Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10
9
.
Một buổi sáng, ngày mười bốn tháng Ba, hiệu Hạnh phúc các bà khánh thành cửa hàng mới của họ bằng cuộc triển lãm lớn những tân phẩm mùa hè trong ba ngày. Ở bên ngoài, một cơn gió bắc buốt lạnh thổi, người qua đường, bị bất chợt vì trời rét trở lại, gài cúc áo bành-tô. Lúc đó, cả một cơn xúc động sôi lên ở những cửa hàng nhỏ xung quanh; và người ta thấy áp vào cửa kính những bộ mặt nhợt nhạt của những người buôn bán nhỏ, họ chú ý đếm những chiếc xe đầu tiên dừng lại ở cửa hàng chính mới trên phố Neuve Saint Augustin. Cửa hàng đó, cao và sâu như cổng nhà thờ, trên có nhóm tượng Công nghiệp và Thương nghiệp bắt tay nhau giữa những biểu hiện phức tạp trên che mái rộng, thếp vàng tươi rói như rọi nắng xuống bờ hè. Bên phải, bên trái, những mặt cửa hàng màu trắng toát, chạy dài, ngoặt vào các phố Monsigny và La Michodière, chiếm cả khu, chỉ trừ phía đường Mười tháng Chạp, nơi mà Ngân hàng bất động sản sắp xây dựng. Suốt dọc cửa hàng như doanh trai ấy, khi những người buôn bán nhỏ ngẩng đầu lên thì họ thấy hàng hóa chất đống, qua những tấm gương không tráng để ánh ngày tràn vào, từ tầng dưới nhà lên đến gác hai. Và cái khối vuông đồ sộ ấy, cái hiệu bách hóa khổng lồ ấy che kín cả trời, họ tưởng như nó có phần nào đó gây ra cái lạnh buốt mà họ đang run lên, trong xó những quầy hàng giá lạnh của họ.
Trong khi đó, ngay từ lúc sáu giơ, Mouret đã có mặt để cho những lệnh cuối cùng. Ở chính giữa, theo trục của cửa chính, một gian rộng đi từ đầu nọ sang đầu kia, hai bên phải bên trái là hai gian hẹp hơn, gian Monsigny và gian Michodière. Các sân đều quây kính, biến thành những phòng lớn, và những cầu thang sắt đi từ tầng dưới nhà lên, những chiếc cầu sắt bắt đầu từ đầu nọ sang đầu kia, ở hai tầng gác. Kiến trúc sư, may mắn là người thông minh, một chàng trai thích thời buổi mới, chỉ dùng đá ở những tầng dưới mặt đất và những trụ góc, rồi dựng lên cả bộ suờn nhà bằng sắt, với những cột đỡ toàn bộ xà và rường. Các vòm đỡ sàn nhà, các vách ngăn bên trong đều bằng gạch. Chỗ nào cũng tranh thủ khoảng rộng, không khí và ánh sáng tràn vào, công chúng đi lại thoải mái, dưới những bộ khung đỡ mái thiết kế táo bạo mà lâu bền. Đó là tòa nhà thời của thương nghiệp hiện đại, vững mà nhẹ, xây cho cả một đám đông dân mua hàng. Ở tầng dưới nhà, trong gian trung tâm, sau quầy hàng xon [1] ở ngay cửa vào, đến quầy cà-vạt, găng, tơ lụa; Gian Monsigny dành cho hàng trắng và vải màu, gian Michodière là tạp hóa, áo mũ đan, dạ và len. Rồi đến gác một với các gian hàng may sẵn, quần áo lót, khăn san, đăng-ten, và những gian hàng mới khác; đồ trải giường, thảm, vải bọc đồ, tất cả những thứ hàng cồng kềnh khó vận chuyển thì được đưa lên gác hai. Vào lúc này, có ba mươi chín gian hàng, và số nhân viên là một nghìn tám trăm, trong đó có hai trăm phụ nữ. Cả một thế giới sinh trưởng ở đó, trong cuộc sống vang ầm của những buồng cao như giáo đường xây bằng kim loại.
Niềm say mê duy nhất của Mouret là khuất phục phụ nữ. Anh muốn họ làm bà chúa trong cửa hàng, anh xây dựng cho họ ngôi đền này để giữ họ lại tùy ý muốn của anh. Đó là tất cả sách lược của anh, chài mồi họ bằng những cách ân cần lịch sự, và lợi dụng mọi ước muốn của họ, khai thác nhiệt tình của họ. Vì vậy ngày đêm anh moi óc tìm tòi những phát hiện mới. Để đỡ mệt cho các bà sức yếu phải leo thang, anh cho thiết lập hai cầu thang máy đệm nhung. Vừa rồi anh lại mở một quầy giải khát đãi không mất tiền nước ngọt và bánh quy, và một phòng đọc sách, một gian đồ sộ, trang hoàng cực kỳ sang trọng, ở đó anh dám trưng bày cả tranh. Nhưng ý nghĩ sâu sắc nhất của anh, đối với các bà không ưa xa hoa, là chinh phục họ qua con cái họ; Anh không quản bỏ sức ra, lợi dụng mọi tình cảm, tạo nên một gian hàng cho thiếu nhi, hãm chân các bà mẹ khi đi qua bằng cách tặng các cháu nhỏ tranh ảnh và bóng. Thật là một sáng kiến tài năng cái món quà bóng đó, tặng cho mỗi bà mua hàng, những quà bóng đỏ, vỏ mịn bằng cao su, trên ghi hàng chữ lớn tên cửa hàng, và buộc nó ở đầu một sợi chỉ, thả bay trên không, đưa dạo qua các phố một thứ quảng cáo sinh động!
Sức mạnh lớn là quảng cáo Mouret bỏ ra mỗi năm tới ba trăm nghìn phrăng để in sổ danh mục hàng, đăng báo rao hàng và làm áp phích. Để đem bán tân phẩm mùa hè, anh đã ném ra hai mươi vạn sổ danh mục, trong đó năm vạn gửi ra nước ngoài, dịch ra mọi thứ tiếng. Bây giờ anh cho minh họa bằng tranh ảnh, thậm chí dán cả mẫu hàng lên các trang giấy. Thật là một cuộc bầy hàng lan tràn, hiệu Hạnh phúc các bà nổi bật trước mắt cả thế giới, lấn chiếm các bức tường, các báo chí, cho đến cả trên màn sân khấu.
Anh cho rằng phụ nữ không cưỡng lại được quảng cáo, nhất thiết họ sẽ đến nơi có ồn ào. Ngoài ra, anh còn chăng những cái bẫy khôn khéo hơn, anh phân tích người phụ nữ như một nhà luân lý học. Chẳng hạn khi anh phát hiện ra họ không cưỡng lại được việc bán rẻ, họ mua mà không cần dùng, khi họ tưởng mình được món hời; và dựa vào nhận xét đó, anh đặt ra phương thức bán hạ giá, anh hạ giá dần dần những hàng không bán được, ưng bán lỗ, trung thành với nguyên tắc luân chuyển hàng nhanh. Rồi, anh còn đi sâu hơn vào tâm lý phụ nữ, anh vừa nghĩ ra phương thức “trả lại hàng” một kiệt tác về cám dỗ quỷ quyệt [2] “Thưa bà, bà cứ lấy: bà sẽ trả lại hàng cho chúng tôi khi nào bà không ưng”. Thế là bà nào đang chần chừ thấy ở đó lý lẽ cuối cùng để tự bào chữa, khả năng chuộc lại một điên rồ: bà ta lấy hàng mà lương tâm yên ổn. Bây giờ, phương thúc bán hạ giá và trả lại hàng đi vào lề lối cổ điển của thương nghiệp mới.
Nhưng điều mà Mouret tỏ ra là bậc thầy không ai sánh kịp, đó là cách bố trí bên trong cửa hàng. Anh đề ra quy tắc là không để một góc nào của hiệu Hạnh phúc các bà trống không; ở khắp nơi, anh yêu cầu có ồn ào, có đám đông, có sự sống; là vì, anh nói, cuộc sống thu hút sự sống, sinh sôi nảy nở. Từ quy tắc đó anh rút ra đủ mọi cách áp dụng. Trước hết, phải để cho người ta chen nhau mà vào, phải làm thế nào để từ ngoài phố, người ta tưởng như có nổi loạn và, để có sự chen chúc đó, anh đặt chỗ bán xon ngay ở cửa vào, với những ngăn, những giỏ chất đầy hàng rẻ mạt; đến nỗi đám dân thường tụ tập, chắn cửa vào, khiến người ta nghĩ rằng cửa hàng chật ních khách, khi mà thường thường nó chỉ đóng có một nửa. Rồi, dọc theo các gian, anh có nghệ thuật làm bẩn đi những quầy hàng vắng khách, chẳng hạn quầy khăn san vào mùa hè và quầy vải hoa vào mùa đông, anh vây quanh nó bằng những quầy đông khách và làm nó chìm ngập trong tiếng ồn ào. Duy có anh nghĩ ra việc đặt ở gác hai các quầy bán thảm và đồ đạc, những quầy ít khách hơn mà nếu đặt ở tầng dưới nhà thì sẽ tạo ra những lỗ hổng lạnh ngắt. Ví thử tìm ra được cách, anh có thể để cho đường phố xuyên qua cửa hàng.
Chính lúc này, Mouret đang trải qua cơn sốt cảm hứng. Chiều hôm thứ Bảy, khi anh ngắm nhìn lần cuối cùng việc chuẩn bị cho cuộc đem bán lớn vào thứ Hai mà người ta lo lắng từ một tháng nay, chợt anh nhận thấy cách sắp đặt tuyệt đối lôgích, một bên là vải vóc, bên kia là hàng may sẵn, một trật tự thông minh khiến khách hàng tự mình tìm ra hướng đi. Xưa kia anh đã mơ ước trật tự đó, trong đám lộn xộn nơi cửa hàng chật chội thời bà Hédouin; thế mà, giờ đây anh cảm thấy nao núng khi thực hiện nó. Đột nhiên, anh la lên rằng phải phá hết cái đó cho anh. Chỉ còn bốn mươi tám tiếng đồng hồ, mà vấn đề là phải dọn cả một bộ phận cửa hàng. Nhân viên kinh hoàng, bị thúc đẩy, phải qua hai đêm và cả ngày Chủ nhật, giữa một đám rối tinh ghê gớm. Ngay sáng hôm thứ Hai, một giờ trước lúc mở cửa, hàng hóa vẫn còn chưa đặt vào chỗ. Chắc chắn là ông chủ phát điên, không ai hiểu ra làm sao cả, mọi người đều thất kinh.
- Thôi! Mau tay lên! - Mouret la, với cái vững tin bình tĩnh của thiên tài - Này đây những bộ đồ này phải mang lên trên kia cho tôi... Và đồ Nhật Bản đã đặt nó gần cầu thang chính giữa chưa?... Cố gắng lần cuối cùng, các bạn ạ, rồi lát nữa các bạn sẽ thấy cuộc bán ra sao!
Bourdoncle cũng đã có mặt ở đó từ sớm tinh mơ. Hắn cũng không hơn gì người khác, hắn chẳng hiểu gì cả và mắt rõi nhìn ông giám đốc với vẻ lo lắng. Hắn không dám đặt câu hỏi với anh vì biết sẽ được đáp lại cách nào, trong những lúc anh lên cơn như thế. Thế rồi, hắn nhất quyết, hắn dịu dàng hỏi:
- Có thật cần thiết phải đảo lộn tất cả như vậy, một hôm trước ngày trưng bày không?
Lúc đầu, Mouret nhún vai, không đáp. Rồi, khi hắn cả gan nằng nặc, thì anh nổi đóa.
- Để cho khách hàng dồn tất cả vào một góc, phải không? Tôi đã có ý nghĩ hay hớm của một gã hình học! Tôi sẽ không bao giờ hết ân hận... Tôi phân bố đám đông, ông hiểu chưa. Một bà vào, đi thẳng tới chỗ họ muốn, đi từ chiếc váy cộc đến chiếc áo dài, từ áo dài đến măng-tô, rồi rút lui, chẳng bị lạc một chút nào?... Thế là không một bà nào để ý ngắm nhìn cửa hàng!
- Nhưng mà, - Bourdoncle có nhận xét - bây giờ ông làm rối hết cả và phân tán ra khắp nơi, nhân viên sẽ rạc cẳng để dẫn người mua hàng từ gian này sang gian khác.
