Chương 10: Bài Học Về Sự Vật
gày mai, cô giáo nói với chúng tôi, chúng ta sẽ có một bài học
về sự vật hết sức đặc biệt; mỗi em sẽ phải mang đến lớp một
đồ vật, một kỉ niệm khi đi du lịch, hoặc vật mà các em yêu thích
nhất. Chúng ta sẽ nhận xét từng đồ vật, chúng ta sẽ nghiên cứu
nó, và mỗi em sẽ giải thích cho mọi người nguồn gốc của nó cùng
những kỉ niệm gắn bó với nó. Đây sẽ đồng thời là một bài học về sự
vật, một buổi học địa lí và một bài tập làm văn.
- Nhưng thưa cô, mình phải mang đến thứ đồ gì kia ạ? thằng
Clotaire hỏi.
- Cô đã nói rồi mà, Clotaire, cô giáo trả lời. Một đồ vật thú vị,
thứ mà có gắn với một câu chuyện nào đó. Ví dụ nhé, cách đây đã
ngót nghét vài năm, một học sinh của cô đã mang đến một khúc
xương khủng long, mà chú của anh đó đã tìm thấy trong các cuộc
khai quật. Có em nào có thể nói cho cô biết khủng long là con gì
không?
Thằng Agnan giơ tay lên, nhưng tất cả lũ chúng tôi cùng bắt đầu
nói về các thứ mà chúng tôi sẽ mang tới, và với tiếng động mà cô
giáo gây ra khi đập thước kẻ xuống bàn, chẳng ai nghe được cái
thằng cục cưng bẩn thỉu Agnan ấy nói cái gì.
Về đến nhà, tôi nói với bố rằng tôi cần đem đến trường một thứ
mà phải là một kỉ niệm kinh khủng khi đi du lịch.
- Các giờ học thực tế đúng thật là sáng kiến, bố nói. Quan sát đồ
vật sẽ đem lại bài học không thể nào quên được. Cô giáo của con
rất khá đấy, rất hiện đại. Bây giờ thì, xem nào... Con có thể mang gì
được đây nhỉ?
- Cô giáo đã bảo, tôi nói, rằng thứ hết sảy hơn cả chính là xương
khủng long.
Bố trợn tròn hai mắt vì ngạc nhiên và bố hỏi tôi:
- Xương khủng long ư? Ý tưởng ở đâu kì vậy? Và con muốn bố
đào ở đâu ra xương khủng long mới được? Không đâu Nicolas, bố
em rằng chúng ta sẽ phải bằng lòng với thứ gì đó đơn giản hơn.
Thế là tôi bèn bảo bố rằng tôi không muốn đem đến những thứ
đơn giản, rằng tôi muốn đem đến những thứ làm bọn bạn phải lóa
mắt dã mang kia, và bố bảo tôi rằng bố không có thứ gì để làm lóa
mắt bọn bạn cả. Thế là tôi bèn nói rằng nếu mà đã như thế thì mang
đến những thứ chẳng làm lóa mắt ai làm gì cho mất công, và tôi
thà ngày mai không đi học nữa còn hơn, và bố trả lời tôi rằng bố
bắt đầu thấy chán ngấy rồi, và bố đang muốn cho tôi nhịn ăn tráng
miệng, và rằng cô giáo tôi đúng là có những ý tưởng kì quặc; còn
66
DRAFT
tôi, tôi đã đá một phát vào ghế phô tơi trong phòng khách. Bố hỏi
tôi có phải tôi muốn ăn tát không, tôi bắt đầu khóc và mẹ từ trong
bếp chạy đến.
- Lại cái gì nữa đây? mẹ hỏi. Đúng thật là không thể để riêng bố
con anh lại với nhau mà không sinh chuyện được Nicolas! Đừng có
khóc nữa. Đã xảy ra chuyện gì nào?
- Đã xảy ra chuyện là, bố nói, con trai em nó tức giận bởi vì anh
không cho nó xương khủng long.
Mẹ nhìn hai chúng tôi, bố và tôi, rồi mẹ hỏi phải chăng mọi
người trong cái nhà này đang sắp hóa điên. Thế là bố giải thích cho
mẹ, và mẹ bảo tôi:
- Nói cho cùng, Nicolas à, có gì mà phải làm như trời sập đến
nơi đâu. Này, ở trong hốc tủ tường có những đồ lưu niệm rất thú vị
hồi nhà mình đi du lịch đấy. Ví dụ như cái vỏ ốc to tướng mà mình
đã mua ở Bains-les-Mers, khi mà nhà mình đến đấy nghỉ hè.
- Đúng là như vậy, bố nói. Con ốc đó thì bằng tất tật cả xương
khủng long trên đời!
Còn tôi, tôi nói rằng tôi không biết vỏ ốc thì có làm bọn bạn lóa
mắt hay không, nhưng mà mẹ đã bảo tôi rằng chúng nó sẽ thấy cái
đấy rất cực kỳ và rằng cô giáo sẽ khen tôi nữa. Bố bèn đi tìm cái vỏ
ốc, một cái rất là to, với chứ "Kỉ niệm Bains-les-Mers"ghi ở bên trên,
và bố bảo rằng tôi sẽ làm tất cả mọi người lóa mắt bằng cách kể
chuyện kì nghỉ của chúng tôi ở Bains-les-Mers, chuyến thám hiểm
ở đảo Embruns và kể cả khoản tiền trọ mà chúng tôi đã phải trả
67
DRAFT
nữa. Và nếu như những cái đó mà vẫn không làm lũ bạn bị lóa mắt,
thì chỉ tại vì lũ bạn ấy rất khó bị lóa mắt mà thôi. Mẹ cười, mẹ bảo
chúng tôi vào bàn ăn, và sáng hôm sau, tôi đi đến trường, tự hào
như ai, với cái vỏ ốc bọc trong giấy màu hạt dẻ.
Khi tôi đến trường, tất cả lũ bạn đã có mặt rồi, và chúng nó hỏi
tôi mang cái gì đến.
- Thế bọn mày? tôi hỏi.
- À, tao ấy à, tao sẽ cho chúng mày xem khi vào lớp; Geoffroy
nói, thằng này chỉ thích làm ra vẻ bí hiểm.
Nhưng những đứa khác cũng không muốn nói gì hết, trừ mỗi
Joachim, cái thằng chìa ra cho chúng tôi xem một con dao, một con
hết sảy ngoài sức tưởng tượng.
- Đây là một con dao rọc giấy, thằng Joachim giải thích với chúng
tôi, chú Abdon tao mang từ Tolède về làm quà cho bố tao. Đấy là ở
Tây Ban Nha.
Và thầy Nước Lèo - đấy là thầy giám thị của chúng tôi, nhưng
đấy không phải tên thật của thầy - đã nhìn thấy Joachim và thầy
ấy đã tịch thu con dao rọc giấy và nói rằng thầy đã cấm chúng tôi
mang các thứ nguy hiểm đến trường hàng nghìn lần rồi.
- Nhưng thưa thầy, thằng Joachim kêu lên, chính cô giáo bảo em
mang tới chứ ạ!
- Hả, thầy ấy nói. Chính cô giáo yêu cầu em mang thứ vũ khí
này đến lớp à? Giỏi lắm. Vậy thì tôi không chỉ tịch thu vật này, mà
68
DRAFT
cậu còn phải chia cho tôi động từ trong câu: "Tôi không được nói
dối thầy Giám thị khi thầy hỏi tôi một câu hỏi về việc tôi đã lén lút
mang một đồ vật đặc biệt nguy hiểm đến trường."Đừng có kêu gào
vô ích, còn các cậu khác, hãy im lặng, nếu như các cậu không muốn
tôi phạt các cậu luôn một thể!
Và thầy Nước Lèo đi bấm chuông, chúng tôi ra xếp hàng và khi
chúng tôi đi vào lớp, thằng Joachim vẫn cứ khóc mãi.
- Chưa gì đã hay ghê nhỉ, cô giáo nói. Nào, Joachim, có chuyện
gì vậy?
Joachim giải thích cho cô nghe, và cô giáo thở dài một cái, cô nói
rằng mang dao đến trường không phải là một ý hay lắm, nhưng mà
cô sẽ cố thương lượng với thầy Dubon, à đấy, đấy mới chính là tên
thật của thầy Nước Lèo.
- Được rồi, cô giáo nói. Thử một chút xem các em mang đến
những gì. Hãy để các thứ lên trên bàn, trước mặt các em nào.
Thế là tất cả chúng tôi lôi các thứ mà chúng tôi mang đến ra:
thằng Alceste mang đến thực đơn của một nhà hàng mà nó đã ăn
rất ngon miệng cùng với bố mẹ nó ở Bretagne; thằng Eudes mang
tới một bưu ảnh vùng Côte d’Azur; còn Agnan, một quyển sách địa
lí mà bố mẹ nó mua cho nó ở Normandiel; thằng Clotaire mang đến
một giấy xin miễn, bởi vì nó không tìm thấy gì ở nhà nó, nhưng
chuyện này là tại vì nó không hiểu rõ, nó cứ tưởng là cần phải mang
xương đến mới được, còn Maixent và Rufus, hai thằng đần này thì
mỗi đứa mang đến một cái vỏ ốc.
69
DRAFT
- Ờ đấy, thằng Rufus nói, nhưng mà tao, tao đã tìm được cái vỏ
này trên bãi biển, cái lần mà tao đã cứu một người chết đuối.
- Đừng có làm tao phải phì cười, thằng Maixent kêu lên. Trước
hết, mày thậm chí còn chẳng biết bơi ngửa, với lại nếu mày tìm được
cái vỏ ốc của mày trên bãi biển thì tại sao ở trên đó lại có chữ: "Kỉ
niệm Bãi - biển - Chân - trời"?
- Quá chuẩn! tôi kêu lên.
- Mày muốn ăn tát hử? thằng Rufus hỏi tôi.
- Rufus, đi ra ngoài! cô giáo quát lên. Và em sẽ bị phạt ở lại
trường vào thứ Năm. Nicolas, Maixent, các em hãy trật tự nếu các
em không muốn cũng bị phạt!
- Còn em, mang tới một kỉ vật từ Thụy Sĩ, thằng Geoffroy nói
với một nụ cười toe toét, đắc ý ra mặt. Đấy là một cái đồng hồ bằng
vàng mà bố em đã mua ở đó.
- Đồng hồ bằng vàng à? cô giáo kêu lên. Thế bố em có biết rằng
em mang nó đến trường không?
- Làm gì có ạ, thằng Geoffroy nói. Nhưng nếu em mà bảo bố em
rằng chính cô yêu cầu em mang đến thì bố em sẽ không mắng đâu
ạ.
- Sao lại chính cô?... cô giáo kêu lên. Thật là thiếu ý thức! Em
làm ơn cất cho cô cái đồ quý ấy vào trong túi em đi!
- Còn em, nếu em không mang con dao rọc giấy lại về nhà thì bố
em sẽ mắng em kinh lắm ạ, thằng Joachim nói.
70
DRAFT
- Cô đã nói với em rồi mà Joachim, rằng cô sẽ giải quyết vụ đó,
cô giáo quát lên.
- Thưa cô, thằng Geoffroy kêu lên. Em không thấy cái đồng hồ
đâu nữa! Em để nó trong túi, như cô đã bảo em, nhưng giờ thì em
chẳng thấy nó đâu!
- Nhưng mà Geoffroy, cô giáo nói, rốt cuộc thì nó cũng chỉ ở
quanh đâu đấy thôi. Em đã tìm dưới đất chưa?
- Thưa cô rồi ạ, thằng Geoffroy nói. Dưới đất cũng không có.
Thế là cô giáo đi về phía bàn thằng Geoffroy, cô nhìn ngó khắp
cả, và rồi cô yêu cầu chúng tôi cũng nhìn ngó cùng, và phải chú ý
không được giẫm chân lên cái đồng hồ, và thằng Maixent đã làm
rơi cái vỏ ốc của tôi xuống đất, thế là tôi đã cho nó một cái tát. Cô
giáo bắt đầu hét lên, và cô phạt chúng tôi phải ở lại lớp, và thằng
Geoffroy nói rằng nếu mà không tìm lại được cái đồng hồ thì cô
giáo phải đi nói với bố nó, và thằng Joachim nói rằng cô cũng phải
đi nói với bố nó nữa, về cái vụ dao rọc giấy.
Nhưng rồi tất cả cũng đâu vào đấy, bởi vì thằng Geoffroy đã tìm
thấy lại cái đồng hồ trong cái lớp lót ở áo vét của nó, thầy Nước Lèo
đã trả lại thằng Joachim con dao rọc giấy và cô giáo đã hủy các án
phạt.
Đó là một buổi học rất là thú vị, và cô giáo nói rằng, nhờ các thứ
mà chúng tôi đã mang đến, cô sẽ không bao giờ quên được cái bài
học đó.
Nhóc Nicolas Phiền Muộn Nhóc Nicolas Phiền Muộn - René Goscinny Nhóc Nicolas Phiền Muộn