kia phản ứng nhanh:
- Alô!
- Công ty Vạn Thành phải không ạ?
- Dạ đúng, anh cần gặp ai ạ?
- Cho tôi gặp cô thư ký của bà Hoàng.
- À! Sáng nay cô ấy đã đi với bà chủ đến bệnh viện từ thiện rồi.
- Đi lâu chưa hả cô?
- Dạ, hơn nửa tiếng đồng hồ rồi anh.
- Vậy à! Cám ơn cô nhiều.
- Không có chi ạ.
Tắt máy, Văn ngồi bần thần. Thế là Lam Huyên đã theo bà Hoàng đến bệnh viện. Nếu gặp Lam Huyên ở chỗ đông người, bà Trần không nén được bực tức nói luôn sự việc mất mát hôm qua thì sao? Lam Huyên là cô gái tự trọng, chắc chắn sẽ không thể chịu đựng điều đó.
Thật là nguy hiểm!
Nghĩ vậy, Văn vội vã căn dặn người làm rồi lên xe đến bệnh viện từ thiện.
Đến nơi, khi hỏi thăm, Văn biết sau khi phát quà cho các cháu và tham quan cơ sở vật chất của bệnh viện, bà Phạm Hoàng đang dự buổi tọa đàm với ban giám đốc. Mẹ anh cũng có mặt ở nơi đó.
Thế là Văn lặng lẽ vào phòng tọa đàm, ra hiệu cho Phú đừng báo động về sự có mặt của mình.
Và Văn nhanh chóng nhận ra Lam Huyên đang ngồi giữa Thái, Hà và một số nhân viên của bệnh viện. Khuôn mặt Huyên trông thật rạng rỡ, có lẽ cô vui vì gặp lại những người quen cũ. Vì mải nói chuyện nên Lam Huyên vẫn chưa phát hiện ra sự có mặt của Văn.
Lúc ấy, viện trưởng đang nói dở dang những lời biết ơn:
- Những năm qua, bệnh viện An Du duy trì được hoạt động là nhờ sự ủng hộ rất nhiều tình của bà Trần, của công ty Tân Minh, Nam Long. Hôm nay, công ty nhựa Vạn Thành lại quan tâm ủng hộ, chúng tôi rất cảm kích lòng hảo tâm của bà Phạm Hoàng.
Những tiếng vỗ tay cùng tiếng cười hân hoan rộ lên. Bà Phạm Hoàng đứng dậy cúi chào mọi người. Đó là một người đàn bà trông như một mệnh phụ quý tộc với mái tóc búi cao. Khuôn mặt bà được trang điểm khéo léo với một ít son phấn làm tăng thêm những nét thanh tú có lẽ đã một thời gian xao xuyến những trái tim.
Nhìn bà, Văn có cảm giác như đã gặp bà ở đâu rồi.
Đang cố nhớ, Văn nghe tiếng bà Hoàng cất lên, một chất giọng ngọt ngào, trong trẻo đầy bản lĩnh:
- Thưa tất cả các vị. Trước nhất, tôi xin cám ơn những nhận xét tốt của các vị đối với công ty chúng tôi. Nhưng có một điều có lẽ các vị chưa biết, là người có công vận động tôi tích cực nhất để ủng hộ cho bệnh viện An Du chính là... con gái của tôi.
Những tiếng xì xào vang lên. Bà Phạm Hoàng nói tiếp:
- Tất cả những quà tặng và cả số tiền trong sổ tiết kiệm trị giá năm triệu đồng, có cả phần lương hàng tháng của con gái tôi.
Ông viện trưởng vui vẻ lên tiếng:
- Một thông tin thật quý giá, nhưng chúng tôi rất tiếc vì trong buổi họp mặt này chị không dẫn ái nữ cùng đến để chúng tôi diện kiến.
- Có chứ! - Bà Hoàng sốt sắng trả lời - Con gái của tôi có đến đây với tôi.
- Ủa! Cô ấy là ai vậy?