Mouret làm một cử chỉ ngạo mạn.
- Tôi cóc cần cái đó! Họ còn thanh niên, như thế càng khỏe... Họ đi dạo thì càng tốt! Càng có vẻ nhiều nhân viên, càng thêm tấp nập. Cho họ chen nhau, mọi sự sẽ tốt đẹp!
Anh cười, anh chịu giải thích ý của anh, hạ thấp giọng:
- Này! Bourdoncle, hãy chú ý đến kết quả... Điều thứ nhất, khách hàng đi lại luôn như vậy họ có phần tản ra khắp nơi, số người như tăng lên và khiến họ rối óc; điều thứ hai, vì phải dẫn họ từ đầu nọ sang đầu kia, vì họ muốn mua vải lót áo sau khi mua áo chẳng hạn, đi lại khắp như thế làm sao cho họ thấy cửa hàng to lên gấp mấy lần; điều thứ ba, bắt buộc họ phải qua những gian hàng mà có lẽ họ sẽ không đặt chân tới, cám dỗ, níu họ lại khi đi qua, thế là họ xiêu; điều thứ tư...
Bourdoncle cười theo anh. Thế là Mouret, phấn chấn, ngừng lại để hét bảo nhân viên phục vụ:
- Tốt lắm, các bạn ơi! Bây giờ cho nhát chổi, thế là tươm!
Nhưng, khi quay đầu lại, anh bắt gặp Denise. Anh và Bourdoncle đang ở gian hàng may sẵn, và đúng lúc anh tách nó làm hai, đưa áo dài và trang phục lên gác hai. Denise xuống trước nhất, giương mắt, bỡ ngỡ vì những sắp xếp mới.
- Sao vậy? - Cô khẽ nói - Dọn chỗ à?
Cô ngỡ ngàng làm cho Mouret thích thú, anh ưa những màn kịch đột biến. Denise trở lại hiệu Hạnh phúc các bà ngay từ những ngày đầu tháng Hai, và cô vui mừng ngạc nhiên thấy nhân viên có lễ độ, gần như kính trọng. Nhất là bà Aurélie tỏ ra khoan hậu; Marguerite và Clara thì dường như cam chịu; đến cả lão Jouve cũng khom lưng, vẻ lúng túng, như muốn xóa bỏ cái kỷ niệm xấu xa trước kia. Chỉ cần Mouret nói một lời, mọi người thì thầm, đưa mắt nhìn theo cô. Và, trong cái không khí hòa nhã chung đó, cô chỉ hơi mếch lòng vì nỗi buồn kỳ lạ của Deloche và những nụ cười khó hiểu của Pauline.
Khi đó, Mouret vẫn nhìn cô vui vẻ mừng rỡ.
- Cô tìm gì đấy? - Cuối cùng anh hỏi.
Denise đã không trông thấy anh, cô hơi đỏ mặt. Từ hôm cô trở lại, anh tỏ ra quan tâm đến cô khiến cô rất cảm động. Cô không hiểu tại sao Pauline đã kể tỉ mỉ với cô những chuyện tằng tịu giữa ông chủ và Clara, ông ta gặp cô kia ở đâu, ông ta trả cô kia cái gì; và cô nhắc lại chuyện đó luôn luôn, thậm chí mách thêm rằng ông ta có một nhân tình khác, cái bà Desforges ấy, mà cả cửa hàng đều biết rõ. Những chuyện như thế làm cho Denise xao xuyến. Trước mặt anh, cô lại cảm thấy nỗi sợ xưa kia một sự khó chịu trong đó lòng biết ơn vật lộn với mối căm giận.
- Dọn chỗ xong chưa đấy. - Cô khẽ nói.
Bấy giờ, Mouret tới gần cô để nói nhỏ hơn với cô:
- Chiều nay, sau cuộc bán, mời cô lại phòng tôi. Tôi có điều muốn nói với cô.
Cô bối rối cúi đầu, không nói gì. Cô liền vào gian hàng, mọi nhân viên bán hàng khác đã đến cả. Nhưng Bourdoncle đã nghe thấy Mouret nói, và anh ta mỉm cười nhìn anh. Thậm chí khi chỉ còn hai người, anh ta dám nói:
- Lại cái cô ấy! Anh chớ coi thường, cuối cùng là có thể sinh chuyện đấy!
Mouret vội vã tự bào chữa, che giấu sự xúc động của mình dưới cái vẻ vô tình bề trên.
- Hãy mặc nó đấy, một chuyện bông lơn! Cái người phụ nữ ếm tôi chưa ra đời đâu, anh bạn ạ!
Và, sắp mở cửa, anh vội bỏ chạy để nhìn qua một lần cuối cùng các quầy hàng. Bourdoncle lắc đầu. Cái cô Denise giản dị, dịu dàng đó bắt đầu làm anh ta lo lắng. Một lần đầu, anh ta đã thắng, bằng cách đuổi tàn nhẫn. Nhưng bây giờ cô lại xuất hiện, anh ta coi cô như kẻ thù đáng gờm, anh câm lặng trước mặt cô, lại chờ đợi.
Anh ta đuổi kịp Mouret lúc đó đang la ở bên dưới, trong gian lớn Saint Augustin, đối diện với cửa ra vào:
- Người ta bất chấp cả tôi nữa sao! Tôi đã bảo bày những chiếc dù viền màu lơ... Bỏ hết những cái này đi, mau lên!
Anh không nhân nhượng, một kíp nhân viên phục vụ phải bày lại những chiếc dù. Thấy khách hàng đến, thậm chí anh cho đóng cửa lại một lúc; và anh nhắc sẽ không mở cửa nếu cứ để những dù màu lơ ở giữa. Như thế cách bố trí của anh sẽ bị phá. Những tay bày hàng nổi tiếng, Hutin, Mignot, và những kẻ khác, đến xem, trố mắt ra; nhưng họ làm vẻ không hiểu, vì họ thuộc trường phái khác.
Cuối cùng, cửa mở và sóng người tràn vào. Ngay giờ đầu, trước khi cửa hàng chật khách, ở phòng trước, người ta đã chen chúc nhau đến mức phải nhờ cảnh binh can thiệp để bờ hè thông trở lại. Mouret đã tính toán đúng: tất cả các bà nội trợ, một đám đông nghịt những bà tiểu tư sản và bà đội mũ trùm tấn công vào hàng bán dịp may, bán xon và những rẻo vải, bầy ra tận ngoài phố. Những bàn tay nối tiếp giơ lên mân mê các “hàng treo” ở cửa vào, một mảnh chúc bâu bảy xu, một mảnh vải len pho bông chín xu, nhất là một mảnh orléans ba mươi tám xăngtim, vét túi nhà nghèo. Người ta huých vai nhau, xô đẩy chí chết xung quanh những ngăn và những giỏ hàng bán hạ giá, đăng-ten sáu xăngtim, băng năm xu, nịt tất ba xu, găng, váy ngắn, cà-vạt, bít tất ngắn và bít tất sợi dài vợi đi, biến mất, như bị một đám đông háu ăn ngốn nuốt. Mặc dù trời lạnh, số thư ký bán ở giữa trời ngoài đường không tài nào làm xuể. Một bà to tướng thét lên. Hai đứa con gái nhỏ suýt chết ngạt.
Cả buổi sáng đám đông chen chúc tăng lên. Khoảng một giờ phải xếp hàng dài chặn ngang phố như thời kỳ nổi loạn. Vừa lúc bà De Boves và con gái là cô Blanche đứng ở bờ hè trước mặt, đang lưỡng lự, thì bà Marty, cũng mang theo con gái là Valentine, đến gần.
- Đông quá, hả! - Bà De Boves nói - Trong kia người ta tự sát... Đáng lẽ tôi không tới, tôi đang mệt, rồi dậy đi cho thoáng.
- Ấy, tôi cũng thế - Bà kia nói - Tôi đã hứa với nhà tôi đi thăm bà chị, ở Montmartre... Thế là, qua đây, tôi nhớ ra cần đến ít giải áo. Mua ở đây thì cũng như ở nơi khác, phải không? Chà! Tôi sẽ chẳng tiêu một xu! Vả lại, cũng chẳng cần đến cái gì.
Tuy nhiên, mắt họ vẫn không rời cửa vào, họ bị quyến rũ và cuốn theo ngọn gió của đám đông.
- Không, không, tôi không vào đâu, hãi lắm - Bà De Boves lẩm bẩm - Blanche, ta đi thôi, ta sẽ chết bẹp mất.
Nhưng giọng nói mỗi lúc một yếu, dần dà bà nhượng bộ với ý muốn thiên hạ vào thì mình cũng vào, và nỗi sợ hãi của bà tan trong sự thu hút không cưỡng được của đám đông chen chúc. Bà Marty cũng xiêu lòng. Bà nhắc:
- Nắm lấy áo mẹ, Valentine.. Chà! Hay quá, chưa bao giờ tôi thấy thế này. Người ta thúc mình. Không biết có cái gì bên trong!
Mấy bà đó, bị tình thế lôi cuốn, không thể lùi được nữa. Như những dòng sông cuốn hút vào chúng những dòng nước lạc lõng trong lưu vực, dường như lớp sóng khách hàng ùa tràn vào phòng trước, lôi cuốn người qua đường ngoài phố, thu hút dân chúng từ bốn phía Paris. Các bà tiến lên rất chậm, bị ép chật đến hết thở, buộc phải đứng thẳng vì chạm vào những vai, những bụng mà họ cảm thấy nóng ấm; và ý muốn được thỏa màn khiến họ thích thú với cuộc đi vào vất vả, nó càng kích thích tò mò của họ. Cả một đám bát nháo các phu nhân bận đồ lụa, các bà tiểu tư sản mặc áo tang, các cô gái tóc trần, tất cả bị kích động, bị nung nấu bởi cùng một dục vọng. Một số đàn ông bị chìm ngập vào đám yếm khăn, lo lắng nhìn xung quanh. Một chị vú em, với khổ người đẫy đà nhất, nâng bổng đứa bé, nó cười khoái trí. Và một bà gầy gò đi một mình, phát cáu, văng ra những lời bẩn thỉu, kêu ca người đi bên cạnh thúc cả vào người.
- Mình tưởng đến để lại váy ở đây. - Bà De Boves lặp lại.
Câm lặng, mặt còn tươi vì không khí ngoài trời, bà Marty kiễng chân để tranh thủ nhìn thấy trước, qua đầu mọi người, phía sâu trong cửa hàng mở rộng dần. Đôi mắt xám của bà lim dim như mắt mèo từ chỗ sáng lóa vào nơi tối, và da thịt bà tươi mát, con mắt nhìn tinh của người tỉnh táo.
- Chà! Xong. - Bà vừa nói vừa thở phào.
Hai bà ra khỏi đám chen nhau, đang ở gian lớn Saint Augustin. Họ rất đỗi ngạc nhiên thấy nó hầu như vắng ngắt. Nhưng họ thấy người khoan khoái như từ mùa đông ngoài phố bước vào mùa xuân. Khi mà ở bên ngoài gió buốt thổi cùng những cơn mưa thì trong những gian hàng hiệu Hạnh phúc đã là mùa đẹp ấm áp với những bông vải mỏng, vẻ tươi sáng của những màu dịu, cái vui thôn dã của những kiểu, áo mùa hè và những chiếc dù.
- Nhìn kia! - Bà De Boves la lên, ngây người, mắt ngước lên.
Đó là nơi trưng bày dù. Những chiếc dù mở rộng tròn như những chiếc khiên, che trùm cả gian lớn, từ lỗ cửa lắp kính trên trần cho tới tường bằng gỗ sồi đánh bóng. Theo những đường vòng cung của các tầng gác trên, và dọc theo những cột, chúng trùm thành như những tràng hoa; trên những bao lơn của hành lang, cho đến lan can cầu thang, chúng kéo dài thành những đường sít sao; và khắp nơi, xếp bày một cách cân xứng, chúng tô các bức tường đủ màu rực rỡ, đỏ, xanh ve, vàng, trông như những đèn lồng Venise [3] cỡ lớn thắp sáng trong một cuộc hội hè đồ sộ nào. Ở các góc, có những môtíp phức tạp, những ngôi sao kết bằng dù ba mươi chín xu, với các màu sáng, lơ nhạt, trắng kem, hồng dịu, như những đèn đêm chiếu lờ mờ; còn ở bên trên, những chiếc dù Nhật Bản cỡ lớn trên vẽ hạc màu vàng bay trong một nền trời đỏ thắm, rực sáng như đám cháy.
