Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hôn Em, Kỷ Niệm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10
N
ửa tháng sau, bố tôi vẫn chưa về. Tôi đã khóc sưng húp đôi mắt. Bố tôi không bao giờ khóc. Ông từng quả quyết với tôi như thế. Tại sao tôi chỉ biết khóc? Tôi nhớ lần ở Ngã ba chợ huyện Tiền Hải, chui vào gầm giường trốn bọn nhi đồng mũ giấy, súng gỗ, bố tôi dịu dàng cầm tay kéo tôi ra. Và tôi nhất định về thị xã một mình. Tôi đòi dắt bà nội đi theo. Bà tôi bảo phải ở nhà giữ đất. Giữ đất chết! Tôi không gặp khó khăn trên đường tìm về với mẹ. Mẹ tôi trọ nhờ ở nhà chú Triệu – chú rể tôi. Chú Triệu lấy cô Sáu – chú đi kháng chiến, và đã chết rồi. Tôi dấu kín chuyện bố tôi thất lạc. Mẹ tôi thổi xôi đem bán ngoài phố An Tập, tiền lãi đủ nuôi các em tôi. Ở An Tập ít lâu, tôi quen nhiều bạn. Những thằng bạn mới làm nghề bán bánh mì (hồi xưa gọi là bánh tây) trên phố tỉnh. Sáng sớm, chúng nó lên tỉnh, mua bánh mì nóng, bỏ vào bị rồi bán khắp phố thị xã. Chừng mười giờ chúng về An Tập. Chúng rủ tôi nhập bọn. Tôi bằng lòng ngày. Tôi thêm nghề bán bánh mì, bánh sữa. Mỗi ngày tôi để dành vài chiếc cho các em. Tôi giúp mẹ tôi gánh nước, giặt quần áo, kiếm củi. Tôi dạy đám bạn cách thả ống lươn. Chúng rất thích tôi. Và chúng tôi bắt được khá nhiều lươn. Mẹ tôi đỡ phải thổi xôi vất vả. Anh Huấn, con thầy giáo Hài, tản cư dạy học ở Thọ Bi cũng theo chúng tôi đi bán bánh mì, thả ống lươn vì thầy giáo Hài còn chờ Chính phủ bổ dạy. Cô giáo thì bán bánh rán. Tản cư và hồi cư đều khổ. Buổi chiều anh Huấn dạy tôi tiếng Pháp và đánh đàn lục huyền cầm. Chúng tôi xuống mãi trại hủi, gần bờ bể, gánh muối thuê và làm bất cứ việc gì kiếm ra tiền. Thỉnh thoảng chúng tôi vào làng Phúc Khánh câu cá quả. Tôi hứa mùa nước sẽ dạy đám bạn cách đan rọ cá rô và thả rọ. Chúng tôi gần gũi nhau, thương yêu nhau. Hầu như, bọn trẻ bán bánh mì ở thị xã toàn là dân An Tập hồi cư.
Một buổi sáng, bán hết bánh trở về, đến trụ sở quận Vũ Tiên (trước là nhà thờ Tin Lành bị tiêu thổ kháng chiến), tôi gặp một đoàn tù đang đập tường để lấy gạch xây lô cốt. Chợt nhớ tới bố mình, tôi đứng lại xem họ làm việc. Hai người coi tù đội mũ lính "ba ti dăng". Họ cũng mặc quần áo tù. Chắc họ bị bắt và vì họ may mắn nên được trông coi đoàn tù lương thiện. Hai người cai tù nói chuyện vui vẻ với vợ con tù nhân. Họ cho cả tù nghỉ ngơi ra hàn huyên với thân nhân và nhận đồ tiếp tế. Một người tù thấy tôi đeo bị, gọi rối rít:
- Ê, bánh mì!
Tôi lắc đầu:
- Hết rồi, ông ạ!
Người tù hỏi:
- Không còn chiếc nào à?
Tôi đáp:
- Còn vài chiếc cháu phải đem về cho em cháu.
Người tù nài nỉ:
- Bán cho chú hết đi, chú trả tiền gấp đôi.
Người tù đứng bên kia đường. Tôi đứng bên này đường. Chúng tôi đối thoại to tướng. Bỗng một tiếng kêu cắt đứt cuộc đối thoại của chúng tôi:
- Long!
Bàn tay vẫy rối rít sau tiếng kêu. Tôi chạy băng qua đường. Đó là bố tôi. Bố tôi bị bắt làm tù. Bố tôi chưa chết. Bước chân đất dẵm bừa lên gạch vữa lổn nhổn, tôi phóng tới, ôm lấy bố, khóc nức nở. Người cai tù hỏi bố tôi:
- Con bác đấy ư?
Bố tôi trả lời:
- Vâng.
Bố tôi xoa đầu, giục:
- Con chào ông cai đi.
Tôi ngước đôi mắt đẫm lệ, cúi đầu chào người cai tù. Bố tôi nắm chặt cánh tay tôi:
- Con lại khóc à! Nín đi … Nào kể bố nghe những ngày xa bố con đã làm những việc gì…
Bố con tôi ngồi sát nhau. Tôi thuật lại những gì tôi đã nghĩ, đã làm, đã chịu đưng. Bố tôi đập nhẹ tay lên vai tôi:
- Con đủ sức giang hồ rồi đó. Trước hết, con xứng đáng là ánh nắng sưởi ấm nỗi cô quạnh của mẹ con.
Tôi nói:
- Con chưa nói cho mẹ biết con thất lạc bố.
Bố tôi cười:
- Thông minh lắm.
- Bây giờ có nên cho mẹ biết bố bị cầm tù.
- Đừng.
- Tại sao?
- Người chồng phải gánh hết đau khổ và không nên bắt vợ mình san sẻ mọi sự đau khổ. Con hiểu chứ, đàn bà hay khóc và khóc dai. Mẹ con khóc suốt ngày, ai nuôi các em con? Bởi vậy, có thể nhờ người nhắn tin xuống An Tập, bố đã không nhờ, bố sắp được thả.
- Bao giờ?
- Tháng sau.
- Tụi Pháp có tra tấn bố không?
- Không.
- Bố nói thật đi.
- Bố gặp may mắn. Chiều mai bố được đi tắm, con ra bờ sông gần cầu Bo đợi bố nhé.
- Bố thèm ăn gì con mua.
- Một bánh xà phòng và cái khăn mặt là đủ.
- Bố có cần tiền.
- Không cần.
Bố tôi quàng tay lên vai tôi:
- Bán bánh mì khá không?
Tôi đáp:
- Dễ hơn hốt phân trâu bò!
Tôi móc bị đưa bánh biếu bố. Bố tôi lắc đầu:
- Con đã bảo đem về cho các em mà. Cất đi. Bố không đói.
Một chiếc xe cam nhông chạy tới, ép vào lề và dừng lại. Bố tôi nói:
- Con về nhé. Mai gặp bố.
