Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Người Vay Mượn Tí Hon
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10
T
hế rồi Arrietty kể cho cậu bé về việc đi mượn - việc đó khó khăn và nguy hiểm như thế nào. Cô bé kể cho cậu về các phòng kho ở dưới sàn nhà; về thành công xưa kia của ông Pod, sự khéo léo và lòng dũng cảm mà ông đã thể hiện; cô bé miêu tả cái thời xa xưa, trước khi cô bé sinh ra, khi ông Pod và bà Homily giàu có; cô bé miêu tả cái hộp đựng thuốc lá bằng vàng chạm trổ tinh xảo phát ra tiếng nhạc, và con chim nhỏ bay ra khỏi hộp làm bằng lông chim bói cá, cách con chim đập cánh và hót; cô bé miêu tả tủ đựng quần áo của búp bê và những chiếc cốc thủy tinh màu lục bé xíu; ấm trà bé bằng bạc từ chiếc tủ ở phòng khách nhỏ; những tấm khăn trải giường bằng xa tanh và những mảnh ga giường thêu... “Những cái đó chúng tôi vẫn còn,” cô bé kể cho cậu bé, “đó là những chiếc khăn mùi soa của Bà...” “Bà,” cậu bé dần nhận ra, là bà dì Sophy ở tầng trên của cậu, nằm liệt giường sau một tai nạn khi đi săn khoảng hai mươi năm trước; cậu bé nghe kể ông Pod đi mượn ở phòng của Bà thế nào, chọn lối đi - trong ánh lửa từ lò sưởi tỏa ra - giữa các đồ nữ trang trên bàn trang điểm của Bà ra sao, thậm chí còn trèo lên màn giường Bà và đi trên chăn trải giường. Và Bà đã nhìn ông thế nào và thậm chí thỉnh thoảng còn nói chuyện với ông vì, Arrietty giải thích, hàng ngày lúc sáu giờ họ đem cho bà một chiếc bình pha lê thon cổ đựng rượu Fine Old Pale Madeira, và trước nửa đêm Bà đã uống hết cả đống. Không ai trách Bà, ngay cả bà Homily, vì, như bà Homily nói, Bà có rất ít niềm vui, cái người tội nghiệp ấy, nhưng, Arrietty giải thích, sau ba ly đầu tiên bà dì Sophy không bao giờ tin vào những gì mình nhìn thấy. “Bà nghĩ bố tôi đi ra từ bình,” Arrietty nói, “và một ngày kia khi tôi lớn hơn, bố tôi sẽ dẫn tôi đến đó và Bà sẽ nghĩ tôi cũng đi ra từ chiếc bình. Điều đó sẽ làm Bà vui lòng, bố tôi nghĩ, vì bây giờ Bà đã quen với bố. Một lần bố tôi dẫn mẹ đi cùng, và Bà trở nên tươi tỉnh hơn và cứ hỏi về mẹ và sau đó cứ hỏi mãi tại sao mẹ tôi không đến nữa và nói họ pha nước vào rượu Madeira vì có lần, Bà nói, Bà nhìn thấy một người đàn ông tí hon và một người đàn bà tí hon thế mà giờ Bà chỉ nhìn thấy mỗi người đàn ông tí hon...”
“Tôi ước gì Bà nghĩ tôi đi ra từ chiếc bình,” cậu bé nói. “Bà đọc chính tả cho tôi và dạy tôi viết. Tôi chỉ gặp bà vào buổi sáng khi bà đang cáu kỉnh. Bà cho gọi tôi rồi kiểm tra sau tai tôi xem có sạch sẽ không và hỏi bà D. xem tôi đã học từ ngữ chưa.”
“Bà D. trông như thế nào?” Arrietty hỏi. (Thật hay làm sao khi được nói “Bà D.” như thế... Thật cẩu thả và liều lĩnh!)
“Bà ta béo và có ria mép, tắm cho tôi, làm đau vết bầm và khuỷu tay nhức của tôi, và bà ta nói một ngày nào đó sẽ đem cho tôi một chiếc giày mềm.” Cậu bé nhổ một nhúm cỏ và nhìn chằm chằm vào nó với vẻ giận dữ và Arrietty nhìn thấy môi cậu run run. “Mẹ tôi rất hiền,” cậu bé nói. “Mẹ tôi ở Ấn Độ. Tại sao gia đình cậu lại mất tất cả của cải?”