Bà Phạm Hoàng rời chỗ ngồi và mọi người hồi hộp nhìn theo. Tất cả đều trố mắt khi bà đứng sau lưng Lam Huyên và đặt hai tay lên vai cô gái:
- Đây! Con gái tôi, Phạm Hoàng Điệp, từng mang tên Lam Huyên mà các vị quen gọi.
Nhiều ánh mắt chưng hửng, trố lên. Bà Trần thì há hốc mồm. Cả Thái và Hà đều ngơ ngác, chỉ có Phong là tủm tỉm cười.
Giọng bà Phạm Hoàng thoáng chút bùi ngùi:
- Gia đình tôi trước đây có một chút xích mích nhỏ, Hoàng Điệp buồn lòng muốn thoát ly tự lặp. May mà cháu đã tìm đến đúng chỗ để làm việc. Trong thời gian sống ở đây, con gái tôi đã biết chia sẻ với những vất vả của các bác sĩ và nỗi bất hạnh của những đứa trẻ tật nguyền. Thú thật chính nơi này đã góp phần làm đứa con gái cưng của chúng tôi lớn lên rất nhiều. Tôi vô cùng cảm ơn các vị.
Không hề một lời trách cứ, vậy mà Văn vẫn nhận ra sự ngượng nghịu của viện trưởng, của Phú và cả bà Trần mẹ anh.
Con gái bà chủ một công ty có tiếng, thế mà đến giờ này Lam Huyên vẫn còn đội lốt cô gái bất hạnh. Tại sao như thế và cô còn muốn giấu anh đến bao giờ?
Văn lẳng lặng ra về như lúc đến. Lòng buồn rười rượi, anh không trở lại văn phòng mà đi thẳng về nhà.
Lát sau, bâ Trền cũng về tới. Bà cũng lặng lẽ như Văn, nhưng rồi cuối cùng bà cũng không chịu được sự im lặng mãi. Vừa thấy Văn thoáng ngang, bà mở lời ngay:
- Không ngờ Lam Huyên lại là con gái bà Phạm Hoàng, con gái ruột hẳn hoi.
Văn gật:
- Con biết mẹ ạ.
Đôi mắt bà Trần mở to:
- Vậy ư! Sao con không nói sớm cho mẹ nghe?
Văn cười buồn:
- Con cũng như mẹ, vừa mới biết hồi sáng này.
- Con bé này thật lạ! Làm gì mà giữ kín như bưng thân thế mình vậy chứ. Đã bị khích nhiều lần, đáng lẽ nó phải nói ra chứ.
Văn thẫn thờ:
- Lam Huyên là như thế. Cô ấy vì lòng tự trọng và không muốn mẹ thay đổi thái độ chỉ vì thân thế của mình.
Bà Trần chặc lưỡi:
- Chuyện không đáng gì mà sao Lam Huyên lại tự gây khó khăn cho bản thân mình như thế. Mẹ đâu cần nó giàu sang chỉ cần nó có cha mẹ, nhà cửa đàng hoàng.
Nghe mẹ nói, Văn chỉ biết thở dài. Anh không trách mẹ, cũng không thể trách Lam Huyên, chỉ thấy buồn cho mình Hai mẹ con đang rơi vào yên lặng thì dì Hạnh thình lình xuất hiện:
- Văn ơi! Ngoài cổng có một người đàn ông muốn gặp Niên Thư. Cô mời ông ta vào không? Dì đã nói là Niên Thư không có ở nhà, nhưng ông ấy vẫn muốn vào.
Ngoái nhìn ra sân, Văn gật:
- Dạ, dì cứ mời ông ta vào đi.
Dì Hạnh quay bước và thật nhanh dì quay vào cùng một người đàn ông lạ.
Ông ta mặc bộ kaki màu xanh xám đã ngả màu. Nói là lạ, nhưng sao Văn có cảm giác thinh thoảng vẫn gặp ông ở đâu đó.