Bà Marty tìm một lời để tỏ lòng hân hoan mà chỉ thốt ra được mấy tiếng.
- Cảnh thần tiên!
Rồi, bà tìm hướng:
- Xem nào, giải áo thì ở gian tạp hóa... Tôi mua giải xong là chuồn.
- Tôi đi theo bà - Bà De Boves nói - Này Blanche, ta chỉ tạt qua cửa hàng thôi đấy nhé!
Nhưng, ngay từ cửa vào các bà đã lạc hướng. Họ quay sang tay trái; và, vì người ta đã dọn gian tạp hóa đi chỗ khác, họ rơi vào giữa gian hàng vải xếp tổ ong, rồi giữa gian đồ trang sức. Ở các hành lang che kín, trời oi bức, nóng như trong nhà kính, nhớp nháp và hấp hơi, sặc mùi nhàn nhạt của vải vóc, và trong đó tắt nghẹt tiếng dậm chân của dám đông. Thế là các bà lại quay ra cửa, ở đó người ta không ngớt, làm thành một dãy dài vô tận những đàn bà và trẻ con bên trên rập rờn những bóng đỏ như đám mây. Bốn vạn quả bóng được chuẩn bị, có những nhân viên phục vụ đặc biệt giữ việc phân phát. Trong đám người mua ra về người ta tưởng như trên không, ở đầu những sợi chỉ vô hình, cả một đám bong bóng xà phòng to lớn đang bay, phản chiếu đám cháy của những dù. Cửa hàng sáng trưng lên.
- Thiên hạ đông quá - Bà De Boves tuyên bố - Chẳng còn biết mình ở chỗ nào nữa.
Tuy nhiên, các bà ấy không thể đứng giữa dòng xoáy ở cửa, người ra người vào xô lẫn nhau. May mắn viên thanh tra Jouve đến cứu họ. Lão ta đứng ở phòng trước, nghiêm trang, chú ý, nhận mặt từng bà đi qua. Lão chuyên giữ gìn trật tự bên trong, dò kẻ cắp và đặc biệt theo dõi các bà bụng chửa, khi thấy cơn sốt trong con mắt họ khiến lão lo ngại.
- Tạp hóa, thưa các bà? - Lão ta ân cần hỏi - Đi sang tay trái, đây kia! Sau gian mũ áo đan. Bà De Boves cảm ơn. Nhưng bà Marty ngoảnh lại, không thấy Valentine ở bên. Bà đang lo thì bắt gặp con gái đã ở xa tít đầu gian lớn Saint Augustin, mê mệt trước một bàn giới thiệu hàng, trên đó chất đống những cà vạt phụ nữ mười chín xu. Mouret áp dụng phương thức giới thiệu hàng, những hàng lớn tiếng rao bán, bà khách bị níu lại và bị vét túi, vì anh sử dụng tất cả mọi cách quảng cáo, anh bất cần sự kín đáo của một số đồng nghiệp, theo ý họ thì hàng hóa phải tự nó chào mời. Những tay bán hàng đặc biệt, dân Paris lười biếng và tán dóc, bằng cách đó bán chạy một số lớn những vật nhỏ mà xấu.
- Ối! Mẹ kìa, - Valentine khẽ nói - trông những cà vạt... Ở góc có thêu con chim.
Viên thư ký rao hàng cam đoan là toàn tơ, rằng người sản xuất đã vỡ nợ, và sẽ không còn dịp nào may như thế nửa.
- Mười chín xu, sao lại thế được! - Bà Marty nói, bà cũng bị cám dỗ như có con gái - Chà! Tôi có thể mua hai chiếc, chẳng phải vì thế mà vỡ nợ.
Bà De Boves vẫn khinh khỉnh. Bà ghét lối giới thiệu, một viên thư ký chào mời bà khiến bà bỏ chạy. Bà Marty lấy làm lạ, bà không hiểu nỗi kinh hãi tâm thần vì lời rao hàng đó, về bản chất, bà thuộc loại khác, bà vào hạng phụ nữ thích được cưỡng ép, được mơn trớn vì sự tặng biếu công khai, với cái thú được đặt bàn tay lên khắp cả và được kề cà tán gẫu.
- Bây giờ, - Bà lại nói - mau đi mua giải áo... Tôi cũng chẳng muốn xem gì nữa.
Nhưng khi đi qua gian khăn quàng và gian găng tay, bà lại mềm lòng. Ở đó dưới ánh sáng tản mạn, hàng bầy màu rực rỡ và vui trông thật mê ly. Những quầy hàng sắp đặt cân xứng, trông như những luống hoa, biến gian lớn thành như một vườn cảnh Pháp, ở đó có đủ cung bậc những màu hoa dịu dàng tươi vui. Bầy trần trên gỗ, trong những hộp cactông để mở, bên ngoài những ngăn đầy ứ, foulard như nở rộ phô màu đỏ thắm của phong lữ, màu trắng sữa của dã yên, màu vàng của cúc, màu thiên thanh của mã tiên; và, trên cao, trên những gióng đồng treo thành tràng một mùa hoa khác, những khăn quàng cổ vắt lên, những băng xổ ra, cả một đường dây rực rỡ chạy dài, leo quấn vào cột, được nhân lên qua những tấm gương. Nhưng cái thu hút đám đông, đó là, ở quầy găng, một nhà ván Thụy Sĩ kết toàn bằng găng: một kiệt tác của Mignot đòi hỏi hai ngày công. Trước hết những găng đen làm thành tầng dưới nhà; rồi đến găng màu rơm, màu réséda, màu tiết bò, phân phối để trang trí, viền những cửa sổ, vạch ra những lan can, thay những tấm ngói.
- Thưa bà muốn gì? - Mignot hỏi khi thấy bà Marty đứng sững trước cái nhà ván - Đây là găng Thụy Điển giá một phrăng bảy nhăm hạng nhất.
Hắn có lối giới thiệu ráo riết, từ cuối quầy hàng chào mời khách qua lại làm rầy họ vì lễ phép. Thấy bà lắc đầu từ chối, hắn tiếp tục:
- Găng Tyrol, một phrăng hai nhăm... Găng Turin cho trẻ em, găng thêu các màu...
- Không, cảm ơn, tôi chẳng cần gì. - Bà Marty tuyên bố.
Nhưng hắn cảm thấy giọng bà yếu đi, thế là hắn tấn công mạnh hơn và đặt ngay ra trước mắt bà những găng thêu; và bà không cưỡng lại được phải mua một đôi. Rồi, thấy bà De Boves mỉm cười nhìn mình, bà đỏ mặt lên.
- Tôi như trẻ con, hả?... Nếu tôi không mau đi mua giải áo rồi phới liền thì hỏng mất.
Chẳng may ở gian tạp hóa chật ních người đến mức bà không hỏi mua được. Cả hai người đợi đến mười phút, họ đang cáu tiết thì bắt gặp bà Bourdelais đi với ba con khiến họ quan tâm. Bà này với tư cách người đàn bà đẹp và thực tiễn, ung dung giải thích rằng bà muốn cho lũ trẻ đi xem. Madeleine lên mười, Edmond lên tám, Lucien lên bốn; và chúng cười khoái trí, đây là cuộc đi chơi rẻ tiền đã hứa từ lâu.
- Trông thật ngộ, tôi phải mua một chiếc dù đỏ. - Đột nhiên bà Marty nói, bà dậm chân, sốt ruột đứng mãi đó mà không làm gì.
Bà chọn mua một chiếc dù mười bốn phrăng năm mươi. Bà Bourdelais, sau khi theo dõi việc mua và đưa mắt chê trách, thân mật nói:
- Bà chị hấp tấp dại quá. Một tháng nữa, bà chị mua sẽ chỉ mất mười phrăng. Như tôi thì chúng đừng hòng!
Và bà giảng cả một lý thuyết về người nội trợ đảm đang. Các cửa hàng thế nào rồi cũng hạ giá; vậy chỉ có việc chờ đợi. Bà chẳng muốn để bị họ bóc lột, mà chính bà lợi dụng những dịp may thật sự của họ. Thậm chí bà còn ranh mãnh với họ, bà khoe chưa bao giờ để cho họ lãi một đồng xu nào.
- Thôi, - Cuối cùng bà nói - tôi đã hứa cho đám nhóc này xem ảnh, ở trên kia, trong phòng khách... Mời bà chị cùng đi, bà còn chán thì giờ.
Thế là, bà Marty ngả theo, quên cả vải áo, còn bà De Boves thì từ chối, bà ưng đi vòng một lượt ở tầng dưới. Vả lại các bà đó hy vọng sẽ lại gặp nhau ở trên kia. Bà Bourdelais đang tìm cầu thang thì bắt gặp một thang máy; thế là bà đẩy con vào đó, cho cuộc đi chơi được trọn vẹn. Bà Marty và Valentine cũng bước vào cái lồng chật chội, ở đó người ta đứng thật sát vào nhau; nhưng những tấm gương, những ghế bọc nhung, cái cửa bằng đồng đồ sộ có khắc chạm khiến họ chú ý đến mức lên tới gác một lâu rồi mà họ không cảm thấy cái máy lướt nhẹ. Vả, một thú vị khác đón họ ở gian hàng đăng-ten. Khi qua trước nơi giải khát, bà Bourdelais không khỏi cho cả đám nhãi nốc xirô. Đây là một phòng vuông, với một quầy rộng bằng đá hoa, ở hai đầu có hai vòi nước mạ bạc để chảy ra một dòng nước nhỏ; Phía sau, trên những chiếc bàn con, xếp những hàng chai. Ba nhân viên phục vụ luôn tay lau và rót đầy những cốc. Để giữ trật tự khách hàng giải khát, bắt buộc phải để họ nối đuôi nhau như ở trước rạp hát bằng một rào chắn bọc nhung. Đám đông chen nhau ở đó. Có người, mất cả thận trọng trước những món ăn không mất tiền đó, nhồi nhét đến phát ốm.
- Thế nào họ đâu rồi? - Bà Bourdelais kêu lên, khi ra khỏi đám đông và lấy mùi-soa lau mặt cho các con.
Nhưng bà trông thấy bà Marty và Valentine ở tít xa, tận cuối một chỗ hành lang khác, cả hai đang ngập mình ở một chỗ bày váy ngắn, và lại mua nữa. Thế là hết, mẹ và con bị lối cuốn mất hút vào cơn cuồng nhiệt tiêu tiền.
Cuối cùng, khi tới phòng đọc sách và viết thư, bà Bourdelais đặt Madeleine, Edmond và Lucien trước một chiếc bàn lớn; rồi tự bà tìm trong một tủ sách những album ảnh mang đến cho chúng. Vòm gian phòng dài thếp vang khắp cả, ở hai đầu hai lò sưởi đồ sộ đối diện nhau; những bức tranh tồi đóng khung rất sang treo đầy tường; và giữa những cột, trước mỗi lỗ cửa hình cánh cung nhìn ra các gian hàng, có bày những chậu sành Ý trồng cây xanh cao. Cả một công chúng im lặng quây quanh bàn ngổn ngang những báo chí, và giấy mực. Có những bà tháo găng, viết thư trên những giấy có dấu hiệu nhà hàng mà họ lấy bút gạch xóa tiêu đề đi. Vài ông, ngả người sâu trong ghế bành, đọc báo. Nhưng có nhiều người ở đó mà chẳng làm gì cả: những ông chồng đợi vợ thả đi các gian hàng, mấy thiếu phụ kín đáo rình đón nhân tình, những bậc bố mẹ bị ký thác như ở nơi treo áo để đến lấy lúc ra về. Và đám dân đó ngồi ẻo lả, nghỉ ngơi, đưa mắt nhìn qua các lỗ cửa đến những chiều sâu của các hàng lang và gian hàng lớn, từ đó tiếng người xa xa vẳng tới, giữa tiếng ngòi bút đưa khe khẽ và tiếng sột soạt của tờ báo.
- Kìa! Bà chị đấy à! - Bà Bourdelais nói - Tôi không nhận ra bà chị nữa.
