Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đêm Thu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 10 -
T
hu Phong cứ chạy ra chạy vào gian bếp mãi. Đến nỗi dì Tư đang pha ấm trà cũng phải lắc đầu cười.
Tay cầm đèn pin, cô cứ chốc chốc lại đến bên lò nướng soi đèn vào ngó ổ bánh đã nổi mặt vàng chưa. Thấy cô như vậy, bà Minh lăn xe vào bếp cười nói:
- Cháu đã để thời gian cho lò nướng rồi mà, đừng coi chừng nữa, chừng nào đủ giờ, lò sẽ reo báo thôi.
Thu Phong gật đầu bẽn lẽn:
- Cháu sợ nó teo nhỏ như cái lần hôm trước, cháu ở ngoài không nghe được.
Bà Minh lắc đầu:
- Dì Tư đang rửa chén trong này, để dì Tư coi chừng cho, có gì dì Tư gọi cháu.
Dì Tư gật đầu quay lại:
- Dạ phải, cô Hai cứ lên trên đi, để tôi coi chừng cho.
Thu Phong còn lân khân thì giọng cu Phong đã vọng vào:
- Để cu Phong coi chừng cho.
Thu Phong trợn mắt nhìn ra cửa gian bếp:
- Ủa! Phim hoạt họa hết rồi à?
Cu Phong lắc đầu. Thu Phong vội bước ra bên em:
- Vậy sao cu Phong không coi phim tiếp?
Nhóc nắm tay cô kéo ra:
- Cu Phong coi phim với chị Phong.
Thu Phong để cu cậu kéo tay ra salon. Bà Minh cười:
- Xem chừng cháu cứ ngồi xem phim hoạt họa với nó đi, vì không có cháu giải thích thì phim hoạt họa nào hay đâu.
Thu Phong thểu não:
- Nhưng cái bánh của cháu...
Bà Minh ngắt lời:
- Thôi được rồi, bánh để trong đó, lò nướng có hẹn giờ không khét đâu mà cháu sợ.
Thấy cô còn nuối tiếc cây đèn pin, bà cười lắc đầu:
- Cô cũng rất thích dạy làm bếp cho cháu, vì cháu rất thích thú, nhưng cháu đã làm thành công mấy lần rồi, lần này không cần sợ hư như vậy.
Cô cười hồi hộp:
- Nhưng cháu vẫn nghe nói bánh bông lan cuốn khó làm lắm. Không biết cái bánh này sẽ ra sao.
Bà Minh cười lắc đầu:
- Rồi cũng sẽ ngon y như mấy đợt làm bánh trước thôi. Bánh su, bánh flan, bánh sừng trâu mà cháu làm được thì bánh bông lan cuốn tất cũng sẽ ngon và khéo như mấy thứ kia thôi.
Tạm yên lòng vì lời trấn an của bà, cô chợt nhìn thấy vẻ mặt ỉu xìu của chú nhỏ bên cạnh. Cô ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy? Sao mặt cu Phong giống bánh tráng nhúng nước vậy?
Cu Phong lí nhí hờn dỗi:
- Chị Phong không chịu coi, phim hết rồi.
Cô giật mình nhìn qua tivi:
- Ái chà, hết thật ta. Vậy làm sao đây? Hay chị Phong lấy cuốn băng "Tom & Jerry" ra coi nha?
Cu Phong lắc đầu:
- Chứ coi phim gì bù lại bây giờ? - Cô hỏi.
Chú chàng ngẫm nghỉ rồi bật ra quyết định:
- "Chó đốm" đi. Cu Phong với chị Phong coi "Chó đốm".
- "Chó Đốm" hả? Được rồi, đợi chị chút nha.
Lục trong tủ băng toàn là phim hoạt họa của cu Phong, cô lấy ra cuốn "101 Con chó đốm" và bỏ vào máy.
Những hình ảnh vui nhộn của mấy chú chó vừa diễn ra thì không chỉ cu Phong, mà chính cô thợ làm bánh nghiệp dư cũng quên mất ổ bánh trong lò mà trố mắt say sưa xem, say sưa cười chung với nhóc nhỏ bên cạnh.
Nhìn thấy hai chị em ngồi mải mê coi phim. Bà Minh cười lắc đầu. Quả thật vẫn chưa bỏ được tính con nít.
Bộ phim này bà đã cùng cô đưa cu Phong vào nhà sách ở trung tâm thành phố lựa và mua về cả nửa tháng nay. Hai chị em coi không biết đã bao nhiêu lần, vậy mà bây giờ vẫn còn say mê kiểu đó.
Ngắm gương mặt ngây thơ non nớt của Thu Phong, bà Minh ngẫm nghĩ rồi lại chép miệng bất nhẫn.
Thật ra bà cũng biết cô bạn của Nguyên hiện giờ mới xứng hợp với anh về địa vị, phong cách và sự trưởng thành, nhưng nhìn lại Thu Phong với số phận tội nghiệp, mà con bé vẫn nhiệt thành, vẫn sống hết lòng với mọi người xung quanh, bà lại buồn cho cô.
Đã hơn một tháng qua rồi. Nguyên vẫn lặng lờ chuyện tổ chức cưới hỏi cho đủ lễ. Bà đã cố tìm cách nói vào, nhưng dường như bây giờ cu Phong có Thu Phong lo chu đáo quá, Nguyên rộng thời giờ nên thường hay vắng nhà chiều tối, càng khăng khít hơn với cô bạn thân cũ của mình.
Biết làm sao đây?
Bà đã ra công dạy cho Thu Phong những gì bà nghĩ là cần cho một cô dâu trẻ. Và bà đã hứng thú vì có một cô học trò khá chăm chỉ và thông minh. Làm bánh, nấu ăn, chăm sóc trẻ... Nhưng dường như tất cả những thứ ấy vẫn còn thiếu.
Tiếng cười trong trẻo của hai chị em tên Phong làm bà mỉm cười. Ừ nhỉ, bà đã quên một chuyện khá quan trọng rồi đấy.
Cô chỉ là một đứa con nít, bà đã vội vàng nhét khiến thức của một bà nội trợ cho cô, mà quên bẵng là trước khi về làm vợ, người đàn bà nào cũng có một thời thanh xuân thiếu nữ.
Thu Phong lại cùng chú nhỏ cười ngặt nghẽo. Bỗng nhiên, đang cười, cô như khựng lại và trợn mắt.
Bà Minh vừa nhớ ra thì tiếng la của Thu Phong vang lên gấp rút:
- Úi, cái bánh, cái bánh chín rồi.
Cô luống cuống chạy xuống bếp, vừa lúc cái lò kêu một tiếng ngắn báo hiệu. Lăn xe vào cạnh Thu Phong, bà Minh chỉ có cách lấy bánh ra khỏi lò, khỏi khuôn và cuốn lại. Cu Phong cũng chạy vào vỗ tay kêu vang:
- Bánh chín rồi. Thơm quá, bánh chín rồi chị Phong ơi!
Loay hoay cuốn bánh cô cười với nhóc:
- Ừ, chín rồi nè, thơm chưa? Chị Phong làm đó nha. Cu Phong có muốn ăn không?
Như sực nhớ ra, cô quay qua bà Minh:
- Cô ơi, em Phong ăn cơm cũng gần một tiếng rồi, em ăn bánh được không cô?
Bà Minh phì cười:
- Được, nhưng nhớ là bánh bông lan hay nghẹn lắm, cho nó ăn ít và từ từ thôi.
Cô lập tức ra lệnh cho cu nhóc ngay:
- Hai chị em Phong được phép ăn thử bánh với bà cô rồi, hoan hô! Cu Phong lấy đĩa nhựa ăn bánh đi em, mấy cái biết không?
Cu Phong đưa hai ngón tay:
- Hai cái.
Đặt ổ bánh cuốn thơm phức lên cái đĩa kiểu, cô cười lắc đầu:
- Ý, đâu phải. Cu Phong đếm coi trong nhà mình có bao nhiêu người cái đã, ai cũng ăn thử bánh hết mà.
Anh nhóc xoay người lẩm bẩm đếm số như chị Phong mấy hôm trước đã dậy. Được một lát, anh nhóc quay lại báo cáo:
- Bốn cái.
Thu Phong hiểu ngay cu nhóc đã đếm luôn dì Tư, cô cười khen ngay:
- Hay quá, đúng rồi, là bốn người, vậy cu Phong đi lấy đĩa đi, nhớ đếm bốn đĩa đó nha.
Bà Minh nhìn cô ngẩm nghĩ một lúc rồi bà lặng thinh mỉm cười. Có lẽ cách xử sự của con bé đối với người làm cũng không hẳn sai. Gần đây bà thấy dì Tư có vẻ mến nó ra mặt.
Ừ, ai cũng mến con bé. Ngay cả bà vốn là người khắc khe mà còn dần dần bị cái tính yêu đời hồn nhiên của con bé chinh phục. Vậy thì không lý gì mà Nguyên lại ngoại lệ.
Cần phải đánh thức vẻ đẹp của con bé, để từ đó đánh thức cái đầu óc ngu si của người chủ gia đình này.
Cầm đĩa bánh trên tay, bà Minh cứ ngồi mà tủm tỉm cười, làm cu Phong ngạc nhiên chỉ bà và nói với Thu Phong:
- Chị Phong ơi, sao bà cô không ăn bánh mà lại nhìn con cười vậy?
Thắc mắc của cu Phong chưa có câu trả lời thì có tiếng mở cổng và tiếng xe chạy vào sân. Cu Phong mừng rỡ rồi chạy ra kêu vang trời:
- A, ba về, ba về. Ba ơi, vô ăn bánh chị Phong làm, ngon lắm.
- o O o - 0 - o O o - 0o Đọc chưa hết câu chuyện cổ tích, chú nhóc Phong đã ngủ khò, Thu Phong gỡ nhẹ vạt áo của mình trong bàn tay của em rồi xếp sách cất lên kệ và khép nhẹ cửa ra ngoài.
Cảm thấy khát, cô định xuống dưới nhà tìm nước. Đến giữa chừng thang, bỗng cô nghe từ phía salon phòng khách bên ngoài, giọng Nguyên vút lên khó chịu:
- Chứ cô bảo con phải làm sao đây? Thật ra con cũng đã nói rõ là con đem Thu Phong về là để chăm sóc cho cu Phong mà.
- Đúng, nhưng con đã làm cách nào để mà đem con bé về? Nếu muốn nó làm vú em thì tại sao không nói thẳng ra là làm vú em? Bày làm chi cái chuyện dạm ngõ rồi rước dâu sớm?
Giọng Nguyên bực tức:
- Đó là do ý kiến của dì Thẩm, dì nói chú Hai Trạng rất cổ hủ, không bao giờ để con gái đi ở mướn hay làm vú em gì cả, sẵn mẹ cô ấy cứ dò hỏi con về chuyện cưới một trong hai người chị nên con nghĩ...
Bà Minh bất bình:
- Cô không cần biết con đã nghĩ ngợi và toan tính những gì, có điều con đã hứa khi đón con bé về đây đợi nó đủ tuổi rồi thì cưới. Vậy con cần phải thực hiện lời hứa của mình cho đàng hoàng.
- Nhưng con...
- Cô biết con chỉ vì thương cu Phong, lại thêm công việc gần đây quá cần những chuyến công tác xa, nhưng con thử dẹp cái tính ích kỷ của mình qua một vài phút, để nghĩ cho thân phận con bé kia xem.
Bà chắt lưỡi:
- Nó chưa đủ tuổi, con cũng đã từng nhận xét là nó là một cô gái chỉ ham chơi trò con nít. Vậy mà vì cái quyết định nhập nhằng của con, nó đã bị cái bà má túng tiền đẩy lên ở trong căn nhà lạ hoắc này.
Không nghe giọng Nguyên chỉ có tiếng bà Minh thở dài:
- Chắc con từng nhớ, ngày lên đường, con bé chỉ được một tấm ái dài vụng về xấu xí và cái túi nhỏ đựng dăm cái áo cũ của chị nó như là những thứ làm của hồi môn. Nó có cái gì cho riêng nó đâu, ngay cả đôi giày mang dưới chân cũng là mang khín, không vừa, nó phải bước những bước đầu tiên lên bực thềm nhà này bằng đôi chân trần trụi.
Nguyên phân bua:
- Thì con cũng nhờ cô mua cho em Phong một ít áo quần, giày dép rồi mà. Mấy chuyện... tế nhị đó cô cứ giúp em, con hiểu nhưng làm sao con để ý mấy chuyện nhỏ nhặt đó được.
- Nếu con nói những chuyện đáng tủi thân kia là nhỏ nhặt, vậy cô hỏi con chuyện lớn hơn con đã có quyết định chưa?
Giọng Nguyên đầu phiền não:
- Cái chuyện cô hỏi đó... con thấy từ từ rồi tính đi.
- Từ từ sao được mà từ từ. Nó ở đây làm bạn với cu Phong, rồi sau này nó sẽ được cái gì? Con nghĩ bỏ mớ tiền để người ta bãi nại bà mẹ là con đã mua đứt con gái người ta làm vú em sao? Ở đâu lại có một kiểu ích kỷ trắng trợn như thế?
Nguyên có vẻ khổ sở:
- Nhưng cô ơi, con phải làm sao đây. Chỉ là cu Phong cần bạn, cần người săn sóc, vui đùa, chứ con đâu có cần vợ. Thu Phong thì rất thích hợp cho vai trò làm bạn với cu Phong, nhưng cô bé đó... Trời ơi, cô ta chỉ là một đứa con nít mà. Vả lại con đâu có thương yêu gì...
- Người con thương yêu là cái con nhỏ mà cứ hay điện thoại đến đó chứ gì? Con nói yêu nó nhưng có nghĩ đến sẽ lấy nó chưa?
Nguyên hơi lúng túng khi đáp:
- Thật lòng mà nói con chưa biết mình có lấy Nhã làm mẹ kế cho cu Phong không, nhưng cô cũng biết con trọng tình cảm mà. Con quen biết Nhã còn trước hơn mẹ cu Phong.
Bà Minh hừ nhẹ:
- Đúng rồi, nhưng cô Nhã đó có trọng cái tình cảm vu vơ học trò của con không? Hay cô ta chưa kịp vào đại học, đã ưng ngay ông thuyền trưởng viễn dương giàu sụ?
- Cô! Nhưng... bây giờ Nhã đã là người độc thân.
Bà Minh chì chiết:
- Phải, người độc thân, cho nên mới tìm cách quay qua tìm những anh chàng ngốc xưa kia từng đem bám mình.
- Trời ơi cô, xin cô đừng nói những lời khó nghe như vậy. Cô phải hiểu dùm con là với Nhã, con còn có chút âm hưởng tình cảm cũ, nhưng với Thu Phong, con chỉ mới biết em đây mà. Lối sống khác nhau, suy nghĩ không cùng thời, và còn nữa, em Phong tính rất trẻ con, con không thích hợp để có một cô vợ quá trẻ con đâu.
Giọng bà Minh hơi dịu xuống:
- Cô chỉ muốn thức tỉnh con thôi. Thu Phong là chính đứa con đưa nó từ quê về đây mà.
- Nhưng...
Bà Minh ngắt lời:
- Lối sống không hợp thì ta dẫn dắt chỉ vẻ cho nó hợp. Suy nghĩ không cùng thời hoặc quá nhỏ tuổi gì thì cũng là cha con con chọn người ta rồi. Tất cả những thứ nhỏ nhặt ấy có thể thay đổi mà. Con bé vốn là đứa thông minh và ham học hỏi. Cô không tin là qua một thời gian, nó lại không trở thành cô gái thành thị dễ thương, dễ mến.
Bà Minh chắt lưỡi thuyết phục:
- Nếu con thật sự là người trọng tình cảm, thì con cần phải lo làm đám cưới với Thu Phong mới đúng. Vì có nó, con mới yên tâm mà đi công tác. Có nó, nhà này mới vui vẻ, con của con mới ngoan ngoãn như con người ta. Vả lại con đã hứa với người ta rồi còn gì.
Nguyên khổ sở kêu lên:
- Trời ơi, con không hiểu sao cô lại nhắc chuyện này hoài vậy. Sao cô cứ nghĩ cho Thu Phong không mà không nghĩ cho con?
- Bộ cô bé đó cũng làm cô thích thú như cu Phong rồi sao?
- Có lẽ là đúng như vậy đó.
- Nhưng lúc đầu cô...
Bà Minh thản nhiên ngắt lời:
- Lúc đầu cô không chào đón nó lắm vì nghĩ đến chuyện con bé lấy chồng cũng chỉ vì cần tiền cho má trả nợ. Những cuộc hôn nhân có mùi tiền bạc, cô không thích và không muốn xen vào. Nhưng ở chung với nó hơn tháng nay, cô cũng hiểu ra những tính tốt của nó.
Nguyên phân trần:
- Nhưng hôn nhân mà không có tình yêu thì làm sao hạnh phúc được cô? Con đã bảo với em Phong tương đối rõ ràng rồi. Bây giờ em cố giúp con, mai mốt nếu em có gặp ai vừa ý, con nhất định sẽ đứng ra lo cho em được như ý nguyện.
- Nhưng rồi nó...
Giọng Nguyên vẫn vang lên:
- Xin cô đừng ép con nữa. Nếu cô thúc ép con tổ chức lễ cưới với em bây giờ, thì mai mốt làm sao em có cơ hội quen biết hay gặp gỡ ai, làm sao giải thích với mọi người về vị trí của mình trong nhà này?
- Vậy nếu không tổ chức lễ cưới, con bé cũng sẽ giải thích với người ta ra sao về vị trí trong nhà này? Thu Phong nó khờ khạo nên bị con lừa gạt thôi.
- Con...
Nguyên đột ngột kêu lớn lên:
- Trời ơi, con xin cô, cô đừng ép con hoài như vậy.
Giọng bà Minh vẫn lạnh lùng:
- Nếu cô không ép con, thì con sẽ ép con bé sống với sự lỡ dở khó coi kia đến suốt đời sao?
- Thôi thôi, chuyện này xin cô hãy khoan bàn tới, cô cho con suy nghĩ thêm một thời gian nữa đã.
Rồi như sợ bà Minh chận lại, Nguyên nhanh chân bước lên thang. Thu Phong sững người với câu chuyện mà không kịp lánh đi nên cuộc chạm mặt thình lình làm cả hai đều cảm thấy bất ngờ.
- Thu Phong - Nguyên kêu lên.
Thu Phong im lặng nhìn anh một giây, rồi đi ngang qua anh để xuống.
Nguyên quay lại như định nói gì, nhưng không hiểu sao anh nhăn mặt lắc đầu rồi thở hắt ra và bước lên lầu.
Bà Minh lăn xe đến chân thang đón cô với ánh mắt buồn rầu. Cô mỉm cười nụ cười không trọn:
- Thôi cô ạ, dù sao... nhớ đến cái đám cưới chỉ là ba cháu thôi, má cháu có lẽ đã về lại phố chợ, không để ý đến nữa đâu. Hôm nào anh Nguyên cho phép, cháu sẽ về thăm và tìm cách nói cho ba cháu đừng buồn.
- Nhưng nếu như vậy thì tủi phận cháu quá.
Cô lắc đầu:
- Cháu không ngại người ta nói gì, miễn là má cháu không phải vào tù, miễn là nói sao ba không buồn thì được rồi.
Bà Minh nhìn cô rồi thở dài:
- Dù sao cô cũng thấy cháu rất tốt, cô muốn cháu là cháu dâu của cô, thằng Nguyên với cách sống như vậy thật là không công bằng cho cháu một chút nào.
Cô cười chua chát:
- Anh Nguyên cũng vì cu Phong, còn cháu thì vì ba má cháu. Má cháu được sự giúp đỡ của ảnh mà trả hầu hết nợ, không phải vào tù, thì đã là tốt rồi. Cháu thích cu Phong, ở đây giúp anh Nguyên trông con cũng tốt. Có điều...