“Ừ thì,” Arrietty nói, “bình nước nóng trong bếp bị vỡ và nước nóng chảy xuống qua sàn, vào nhà của chúng tôi và tất cả mọi thứ trôi đi và chất thành một đống trước cái lưới sắt. Bố tôi làm việc ngày đêm. Lúc đầu nóng, rồi thì lạnh. Cố gắng cứu đồ đạc. Rồi có một cơn gió tháng Ba khủng khiếp lùa qua cái lưới sắt đó. Bố tôi đã bị ốm, cậu có hiểu không, nên không đi mượn được. Vì thế bác Hendreary đã phải đi mượn với một hay hai người khác nữa, và mẹ tôi đã tặng đồ cho họ, từng cái một, vì đã làm phiền họ. Nhưng con chim bói cá bị nước làm hỏng; tất cả lông chim rụng hết và một cái lò xo vòng xoắn vĩ đại bật ra từ một bên. Bố tôi dùng cái lò xo để giữ cửa đóng kín, chống gió lùa từ lưới sắt và mẹ tôi bỏ những chiếc lông chim vào một cái mũ da lông chuột nhỏ bé. Một thời gian sau tôi ra đời và bố tôi lại bắt đầu đi mượn. Nhưng giờ thì bố tôi đã mệt mỏi và không thích các rèm cửa, nhất là khi có những quả cầu bằng len bị mất...”
“Tôi đã giúp ông ấy một chút,” cậu bé nói, “với cái tách trà. Toàn thân ông run rẩy. Tôi nghĩ là ông ấy sợ.”
“Bố tôi sợ hãi!” Arrietty thốt lên tức giận. “Sợ cậu!” cô bé nói thêm.
“Có thể ông ấy không thích độ cao,” cậu bé nói.
“Bố tôi thích độ cao,” Arrietty nói. “Cái bố không thích là các rèm cửa. Tôi đã nói với cậu rồi. Rèm cửa làm bố tôi mệt mỏi.”
Cậu bé ngồi trầm ngâm nhai một lá cỏ. “Mượn,” cậu bé nói sau giây lát. “Các cậu gọi việc đó là như thế à?”
“Thế thì cậu có thể gọi việc đó là gì khác chứ?” Arrietty hỏi.
“Tôi gọi việc đó là ăn cắp.”
Arrietty cười. Cô bé cười thực sự. “Nhưng chúng tôi là những Người Vay Mượn,” cô bé giải thích, “như cậu là một - một con người hoặc bất cứ cái gì mà cậu được gọi. Chúng tôi là một phần của ngôi nhà. Thế thì cậu có thể nói cái giá lò sưởi ăn cắp than của cái thùng đựng than.”
“Thế thì ăn cắp là gì?”
Arrietty trông có vẻ nghiêm nghị. “Cậu không biết à?” cô bé hỏi. “Ăn cắp là - thế này nhé, giả dụ bác Hendreary mượn một chiếc đồng hồ ngọc lục bảo từ bàn trang điểm của Bà rồi bố tôi lấy và treo nó lên tường nhà tôi. Đó là ăn cắp!”
“Một cái đồng hồ ngọc lục bảo!” cậu bé kêu lên.
“Ừ, tôi chỉ nói như thế vì nhà tôi có một cái treo trên tường, nhưng bố tôi đã tự đi mượn nó. Không cần phải là một chiếc đồng hồ. Có thể là bất cứ cái gì khác. Ngay cả một viên đường. Nhưng những Người Vay Mượn không ăn cắp.”
“Trừ phi lấy của con người,” cậu bé nói.
Arrietty cười phá lên; cười nhiều tới nỗi cô bé phải giấu khuôn mặt của mình trong đóa hoa anh thảo. “Trời ơi,” cô bé hổn hển trong nước mắt, “cậu thật vui tính!” Cô bé nhìn chằm chằm lên khuôn mặt lúng túng của cậu bé. “Con người sinh ra là để phục vụ những Người Vay Mượn - như bánh mì phục vụ bơ!”
Cậu bé im lặng một lúc. Một làn gió nhẹ làm lá cây anh đào xào xạc và những bông hoa đang nở đung đưa.
“Ừ, tôi không tin việc đó,” cuối cùng cậu nói, và nhìn những cánh hoa đang rơi xuống. “Tôi không hề tin chúng tôi sinh ra là để làm việc đó và tôi không tin rằng chúng tôi đang tuyệt chủng!”
“Ôi trời!” Arrietty kêu lên vẻ nôn nóng, nhìn lên cằm cậu bé. “Hãy dùng lý lẽ thường tình: cậu là con người thật duy nhất mà tôi thấy (dù tôi biết có ba người nữa - Crampfurl, Bà và bà Driver). Nhưng tôi biết rất nhiều và rất nhiều Người Vay Mượn: gia đình Overmantel và gia đình Harpsichord và gia đình Rain-Barrel và gia đình Linen-Presse và gia đình Boot-Rack và gia đình đức ngài John Studdington và...”