Bên cạnh mấy đứa trẻ, một bà vùi đầu vào những trang tạp chí. Đó là bà Guibal. Bà ta hình như bực mình về cuộc gặp gỡ. Nhưng bà bình tĩnh lại ngay, và nói rằng bà lên ngồi nghỉ một tí, để thoát khỏỉ chen chúc ở đám đông. Và, khi bà Bourdelais hỏi bà có phải đến để mua sắm không thì bà ta trả lời với vẻ uể oải, khép mí mắt lại để che giấu tham lam ích kỷ trong con mắt nhìn:
- Ô! Không... Trái lại, tôi đem trả lại hàng. Phải, những cái màn cửa mà tôi không vừa lòng. Nhưng mà đông quá, tôi phải chờ để vào gian hàng.
Bà ta chuyện trò, cho rằng phương thức trả lại hàng rất là thuận tiện; trước kia, bà chẳng mua bao giờ, còn bây giờ thì đôi khi cũng bị cám dỗ. Sự thật là bà ta mua năm thứ thì trả lại bốn, bà bắt đầu nổi tiếng ở các quầy hàng, vì cách mua bán kỳ lạ, họ đánh hơi thấy bà mãi mãi bất bình để đem trả lại từng món hàng một, sau khi giữ ở nhà nhiều ngày. Nhưng bà ta vừa nói mà vừa không rời mắt khỏi cửa phòng khách; và bà có vẻ nhẹ mình khi bà Bourdelais quay về phía các con để giải thích ảnh cho chúng. Hầu như cũng lúc đó ông De Boves và Paul de Vallagnosc bước vào. Ông bá tước, làm ra vẻ dẫn chàng trai đi thăm cửa hàng mới, ông liếc nhanh con mắt trao đổi với bà ta; rồi bà ta lại vùi đầu đọc báo, y như bà không trông thấy ông.
- Kìa! Paul! - Có người nói đằng sau mấy ông kia.
Đó là Mouret, đang đi, kiểm tra một lượt các nơi. Họ bắt tay nhau, và anh hỏi ngay:
- Bà nhà ta có hạ cố đến không?
- Trời! Không, - Bá tước đáp - mà bà ấy rất tiếc. Bà ấy đau, chà! Chẳng có gì hệ trọng.
Nhưng đột nhiên ông ta giả bộ trông thấy bà Guibal. Ông liền rời chỗ để đến gần, còn hai ông kia thì chỉ chào bà ta từ xa. Bà ta cũng làm cái trò ngạc nhiên. Paul mỉm cười; rốt cuộc anh ta hiểu ra, anh khẽ kể cho Mouret nghe làm thế nào mà anh gặp bá tước ở phố Richelieu, ông ta cố tránh anh và rồi có ý nghĩ kéo anh tới Hiệu Hạnh phúc, lấy cớ là nhất thiết phải đi xem nơi đây. Từ một năm nay, cái bà đó ra sức bòn rút của ông ta tiền bạc và thú vui, mà không viết thư bao giờ, chỉ hẹn hò ở những nơi công cộng, nhà thờ, nhà bảo tàng, cửa hiệu để thông đồng với nhau.
- Tôi xem hình như ở mỗi cuộc hẹn hò, họ thay đổi buồng khách sạn - Chàng trai nói khẽ - Tháng trước ông ta đi thanh tra, cứ hai ngày ông ta lại viết cho vợ một bức thư, từ Blois, từ Libourne, từ Tarbes; thế mà tôi tin chắc rằng đã trông thấy ông ta vào một nhà trọ tư sản ở Batignolles... Mà trông kìa! Trước mặt bà ta trông ông ấy thật đẹp, với vẻ chững chạc của quan chức! Nước Pháp xưa! Anh bạn ạ, nước Pháp xưa.
- Thế còn việc cưới xin của cậu? - Mouret hỏi.
Paul, không rời mắt khỏi bá tước, trả lời rằng họ vẫn chờ cho một bà cô chết đi. Rồi, vẻ đắc thắng:
- Cậu thấy, hả? Ông ấy cúi xuống và khẽ dặn bà ta một địa chỉ. Bà ta thì nhận với vẻ mặt đức hạnh trần đời: cái bà tóc đỏ hoe tế nhị, vẻ vô tâm này thật là một phụ nữ ghê gớm... À này, cửa hàng cậu tuyệt đấy!
- Chà! - Mouret mỉm cười nói - Các bà này mà vào đây chẳng phải ở nhà mình mà là ở nhà họ.
Rồi anh bông đùa. Tình yêu như con chim én, đem lại hạnh phúc cho mọi nhà. Cố nhiên, anh biết họ lắm, những cô gái sục sạo các quầy hàng, những bà ngẫu nhiên gặp một bạn trai; nhưng nếu họ không mua thì họ cũng làm cho đông người và làm ấm cửa hàng. Vừa nói chuyện anh vừa dẫn bạn học cũ đi, anh đặt anh ta ở ngưỡng cửa phòng khách, trước gian lớn trung tâm, với những gian nối tiếp nhau trải ra dưới chân họ. Đằng sau họ, phòng khách vẫn giữ vẻ tĩnh mịch của nó với những tiếng ngòi bút khẩn trương viết và tiếng báo sột soạt. Một ông già ngủ ngay trên tờ báo Moniteur. Ông De Boves ngắm tranh, với ý đồ rõ ràng đánh lạc con rể tương lai vào đám đông. Và giữa cảnh yên tĩnh đó, duy bà Bourdelais làm vui lũ trẻ ầm ĩ như ở xứ sở bà chinh phục được.
- Cậu xem đấy, họ ở nhà họ. - Mouret vừa nhắc lại, vừa khoát tay chỉ đám đông phụ nữ chật ních ở các gian hàng.
Đúng lúc, bà Desforges vừa xuýt bỏ lại áo măng-tô giữa đám đóng, rốt cuộc vào được và đi ngang qua phòng lớn thứ nhất. Rồi, tới gian hàng lớn ở giữa, bà ngước mắt lên. Thật như trung tâm nhà ga, xung quanh quầy lan can của hai tầng gác, ngang dọc những cầu thang treo, cầu bay. Cầu thang sắt lượn hai vòng, phô bầy đường cong táo bạo, tăng số cầu thang; cầu bay lao trong không chạy thẳng, rất cao; và cả đám sắt kết hợp ở đó, dưới ánh sáng trắng nhờ của những trần kính, một kiến trúc nhẹ nhàng, một kiểu ren phức tạp qua đó ánh sáng lọt vào, sự thể hiện một lâu đài mơ mộng của thời hiện đại, một tháp Babel [4] chồng chất những tầng gác, khuếch trương các phòng, mở ra những khoảng nhìn lên các tầng khác và những phòng khác, đến vô cùng. Vả chăng sắt ngự trị khắp nơi, viên kiến trúc sư trẻ tuổi đã có sự trung thực và can đảm không cải trang nó dưới một lớp sơn giả làm đá hay gỗ. Ở bên dưới, để khỏi làm hại đến hàng hóa, trang trí có mức độ với những khoảng lớn bằng phẳng, màu nhàn nhạt, rồi, sườn sắt càng lên cao, những đầu cột càng trở nên phong phú, những đầu đinh tán thành hình những bông hoa, những chân quỳ và những trụ chạm trổ phong phú; cuối cùng ở trên cao, màu sơn rực rỡ, xanh ve và đỏ, giữa vàng vung vãi, vàng từng đợt, vàng nở rộ, cho đến trần kính với những kính tráng men vàng dát vàng. Dưới hành lang có mái, gạch để lộ trên vòm cũng tráng những màu sặc sỡ. Nghệ thuật ghép hình và đồ sành cũng được đưa vào trang trí, khiến cho những trụ ngạch vui mắt, với những nét tươi làm sáng lên vẻ nghiêm trang của toàn bộ; còn những cầu thang, với lan can bọc nhung đỏ, có ghép một vành đai cắt bằng sắt mài, bóng lên như thép của một bộ áo giáp.
Mặc dù đã biết sự bố trí mới, bà Desforges vẫn đứng lại, bàng hoàng trước cảnh hoạt động náo nhiệt hôm đó ở gian trung tâm rộng mênh mông. Ở dưới, chung quanh bà, đám đông như dòng nước xoáy liên tục, mà cả hai luồng ra và vào kéo dài tới tận gian hàng tơ lụa: đám đông vẫn còn rất hỗn tạp, tuy rằng, về quá trưa, các bà sang trọng đến nhiều hơn, giữa những bà tiểu tư sản và nội trợ: nhiều bà bận đồ tang với khăn trùm mặt lớn, vẫn những vú em lạc lối khuỳnh rộng tay để che chở lũ trẻ nhỏ. Và cả cái biển người đó, những chiếc mũ sặc sỡ, những đầu tóc trần, màu hung hay màu đen, cuồn cuộn từ đầu này đến đầu kia gian phòng, lộn xộn và mờ nhạt giữa đám vải vóc rực sáng rung rinh. Ở khắp nơi, bà Desforges chỉ nhìn thấy những chiếc biển lớn, với chữ số to, làm thành những vệt thô kệch nổi bật trên những tấm vải màu tươi rói, lụa mượt mà, len sẫm. Từng chồng băng gãy nhọn, flanelle làm thành bức tường nhô ra như mũi đất cao, khắp nơi những tấm gương khiến cho gian hàng lùi xa, soi bóng hàng bầy và từng mảng công chúng, những bộ mặt lộn ngược, những bả vai và cánh tay cụt một nửa; trong khi đó ở bên trái bên phải, hai bên hành lang mở ra những khoảng trống, hàng trắng như những vung tuyết, hàng áo mũ đan như những hốc sâu lốm đốm, cho tới những nơi xa xôi hẻo lánh ánh sáng lọt qua lỗ cửa kính nào đó, ở đây đám đông chỉ còn là một đám bụi người. Rồi, khi bà Desforges ngước mắt lên thì, dọc theo những cầu thang, trên cầu bay, quanh lan can của mỗi tầng gác là cả một đám dân đi lên liên tục và rì rầm như du hành trong không, giữa những đường cắt của bộ sườn kim loại đồ sộ vẽ hình đen trong ánh sáng tản mạn của mặt kính tráng men. Những đèn treo lớn thếp vàng từ trần thả xuống; la liệt nào thảm, nào lụa thêu, nào vải dát vàng buông rủ và cờ rực rỡ căng trên bao lơn; từ đầu nọ sang đầu kia đăng-ten phơ phất, mousseline phập phồng, tơ lụa chiến thắng, những tượng người giả nửa thân mang áo được tôn lên, và bên trên đám hỗn tạp đó, tít trên cao, gian bán giường cheo leo, bầy những giường sắt nhỏ có đệm căng màu trắng, như một buồng ngủ nhà trọ, bâng khuâng trong tiếng dậm chân của khách hàng ở những gian hàng càng lên cao càng vắng vẻ.
- Bà muốn mua nịt tất rẻ? - Một nhân viên bán hàng mời bà Desforges khi thấy bà đứng yên - Toàn to, hăm chín xu.
Bà không thèm trả lời. Chung quanh bà những lời giới thiệu hàng the thé càng bừng bừng. Nhưng bà muốn tìm hướng. Két của Albert Lhomme ở bên trái; hắn nhận ra bà ta và dám nở một nụ cười hòa nhã, không chút vội vàng giữa cả lô hóa đơn vây quanh, trong khi đó, đằng sau hắn, Joseph quần quật với hộp dây không kịp gói hàng. Bấy giờ bà nhận ra hướng, gian tơ lụa phải ở trước mặt bà. Nhưng mất mười phút bà mới tới nơi vì người càng đông lên. Trên không, ở đầu các sợi chỉ vô hình, những quả bóng đỏ càng nhiều hơn, chụm lại thành những đám mây hồng nhẹ nhàng trôi ra phía các cửa, tiếp tục đổ ra khắp Paris, và bà ta phải cúi đầu dưới bóng bay khi lũ trẻ xin thả lên với sợi chỉ quấn ở bàn tay nhỏ của chúng.
- Sao, thưa bà, bà cũng chịu khó tới! - Bouthemont vui vẻ la lên khi trông thấy bà Desforges.
Bây giờ viên quầy hàng trưởng, được chính Mouret giới thiệu tới nhà bà, đôi khi cũng tới đó uống trà. Bà thấy anh ta tầm thường, nhưng rất hòa nhã, chất người sung huyết mà bà thấy là lạ hay hay. Vả lại, bữa trước, anh ta đã thẳng thừng kể câu chuyện trai gái giữa Mouret và Clara, không tính toán, chỉ do ngu ngốc của chàng trai thô bạo thích cười nhộn; thế là, day dứt vì ghen tuông, giấu nỗi lòng bị tổn thương dưới vẻ kiêu kỳ, bà ta đến để biết rõ cô gái đó, một cô bán hàng ở quầy may sẵn, anh ta chỉ nói thế thôi mà không chịu nói rõ tên.
- Bà có muốn gì ở quầy chúng tôi không?
- Tất nhiên là có rồi, nếu không tôi đã chẳng đến... Ông có thứ lụa mỏng làm foulard [5] đeo buổi sáng không?
Bà hy vọng anh ta cho biết tên cô gái, vì nhất thiết bà muốn trong thấy cô ta. Lập tức anh gọi Favier; và anh trở lại nói chuyện với bà, trong khi chờ đợi gã bán hàng phục vụ xong một bà khách, đúng là cái “bà xinh đẹp”, con người đẹp tóc hung vàng mà cả quầy thỉnh thoảng vẫn nói tới, nhưng không biết gì về cuộc đời, thậm chí cả tên bà ta nữa. Lần này thì bà ta bận đồ đại tang. Kìa! Bà ta để tang ai vậy, chồng hay là cha? Chắc không phải cha vì nếu thế bà phải rầu rĩ hơn. Như vậy đó chẳng phải một cô gái trăng hoa, như người ta đồn, bà ấy có chồng thật sự. Tuy nhiên, trừ phi là bà để tang mẹ. Trong mấy phút, mặc dù bận tíu tít, quầy hàng vẫn trao đổi những giả thuyết.
- Mau lên ông ơi, khó chịu quá! - Hutin la với Favier, anh này vừa dẫn khách hàng ra két trở về - Khi nào có cái bà ấy là ông cứ lai rai... Bà ấy thì cóc biết đến ông.
- Không bằng tôi cóc biết bà ấy. - Tay bán hàng mếch lòng đáp.
Nhưng Hutin đe báo cho ban giám đốc, nếu anh ta không tôn trọng khách hàng hơn. Hắn trở thành ghê gớm, nghiêm khắc đến riết róng, từ khi quầy hàng vào hùa để đưa hắn lên thay chân Robineau. Thậm chí hắn trở nên rất khó chịu, sau những lời hứa hẹn đối đãi thân tình để mua chuộc đồng nghiệp, đến mức giờ đây họ ngấm ngầm ủng hộ Favier chống lại hắn.
- Thôi, ông đừng cãi nữa - Hutin lại nghiêm khắc nói - Ông Bouthemont yêu cầu ông lấy foulard, hoa thật sáng.
Ở giữa gian hàng có trưng bầy tơ lụa mùa hè làm cả gian lớn sáng lên một ánh bình minh, như mặt trời mọc giữa những màu sắc tinh tế nhất của ánh sáng, màu hồng nhạt, màu vàng non, màu lơ trong vắt, cả giải cầu vòng phấp phới. Đó là lụa foulard mịn như mây lụa chéo go. Ấn Độ nhẹ hơn lông từ các cây bay ra, lụa vẽ Bắc Kinh mượt như làn da mịn của trinh nữ Trung Quốc. Lại còn có pongée Nhật Bản, tussor và corah Ấn Độ, không kể hàng tơ nhẹ của ta, lụa sọc màu, lụa carô nhỏ, lụa giả có hoa, đủ mọi thứ hoa tân kỳ làm người ta nghĩ đến mấy bà ăn mặc diêm dúa đi dạo buổi sáng tháng Năm, dưới những cây lớn ở vườn hoa.
- Tôi lấy thứ này, hàng Louis XIV vẽ cụm hồng. - Cuối cùng bà Desforges nói.
Và, trong khi Favier đo vải, bà ta lần cuối cùng cố mời Bouthemont đứng cạnh bà.
- Tôi lên gian may sẵn bây giờ để xem măng-tô du lịch... Cái cô bán hàng mà ông nói ấy tóc hung phải không?
Viên quầy hàng trưởng đâm lo vì bà ta nài nỉ mãi, nên chỉ mỉm cười. Nhưng vừa lúc đó, Denise đi qua. Cô vừa trao cho Liénard, ở quầy len mérinos, bà Boutarel cái bà ở tỉnh lẻ, lên Paris mỗi năm hai lần để vung khắp các quầy hàng hiệu Hạnh phúc tiền mà bà ta xén cắt vào chi tiêu nội trợ. Lúc đó, thấy Favier đã cầm chiếc foulard của bà Desforges, Hutin, muốn ngăn trở anh ta, liền hãm anh ta lại.
- Không cần, để cô đây làm ơn dẫn bà đi.
Denise bối rối, sẵn lòng nhận gói hàng và phiếu trả tiền. Cô không thể gặp mặt đối mặt với chàng trai mà không cảm thấy nỗi xấu hổ, vì hắn như nhấc cô một lỗi lầm xưa. Tuy nhiên, cô cũng chỉ là có lỗi trong ước mơ.
- Ông cho tôi biết, - Bà Desforges hỏi khẽ Bouthemont - có phải cái cô ả vụng về này không? Thế ra ông ấy đã cho cô ta trở lại?... Mà chính cô này lại là người trong chuyện ấy!
- Có thể. - Viên quầy hàng trưởng đáp, miệng vẫn mỉm cười, và nhất quyết không chịu nói sự thật.
Bấy giờ, Denise đi trước, bà Desforges chậm chạp lên cầu thang. Cứ vài giây bà ta lại phải dừng lại để khỏi bị sóng người đi xuống lôi cuốn theo. Trong sự rung chuyển sống động của toàn ngôi nhà, những gióng sắt dưới chân cũng lay mạnh, như thể run lên trong hơi thở của đám đông. Ở mỗi bậc thang, một tượng người giả, đứng vững, bất động phô trương một thứ quần áo, trang phục, bành tô, áo ngủ; Người ta tưởng đâu hai hàng lính ở một cuộc diễu binh thắng trận nào đó, với chiếc cán gỗ nhỏ y như cán dao găm, cắm sâu vào vải tuyết đỏ, làm chảy máu nơi vết cứa ở cổ.
Bà Desforges rốt cuộc lên tới gác một, vừa lúc một đợt xô dẩy mạnh hơn những đợt khác buộc bà phải đứng yên một lúc. Bây giờ ở dưới chân bà là những gian hàng tầng dưới nhà, cả đám đông mua hàng tràn khắp mà bà vượt qua. Đây là một cảnh tượng mới, những đầu người nhìn thâu tóm như biển cả, che lấp những yếm áo, lúc nhúc như hoạt động của một tổ kiến. Những tấm biển trắng chỉ còn là những nét mỏng, những chồng băng bẹp dí, mũi đất flanelle trở thành bức tường hẹp chia cắt gian hàng, còn những thảm và lụa thêu chăng trên các bao lơn bây giờ rủ ở dưới chân bà như những lá cờ rước treo dưới giảng đài nhà thơ. Phía xa bà trông thấy những góc hành lang bên, như từ sườn cao của một gác chuông người ta nhận ra những góc phố xung quanh, với người qua lại như những vật đen cử động. Nhưng cái làm bà ta ngạc nhiên đặc biệt, khi mắt bà đã mỏi mệt vì bị chói lòa bởi màu sắc rực rỡ tán loạn, đó là, lúc bà khép mí mắt lại, bà càng có cảm giác về đám đông hơn qua tiếng rạt rào như nước triều dâng và qua hơi người nóng ấm tỏa ra. Một làn bụi mỏng từ sân bay lên sặc mùi phụ nữ, mùi quần áo lót và gáy, mùi váy và tóc, một mùi thấm thía, xâm nhập, nó như mùi hương trầm của ngôi đền này đựng lên để tôn thờ thân hình họ.
Trong lúc đó, Mouret đứng trước phòng đọc sách, cùng với Vallagnosc, hít thở cái mùi đó, say sưa vì nó, và lặp lại:
- Họ ở nhà trọ, mình biết có những bà ở đây cả ngày, ăn gatô và viết thư từ... Mình chỉ còn lo chỗ ngủ cho các bà.
Lời bông đùa ấy làm cho Paul mỉm cười, anh ta, với mối ưu phiền của tư tưởng bi quan, vẫn thấy cái hung hăng vì chuyện xống áo của đám người đó là ngu ngốc. Khi anh ta đến bắt tay bạn học cũ, anh bỏ đi hầu như bất bình vì thấy bạn sống quá say sưa giữa đám dân đỏm dáng của mình. Liệu có cô nào trong bọn họ, với đầu óc và trái tim trống rỗng, sẽ mách anh sự ngu xuẩn và vô vị của cuộc đời? Thì đúng là hôm đó, Octave hình như mất cái thăng bằng thoải mái của anh, anh là người quen thổi nhiệt tình cho khách hàng với vẻ duyên dáng điềm nhiên của tay ảo thuật, thế mà anh lâm vào cơn cuồng nhiệt nhóm lên dần dần ở các gian hàng. Từ lúc anh trông thấy Denise và bà Desforges leo trên cầu thang lớn, anh nói to hơn, vô tình mà múa may; và, vẫn giả bộ không quay đầu về phía họ, lòng anh càng bừng bừng khi cảm thấy họ đến gần. Mặt anh khởi sắc, cặp mắt anh có chút gì là sự mê mẩn cuống cuồng thường thấy, chập chờn dai dẳng ở con mắt khách mua hàng.
- Họ phải xoáy của cậu dữ lắm. - Vallagnosc lẩm bẩm, khi anh ta thấy những vẻ gian giảo trong đám đông.
Mouret dang rộng hai tay.
- Anh bạn ơi, quá sức tưởng tượng.
Và hăm hở, phấn chấn vì có chuyện để nói, anh đưa ra vô số những chi tiết, kể những sự kiện, phân chia ra thành từng loại. Trước hết, anh nói về những kẻ cắp chuyên nghiệp, bọn này gây thiệt hại ít thôi và cảnh binh biết chúng hầu hết. Rồi đến những kẻ cắp vì thói cuồng si, một sa đọa của thèm muốn, một bệnh tâm thần mới mà một thầy thuốc trị bệnh điên đã phân loại, khi nhận thấy đó là kết quả ác tính của sự cám dỗ do các cửa hàng lớn gây nên. Cuối cùng là những bà có chửa ăn cắp một cách chuyên biệt: chẳng hạn ở một người, cảnh binh đã phát giác hai trăm bốn mươi tám đôi găng hồng, xoáy ở khắp các quầy hàng Paris.
- Thì ra vì thế mà phụ nữ ở đây có những con mắt đến kỳ! - Vallagnosc khẽ nói - Tôi trông họ có vẻ mặt tham lam và xấu hổ của những con vật rồ dại... Thật là một trường học thật thà ngộ nghĩnh!
- Chà! - Mouret đáp - Đuổi họ về nhà cũng chẳng ăn thua, thế mà không nhẽ cứ để mặc họ giấu hàng của mình trong áo măng-tô mang đi... Mà lạ là những bà cực kỳ danh giá. Tuần trước bọn mình có chuyện với bà chị một dược sĩ và vợ một vị cố vấn Tòa án. Cũng phải cố gắng dàn xếp chuyện đó thôi.
Anh ngừng lời để chỉ viên thanh tra Jouve chính lúc đó đang theo dõi một bà có mang, ở quầy băng bên dưới. Người đàn bà đó, bụng to tướng rất đau vì bị công chúng xô đẩy, có một bà bạn đi theo chắc là để bảo vệ bà kia khỏi những va chạm quá mạnh, và cứ mỗi lần bà ta dừng lại trước một gian hàng, Jouve không rời mắt bà, trong khi bà bạn đứng bên lục lọi thoải mái những ngăn hàng.
- Ồ! Hắn sẽ tóm được thôi, - Mouret lại nói - hắn biết hết mọi mánh khóe của họ.
Nhưng giọng nói anh run lên, anh cười gượng gạo. Cuối cùng, Denise và Henriette, mà anh không ngừng theo đó, đã tới sau anh, sau khi phải rất chật vật mới ra khỏi đám đông. Và anh quay lại, chào bà khách hàng một cách kín đáo như một người bạn, không muốn làm mang tiếng một phụ nữ khi hãm chân họ lại giữa đám đông người. Thế nhưng, bà này cảnh giác, nhận ra rất rõ con mắt anh nhìn bao trùm Denise trước tiên. Chắc chắn rồi, cô gái này là tình địch mà bà ta đã tò mò muốn đến xem mặt.