Bên vai đang đeo chiếc túi trĩu nặng nhưng ông vẫn trịnh trọng cúi chào hai mẹ con bà Trần.
Chào đáp trả, Văn lên tiếng trước:
- Chú muốn gặp Niên Thư phải không?
Người đàn ông gật đầu:
- Tôi cô nghe bà chị báo là Niên Thư không có ở nhà, nhưng vì thời gian gấp quá, tôi phải quá giang xe một người bạn nên không thể nán lại lâu hơn. Thôi thì tôi gặp bà và cậu cũng được.
Văn hỏi dồn vì trong lòng dâng lên sự thắc mắc:
- Chú là gì của Niên Thư? Nếu có việc nhắn với Niên Thư, chú cứ nói!
Giọng người đàn ông trầm buồn:
- Vừa rồi tôi có đến văn phòng nhưng không gặp Niên Thư.
- À, sáng nay cô ấy có cuộc họp.
Người đàn ông gục gặc:
- Tôi ngẫm lại không gặp Niên Thư có lẽ sẽ tốt hơn.
- Sao chú lại nói vậy?
- Bởi vì tôi hiểu con gái tôi, cuối cùng nó cũng chẳng muốn nhìn nhận tôi là ba của nó.
Cả Văn và bà Trần đều trố mắt ngạc nhiên:
- Chú nói gì thế? Ai là con gái của chú?
Người đàn ông chớp mắt rồi nhìn xuống đất:
- Tôi cũng không muốn nói ra... nhưng Niên Thư có nhìn nhận hay không thì nó vẫn là con gái của tôi, điều đó không thể thay đổi được.
Bà Trần chưng hửng:
- Vậy anh là... anh Hưng?
Ông nhẹ gật đầu:
- Đúng là tôi! Trước đây thật tình tôi cũng có lỗi với mẹ con Niên Thư...
nhưng tôi vẫn thương yêu mẹ con nó. Tôi đã phạm phải sai lầm quá lớn... chừng muốn sữa sai thì không còn cơ hội. Tôi hy vọng với thời gian, một ngày nào đó, Niên Thư sẽ nghĩ lại và nhìn nhận tôi là ba của nó. Nhưng đáng buồn là nước mắt chỉ chảy xuôi. Mới hôm qua, nó gọi tôi đến, dúi vào tay tôi tám triệu đồng và xin tôi hãy tránh nó thật xa, đừng bao giờ nhiều ngó nó.
Nói tới đây, nước mắt ông Hưng ngân ngấn nơi khóe:
- Tôi là con người, hơn nữa là một người cha... nếu đáp ứng yêu cầu của Niên Thư để nó được vui lòng thì tôi sẽ làm được, sẽ chịu đựng được. Nhưng quyết định tránh xa nó, tôi buồn lắm. Bao nhiêu năm không gần gũi, tôi chẳng lo được gì cho con, thế mà bây giờ nó còn dùng tiền để trám vào tôi... tôi lóng dạ nào cầm tiền của nó được chứ. Cả đêm suy nghĩ, tôi quyết định mang trả số tiền mà nó phải làm lụng vất vả mới có được. Tiền tôi tuy thiếu, nhưng tôi khát tình phụ tử nhiều hơn. Thôi thì nhờ chị và cậu chuyển lại Niên Thư giùm tôi số tiền này, và nói với nó, rằng tôi đã trở về quê nội của nó, sẽ không bao giờ làm phiền đến nó nữa.
Bà Trần run run đưa tay nhận sấ tiền. Văn lặng người đi, không biết phải nói gì để an ủi người đàn ông tội nghiệp?
Khó khăn lắm, bà Trần mới mở được lời:
- Anh Hưng à! Anh đừng buồn, anh hãy tin tôi đi, rồi sẽ có ngày Niên Thư nó nhìn nhận anh mà.
Ông cười chua chát:
- Chị ạ! Tôi thật không biết lấy gì để đền đáp công lao chị đã cưu mang Niên Thư, chỉ biết cầu chúc cho chị và gia đình hạnh phúc viên mãn. Xin chào chị, chào cậu!