Cậu bé nhìn xuống. “John Studdington? Nhưng ông ấy là bác của chúng tôi...”
“Ừm, gia đình này ở đằng sau một bức tranh,” Arrietty nói tiếp, gần như không để ý nghe, “và còn có gia đình Stove-Pipe và gia đình Bell-Pull và gia đình...”
“Ừ,” cậu bé ngắt lời, “nhưng cậu đã gặp họ chưa?”
“Tôi đã gặp gia đình Harpsichord. Và mẹ tôi là người của gia đình Bell-Pull. Những gia đình khác là lúc trước khi tôi sinh ra...”
Cậu bé nghiêng mình gần lại. “Thế thì bây giờ họ đang ở đâu? Nói xem.”
“Bác Hendreary có một ngôi nhà ở nông thôn,” Arrietty lạnh lùng nói, từ từ dịch ra xa cái khuôn mặt khổng lồ đang cúi gần xuống; cô bé nhận thấy khuôn mặt được nhẹ nhàng bao phủ bằng những sợi lông màu vàng rất nhạt. “Và bốn người con, nhà Harpsichord và nhà Clock.”
“Nhưng những người khác ở đâu?”
“Ồ,” Arrietty nói, “họ đang ở đâu đó.” Nhưng ở đâu? cô bé tự hỏi. Và cô bé hơi rùng mình trong cái bóng râm của cậu bé phủ lên trên cô, đang nghiêng nghiêng trên thảm cỏ.
Cậu bé lùi lại, cái đầu tóc vàng của cậu che khuất một mảng trời lớn. “Thế đấy,” cậu bé nói với giọng nhấn mạnh sau giây lát, và đôi mắt của cậu bé lạnh lùng, “tôi chỉ nhìn thấy hai Người Vay Mượn nhưng tôi đã nhìn thấy hàng trăm và hàng trăm và hàng trăm và hàng trăm và hàng trăm...”
“Ôi không...” Arrietty nói thầm.
“Con người.” Và cậu bé lại ngồi xuống.
Arrietty đứng bất động. Cô bé không nhìn cậu. Một lúc sau cô bé nói, “Tôi không tin cậu.”
“Được rồi,” cậu bé nói, “thế thì tôi sẽ kể cho cậu biết...”
“Tôi vẫn không tin cậu,” Arrietty lẩm bẩm nói.
“Nghe đây!” cậu bé nói. Và cậu kể cho cô bé nghe về ga tàu hỏa và các trận bóng đá và trường đua ngựa và đám rước hoàng gia và những buổi hòa nhạc ở Albert Hall. Cậu kể cho cô bé về Ấn Độ và Trung Quốc và Bắc Mỹ và Khối Thịnh vượng Chung. Cậu kể cho cô bé về phiên chợ tháng Bảy. “Không phải hàng trăm,” cậu bé nói, “mà là hàng nghìn và hàng triệu và hàng tỷ và hàng tỷ tỷ những con người vĩ đại, to lớn, khổng lồ. Bây giờ thì cậu đã tin tôi chưa?”
Arrietty nhìn chằm chằm lên khuôn mặt cậu bé với đôi mắt sợ hãi: làm như thế khiến cô bé mỏi cổ. “Tôi không biết,” cô bé thì thầm.
“Còn về phần cậu,” cậu bé nói tiếp, lại cúi gần lại, “tôi không tin rằng có thêm những Người Vay Mượn nào ở bất cứ đâu trên thế giới. Tôi tin rằng các người là ba người cuối cùng,” cậu bé nói.
Arrietty úp mặt vào bông hoa anh thảo. “Không phải. Có cả bác Lupy và bác Hendreary và các anh em họ.”
“Tôi cá họ đã chết hết,” cậu bé nói. “Và hơn nữa,” cậu nói tiếp, “không bao giờ một ai tin là tôi đã nhìn thấy cậu. Và cậu sẽ thực sự là người cuối cùng vì cậu trẻ tuổi nhất. Một ngày nào đó,” cậu nói với cô bé rồi mỉm cười đắc thắng, “cậu sẽ là Người Vay Mượn duy nhất còn lại trên thế giới này!”
Cậu bé ngồi im, chờ đợi, nhưng cô bé không nhìn lên. “Giờ cậu đang khóc,” cậu ta nhận xét sau giây lát.
