Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nguyễn Trường Tộ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9 - Nguyễn Trường Tộ Với Việc Khai Khoáng
N
ước ta không đến nỗi thiếu khoáng chất: Vàng, bạc, than, kẽm, thiếc, sắt, đồng, đều có rải rác ở khắp nước. Nhưng người mình vốn không biết nghề khai mỏ, nên những tài nguyên thiên nhiên đó cứ ẩn nấp ở dưới đất, mà không ai biết đến. Tuy rằng ngay từ trước thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, người mình đã biết dùng các đồ bằng kim khí, nhất là các mũi tên bằng đồng, (Theo ông Maspéro) nhưng toàn là mua kim thuộc ở bên Tàu sang cả.
Theo trong sử, mãi đến đầu Thế Kỷ thứ 15, người Minh sang cai trị mới ‘’đặt quan để đốc dân phu đi khai mỏ’’ ở những nơi có mỏ vàng, mỏ bạc. (Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim) Rồi từ bấy, việc khai mỏ đều vào tay người Tàu cả: Đến đời Trịnh-Nguyễn phân tranh đẽ có những chỗ mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ đồng, mỏ kẽm, mỏ sắt khai ở các Tỉnh Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng người Trung Hoa thu hết cả lợi; của mười phần nhà nước không được một. Tuy nhà cầm quyền có đặt ra thuế mỏ, nhưng cũng không thấm thía vào đâu.
Ông Nguyễn Trường Tộ, nhà ở gần một mỏ sắt, nên ngay từ lúc nhỏ đã để ý đến việc khai khoáng. Chính ông đã tìm ra được mấy cái mỏ.
Năm 1864, viết tờ điều trần về Lục lợi, ông bày rõ những lẽ cần phải khai những mỏ người mình đã biết như mỏ đồng, mỏ sắt và tìm tòi những mỏ chưa biết đến như mỏ than đá. Ông viết: ‘’Phép tìm than đá có nhiều điều ẩn khuất, không nói hết được; nhưng tìm than không khó mà khai mỏ than thì khó, nên đào ở trên mặt đất thì chỉ dùng nhiều nhân công là làm được; chứ đào xuống sâu, có khi xuống đến một vài nghìn thước, nếu không thể lấy được; gia dĩ trong mỏ thường sinh những hơi độc bắt phải lửa đèn là nổ như súng, người ta đụng phải là chết; cho nên muốn tránh tai nạn phải dùng phép trừ hơi ấy đi và phép thông gió của người Tây. Vả lại đào sâu mãi xuống thường bị đất sụp mà chết, nên phải đặt những giòng chống mới được. Những phương pháp lấy than như trên đó thực là khó khăn nhưng khi đắc lợi, thì lại nhiều bằng mười mỏ vàng, mỏ bạc, vậy thế nào cũng phải hết sức tìm cách mà khai’’ (Điều trần về Lục lợi, tháng 5 năm Tự Đức thứ 17-1854).
Năm 1867, nhờ có Giám Mục Gauthier giao thiệp với một hội khai khoáng người Pháp, ông Nguyễn Trường Tộ muốn Triều Đình nhân dịp ấy mà nhờ người mở mang khoáng lợi cho mình. Nhưng xem bức thư của hội khai khoáng ấy thì nếu để họ đào lấy, mười phần mình chỉ được có một phần. Ông cho thế là thiệt thôi cho mình quá, vì ‘’đất đai vốn là của ta’’. Cho nên ông đề nghị hai điều để Triều Đình thương lượng với hội ấy; ‘’Một là bên họ chu cấp cho nhân tài chỉ vẽ, bên ta chu cấp cho những người hộ vệ và đốc suất dân phu, tiền mua khí cụ hết bao nhiêu hai bên cùng chịu; sau khi tính toán tiền lợi, thì trong mười phần, trừ đi một phần trả thuế đất, một phần cấp cho phu dịch làm công, còn bao nhiêu chia đôi; các kỹ sư và thợ thày của họ ăn lương bên họ, các viên chức bên ta thì do Triều Đình liệu lý. Làm như thế dù họ có thuê người đắt đỏ tiêu dùng xa phí cũng chẳng thiệt gì đến ta, hai bên khỏi phải kêu ca nhiều ít. Hai là hết thảy mọi việc đều do ta tự liệu lấy, người họ hỉ dùng làm kỹ sư thì mười phần họ ăn một, chứ không được đòi tiền công gì nữa’’ (Điều trần ngày 9 tháng 4 năm Tự Đức thứ 20-1867).
Trước khi mời người của hội khai khoáng sang, ông tự nhận ‘’theo đường bộ đi về kinh để xem xét địa thế, nơi nào có mạch lạc khoáng chất sẽ ghi lấy, để sau cứ thẳng tới chỗ đó mà tìm, khỏi phí thì giờ’’. Ông lại xin Triều Đình ‘’thông sức cho toàn quốc, hễ ai tìm được mỏ nào mới mà báo với quan tỉnh, thì nhà nước sẽ gia thưởng’’.
Đến năm 1868, việc thương lượng vẫn chưa xong, ông Nguyễn Trường Tộ lại viết một tờ điều trần để thúc giục Triều Đình nên mau mau khởi sự.
Nếu chưa thỏa thuận được với người, thì ‘’phải gấp phái người đi học tập, rồi lựa những mỏ nào để làm, cho đi mua khí cụ đem về ta tự đào lấy, lúc đầu còn khó, sau tất thành dễ...Làm như thế, tuy không mong chóng được đại lợi, nhưng có một điều hay là tự ta làm lấy, không còn sự gì đáng nghi ngại nữa. Còn những máy trợ lực, đợi khi nào cần dùng thì sẽ mua dần’’.
Ông nói thêm: ‘’Những đồ cần dùng đó, tôi đều biết cả, khi gửi mua cũng chẳng khó gì’’ (Điều trần ngày 12 tháng 2 năm Tự Đức thứ 21-1868).
Kết luận bài đó, ông viết: ‘’Việc ấy nếu không làm mà cứ dằng dai ngày này qua ngày khác, năm nọ đến năm kia, thì người tiến mà ta cứ thoải mãi, quyết không thể đứng vững được’’.
Mặc dầu những lời thống thiết đó, đến lúc ông Nguyễn Trường Tộ nhắm mắt, việc khai mỏ ở nước ta vẫn chưa được như ý muốn của ông.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Lân
Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Lân
https://isach.info/story.php?story=nguyen_truong_to__nguyen_lan