Người đàn ông đã đi khuất nhưng bà Trần vẫn còn sững sờ. Nhìn xấp tiền rơi khỏi tay mẹ, Văn vội vàng cúi nhặt lên.
Bất giác anh gọi to:
- Mẹ! Đây chính là sồ tiền đã mất trong két sắt!
Cả tuần nay, Văn không biết mình nên vui hay buồn. Nhiều chuyện cùng một lúc xảy ra khiến tâm trí anh bất định.
Bà Trần tuy chẳng nói gì và cũng không làm ầm ĩ chuyện Niên Thư đã bày kế lấy tiền trong két sắt rồi để cho Lam Huyên. Nhưng Văn biết mẹ anh rất buồn, có lẽ bà đã bắt đầu nhận thấy mình không còn sáng suốt, công minh khi đánh giá về một con người. Bao nhiêu năm qua, bà đã hết lòng tin tưởng Niên Thư, vậy mà rốt cuộc cô chỉ là một người con bất nghĩa, một cô gái thiếu trung thực.
Sau những sự việc đổ vỡ, Niên Thư tự thấy hổ thẹn và xin trở về quê ngoại.
Bà Trần và Văn cũng không thể cản ngăn cô.
Trưa nay, một mình Văn ra vườn tìm đến chiếc xích đu quen thuộc. Anh đưa mắt về phía góc cây sơ- ri, tưởng tượng một cách hoang đường rằng, sẽ bất chợt trông thấy Lam Huyên ngủ ngồi nơi đó, với mái tóc xõa kín vai và bộ váy áo mong manh.
Nhưng không có ai cả, chỉ là những tán lá xanh thấp thoáng trái sơ- ri trong bóng. Lam Huyên! Lam Huyên ơi... Văn gọi thầm, tại sao em lại giấu anh về thân thế của mình? Để bây giờ anh và cả mẹ đều ngỡ ngàng quá đổi. Có điều anh nhớ em, ngày ngày mong nhớ em. Nhưng bây giờ bảo anh đến gặp em, anh chẳng còn dũng khí như ngày trước. Giá như em cứ là Lam Huyên thuở nào.
Ngồi trầm tư một lúc, Văn rời xích đu lững thững đi vào nhà. Mở cửa phòng, anh ngã dài trên giường nệm. Muốn ngủ mà đôi mắt cứ ráo khô. Huyên ơi! Em có cách nào tưới mát cây héo này không?
Ngoài cổng cô tiếng chuông gọi cửa. Vừa lúc bước vào phòng khách, bà Trần đi thẳng ra sân.
Nhận ra bóng dáng cô gái, bà Trần ngài ngại đưa tay mở cổng:
- Lam Huyên đó à?
Cô khẽ cúi đầu rồi mở nhanh chiếc ví:
- Bác à! Hôm trước bác để quên cặp kính ở bệnh viện.
- Vậy sao! Đúng là già rồi lẩm cẩm có đôi mắt cũng bỏ quên.
Huyên trao cặp kính bằng hai tay và bà Trần luống cuống đón nhận.
- Cám ơn con. Đã đến thì vào nhà một chút đi.
Bước chân Lam Huyên ngại ngần nhưng rồi cũng đặt vào chốn quen. Nhận ra Lam Huyên, dì Hạnh sững sờ kêu lên:
- Ôi! Cuối cùng cũng gặp lại con rồi. Lúc nãy thằng Văn vừa nói ngồi ngoài vườn. Nó giống như là người mất hồn vậy.
Huyên khẽ đưa ngón tay lên môi:
- Suỵt! Dì đừng cho anh ấy biết.
- Sao kỳ vậy? - Dì Hạnh phản đối - Tội nghiệp nó mà con.
Huyên chẳng nói thêm gì, khẽ bước theo sau bà Trần. Vào đến phòng khách, bà Trần mở máy điều hòa rồi bảo:
- Lâu ngày không gặp, con cứ ở chơi trò chuyện với dì Hạnh, bác có việc phải ra ngoài một chút.