“Họ không chết,” Arrietty nói với giọng nghẹn ngào; cô bé đang mò trong chiếc túi bé nhỏ của mình để tìm khăn mùi soa. “Họ sống trong một cái hang của con lửng cách đây hai cánh đồng, sau cái lùm cây. Chúng tôi không gặp họ vì ở đó quá xa. Có những con chồn và các thứ và bò và cáo... và quạ...”
“Lùm cây nào?” cậu bé hỏi.
“Tôi không BIẾT!” Arrietty gần như hét lên. “Nó ở gần đường ống ga - một cánh đồng gọi là Parkin’s Beck.” Cô bé xì mũi. “Tôi về đây,” cô bé nói.
“Đừng đi,” cậu bé nói, “chưa đâu.”
“Có đấy, tôi đi đây,” Arrietty nói.
Khuôn mặt cậu bé ửng hồng. “Để tôi đi lấy quyển sách thôi,” cậu nài nỉ.
“Giờ thì tôi sẽ không đọc cho cậu nghe đâu,” Arrietty nói.
“Tại sao không?”
Cô bé nhìn cậu bé bằng đôi mắt tức giận. “Vì...”
“Nghe này,” cậu bé nói, “tôi sẽ đến cánh đồng đó. Tôi sẽ đi tìm bác Hendreary. Và các anh em họ. Và bác gái tên là gì đó. Và, nếu họ còn sống, tôi sẽ kể cho cậu biết. Thế có được không? Cậu có thể viết cho họ một lá thư và tôi sẽ nhét nó vào cái lỗ...”
Arrietty chăm chú nhìn lên cậu bé. “Cậu có làm thế không?” cô bé nói.
“Có, tôi sẽ làm. Tôi sẽ làm thật. Bây giờ tôi đi lấy quyển sách ấy nhé? Tôi sẽ đi vào bằng cửa bên.”
“Được,” Arrietty lơ đãng nói. Đôi mắt cô bé sáng ngời. “Khi nào tôi có thể đưa cậu lá thư?”
“Bất cứ lúc nào,” cậu bé nói rồi đứng phía trên cô. “Cậu sống ở đâu trong ngôi nhà?”
“Ừm,” Arrietty cất tiếng rồi ngừng lại. Tại sao một lần nữa cô bé lại có cái cảm giác lạnh buốt này? Có phải chỉ là vì cái bóng của cậu bé... cao chót vót phía trên cô bé, che khuất mặt trời? “Tôi sẽ để lá thư ở đâu đó,” cô bé nói gấp, “tôi sẽ để dưới tấm thảm ở hành lang.”
“Tấm thảm nào? Cái ở trước cửa chính à?”
“Phải, tấm thảm đó.”
Cậu bé đã đi khỏi. Và cô bé đứng đó một mình trong ánh nắng, cỏ cao đến vai. Việc đã xảy ra có vẻ như quá lớn để nghĩ ngợi; cô bé cảm thấy mình không thể tin việc này đã thật sự xảy ra: không phải chỉ riêng cô bé đã bị “nhìn thấy” mà cô bé đã bị nói chuyện với: không phải chỉ riêng cô bé đã bị nói chuyện với mà cô đã...
“Arrietty!” một tiếng gọi vang lên.
Cô bé giật mình đứng lên và quay ngược lại: đó là ông Pod, khuôn mặt tròn vạnh, đang đứng trên lối đi nhìn lên cô bé. “Xuống đi!” ông nói thầm.
Cô bé chăm chú nhìn ông một lúc như thể cô không nhận ra ông; khuôn mặt ông mới tròn làm sao, mới hiền lành làm sao, mới quen thuộc làm sao!
“Đi nào!” ông lại nói, khẩn khoản hơn; và ngoan ngoãn vì giọng ông nghe có vẻ lo lắng, cô bé trượt nhanh về phía ông trên bờ cỏ, giữ chắc bông hoa anh thảo. “Bỏ cái đó xuống,” ông nói gay gắt, khi cô bé cuối cùng đã đứng bên cạnh ông trên lối đi. “Con không thể mang những bông hoa khổng lồ theo người khắp nơi - con phải xách một chiếc túi. Con muốn lên trên đó làm gì?” ông càu nhàu trong lúc họ đi ngang qua những viên đá. “Bố đã có thể không bao giờ nhìn thấy con. Giờ thì nhanh lên. Mẹ con đang đợi mình về dùng bữa trà!”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người Vay Mượn Tí Hon
Mary Norton
Những Người Vay Mượn Tí Hon - Mary Norton
https://isach.info/story.php?story=nhung_nguoi_vay_muon_ti_hon__mary_norton