Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Khi Người Ta Trẻ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lão Sư
H
ọc được hai tháng, lão sư bảo: "Tuần sau tụi con nghỉ, lão sư đi Pháp chơi, con lão sư bên đó". A cái bà già Tàu bé nhỏ này sắp đi Pháp, sắp đi Tây, tụi tôi sẽ nghỉ trong ba tháng, chữ nghĩa sẽ quên sạch. Khi lão sư về, sẽ lại bắt đầu bằng "ơ, xan, xư, ù..."
Quân hỏi: "Lão sư biết tiếng Pháp chớ?" "Biết cả tiếng Anh nữa, trước lão sư là cô giáo bên Nam Vang mà". Một cô giáo bên Nam Vang, giờ đây gần bảy mươi, thu lại ở một phòng chung cư, ngày xưa có cậu giáo nào đã từng theo đuổi?...
Tôi yêu mến lão sư lắm, có phần hơi láo lếu. Mỗi lần đến học, tôi cởi dép ra, trợn mắt rồi phụng phịu theo cái kiểu "trẻ con già" để chào bà. Bà lấy sách ra cho tôi, một cuốn sách lớp một Hoa văn nhàu nát với những hình ảnh minh họa bị tô màu sai bét, sản phẩm của hai đứa cháu nội của lão sư, hai đứa lúc nào cũng rình rập nhau để mách tội báo công. Hai mươi hai tuổi, tôi đọc những câu ngây ngô của trẻ con: "Con chó nhảy, con mèo kêu, chúng ta cười ha ha..."... Chiều nay trời âm u, Quân bảo: "Lão sư về nhớ mang quà cho tụi con. Bây giờ con hát tặng một bài, bài Bến Thượng Hải, con hát bằng tiếng Quảng Đông nha, lão sư" Quân hát, cả nhà cười rồi hát theo, vô tư và cảm động. Cả lão sư, cả người con trai lớn, con dâu và mấy đứa cháu... Bến Thượng Hải xa xôi, ở một vùng chúng tôi không biết, đang trở về...
Trong căn phòng chật chội và mù mịt phấn này, lần đầu tiên tôi được viết mẫu tự Quan thoại, tôi viết nguệch ngoạc nên không tượng nổi một hình gì. À, ngày xưa, các cụ ta cũng phải tập viết nó đây. Có điều ngày xưa nó là miếng cơm, là công danh, còn bây giờ, tôi học chỉ để biết, vì tò mò... vậy thôi. Bạn tôi bảo: "Mày lẩn thẩn". Tôi chỉ cười, ở đời biết mỗi thứ một tí cũng là điều vui. (Cũng là cái thú vui biết mỗi thứ một tí này mà tôi đã làm cái điều khá là "dại dột", thí dụ học may và học thêu, ở những lớp nữ công, tôi lóng ngóng như một thằng con trai, cảm thấy có một sự thiếu hài hòa đến lố bịch trong cảnh một cái đầu tóc cụt ngủn cúi xuống, tỉ mẩn trên một mẫu thêu vịt gà...)
Tôi bảo: "Chiều nay, tụi con nghỉ luôn nha, lão sư, lão sư còn sắp xếp va-li". "Thôi, có gì đâu con, lão sư đơn giản lắm". Bà cười, tóc uốn, miệng đã móm, cái áo xẩm xam xám... như tất cả các bà cụ người Hoa. Không, chiều nay tôi muốn về, chẳng rõ vì sao, chỉ hẹn lại ngày lão sư ra sân bay sẽ đến tiễn.
° ° °
Rồi ngày lão sư đi Pháp chơi, tôi không ra tiễn được. Hình như hôm ấy xe tôi hỏng. Sau ba tháng, tôi nghỉ: Chắc lão sư đã về, để bà nghỉ một tháng đã nên cũng không đến chào và bày tỏ ý tốt của mình. Hằng ngày tôi đi qua chung cư không nhìn lên.
Một chiều, tôi đem sách vở đến, cửa mở, nhà như nhà khác, không bảng, không bàn học, ảnh treo tường biến hết. Một anh thanh niên ngồi bắt bọ chó nhìn tôi ngơ ngác: "Đi rồi, đi rồi" "Lão sư đi Pháp mà" "Ừ về rồi, đi nữa rồi, đi luôn mà". "Ờ, đi rồi". Tôi thẫn thờ xuống thang. Cầu thang chung cư ọp ẹp. Bà thầy có đợi chúng tôi đến chào suốt một tháng không? Chắc có. Tôi nhớ những lần đến lớp trễ, bà ra đứng ngoài lan can đợi. Ngày nào tôi cũng đi qua, sao tôi không vào?
Hỏi mà không thể trả lời, trong tâm trạng lơ mơ của một đứa vô tâm, tôi về. Quà 20-11 này tôi đã ghi tặng lão sư nhưng biết gửi về đâu bây giờ?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Khi Người Ta Trẻ
Phan Thị Vàng Anh
Khi Người Ta Trẻ - Phan Thị Vàng Anh
https://isach.info/story.php?story=khi_nguoi_ta_tre__phan_thi_vang_anh