- Dạ.
Mới vừa ngồi xuống, Huyên lại đứng lên khi bà Trần vội vã quay trở ra sân.
Dì Hạnh mau mắn:
- Huyên ơi! Cây sơ- ri đang có vài trái ửng chín, con có muốn ra thăm nó không?
- Có chứ ạ.
Hai dì cháu vút nhanh ra vườn với tiếng cười giòn tan. Những trái sơ- ri ửng đỏ đập ngay vào mắt Huyên. Cô hớn hở sắn tới ngắt vội. Một trái, hai trái, ba trái... vẫn còn kia kìa.
Vừa vươn tay la, Huyên giật mình đứng sựng. Phía dưới chân cô, một gã con trai đang ngồi choàng tay, mặt úp xuống gối trong tư thế ngủ. Dì Hạnh cũng đồng thời phát hiện, dì mỉm cười một cách thú vị.
Lam Huyên quay nhìn dì rồi buột miệng nói to:
- Dì Hạnh ơi! Nắng nóng quá, cây sơ- ri sắp cháy gốc rồi. Dì mau cho con xin một xô nước đi.
Hiểu ý dì Hạnh chạy đi ngay. Xô nước vừa mang tới là Huyên lập tức xối ào.
Thực hiện xong, cô buông xô, níu tay dì Hạnh bỏ chạy.
- Đứng lại ngay!
Tiếng quát càng đẩy bước chân xa hơn. Dì Hạnh thích chí, cười khanh khách như đứa bé.
- Có đứng lại chưa? Nếu không sẽ bị bắt cóc tống tiền đó.
Không hiểu sao lời hăm dọa này đủ hiệu lực níu chân Huyên lại. Cô xoay qua, mắt mở lớn nhìn đầu tóc Văn loi ngoi ướt như chuột lột. Sau mấy giây chiêm ngưỡng, Huyên đưa tay bịt miệng cười.
Văn tiến tới, nhìn trừng vào mắt cô:
- Anh vẫn còn khát lắm, cho xin một xô nữa đi.
Lần này, Huyên bật cười thành tiếng:
- Không cho! Em mà chiều anh riết anh sẽ trở nên hư hỏng.
Văn vẫn lừ đừ tiến tới và bất chợt nắm cánh tay Huyên kéo về phía mình, cô nghe cái giọng trách cứ vẳng nhẹ vào tai:
- Có giỏi thì trốn anh luôn đi.
Huyên cự nự:
- Em trốn anh hồi nào? Anh trốn thì có. Hứa mỗi chiều đến đưa em đi ăn rồi tự nhiên mất biệt, bỏ đói người ta cả tuần.
Văn đẩy cô ra, hai ánh mắt quấn vào nhau, sức anh phải ngấu nghiến cái môi leo lẻo của cô mới thấy thỏa dạ. Nhưng vừa ghị lấy eo cô, chưa kịp cúi xuống thì bất thần một chiếc khăn lông không hiểu xuất phát từ đâu bỗng bay vèo vào mặt và rớt xuống vai.
Huyên rụt vai cười, cô quay ra sau nhưng chẳng thấy bóng dáng dì Hạnh đâu nữa.
Cầm lấy khăn cô nói nhỏ:
- Để em lau cho anh.
Văn càu nhàu:
- Khỏi đi. Lau hết nước, anh sẽ bị cháy đó.
- Thì em sẽ gọi cứu hỏa, lò gì.
Vừa dứt câu Huyên đã nghe đôi môi mình tê rần lên. Sau chút hưởng ứng cô ngượng nghịu đẩy anh ra.
Cả hai ngồi xuống xích đu. Cầm tay cô, Văn hỏi:
- Mấy ngày qua, em thế nào?
Huyên chậm rãi bày tỏ:
- Em rất vui vì có dịp quay trở lại bệnh viện thăm lũ nhỏ và gặp một vài người bạn ở đó.