Tôi đứng dậy, thẩn thờ sang bên kia đường ngó những người tù chuyển gạch xếp lên xe. Bố tôi, trong bộ quần áo tù xám tro, thản nhiên làm việc. Nắng đã cao, thứ nắng kệch cỡm trải đầy xuống không gian hiu hắt của thị xã tề, thứ nắng làm chói mắt tôi, làm hoa mắt tôi và bắt tôi tưởng tượng những cực hình bắt bớ, giam cầm, tù tội mà bố tôi đã chịu đựng. Bố tôi đã dấu tôi nhiều chuyện. Bố tôi không bao giờ gặp may mắn cả. Cái hình hài của bố tôi vốn đã lởm chởm, sầu đau, bây giờ, hằn lên những tủi cực. Nếu có ai đi hết đời mình qua sa mạc cát bỏng, mà vẫn không tìm thấy một bóng dừa nghỉ mát, người đó phải là bố tôi, chỉ là bố tôi. Nếu có ai sống không bắt tội những người thân yêu của mình chia sẻ cùng mình những giày vò thể xác, đau buốt tâm hồn, người đó phải là bố tôi. Chỉ là bố tôi. Nhưng bố tôi đang đóng vai tù nhân, người tù không có tội, không hiểu mình phạm tội gì. Tại sao những người tốt cứ bị đày đọa bạc đãi? Tôi tự hỏi thế và trong tôi, cơn lũ bất bình cuồn cuộn trào dâng. Cơn lũ đó chảy dài theo đời tôi, đôi khi soi mòn cảm mến, đôi khi cuốn gọn ân tình và biến tôi thành cây nến leo lét cháy thảm hại. Triết lý đẹp nhất ở đời, có lẽ, là sống cho cao thượng và làm việc. Thù hận hay bất bình chẳng giải quyết được gì. Bốn mươi tuổi tôi mới hiểu nổi những bất bình này nọ của con người chỉ là phù du. Sự vĩnh cửu không hề bị trói buộc bởi những xúc động khoảng khắc hay những hệ lụy bình thường. Nó không ở dưới, nó lơ lửng trên cao. Nó chính là yêu thương, tha thứ. Đã đành. Nó còn là chấp nhận đau thương, oan nghiệt vì hạnh phúc người khác, cho hạnh phúc người khác. Hiểu được thế, cây nến còn lại tấc bấc ngắn ngủi chờ tắt lịm. Với tôi, bố tôi là một trời sao. Tôi thật không xứng đáng làm con của bố tôi. Bố tôi câm nín, tôi ồn ào. Bố tôi chịu đựng, tôi la hét. Tôi đợi gần trưa, đoàn tù về trại, theo bố một quãng rồi trở về nhà. Mẹ tôi lo lắng chờ tôi. Bà tưởng tôi bị bắt. Tôi nói dối rằng sáng nay bán bánh ế. Tôi nóng lòng gặp bố tôi chiều mai. Dấu giếm mẹ, tôi mua bánh xà phòng thơm, nhãn hiệu The evening in Shanghai, cái khăn mặt, bỏ vào bị bánh mì. Sáng sau, tôi lên thị xã thật sớm. Bán hết bánh, tôi tìm tới chỗ bố tôi làm việc hôm qua. Thất vọng. Hôm nay bố tôi làm việc nơi khác. Tôi không dám lai vãng khu trại lính. Dân chúng về tề thưa thớt. Phố chính mới có chừng vài chục mái nhà lợp rạ. Thị xã y nguyên cảnh đổ vỡ của tiêu thổ kháng chiến. Xe cam nhông, xe zip chạy nhanh, bụi tung mù mịt. Tỉnh lỵ nhiều lính hơn dân, lính Pháp, lính Bảo hoàng … Chúng tôi bán bánh mì cho me Tây và vợ lính và lượm đồ hộp, thuốc lá Tây quăng bừa bãi, ê hề. Chỉ trẻ con dám lên thị xã, đàn bà lên thị xã sợ Tây gạch mặt, Ma rốc canh chọc ghẹo. Không gặp bố, tôi về nhà giúp mẹ tôi gánh nước, giặt quần áo. Buổi chiều, nại cớ đi đặt mua bánh trước, tôi hối hả lên thị xã, ra bờ sông. Đoàn tù cũng vừa xếp hàng, đợi lệnh xuống sông tắm giặt. Rất đông thân nhân tù có mặt nơi đây. Bố tôi nhận xà phòng, khăn mặt, bảo tôi ngồi đợi. Tắm gội xong, bố tôi xin phép người cai tù được hàn huyên với tôi. Hai bố con tôi ngồi trên bờ đê xi măng. Tôi móc từ trong bị ra một chiếc bánh mì kẹp đầy chả quế rắc tiêu muối rang đưa cho bố tôi. Bố tôi cười:
- Ở tù không đói khát đâu con ạ.
- Nhưng bố nên ăn.
- Thì bố ăn.
Bố tôi gặm bánh mì, khen ngon và vừa ăn vừa hỏi chuyện:
- Các em có ốm đau không?
- Không.
- Mẹ con mạnh khỏe chứ?
- Vâng.
- Con có nói với mẹ là đã gặp bố không?
- Không.
- Tốt lắm.
- Chắc chắn tháng sau người ta cho bố về hả bố?
- Chắc chắn. Bố được điểm tốt. Bố đã chặt và vác một trăm cây tre rào đồn Mễ, đã thức hai đêm khuân đạn đại bác câu về làng mình. Con buồn cười chứ! Buồn cười thật! Những đêm con và bà nội núp dưới hầm, không chừng viên đạn bố khuân ra ổ súng bay qua nhà ta. Bố lại kiếm gạch xây đủ sáu cái lô cốt. Ngoài ra, bố chăm chỉ dọn dẹp chung quanh trại lính nên bố được thả sớm nhất.
- Bố có muốn hôm bố ra khỏi tù, mẹ và các con đón bố không?
- Không con ạ. Bố muốn trở về như người chưa hề bị nạn. Ở tù, bố thèm sống vô cùng. Bố có nhiều dự tính. Ta làm lại tất cả, con nhé!
Chẳng biết bố tôi làm lai tất cả từ đâu, bằng cái gì. Tôi nhìn râu ria bố tôi dài, rậm, bèn hỏi:
- Người ta không cho bố cạo râu?
Bố tôi lắc đầu:
- Tù nhân được ăn no ngủ kỹ là may lắm rồi. Đòi cắt tóc, cạo râu chi nữa.
Tôi nói:
- Con có thể gửi dao cạo cho bố.
Bố tôi xua tay:
- Đừng. Nhỡ có ai tự tử bằng dao cạo, bố sẽ tù mọt gông.
- Ngày mai bố làm ở đâu?
- Chưa biết. Nhưng con chớ lo lắng nhiều vì bố. Thế nào tháng sau bố cũng về.
Bố con tôi lại chia tay nhau. Đoàn tù đi khuất, tôi đứng nhìn hoàng hôn thả những vạt nắng xuống mặt sông Trà Lý. Những vạt nắng vẫn buồn song không buồn dễ yêu như những vạt nắng thả xuống giậu bìm ở Phụ Dực năm xưa. Giòng sông ấy, cây cầu kia, bờ đê này, tôi tưởng đã ghét bỏ chúng suốt đời. Cả cái tỉnh lỵ đốt cháy thời hoa mộng của tôi nữa. Đến khi tôi rời bỏ chúng, rời bỏ mãi mãi, sự oán ghét biến thành nỗi nhớ thương. Niềm đau đớn dĩ vãng luôn luôn là niềm mơn man hiện tại. Ta lớn lên, kiêu hãnh nhờ có dĩ vãng ủ ê. Bởi thế, giòng sông Trà Lý, cầu Bo, con đê, thị xã Thái Bình, tất cả đều rực rở, êm đề, tha thiết trong những cuốn truyện viết về tuổi nhỏ của tôi. Và tuổi nhỏ của tôi cũng rực rỡ, đằm thắm, đôn hậu, hồn nhiên. Mọi người lớn đều quên hết thời tuổi nhỏ, cho là tuổi nhỏ với những năm tháng đẹp nhất đời mình. Tôi đã quên hết thời tuổi nhỏ ảm đạm. Quên đi để thấp thoáng nhớ rằng mình có thời tuổi nhỏ tuyệt diệu. Và nhờ vậy, mình là thằng Vũ, thằng Côn, thằng Luyến, thằng Khoa không còn là thằng Long khổ sở lép vế.
Rồi bố tôi trở về với gia đình. Ông về vào một buổi tối. Người ta thả bố tôi sớm hơn hai tuần dự định. Mẹ tôi và các em tôi ngạc nhiên, vui mừng. Tôi chỉ ngạc nhiên vì bố tôi đã cạo hẳn râu ria, cắt tóc cao gọn và mặc bộ quần áo mới. Bố tôi mua kẹp bánh làm quà cho các em tôi. Ông kể chuyện chạy giặc phiêu bạt sang tận Tiên Hưng …. Bố tôi nói nhỏ với tôi là các bạn tù góp tiền mừng ông được tha. Ông đã sắm bộ quần áo đời, cắt tóc và mua kẹo bánh đóng vai người đi xa trở về.
Bố tôi nói:
- Lớn lên con sẽ lấy vợ. Chắc chắn là con sẽ gây nhiều khổ lụy cho vợ con. Vậy con hãy nhớ cắn răng chịu khổ một mình. Dấu giếm sự buồn phiền, tai họa của con bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Đừng bắt vợ con mình buồn phiền thêm vì những nỗi buồn phiền của riêng con.
Bố tôi về. Gia đình tôi có những buổi tối sum họp đầm ấm. Ngọn đèn Hoa Kỳ như sáng hơn. Mùa đông gió bớt lạnh. Mùa hè nắng bớt gay gắt. Mẹ tôi hết thở dài, vật vã mỗi đêm. Các em tôi líu lo chuyện trò. Bố tôi nghỉ ngơi ít hôm rồi "làm lại tất cả". Ông bắt đầu "sự nghiệp" mới bằng cách lên thị xã mua hằng chục tuýp Aspirine đem về tán nát, gói vào giấy trắng thành từng gói nhỏ. Và bố tôi kiếm miếng các tông viết hàng chữ quảng cáo môn thần dược: Mười lăm phút khỏi hẳn cảm sốt! Tôi tiếp tục, sáng sớm bán bánh mì, chiều tối thả ống lươn. Môn thần dược Mười lăm phút khỏi hẳn cảm sốt của bố tôi không có ai chiếu cố. Ông lại gom chút tiền còm cõi của mẹ tôi mua dầu Con Hổ, thuốc cam tích tán hiệu Xe Đạp, dầu Nhị Thiên Đường, thuốc đau mắt Sulfa de Zinc, Sulfa de Cuivre … ngày ngày xuống chợ Tống Văn bày bán. Lãng-tử-bố-tôi làm nghề bán thuốc dạo. Giá ông có con khỉ làm trò, biết biểu diễn ma-dzi ảo thuật, tôi sẽ theo ông đánh thanh la! Tôi không được theo bố tôi nên không biết ông buôn bán ra sao. Ông sẽ giống bất cứ người bán thuốc dạo nào. Vậy thì bố tôi đã trải miếng giấy dầu, bày các thứ thuốc ở một xó chợ rao hàng. Bố tôi, công tử tỉnh nhỏ có chiếc xe đạp Saint Étienne, học trò thành chung, kép hát vai phụ trên sân khấu cải lương Nam kỳ, gã giang hồ, tay buôn lậu, chủ tiệm thuốc Bắc, nhà cách mạng xe đạp, ông đại lý rượu Văn Điển, chủ thầu, người khai khẩn đồn điền, thợ sửa xe, lái buôn bông, Hoa Đà trị sốt rét, chủ hiệu thuốc Âu Mỹ, nông dân, tù nhân và bây giờ, tên bán thuốc cam tích tán. Tội nghiệp bố tôi quá! Tôi biết chắc rằng bố tôi tội nghiệp mẹ con tôi. Bởi vì bố tôi không hề than trách. Ông quen đánh đu với nghịch cảnh bằng những nụ cười trào lộng.
Một hôm ông nghỉ ở nhà và bảo tôi:
- Có lẽ, con nên đi học nghề.
Tôi hỏi:
- Con sẽ học nghề gì?
Bố tôi nói:
- Tạm thời con học nghề y tá. Sau này, bố khá giả, con trở lại học chữ và lên Hà Nội học y khoa. Nếu con bằng lòng, từ mai con bỏ nghề bán bánh mì.
Năm ấy, tôi mười lăm tuổi, bố tôi may cho tôi chiếc quần kaki Nam Định. Ông dắt tôi tới hiệu may, mang theo chiếc quần dạ của ông, nhờ thợ may cắt cho tôi chiếc blouson. Có bộ đồ mới, bố tôi dẫn tôi lên nhà thương thị xã, nhờ người quen xin giùm tôi học nghề y tá. Học chừng tuần lễ, không chịu nỗi mùi ête, mùi … nhà thương, tôi bỏ cuộc. Bố tôi đề nghị một nghề mới.
- Hay là con học nghề chụp ảnh. Nghề này thú vị lắm.
Tôi bèn thử nghề chụp ảnh. Ông dẫn tôi tới hiệu Rạng Đông của bác Tôn gửi gấm. Nửa tháng trời toàn đóng cửa, mở cửa, bưng nước tráng phim, đổ nước ngâm ảnh, không được sờ tới cái máy cắt ảnh, tôi phát chán, bỏ về, đòi đi bán bánh mì, thả ống lươn chờ ngày bố tôi "khá giả". Bố tôi cười xòa:
- Con thiếu kiên nhẫn.
- Tại bác Tôn không dạy gì cả.
- Con phải trải qua nhiều thử thách đã.
- Con không thích nghề chụp ảnh.
- Thế con thích nghề gì.
- Con muốn về làng làm ruộng.
Hiểu rõ ý nguyện của tôi, bố tôi chẳng còn ép tôi học thêm nghề mới nào nữa. Ông thả lỏng tôi. Ngày ngày ông lên thị xã, tìm kiếm một dịp may, mặc tôi muốn làm gì tùy ý. Những thằng bạn hồi cư về An Tập lần lượt dọn nhà lên tỉnh hoặc lên Hà Nội, sang Nam Định. Thầy giáo Hài đã dạy học ở trường thị xã, anh Huấn đi Hà Nội trọ học rồi. Còn lại vài thằng hẩm hiu như tôi. Chúng tôi khắn khít hơn thuở ban đầu gặp gỡ, tự lo đời sống mình và niềm vui cho mình. Mẹ tôi chuyển sang nghề bán bánh hấp. Mẹ nuôi hai con lợn, hy vọng Tết bán lấy tiền may quần áo mới cho các con. Tôi có thêm bổn phận với hai chú lợn. Mùa mưa, những cái ống lươn xếp xó, chúng tôi đan rọ cá rô chờ tháng Tám. Ôi chao, tháng Tám tuyệt vời của bọn trẻ hẩm hiu. Những cái rọ của chúng tôi no nê cá. Chẳng ràng buộc bởi một cam kết nào mà tự dưng mỗi sáng, sau khi đổ rọ xong, mỗi thằng bạn biếu tôi năm con cá. Chúng nó phân trần "Tại mày dạy chúng tao thả rọ cá rô. Tại mày đông em hơn chúng tao". Tôi không lấy, bạn tôi giận dỗi. Đành nhận những ân tình đơn sơ đó để đem vào cuộc đời lừa lọc, gian dối như một kỷ niệm vàng mười. Bởi vì chẳng bao giờ tôi gặp những người bạn tương tự trên bước đường mưu sinh khấp khểnh. Nhờ những chiếc rọ cá rô, mẹ tôi có tiền sắm sửa lặt vặt.
Dân chúng hồi cư càng ngày càng đông. Thị xã đã có tỉnh trưởng người Việt Nam, có trại lính Bảo chính đoàn. Cờ vàng ba sọc tung bay phất phới cùng hình ảnh quốc trưởng Bảo Đại dán khắp nơi. Cảnh binh hoạt động nhộn nhịp. Chợ họp tấp nập. Xe ô tô Con Voi của ông tài Lê Văn Định đã lăn bánh các lộ trình Thái Bình – Tân Đệ và Thái Bình – Đống Năm. Trên những nền gạch tiêu thổ kháng chiến, nhà mái rạ, mái tôn đua nhau dựng lên. Thị xã đầy đủ các hiệu, chỉ thiếu một cái hiệu bán thuốc Tây. Bố tôi sốt ruột vì cái sự "thiếu" ấy. Ông đi tới đi lui Tòa Tỉnh trưởng để xin hợp thức hóa mảnh bằng tốt nghiệp trữ dược viên thi ngoài hậu phương. Ty Công an điều tra lý lịch bố tôi nhiều ngày. Vẫn chưa có kết quả. Tôi biết lý do bố tôi sốt ruột. Đó là ý nguyện "về làng cũ làm ruộng" của tôi và trường trung học sắp mở. Bố tôi không muốn tôi về. Ông muốn tôi đi. Đi xa, đi thật xa, xa gấp bội những con đường ông đã đi và tôi phải dừng, chỉ dừng lại ở cái mốc vinh quang. Tôi là con chim đầu đàn, bố tôi thường nói thế. Con chim đầu đàn cần xõa cánh tung bay dò đường, tìm lối cho các em nó noi gương. Con chim đầu đàn không được thu cánh gần miệng tổ. Phương trời xa chờ đợi nó. Với hương đồng gió nội, với mật ngọt, và cả với mật đắng cuộc đời. Con chim đầu đàn một lần vỗ cánh bay xa, xa tít tắp, xa đến thành vĩnh biệt cành xưa, tổ cũ. Xa quá đổi nên các em nó không theo rõi nổi và hẳn là bố mẹ nó đã ngờ vực nó chết rũ cánh, chết gục dưới bùn nhơ.
Bố tôi, một hôm giữa mùa đông mưa dầm gió bấc, thấy tôi quần áo ướt đẫm gánh rong về, rót cho tôi chén nước trà tươi nóng hổi, bảo tôi uống một liều thuốc Mười lăm phút khỏi hẳn cảm sốt của ông, rồi hỏi:
- Con vớt rong mãi tận đâu?
- Ở cái đầm làng Phúc Khánh. Con lặn xuống đáy đầm mới vớt được. Dạo này không có bèo. Lợn ăn rong tươi chóng lớn bố ạ.
Bố tôi gật gù:
- Con tài thật. Bố nghĩ rằng con thừa sức lặn xuống đáy biển mò vàng. Con thích vớt rong hay vớt một kho tàng?
Tôi nói:
- Vớt kho tàng thích hơn.
Bố tôi vỗ vai tôi:
- Vậy con sửa soạn sách vở đi học là vừa.
Bố tôi nói tiếp:
- Không cần lặn sâu dưới nước người ta cũng có thể kiếm được kho tàng. Con hiểu ý bố muốn nói chứ?
Tôi chớp mắt:
- Con hiểu. Nhưng mà …
Bố tôi mĩm cười tin tưởng:
- Chúng ta sắp chấm dứt những ngày buồn tẻ.
Tôi đi tắm, thay quần áo, xuống bếp hơ nóng đôi tay, nhìn ngọn lửa, nghe ấm nước reo, tưởng tượng ngày mai tươi sáng. Giấc mơ vàng như ánh lửa. Như những con cá rô trong chiếc rọ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hôn Em, Kỷ Niệm
Duyên Anh
Hôn Em, Kỷ Niệm - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=hon_em_ky_niem__duyen_anh