Ở gian hàng may săn, các cô bán hàng rối tít mù. Hai cô đã bị ốm, còn bà Frédéric, quầy hàng phó, đã thản nhiên xin thôi việc, hôm trước bà ra két để thanh toán, từ bỏ hiệu Hạnh phúc một cách đột ngột, y như bản thân hiệu Hạnh phúc ruồng bỏ nhân viên của họ. Từ buổi sáng, trong cơn sốt bán hàng, người ta chỉ bàn tán mỗi chuyện đó. Clara, được giữ lại ở quầy hàng do chuyện vớ vẩn của Mouret, cho cái việc đó là “bảnh”: Marguerite thì kể chuyện Bourdoncle tức giận; còn bà Aurélie thì, phật ý, tuyên bố rằng đúng là bà Frédéric ít ra phải báo trước cho bà ta biết, vì không ai hiểu được một sự giấu diếm như vậy. Tuy bà này chẳng bao giờ tâm sự với ai, người ta ngờ rằng bà ta bỏ ngành tân phẩm để lấy tay chủ một nhà tắm phía chợ lớn.
- Bà muốn một áo măng-tô du lịch, phải không ạ? - Denise hỏi bà Desforges sau khi mời bà ta ngồi.
- Phải. - Bà này đáp gọn lỏn, cố ý tỏ ra xấc xược.
Gian hàng được bố trí lại với vè nghiêm trang phong phú, với những tủ cao bằng gỗ sồi chạm, những tấm gương rộng như pannô, một chiếc thảm giả nhung đỏ làm dịu tiếng chân dậm liên tục của khách hàng. Trong khi Denise đi tìm măng-tô du lịch, bà Desforges nhìn xung quanh, thấy bóng mình trong một tấm gương thế là bà ngồi ngắm mình. Thì ra bà đã già rồi, người ta lừa bà để kiếm bất cứ cô gái nào? Tấm gương soi toàn bộ gian hàng với cảnh náo nhiệt của nó; nhưng bà ta chỉ trông thấy bộ mặt tái nhợt của mình, bà không nghe thấy Clara, ở phía sau bà, đang kể Frédéric, cái cách bà này đi lươn, sáng và chiều, xuyên qua đường Choiseul, để làm người ta tưởng bà ta ở đâu bên phía tả ngạn.
- Đây là những kiểu mới nhất của chúng tôi - Denise nói - Chúng tôi có nhiều màu.
Cô bầy ra bốn năm chiếc măng-tô. Bà Desforges nhìn một cách khinh khỉnh; và cứ mỗi chiếc đưa ra bà lại càng thêm khe khắt. Tại sao đặt những nếp này làm cho áo bó lại? Còn chiếc này, vai vuông, cứ ngỡ như bị nhát rìu, phải không nào? Mất công đi du lịch, chẳng ai ăn mặc như lính tẩy [6].
- Cho xem thứ khác, cô ơi.
Denise giở áo ra, rồi lại gấp lại, cố giữ để không có một cử chỉ bực mình. Và chính thái độ bình tĩnh kiên trì đó càng làm cho bà Desforges thêm tức. Mắt bà ta vẫn liên tục quay về tấm gương ở trước mãt. Bây giờ thì bà nhìn trong đó thấy mình đứng bên cạnh Denise, và bà so sánh. Có thể nào mà người ta lại ưng cái cô ả vớ vẩn này hơn mình? Bà ta nhớ lại, cô ả này chính là kẻ mà trước đây bà đã trông thấy lúc mới tập việc, với cái vẻ ngốc nghếch, vụng về như con bé chăn ngỗng vừa mới ở quê ở tỉnh. Chắc chắn là hôm nay cô ra có tư thế hơn, với vẻ kiêu hãnh và chửng chạc trong chiếc áo lụa. Nhưng mà, xoàng ơi là xoàng, tẻ ơi là tẻ!
- Để tôi lấy bà xem những kiểu khác. - Denise thản nhiên nói.
Khi cô quay lại, cảnh lúc nãy tái diễn. Rồi thì, cái dạ này nặng quá và chẳng ra gì. Bà Desforges quay đi, cất cao giọng, cố để cho bà Aurélie chú ý, hy vọng làm cho bà này quở mắng cô gái. Nhưng, từ khi trở lại, cô đã dần dần chinh phục được gian hàng, và bây giờ cô ở đây như ở nhà mình, thậm chí bà gian hàng trưởng công nhận cô có những đức tính hiếm hoi của người bán hàng, tính dịu dàng kiên trì, lòng vững tin tươi cười. Vì vậy bà Aurélie khẽ nhún vai, và không chịu can thiệp.
- Hay bà vui lòng chỉ rõ loại nào? - Denise lại hỏi, với sự kiên nhẫn lịch sự mà không gì làm được.
- Nhưng mà vì cô chẳng có cái gì hết! - Bà Desforges la lên.
Bà ta ngừng lời, ngạc nhiên cảm thấy có bàn tay đặt lên vai bà. Đó là bà Marty mà cơn điên tiêu tiền lôi cuốn đi khắp cửa hàng. Bà ta mua đến nhiều, từ cà vạt, găng thêu, và dù đỏ, đến nỗi nhân viên bán hàng cuối cùng vừa mới phải đặt lên một chiếc ghế gói hàng có cơ làm gẫy cánh anh ta, và anh ta kéo lê chiếc ghế đi trước bà, trên ghế chất đống những váy ngắn, khăn mặt, màn cửa, một chiếc đèn, ba chiếc thảm chùi chân.
- Này! - Bà ta nói - Bà chị mua áo măng-tô du lịch đấy à?
- Ồ! Trời ơi! Không - Bà Desforges đáp - Áo tồi quá.
Nhưng bà Marty vớ ngay được một chiếc măng-tô có sọc, mà bà thấy không đến nỗi tồi. Cô con gái là Valentine đã ngắm nghía rồi. Thế là Denise gọi luôn Marguerite để tống món hàng đi một kiểu áo năm ngoái, mà cô này, được bạn liếc mắt làm hiệu giới thiệu như một dịp đặc biệt. Khi cô ta cam đoan đã hạ giá đến hai lần, và từ một trăm năm mươi frăng rút xuống một trăm ba mươi, nay lại xuống còn một trăm mười, thì bà Marty không cưỡng nổi sự cám dỗ của hàng rẻ tiền. Bà ta mua luôn, nhân viên bán hàng đi theo bà, đặt lên chiếc ghế và cả đống phiếu trả tiền kèm theo hàng hóa.
Trong khi đó, đằng sau mấy bà, giữa cuộc bán xô đẩy, vẫn tiếp tục những lời dông dài về bà Frédéric.
- Bà ấy có ông nào, thật à! - Một cô bán hàng nhỏ bé mới vào làm, hỏi.
- Chàng nhà tắm mẹ kiếp! - Clara đáp - Phải coi chừng mấy bà góa kín miệng đến thế.
Bấy giờ, trong khi Marguerite biên phiếu áo, bà Marty quay đầu lại, và, mấp máy mắt chỉ Clara, bà thầm thì với bà Desforges:
- Bà chị biết không, ông Mouret vớ vẩn đấy.
Bà kia, ngạc nhiên, nhìn theo Clara, rồi lại nhìn sang Denise, và đáp:
- Không phải ả lớn, ả bé kia!
Và, vì bà Marty không dám quả quyết gì nữa, bà Desforges cất cao giọng nói thêm, với vẻ khinh miệt của bà lớn đối với ả hầu buồng:
- Có thể cả bé và lớn, ả nào muốn thì làm.
Denise nghe tiếng. Cô ngước cặp mắt trong trắng lên nhìn cái bà làm mếch lòng cô như vậy, mà cô không quen. Chắc hẳn đó là con người mà người ta đã nói với cô, cái bà bạn mà ông chủ vẫn gặp ở bên ngoài. Trong con mắt nhìn nhau, bấy giờ Denise tỏ vẻ tự trọng đến rầu rĩ, vẻ thật thà ngây thơ, đến mức làm cho Henriette đâm ngượng ngùng.
- Cô đã không có gì để cho tôi xem, - Bà ta đột ngột nói - thì cô dẫn tôi đến gian áo dài và trang phục.
- Này! - Bà Marty la lên - Để tôi đi cùng bà chị. Tôi muốn xem một bộ đồ cho Valentine.
Marguerite nắm vào lưng chiếc ghế, kéo đi trên hai chân sau của nó lâu ngày đã mòn vì cái kiểu thồ xe như thế. Denise chỉ mang mấy mét vải foulard mà bà Desforges mua. Thật là cả một cuộc du hành, vì bây giờ gian áo dài và trang phục ở gác hai, tận đầu kia cửa hàng.
Và cuộc hành trình lớn bắt đầu, theo dọc các hành lang chật ních. Marguerite dẫn đầu, kéo chiếc ghế như chiếc xe nhỏ, mở lối đi một cách chậm chạp. Ngay từ gian áo lót bà Desforges đã phàn nàn: những cửa hàng bách hóa đến nực cười, phải đi vài dặm đường để mua bất cứ cái gì! Bà Marty cũng kêu ca mệt chết đi được, thế mà bà ta lại rất thích thú vì cái mệt đó, về cái chết mòn mỏi đó, giữa cảnh hàng dỡ ra vô tận. Sáng ý thiên tài của Mouret hoan toàn chiếm lĩnh bà ta. Mỗi gian hàng đều hãm chân bà trên đường đi. Cuộc dừng chân, đầu tiên là trước gian hàng trang phục, vì bị cám dỗ bởi những sơ-mi mà Pauline bán cho bà, thế là Marguerite thoát nạn kéo ghế để cho Pauline thay chân. Bà Desforges lẽ ra cứ tiếp tục đi, để giải phóng cho Denise mau hơn; nhưng hình như bà ta lấy làm hả dạ cảm thấy cô đi sau bà, lầm lì, kiên nhẫn, trong khi bà cũng la cà để mách nước bà bạn. Đến gian quần áo trẻ sơ sinh, các bà mê tít mà chẳng mua gì. Rồi, nhược điểm của bà Marty lại trỗi dậy: lần lượt bà xiêu lòng trước một chiếc yếm bằng xa tanh đen, những tay áo bằng da thú bán hạ giá vì trái mùa, những đăng-ten Nga mà bấy giờ người ta dùng để trang điểm cho khăn trải bàn. Tất cả chồng lên nhau trên chiếc ghế, những gói hàng tăng lên làm gỗ răng rắc; và nhân viên bán hàng kế tiếp nhau thồ đi vất vả hơn, khi đồ lề nặng lên.
- Lối này, thưa bà. - Denise nói sau mỗi cuộc dừng chân, mà không kêu ca gì cả.
- Mà xuẩn quá! - Bà Desforges la lên - Chẳng biết bao giờ đến nơi. Tại sao lại không đặt áo dài và trang phục bên cạnh hàng may sẵn? Hỏng kiểu!
Bà Marty giương mắt thao láo, mê tít vì những hàng sang trọng diễu qua, nhảy nhót trước mặt, mồm lẩm bẩm lặp đi lặp lại.
- Trời ơi! Ông nhà tôi rồi nói gì đấy?... Bà chị nói phải đấy, chẳng ra thể thống gì cả, trong cái cửa hàng này. Lạc lối rồi là mua lăng nhăng.
Trên đầu cầu thang lớn chính giữa, đưa được cái ghế đi qua thật vất vả. Đúng lúc đó, Mouret vừa cho dỡ ra ngổn ngang những đặc phẩm Paris, những chén chân kẽm mạ vàng, những đồ nhu yếu và những tủ nhỏ để rượu mùi tạp loại, chẳng là anh thấy chỗ đó người ta đi lại quá dễ dàng, không chật ngốt người. Thế là, ở đó, anh cho phép một nhân viên bán hàng bầy trên chiếc bàn nhỏ những đồ lạ Trung Quốc và Nhật Bản, vài thứ đồ bày biện nhỏ rẻ tiền mà khách hàng giành giật nhau. Không ngờ được hoan nghênh, anh đã mơ chuyện mở rộng mặt hàng đó. Trong khi hai nhân viên phục vụ khiêng chiếc ghế lên gác hai, bà Marty mua sáu chiếc khuy ngà, những con chuột tết bằng tơ, một hộp đựng diêm có ngăn tráng men.