- Hôm đến trao quà ủng hộ em cũng đã gặp họ rồi mà.
Nghe giọng Văn là lạ, Lam Huyên mỉm cười:
- Hôm đó em đến với tư cách là một người khách. Còn mấy ngày qua, em đến với tư cách là một nguời nhà.
Văn nhìn cô xét đoán:
- Sao bao chuyện họ đối xử không tốt với em, em không giận ư?
Lam Huyên lắc đầu:
- Ở nơi ấy, quan trọng nhất đối với em là lũ trẻ. Còn những người lành lặn họ nghĩ gì làm gì mặc kệ họ, miễn đừng ảnh hưởng đến quyền lợi của những đứa trẻ bất hạnh thì thôi.
Văn nghiêng đầu ngắm nghía người yêu:
- Em quả là người nhân hậu.
Nhưng Lam Huyên nhăn mặt:
- Anh đừng khen em.
- Có ưu điểm thì phải chịu khó nghe khen chứ sao. Văn cười nói rồi lại thấp thỏm.
- Em gặp anh Thái ở đó chứ?
- Tất nhiên rồi, cả anh Phong nữa. Mấy ngày đến đó, em rất vui.
Giọng điệu của Huyên chợt làm tim Văn nhói lên:
- Anh Phong là một bác sĩ giỏi, đẹp trai, con nhà giàu. Anh ấy cũng... mến em lắm phải không?
Lam Huyên gật đầu không do dự:
- Anh ấy rất tế nhị. Em và anh ấy có những điểm rất hợp nhau.
Tự dưng Văn nghe tưng tức, anh dịch người ra xa một chút, mát mẻ nói:
- Vậy anh ấy có... tỏ tình với em chưa?
Có lẽ bây giờ mới hiểu ý nghĩa sự quan tâm của Văn đối với Phong, Lam Huyên phì cười:
- Ôi! Anh nghĩ gì trong đầu vậy? Anh ấy quan tâm em như đứa em gái vậy mà.
Văn giận dỗi:
- Anh không biết, nhưng anh nhận thấy hai người cứ khen nhau.
- Nếu có vấn đề người ta chỉ thích chê nhau thôi.
- Vậy sao! Để né tránh người ta muốn nói gì chẳng được.
Không nén được Lam Huyên phá lên cười rồi xoay mặt Văn về phía mình:
- Anh nghe cho rõ đây! Bác sĩ Phong là người yêu của nhỏ Vân bạn em. Anh mà nghĩ bậy, Vân sẽ... cho anh một trận bằng mấy móng tay nhọn của nó đó.
Mắt Văn mở to nghi ngờ:
- Người yêu của Vân ư? Thế sao anh không nghe em nói?
Huyên khẽ lườm:
- Chuyện bí mật của người ta, nói năng lung tung sao được.
Văn cũng hằm hè:
- Nói với anh cũng gọi là nói lung tung sao?
Huyên nghênh mặt:
- Chứ sao nữa. Anh vốn xấu miệng mà.
Anh nhìn cô chằm chằm. Bản mặt của Huyên lúc này thặt đáng ghét... mà cũng đáng yêu quá đi thôi.
Thế là anh lập tức kéo cô sát gần:
- Được rồi, cái miệng anh xấu... vậy để anh lây cái xấu đó cho em.
Đôi mắt tròn to long lanh của Huyên bỗng khép lại. Tại sao khi hôn người ta thường hay nhắm mắt nhỉ. Huyên hỏi nhưng mong mãi mãi sẽ không có câu trả lời.
Cánh cửa sổ phòng dì Hạnh trồng ra khu vườn chợt mở toang. Bắt gặp Văn và Huyên, dì tủm tỉm cười rồi nhẹ nhàng khép cửa lại.
- Chúng nó hạnh phúc quá. Lạy trời... - dì nhắm mắt lẩm bẩm nói - Giông bão đã qua.
Quyến Luyến Ân Tình Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn