Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Giữa Trong Xanh
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
10 — Trung Thành
Ấ
Y là buổi đầu, vào thời kỳ đen tối nhất.
Những ngày trước, nghe tiếng mõ sục đuổi, chận bắt nổi lên, và nghe người ta nói kẻ bị tìm kiếm là anh, người con gái chẳng đứng đâu ngồi đâu yên. “Tội anh ấy chưa! Tội anh ấy chưa!” chị kêu thầm, quýnh lên như vậy.
Chị không ngờ con chim sẻ lọt khỏi các lưới, và một buổi tối bỗng hiện ra trong vòng ánh sáng bếp lửa của chị. Đột ngột quá, người con gái run lên. Thấy chị run, người con trai quần áo ướt đẫm, tiều tụy, chỉ lạnh lùng nói: “Cho tôi ăn ba miếng rồi tôi đi”.
Nhưng người con gái tức thì hất mạnh mặt lên nhìn, như vừa đọc thấy những ý nghĩ không công bình phía sau câu nói đó của người con trai. “Mặc kệ!” Người con trai còn chưa kịp nghĩ, chị đã đưa tay nắm lấy tay anh, dắt anh bước lên hè, luồn qua nhà trên — trên một cái chõng, có tiếng ngáy của ai — và vào trong buồng tằm. Buồng đang có tằm, tằm đang ăn sào sạo, nghe hăng hăng chua chua mùi lá dâu. Chị đẩy anh lui sâu vào bên trong cửa, ấn anh ngồi xuống một cái nong không, và thì thào:
— Tôi đi lấy quần áo của cha tôi cho anh thay. Rồi đi nấu cơm cho anh ăn.
Khi đã được an toàn, người con trai lại đề phòng. Trong tối đen, khi người con gái trở lại đứng ở cửa ném thầm vào chỗ anh ngồi một bộ quần áo, chị không chú ý vật chị ném rơi một tiếng đục xuống cái nong không. Cẩn thận, anh đã đổi chỗ.
Anh men lần trở ra cửa buồng nhìn xuống nhà dưới. Nếu cô ả làm mẹo để đi báo, nếu chúng nó ập tới, mình vọt ra cửa như thế nào. Và rồi xem cô ả có dao động không, có thay đổi không, là người như thế nào, “mức độ nào”.
Nhưng người con gái đã hoàn toàn hết sợ. Chị vừa lúi húi nấu cơm, đặt cơm, đặt cà, cá vào trong một cái thúng, sẹ sàng bưng lên, e cha thức giấc, vừa nghĩ lung lắm. Giúp anh ta thì phải giúp rồi, nhưng để cho anh ta ăn rồi đi, nguy hiểm cho anh ta biết bao! Hay giấu anh ta, giấu ở đâu, cũng cần phải biết anh ta là người như thế nào, có thật là người đằng mình không đã.
Khi người con gái bưng cơm lên trở lại chỗ cũ, chi không còn thấy người con trai ở đó nữa. Chị hiểu ra ngay. Không kịp phật ý, trong bóng tối, chị khẽ nhếch miệng cười, và bất giác bật lên hai tiếng chắc lưỡi:
TRUNG THÀNH
ẤY là buổi đầu, vào thời kỳ đen tối nhất.
Những ngày trước, nghe tiếng mõ sục đuổi, chận bắt nổi lên, và nghe người ta nói kẻ bị tìm kiếm là anh, người con gái chẳng đứng đâu ngồi đâu yên. “Tội anh ấy chưa! Tội anh ấy chưa!” chị kêu thầm, quýnh lên như vậy.
Chị không ngờ con chim sẻ lọt khỏi các lưới, và một buổi tối bỗng hiện ra trong vòng ánh sáng bếp lửa của chị. Đột ngột quá, người con gái run lên. Thấy chị run, người con trai quần áo ướt đẫm, tiều tụy, chỉ lạnh lùng nói: “Cho tôi ăn ba miếng rồi tôi đi”.
Nhưng người con gái tức thì hất mạnh mặt lên nhìn, như vừa đọc thấy những ý nghĩ không công bình phía sau câu nói đó của người con trai. “Mặc kệ!” Người con trai còn chưa kịp nghĩ, chị đã đưa tay nắm lấy tay anh, dắt anh bước lên hè, luồn qua nhà trên — trên một cái chõng, có tiếng ngáy của ai — và vào trong buồng tằm.
Buồng đang có tằm, tằm đang ăn sào sạo, nghe hăng hăng chua chua mùi lá dâu. Chị đẩy anh lui sâu vào bên trong cửa, ấn anh ngồi xuống một cái nong không, và thì thào:
— Tôi đi lấy quần áo của cha tôi cho anh thay. Rồi đi nấu cơm cho anh ăn.
Khi đã được an toàn, người con trai lại đề phòng. Trong tối đen, khi người con gái trở lại đứng ở cửa ném thầm vào chỗ anh ngồi một bộ quần áo, chị không chú ý vật chị ném rơi một tiếng đục xuống cái nong không. Cẩn thận, anh đã đổi chỗ.
Anh men lần trở ra cửa buồng nhìn xuống nhà dưới. Nếu cô ả làm mẹo để đi báo, nếu chúng nó ập tới, mình vọt ra cửa như thế nào. Và rồi xem cô ả có dao động không, có thay đổi không, là người như thế nào, “mức độ nào”.
Nhưng người con gái đã hoàn toàn hết sợ. Chị vừa lúi húi nấu cơm, đặt cơm, đặt cà, cá vào trong một cái thúng, sẹ sàng bưng lên, e cha thức giấc, vừa nghĩ lung lắm. Giúp anh ta thì phải giúp rồi, nhưng để cho anh ta ăn rồi đi, nguy hiểm cho anh ta biết bao! Hay giấu anh ta, giấu ở đâu, cũng cần phải biết anh ta là người như thế nào, có thật là người đằng mình không đã.
Khi người con gái bưng cơm lên trở lại chỗ cũ, chi không còn thấy người con trai ở đó nữa. Chị hiểu ra ngay. Không kịp phật ý, trong bóng tối, chị khẽ nhếch miệng cười, và bất giác bật lên hai tiếng chắc lưỡi:
Chậc! chậc!
Người con trai tận đằng cửa, nghe chợt giật thót lên. Như là cái bóng tối đen đặc nơi anh đứng cũng giật lên vì mừng rỡ. Anh vội vã chắc lưỡi trả lời!
Chậc! chậc!
Chị hướng về chỗ có tiếng chắc lưỡi, quờ tay tìm anh ta. Anh ta nhích từng bước một quờ tay tìm chị. Tay người con gái chạm tay người con trai, chị không rụt lại, chị ấn anh ngồi xuống. Mùi chua nồng của bộ quần áo anh mới thay phả vào mặt chị:
Đưa đây, tôi giặt cho. Anh ăn vội đi. Người con gái thì thầm. Người con trai ngồi xuống sờ soạng tìm đũa, thừa dịp nói:
Chả cần giặt. Cô nên đem chôn giùm, cho phi tang, khỏi mang họa.
“Anh ta dò mình!” Người con gái nói thầm. “Dò thế nào được!” và chị nói sẽ:
Đến “đầu hàng xuất thú” như anh cũng còn mang họa nữa là! Người con trai ngừng ăn, sục lên:
Ai bảo cô thế?
Chị lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối.
Nhưng người con trai biết mình hớ mà không làm thế nào được, đành phải nói luôn:
“Đầu hàng xuất thú” thì chả phải đến đây... tìm liên lạc!
Anh chỉ định nói “đến đây để kiếm ba miếng ăn rồi đi”, nửa chừng, bỗng nảy ra ý chuyển ra như vậy để xem chị có bối rối không.
Người con gái vừa reo thầm lên trong bụng: “Đúng rồi”, chợt hốt hoảng: “Không, không phải!” Ngôn ngữ anh em không phải như vậy. Chị nghiêm sắc mặt, giọng đanh lại, lạnh tanh:
Họ đang lùng anh, họ lùng được anh thì họ giết, nhầm hay không họ cũng giết. Cho nên tôi giúp anh. Bạn cũ với nhau, không thể đối xử tồi tệ với nhau. Còn con đường nào phải, anh ăn rồi anh đi, tôi không biết. Tôi không biết gì hết! Không việc gì phải thử tôi, đem cái chết lại cho tôi!
Chị ngả lưng vào vách, vòng hai tay qua đầu gối, bỗng dưng cảm thấy tiếc và mệt mỏi.
Biết chị giận, và hiểu nhầm, người con trai hối hận về sự vụng về của mình, tìm cách sửa chữa. Nhưng cùng một lúc, lòng anh cũng reo lên vì thế. “Đúng!” Anh tự nói. Anh tìm trong trí một tín hiệu nữa để thay cho lời nói, anh cũng tự biết anh nói rất vụng về. Lần này là lần đầu chúng nó đánh bật anh ra khỏi nhà. Chúng nó nghi rất đúng anh là du kích, có tham gia đánh đồn X, mà anh phải lánh.
Nhưng tín hiệu không đủ trong trường hợp này. Anh đành phải nói thẳng:
— Tôi không tin là cô không biết gì hết. Vì vậy nên tôi mới vào đây. Còn tôi, tôi không phải là người khốn nạn. Nếu chúng nó tới, chết tôi chịu, không gieo vạ lây cho cô đâu, không khai đâu. Tôi chỉ xin cô bữa ăn thôi rồi tôi đi. Trước khi đi, cần nói được với cô rằng thời buổi khổ lắm, khó lắm, lộn xộn lắm, nhưng những người thanh niên chúng ta phải sống không sờn, chết không sợ, phải dũng cảm chiến đấu...
Không, người con trai nói không giống hẳn những anh em hay tới lui nhà này, nhưng cách nói của anh, những điều anh ta nói như càng lúc càng với được tới và chạm trúng quả tim đang ngần ngừ luyến tiếc của người con gái. Chị đổi dáng ngồi, hơi rướn tới đằng trước, gợi cho người con trai nói thêm nữa và căng thẳng óc lắng tai nghe. Người con trai cũng cố hết sức nhận xét qua những lời đáp của chị. “Đúng người đằng mình! — Không phải! — Đúng! — Không phải! — Đúng! — Đúng!”. Trong bóng tối đen đặc, qua tiếng thì thào lẩn đi trong tiếng rào rào của buồn tằm đang ăn lên, họ nhận xét lẫn nhau như vậy. Họ kéo dài rất lâu sự dò xét mệt mỏi đó. Anh, để quyết định một điều ghê gớm: lại lao ra trong bóng đêm giữa những hồi mõ sục đuổi của Mỹ — Diệm; chị: để cứu anh, giữ anh lại qua lúc này, làm sao giữ anh lại mà không nguy hiểm gì cho anh em, và cho cha chị, chị biết cha chị đã tỉnh rồi nhưng vẫn vờ ngủ ở nhà ngoài để canh cho chị kia.
Người con gái thạo hơn vẫn kín đáo cho đến cùng. Người con trai lúc mới vào buồng tằm, nghi ngại là thế, đề phòng là thế, bỗng là người trước tiên tự thú nhận, đi dần vào tâm sự. Anh kể cho chị nghe những chuyện đã xảy ra với anh mười ngày qua, gian lao, cay đắng, đủ.
Có chết cũng phải làm được việc gì tốt cho cách mạng đã. Tôi tìm chỗ náu ít bữa rồi trở về chứ. Đến mức chúng tưởng mình chết rồi, mình chạy xa rồi thì mình sẽ về ngay nơi chúng đánh mõ ấy. Tôi nghĩ kỹ rồi.
Có đấu tranh quyết liệt mới khỏi mất đầu, mất dân, mất Đa... Câu sau cùng người con trai nói làm cho chị hốt hoảng. Tiếng ấy, trong hoàn cảnh này, chỉ được phép nghĩ tới thôi, không được phép nói lên! Chị vội vã chồm tới muốn bịt miệng anh ta lại, không cho cái tiếng cuối cùng kia bật ra.
Nhanh lên. Không nghi ngờ gì nữa. Không chần chừ gì nữa. Người con gái, vội vàng mà gượng nhẹ, thu dọn bát đũa, và dắt tay người con trai đi ngược trở ra.
Lạ nhất là ông già đã biết trước, đã thức dậy, đã nhấc cái chõng sang một bên, kéo sẵn cái nắp hầm và đứng đợi đó, không hỏi con gái một câu.
Một lúc sau, căn nhà lại vắng lặng như cũ. Ông già lại nằm ngủ ở chỗ cũ. Mà người con gái thì thản nhiên bê cái nong dâu đã thái sẵn từ bếp lên nhà trên, vào buồng tằm, chong đèn rắc dâu lên cái nong tằm. Những con tằm nghe mùi dâu, thấy ánh đèn, ngóc cao đầu chờ chị. Người trong làng vẫn quen trông thấy chị lịch kịch vất cả với dâu với tằm như thế suốt đêm.
— Chậc! chậc!
Người con trai tận đằng cửa, nghe chợt giật thót lên. Như là cái bóng tối đen đặc nơi anh đứng cũng giật lên vì mừng rỡ. Anh vội vã chắc lưỡi trả lời!
— Chậc! chậc!
Chị hướng về chỗ có tiếng chắc lưỡi, quờ tay tìm anh ta. Anh ta nhích từng bước một quờ tay tìm chị. Tay người con gái chạm tay người con trai, chị không rụt lại, chị ấn anh ngồi xuống. Mùi chua nồng của bộ quần áo anh mới thay phả vào mặt chị:
— Đưa đây, tôi giặt cho. Anh ăn vội đi. Người con gái thì thầm.
Người con trai ngồi xuống sờ soạng tìm đũa, thừa dịp nói:
— Chả cần giặt. Cô nên đem chôn giùm, cho phi tang, khỏi mang họa.
“Anh ta dò mình!” Người con gái nói thầm. “Dò thế nào được!” và chị nói sẽ:
— Đến “đầu hàng xuất thú” như anh cũng còn mang họa nữa là!
Người con trai ngừng ăn, sục lên:
— Ai bảo cô thế?
Chị lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối.
Nhưng người con trai biết mình hớ mà không làm thế nào được, đành phải nói luôn:
— “Đầu hàng xuất thú” thì chả phải đến đây... tìm liên lạc!
Anh chỉ định nói “đến đây để kiếm ba miếng ăn rồi đi”, nửa chừng, bỗng nảy ra ý chuyển ra như vậy để xem chị có bối rối không.
Người con gái vừa reo thầm lên trong bụng: “Đúng rồi”, chợt hốt hoảng: “Không, không phải!” Ngôn ngữ anh em không phải như vậy. Chị nghiêm sắc mặt, giọng đanh lại, lạnh tanh:
— Họ đang lùng anh, họ lùng được anh thì họ giết, nhầm hay không họ cũng giết. Cho nên tôi giúp anh. Bạn cũ với nhau, không thể đối xử tồi tệ với nhau. Còn con đường nào phải, anh ăn rồi anh đi, tôi không biết. Tôi không biết gì hết! Không việc gì phải thử tôi, đem cái chết lại cho tôi!
Chị ngả lưng vào vách, vòng hai tay qua đầu gối, bỗng dưng cảm thấy tiếc và mệt mỏi.
Biết chị giận, và hiểu nhầm, người con trai hối hận về sự vụng về của mình, tìm cách sửa chữa. Nhưng cùng một lúc, lòng anh cũng reo lên vì thế. “Đúng!” Anh tự nói. Anh tìm trong trí một tín hiệu nữa để thay cho lời nói, anh cũng tự biết anh nói rất vụng về. Lần này là lần đầu chúng nó đánh bật anh ra khỏi nhà. Chúng nó nghi rất đúng anh là du kích, có tham gia đánh đồn X, mà anh phải lánh.
Nhưng tín hiệu không đủ trong trường hợp này. Anh đành phải nói thẳng:
— Tôi không tin là cô không biết gì hết. Vì vậy nên tôi mới vào đây. Còn tôi, tôi không phải là người khốn nạn. Nếu chúng nó tới, chết tôi chịu, không gieo vạ lây cho cô đâu, không khai đâu. Tôi chỉ xin cô bữa ăn thôi rồi tôi đi. Trước khi đi, cần nói được với cô rằng thời buổi khổ lắm, khó lắm, lộn xộn lắm, nhưng những người thanh niên chúng ta phải sống không sờn, chết không sợ, phải dũng cảm chiến đấu...
Không, người con trai nói không giống hẳn những anh em hay tới lui nhà này, nhưng cách nói của anh, những điều anh ta nói như càng lúc càng với được tới và chạm trúng quả tim đang ngần ngừ luyến tiếc của người con gái. Chị đổi dáng ngồi, hơi rướn tới đằng trước, gợi cho người con trai nói thêm nữa và căng thẳng óc lắng tai nghe. Người con trai cũng cố hết sức nhận xét qua những lời đáp của chị. “Đúng người đằng mình! — Không phải! — Đúng! — Không phải! — Đúng! — Đúng!”. Trong bóng tối đen đặc, qua tiếng thì thào lẩn đi trong tiếng rào rào của buồn tằm đang ăn lên, họ nhận xét lẫn nhau như vậy. Họ kéo dài rất lâu sự dò xét mệt mỏi đó. Anh, để quyết định một điều ghê gớm: lại lao ra trong bóng đêm giữa những hồi mõ sục đuổi của Mỹ — Diệm; chị: để cứu anh, giữ anh lại qua lúc này, làm sao giữ anh lại mà không nguy hiểm gì cho anh em, và cho cha chị, chị biết cha chị đã tỉnh rồi nhưng vẫn vờ ngủ ở nhà ngoài để canh cho chị kia.
Người con gái thạo hơn vẫn kín đáo cho đến cùng. Người con trai lúc mới vào buồng tằm, nghi ngại là thế, đề phòng là thế, bỗng là người trước tiên tự thú nhận, đi dần vào tâm sự. Anh kể cho chị nghe những chuyện đã xảy ra với anh mười ngày qua, gian lao, cay đắng, đủ.
Có chết cũng phải làm được việc gì tốt cho cách mạng đã. Tôi tìm chỗ náu ít bữa rồi trở về chứ. Đến mức chúng tưởng mình chết rồi, mình chạy xa rồi thì mình sẽ về ngay nơi chúng đánh mõ ấy. Tôi nghĩ kỹ rồi.
Có đấu tranh quyết liệt mới khỏi mất đầu, mất dân, mất Đa... Câu sau cùng người con trai nói làm cho chị hốt hoảng. Tiếng ấy, trong hoàn cảnh này, chỉ được phép nghĩ tới thôi, không được phép nói lên! Chị vội vã chồm tới muốn bịt miệng anh ta lại, không cho cái tiếng cuối cùng kia bật ra.
Nhanh lên. Không nghi ngờ gì nữa. Không chần chừ gì nữa. Người con gái, vội vàng mà gượng nhẹ, thu dọn bát đũa, và dắt tay người con trai đi ngược trở ra.
Lạ nhất là ông già đã biết trước, đã thức dậy, đã nhấc cái chõng sang một bên, kéo sẵn cái nắp hầm và đứng đợi đó, không hỏi con gái một câu.
Một lúc sau, căn nhà lại vắng lặng như cũ. Ông già lại nằm ngủ ở chỗ cũ. Mà người con gái thì thản nhiên bê cái nong dâu đã thái sẵn từ bếp lên nhà trên, vào buồng tằm, chong đèn rắc dâu lên cái nong tằm. Những con tằm nghe mùi dâu, thấy ánh đèn, ngóc cao đầu chờ chị. Người trong làng vẫn quen trông thấy chị lịch kịch vất cả với dâu với tằm như thế suốt đêm.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giữa Trong Xanh
Nguyễn Thành Long
Giữa Trong Xanh - Nguyễn Thành Long
https://isach.info/story.php?story=giua_trong_xanh__nguyen_thanh_long