Trên gác hai lại bắt đầu cuộc đi. Denise, từ sáng đến giờ dẫn khách đi như vậy, đâm mỏi mệt; nhưng cô vẫn nghiêm chỉnh, với vẻ dịu dàng lễ độ. Cô còn phải đợi các bà ở gian vải bọc đồ đạc, ở đây một mặt vải trắng bền tuyệt đã níu bà Marty lại. Rồi đến gian đồ đạc thì bà ưng một chiếc bàn đồ khâu. Tay bà run lên bà tiêu thêm nữa, thì đúng lúc gặp bà Guibal khiến cho bà lại thoái thác được. Đó là gian bán thảm, bà này rốt cuộc vừa mới để lên trả lại một lô màn cửa phương Đông mà bà mua đã từ năm hôm nay! Và bà nói chuyện, trước một gã bán hàng to lớn, có cánh tay đô vật khả dĩ hạ nổi một con bò, từ sáng đến chiều khuân vác những món hàng nặng. Tất nhiên hắn sững sờ vì chuyện “trả lại” đó làm hắn mất khoản phần trăm. Vì vậy hắn cố hỏi vặn lại bà khách hàng, hắn đánh hơi thấy có chuyện gian trá, chắc hẳn vì một cuộc khiêu vũ bà ta đến lấy màn cửa ở hiệu Hạnh phúc để rồi trả lại, khỏi phải thuê ở một cửa hàng bán thảm; hắn biết đôi khi đám tư sản hà tiện làm cách đó. Bà phải có lý do để trả lại; nếu là vì hoa vẽ hay màu sắc thì hắn sẽ cho bà xem thứ khác, hắn có cả một bộ rất đầy đủ. Trước những lời hỏi vặn đó, bà Guibal điềm nhiên trả lời, với vẻ quả quyết kiểu bà hoàng, rằng bà không ưng nữa mà không thèm giải thích gì thêm. Bà từ chối không xem hàng khác, thế là hắn đành chịu, vì các nhân viên bán hàng đã được lệnh phải nhận hàng trả lại dù có nhận thấy người ta đã dùng rồi.
Khi ba bà cùng nhau bỏ đi, và bà Marty cứ hối hận vì trót mua chiếc bàn đồ khâu mà bà ta tuyệt nhiên không cần đến, thì bà Guibal ung dung bảo bà:
- Thì cứ đem trả lại... Bà cứ xem đấy, có khó khăn gì đâu... Cứ để họ khuân về nhà bà, đem kê vào phòng khách, để ngắm nghía; rồi, khi nào chán mắt thì đem trả lại.
- Ý hay đấy, - Bà Marty la lên - Nếu nhà tôi mà giận quá thì tôi đem trả lại họ tuốt.
Và đó là chỗ thoái thác tối cao của bà, cho nên bà không tính toán nữa, bà lại mua thêm, với cái dụng ý ngầm là giữ lại tuốt, vì bà không phải hạng người đem trả lại.
Cuối cùng, họ đến gian áo dài và trang phục. Nhưng, đến lúc Denise sắp trao foulard của bà Desforges cho cô bán hàng khác thì bà này có vẻ thay đổi ý kiến, bà ta tuyên bố quả quyết rằng bà sẽ lấy một áo măng-tô du lịch, cái chiếc màu xám nhạt; thế là Denise phải chiều lòng đợi để dẫn bà trở lại gian may sẵn. Cô gái cảm thấy rõ ý bà ta muốn đối xử cô như con hầu, trong những tro ỏe họe của bà khách hàng làm oai; Tuy nhiên cô tự nhủ làm tròn bổn phận, cô vẫn giữ thái độ bình tĩnh, mặc dầu trong thâm tâm cô bất bình vì lòng kiêu hãnh của cô phản kháng. Bà Desforges không mua gì ở gian áo dài và trang phục.
- Ôi, mẹ ơi! - Valentine nói - Cái bộ xinh xinh kia, nếu con mặc vừa!
Bà Guibal rỉ tai mách bà Marty mánh khóe của mình. Khi nào ưng một chiếc áo dài trong một cửa hàng, bà ta bảo gửi đến cho bà, bà báo cho chủ hiệu, rồi bà trả lại. Thế là bà Marty mua bộ đồ cho con gái, miệng lẩm bẩm:
- Ý thật là hay! Bà chị thực tiễn lắm, bà chị ạ!
Ho phải vứt bỏ chiếc ghế. Nó mắc kẹt ở gian đồ đạc, bên cạnh chiếc bàn đồ khâu. Nặng quá chân sau ghế muốn gẫy; và họ đồng ý đem tập trung mọi thứ hàng ở một két, để chuyển xuống phòng hàng đi.
Bấy giờ, các bà, do Denise dẫn, đi loanh quanh. Người ta lại thấy họ ở khắp các gian hàng. Chỉ còn có họ trên các bậc thang, và dọc các hành lang. Chốc chốc gặp người quen lại dừng lại. Cứ như thế, gần phòng đọc sách, họ lại gặp mấy mẹ con bà Bourdelais. Những đứa nhỏ mang đầy những gói: Madeleine mang dưới tay chiếc áo dài của nó. Edmond mang một lô giày nhỏ, còn thằng bé nhất, Lucien, đội một mũ lưỡi trai mới.
- Chị cũng mua! - Bà Desforges vừa cười vừa nói với bà bạn học cũ.
- Đừng có nói! - Bà Bourdelais la lên - Đang bực cả mình... Bây giờ họ tóm bọn mình qua những đứa nhỏ này. Chị biết tôi có điên rồ vì tôi đâu! Nhưng chị tính làm sao mà cưỡng lại những đứa con nít, cái gì chúng cũng muốn? Tôi đưa chúng đi dạo mà hóa ra đi moi cửa hàng.
Chính lúc đó, Mouret vẫn còn ở đây với Vallagnosc và ông De Boves, anh tươi cười nghe bà ta nói. Bà trông thấy anh thì làm ra điều vui vẻ kêu ca, mà thực tâm thì bực mình vì những bẫy dăng ra trước lòng thương của những bà mẹ, ý nghĩ rằng mình vừa xiêu lòng vì nghe quảng cáo rầm rộ khiến bà bất bình; còn anh thì, vẫn tươi cười, nghiêng mình, thích thú vì đắc thắng. Ông De Boves đã tìm cách để đến gần bà Guibal, và rốt cuộc ông ta lại lần nữa bỏ rơi Vallagnosc để đi theo bà ta nhưng anh này, mệt vì đám đông náo nhiệt, cố đuổi theo kịp bá tước. Denise lại dừng lại để đợi các bà. Cô quay lưng đi, Mouret cũng giả bộ không trông thấy cô. Lúc đó thì bà Desforges, với sự nhậy cảm của người đàn bà ghen, không còn nghi ngờ gì nữa. Trong khi Mouret chào mừng bà, và đi vài bước lại gần bà, như một chủ nhà lịch sự, thì bà ta suy nghĩ, tự hỏi làm cách nào để cho anh phải thú nhận sự phản bội của anh.
Bấy giờ ông De Boves và Vallagnosc, đi trước bà Guibal, tới gian đăng-ten. Đó là một phòng khách sang trọng ở bên cạnh gian may sẵn, bày những tủ ô với những ngăn kéo bằng gỗ sồi chạm thụt vào. Chung quanh cột bọc nhung đỏ, những làn đăng-ten trắng xoáy trôn ốc leo lên và, từ đầu này sang đầu kia gian hàng, đăng-ten mắt rộng thả ra phất phơ; trong khi đó, trên các quầy, ngổn ngang những đống thẻ lớn quấn đăng-ten valencienne, đăng-ten marine, đăng-ten dệt kim. Trong cùng, hai bà đang ngồi trước một vuông lụa màu hoa cà trong suốt, trên đó Deloche ném ra những khăn ren chantilly; và họ nhìn tần ngần, im lặng.
- Này! - Vallagnosc rất ngạc nhiên nói - Ông bảo bà De Boves mệt... Thế mà bà đứng kia kìa, cùng với cô Blanche.
Ông bá tước không kìm được cái giật mình, mắt ông vẫn liếc nhìn về phía bà Guibal.
- Thật rồi. - Ông nói.
Trong phòng khách, trời oi bức. Khách hàng ngột ngạt ở đó, với những bộ mặt nhợt nhạt, mắt long lanh. Có thể nói mọi quyến rũ của cửa hàng đều dẫn tới mối cám dỗ tột cùng đó, nơi đây là phòng thâm nghiêm của sa ngã, nơi tiêu vong mà những kẻ vững nhất cũng phải xiêu. Những bàn tay vọc sâu vào đống tràn ngập, và còn giữ lại cái say mê run người.
- Tôi xem ra các bà ấy làm ông phá sản. - Vallagnosc lại nói, thú vị vì cuộc gặp gỡ.
Ông De Boves có cử chỉ của một ông chồng tin chắc ở bà vợ biết điều, đến mức ông chẳng cho bà một xu nào. Bà này, sau khi cùng con gái sục sạo khắp gian hàng mà chẳng mua gì, vừa mới ngã vào gian đăng-ten, với mối điên cuồng của sự thèm muốn không được thỏa mãn. Người mệt lả, thế mà bà ta vẫn đứng trước một quầy. Bà lục lọi trong đống hàng, hai bàn tay mềm nhũn ra, hơi nóng xông lên tới vai. Rồi đột nhiên, khi con gái bà quay đầu đi và nhân viên bán hàng đi ra xa, bà định luồn vào dưới măng-tô một giải đăng-ten Alençon. Nhưng bà giật mình, bà buông giải đăng-ten ra khi nghe tiếng Vallagnosc vui vẻ nói.
- Chúng tôi bắt chợp bà, thưa bà.
Trong vài giây, bà ta đứng câm lặng, mặt trắng bệch. Sau đó, bà giải thích rằng, thấy mình đã khá hơn nhiều, bà muốn đi cho thoáng gió. Và, cuối cùng, nhận ra chồng mình đứng với bà Guibal; bà bình tĩnh lại hoàn toàn, bà nhìn họ với vẻ nghiêm nghị đến nỗi bà này thấy cần phải nói:
- Tôi đang đi với bà Desforges thì các ông này gặp bọn tôi.
Vừa đúng lúc, các bà kia tới. Mouret đi theo họ, và anh giữ họ lại một lúc nữa để chỉ cho họ thấy viên thanh tra Jouve vẫn đang theo dõi bà có mang và bạn bà ta. Thật là lạ, người ta không thể tưởng tượng được số kẻ cắp bị tóm ở gian hàng đăng-ten. Bà De Boves nghe anh nói thì tưởng như mình đứng giữa hai viên cảnh binh, với cái tuổi bốn nhăm của bà, sự sang trọng của bà, và địa vị cao sang của chồng bà; nhưng bà vẫn không hối hận, bà nghĩ rằng đáng lẽ bà đã phải luồn mảnh đăng-ten vào tay áo. Lúc đó Jouve mới vừa quyết định tóm người đàn bà chửa, vì thất vọng không bắt được quả tang, nhưng nghi ngờ bà ta đã nhét đầy túi với thủ thuật khéo đến nỗi lão ta không bắt được. Nhưng đến khi dẫn bà đó ra một chỗ vắng và khám thì lão ngớ ra vì không thấy gì ở bà ta cả, không một chiếc cà vạt, không một cúc áo. Người bạn bà ta thì đã biến mất. Đột nhiên lão ta hiểu ra: người đàn bà chửa ở đó chỉ là để đánh lạc hướng lão ta, mà chính người bạn kia mới ăn cắp.
Câu chuyện làm các bà thích thú. Mouret hơi mếch lòng đành chỉ nói:
- Lão Jouve lần này mắc bịp... Lão sẽ trả miếng.
- Ồ! - Vallagnosc kết luận - Tôi cho rằng lão ta không đủ sức... Vả lại, tại sao cậu bầy ra lắm hàng thế. Họ ăn cắp cho là phải. Không nên cám dỗ đến mức đó những người đàn bà tội nghiệp không phương chống đỡ.
Đó là tiếng nói cuối cùng, vang lên như nốt nhạc cao của ngày hôm đó, trong cơn sốt mỗi lúc một tăng của các gian hàng. Mấy bà chia tay nhau, lần cuối cùng đi ngang qua các quầy hàng chật ních. Lúc đó là bốn giờ, ánh mặt trời về chiều xuyên chéo qua những cửa rộng mặt trước cửa hiệu, chiếu xiên xiên những lớp kính ở quanh các phòng lớn; và trong ánh sáng đỏ rực như cháy đó những lớp bụi dày do chân dẫm của đám đông từ sáng bốc lên cao như một làn hơi vang. Một vạt nắng xuyên vào gian lớn trung tâm làm nổi bật trên một nền sáng chói các cầu thang, cầu bay, tất cả đám ren sắt cheo leo đó. Các tranh ghép, tranh bằng sành của trụ ngạch óng ánh, các lớp sơn ve đỏ vàng lên trong ánh lửa của thếp vàng vung vãi. Cứ như một đám than hồng rực rỡ, trong đó bây giờ cháy lên các hàng bày, lâu đài găng và cà vạt, dây băng và đăng-ten, len và chúc bâu chất cao, lụa mỏng và foulard như hoa nở trong những tấm gương lộng lẫy. Triển lãm dù, như những khiên tròn, tỏa ra ánh kim loại. Xa xa, bên ngoài những mảnh bóng tối, các quầy hàng hẻo lánh, rực rỡ, lúc nhúc đám đông vàng hoe ánh mặt trời.
Và, vào giờ chót này, giữa bầu không khí hầm hập, các bà ngự trị. Họ đã đột kích những ngôi hàng, họ chốt lại đó như ở xứ sở bị chinh phục, một bầy quân xâm lược, đóng giữa hàng hóa bừa bộn như đám băng tan. Nhân viên bán hàng, váng óc, mệt nhừ, chỉ còn là vật dụng của họ, mà họ định đoạt với quyền chuyên chế của những bà chúa. Những bà to lớn xô đẩy mọi người. Những bà mảnh hơn giữ vững chỗ đứng, trở nên vênh váo. Tất thảy, đầu ngẩng cao, cử chỉ sỗ sàng, như ở nhà họ, đối với nhau không lễ độ, lợi dụng nhà hàng được ngần nào hay ngần ấy, cho đến cuỗm đi cả bụi đường. Bà Bourdelais, để bù lại số tiền đã tiêu, lại dẫn ba con ra phòng giải khát, bây giờ khách hàng đổ xô lại đây trong cơn thèm khát điên cuồng: ngay các bà mẹ cũng nốc malaga [7], từ lúc mở cửa đến giờ người ta đã uống hết tám mươi lít xirô và bảy mươi chai rượu vang. Sau khi mua một chiếc măng-tô du lịch, bà Desforges hỏi lấy tranh ảnh biếu ở két, và bà vừa ra về vừa nghĩ kế kéo Denise tới nhà bà để làm nhục cô ngay trước Mouret, để xem bộ mặt họ, và do đó biết chắc chắn. Cuối cùng khi ông De Boves tìm cách đi lẫn được vào đám đông và cùng bà Guibal biến mất thì bà De Boves, có cô Blanche và Vallagnosc đi theo, vớ vẩn xin một qua bóng đỏ, dù bà chẳng mua cái gì hết. Bao giờ cũng thế bà ta không chịu tay không ra đi, bà tìm cách làm thân với đứa con gái nhỏ người gác cổng. Ở quầy phân phối, người ta đã phát đến quả bóng thứ bốn mươi nghìn: bốn mươi nghìn quả bóng đã bay trong không khí nóng các ngôi hàng, bấy nhiêu bóng như cả một đám mây lúc này đã phấp phới từ đầu này đến đầu kia Paris đưa lên trời tên hiệu Hạnh phúc các bà!
Năm giờ điểm. Trong tất cả mấy bà đó, duy bà Marty và con gái còn ở lại trong cơn náo động kết thúc ngày bán hàng. Bà ta mệt đến chết mà không rời ra được, có những sợi dây bền níu bà, đến nỗi bà cứ trở lại mãi, không có nhu cầu gì, xục xạo các gian hàng với cái tính tò mò không nguôi. Đó là giờ mà đám đông hỗn tạp, do quảng cáo kích động, làm rối đến tột cùng; con số sáu mươi nghìn phrăng tiền rao hàng trả cho các báo, mười nghìn tờ áp phích dán trên các tường, mười vạn quyển danh mục hàng tung vào lưu thông, sau khi đã vét nhẵn các túi tiền, để lại trong thần kinh phụ nữ cái lay động vì mê cuồng của họ; và họ vẫn còn bị kích thích bởi những sáng kiến của Mouret, hạ giá, trả lại hàng, những mánh khóe chiều chuộng luôn luôn nảy nở. Bà Marty la cà trước các bàn giới thiệu hàng, giữa những tiếng chào mời khàn khàn của nhân viền bán hầng, trong tiếng tiền bạc ở các két và tiếng những gói hàng lăn xuống dưới hầm; bà ta lại đi qua tầng dưới nhà lần nữa, hàng trắng, hàng tơ lụa, găng, len rồi bà lại leo lên. Khoan khoái với tiếng kim loại rung chuyển của những cầu thang treo và cầu bay, bà trở lại hàng may sẵn, đồ lót, đăng-ten, leo lên tận gác hai, những tầng cao của gian bán giường, bán đồ đạc; và, ở khắp nơi, những viên thư ký, Hutin và Favier, Mignot và Liénard, Deloche, Pauline, Denise chân chết cứng, gắng sức một lần nữa, giành thắng lợi trong cơn sốt cuối cùng của khách hàng. Cơn sốt đó, từ buổi sáng, cứ tăng dần dần, y như cơn say sưa từ vải vóc được động đến bốc ra. Đám đông rực sáng trong nắng cháy buổi năm giờ. Lúc này, bà Marty có bộ mặt linh hoạt và bừng bừng của đứa trẻ uống rượu nguyên chất. Lúc bước vào cửa hiệu, mắt bà trong sáng, da thịt thắm tươi vì gió lạnh ngoài phố, dần dần con mắt và màu da mờ héo đi trước cảnh tượng xa hoa, màu sắc lộng lẫy, mà đà phóng liên tục kích thích cuồng vọng của bà. Cuối cùng, khi bà ra về, sau lúc bà báo sẽ trả tiền ở nhà bà, kinh hoàng vì số tiền ghi trên hóa đơn, nét mặt bà đâm hốc hác, mắt căng ra như người ốm. Bà phải vật lộn mới ra thoát đám người chen nhau ỳ ra cửa; họ giành nhau đến chết hàng bán xon. Rồi ra đến bờ hè, khi bà tìm thấy con gái bị lạc, bà rợn mình trong gió lạnh, bà đâm ra hoảng hốt trong cảnh rối loạn tâm thần của những cửa hàng bách hóa lớn.
Buổi chiều tối, khi Denise ăn cơm xong, một nhân viên phục vụ gọi cô:
- Thưa cô, trên ban giám đốc mời cô lên.
Cô đã quên mất lệnh của Mouret lúc ban sáng, dặn cô sau buổi bán hàng thì đến phòng anh. Anh đang đứng đợi cô. Khi vào, cô không đẩy cửa lại mà để ngỏ.
- Chúng tôi rất hài lòng vì cô, - Anh nói - và chúng tôi đã nghĩ tới việc chứng tỏ sự hài lòng đó. Cô biết rõ bà Frédéric đã bỏ chúng tôi đi một cách tồi tệ như thế nào. Ngay từ ngày mai, cô sẽ thay bà ấy là quầy hàng phó.
Denise lắng nghe anh, bàng hoàng, bất động. Cô run run nói:
- Thưa ông, nhưng mà ở gian hàng còn nhiều nhân viên bán hàng lâu hơn tôi.
- Thì điều đó có sao đâu? - Anh đáp - Cô là người có khả năng nhất, đứng đắn nhất. Tôi chọn cô là sự tất nhiên... Cô không hài lòng sao?
Thế là cô đỏ mặt lên. Ở cô là niềm sung sướng và nỗi bối rối khoan khoái, trong đó mối sợ hãi ban đầu tan đi. Thì tại sao thoạt tiên cô lại nghĩ tới những điều mà người ta sẽ bày đặt ra nhân cái đặc ân vô vọng này? Và cô đâm ra bẽn lẽn mặc dầu lòng biết ơn dâng lên. Anh thì mỉm cười đứng nhìn cô, trong chiếc áo lụa thật giản dị, không có đồ trang sức nào, chỉ duy làn tóc hung tuyệt vời. Trông cô đã trở nên thanh lịch, làn da trắng, vẻ tế nhị và đoan trang. Cái yếu ớt không đáng kể xưa kia trở thành một vẻ thanh nhã kín đáo mà thấm thía.
- Ông thật là tốt, thưa ông - Cô ấp úng nói - Tôi chẳng biết nói thế nào...
Nhưng giọng có nghẹn ngào. Trong khung cửa vào, Lhomme đã đứng đó. Lão ta xách bằng bàn tay lành một chiếc xà cột da lớn, và tay cụt thì ôm sát ngực một cái ví kếch xù, còn ở phía sau lưng lão la anh con trai Albert mang một lô túi nặng đến gãy tay.
- Năm trăm tám mươi bảy nghìn, hai trăm mười phrăng, ba mươi xăng tim! - Viên thủ quỹ la to, bộ mặt nhão và tàn tạ của lão dường như sáng lên vì một tia nắng trong ánh hồi quang của số tiền lớn đó.
Đó là số thu nhập trong ngày, số lớn nhất mà hiệu Hạnh phúc chưa bao giờ đạt. Ở phía xa, từ những nơi sâu thẳm mà Lhomme vừa thong thả đi qua, bước chân nặng nề như một con bò tải quá nặng, người ta nghe tiếng ồn ào, làn nước xoáy của ngạc nhiên và vui mừng mà số thu nhập khổng lồ đã để lại khi đi qua.
- Tuyệt quá nhỉ! - Mouret phấn khởi nói - Ông Lhomme khá lắm, hãy đặt xuống đấy, nghỉ đã, vì ông không còn sức nữa. Để tôi cho người mang tiền ra quỹ trung tâm... Phải, phải, đặt tất cả lên bàn giấy tôi. Để tôi nhìn cả đống.
Anh có niềm vui của trẻ con. Hai bố con viên thủ quỹ trút bỏ tiền xuống. Chiếc xà cột tiền vàng nghe sang sảng, hai chiếc túi rách nứt để tuồn ra tiền bạc và tiền đồng, còn chiếc ví thì để lòi ra những góc giấy bạc. Trên cả một đầu chiếc bàn rộng chất đầy, y như sự sụt lở của một tài sản thu nhặt trong mười tiếng đồng hồ.
Khi Lhomme và Albert lau mặt rút lui, Mouret đứng một lúc không nhúc nhích, miên man, mắt nhìn đống tiền. Rồi, ngẩng đầu lên, anh trông thấy Denise đứng từ xa. Bây giờ anh lại mỉm cười, anh buộc cô đứng gần lại, cuối cùng, anh bảo cho cô một tay nắm được bao nhiêu tiền thì lấy ngần ấy; và, dưới đáy lời bông đùa đó là một sự mặc cả tình yêu.
- Đây! Trong xà-cột, tôi đoán có ngót nghìn phrăng, bàn tay cô thì nhỏ quá.
Nhưng cô lại lùi thêm. Thế ra anh yêu cô ư? Đột nhiên, cô hiểu, cô cảm thấy ngọn lửa ngày càng cháy mạnh trong cái nhìn thèm muốn của anh bao lấy cô, từ khi cô trở lại gian hàng may sẵn. Điều làm cô choáng váng hơn là cô cảm thấy trái tim cô đập đến vỡ được. Tại sao anh lại làm mếch lòng cô với cả đống tiền đó, khi mà sự biết ơn của cô tràn ngập và chỉ một lời nói thân thương của anh đủ làm cô xiêu lòng? Anh đứng gần lại, đang tiếp tục bông đùa thì anh hết sức bất bình thấy Bourdoncle xuất hiện, với cái cớ đến để báo cho anh biết số người vào, con số quá lớn, bảy mươi nghìn khách hàng vào hiệu Hạnh phúc ngày hôm đó. Thế là cô hấp tấp đi ra sau khi cám ơn lại một lần nữa.
---------------------------------
[1] Solde: hàng bán rẻ.
[2] Nguyên văn: jésuitique, nghĩa là theo cách giáo sĩ dòng jésuit.
[3] Venise: thành phố Ý xây dựng trên những đảo nhỏ.
[4] Babel: theo thánh kinh, ngọn tháp mà các con của Nôê (những con người đầu tiên) xây ra Babylone xưa để lên trời.
[5] Foulard: khăn quấn cổ.
[6] Nguyên văn: như ở nơi trú của lính canh.
[7] Malaga: Một thứ rượu nho của Tây Ban Nha.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
Emile Zola
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà - Emile Zola
https://isach.info/story.php?story=hieu_hanh_phuc_cac_ba__emile_zola