- Cháu muốn nói gì? - Bà Minh ân cần - Cháu cứ nói ra đi, có gì cô sẽ giúp cháu.
Cô đáp:
- Cháu muốn học cô nghề đan áo len. Cô đã có lần khen cháu đan đẹp, vậy không biết cháu có thể... làm thêm để kiến tiền không?
Bà Minh chau mày:
- Sao lại đan áo kiếm tiền? Nguyên nó vẫn có thể lo cho cháu mà.
Cô lắc đầu cười gượng:
- Nhưng cháu hiểu ý ảnh rồi. Ảnh rồi sẽ đám cưới với chị Nhã nào đó, vậy cứ để cháu học chút ít kiến thức bỏ bụng, mai mốt cu Phong ngoan hơn, ảnh sẽ không cần vai trò vú em của cháu nữa thì cháu sẽ ra ngoài tìm việc làm. Cháu sẽ cố dành dụm để trả ảnh dần số tiền ảnh giúp má cháu.
Bà Minh chau mày:
- Chuyện nợ nần kia đừng bao giờ cháu nhắc đến nữa, là nó chủ động đến đề nghị và thỏa thuận với má cháu để đưa cháu lên đây mà. Nhưng còn chuyện đan áo...
Bà nhìn cô hỏi gặng:
- Bộ cháu thật sự thích sống ở đây à?
Như chạm đúng nỗi lòng, Thu Phong mím môi cố kềm nhưng không được đành bưng mặt bật khóc:
- Cháu... không thích sống ở đây đâu. Người thành phố phức tạp khó hiểu quá, cháu không dám đặt lòng tin vào ai nữa. Nhưng cháu lại về quê không được.
Tiếng khóc của cô như tiếng than cho số phận. Bà Minh mủi lòng vươn tay sờ lên mái đầu cúi gầm nức nở của cô và thở dài:
- Thu Phong! Thật tủi cho thân cháu.
Giọng cô ướt sũng nước mắt:
- Ngày tiễn cháu đi, ba cháu đã dặn rồi, phải ráng làm người mẹ tốt, làm người vợ tốt, cháu đã hứa với ba, nhưng bây giờ không có dịp để thực hiện. Nếu anh Nguyên không còn cần vai trò của cháu nữa, cháu đành nấn ná ở lại thành phố này kiếm cách sinh sống, để thỉnh thoảng về thăm ba thôi. Cháu sẽ giấu ba chuyện này, vì nếu biết ra, ba cháu sẽ buồn lắm.
Nắm lấy bàn tay cô, bà Minh nghẹn lời:
- Thu Phong, hay là...
Bà ngập ngừng nói:
- Hay là con làm con nuôi của cô đi. Cô sẽ làm giấy tờ bảo lãnh con qua Pháp sống.
- Qua Pháp?
Bà nói quả quyết:
- Ừ, mặc dù mấy năm nay tật nguyền nhưng cô đoan chắc có thể lo lắng chăm sóc cho cháu học hành tới nơi tới chốn. Cô sẽ tìm người tốt dựng vợ gả chồng cho cháu. Làm con nuôi cô nhé, cô không có con, cô sẽ thương yêu cháu như chính đứa con ruột của mình.
Cô nhìn bà cảm động, nước mắt lăn dài trên má:
- Cô ơi, con biết cô thương con, lo cho con còn hơn má ruột của con nữa, nhưng mà con vẫn còn ba ở quê, ba con cũng già rồi, ở lại đây con còn có thể về thăm viếng ba.
- Con không nghĩ cho mình sao?
Cô chùi nước mắt lắc đầu. Bà Minh thở dài. Vỗ nhè nhẹ lên tay cô, bà dịu giọng:
- Con gái, con tính tốt như vầy, lo gì mà không có thằng con trai tốt đeo đuổi, lo lắng cho con. Thôi được, nếu con không thích theo cô qua Pháp, thì bất cứ chuyện gì con cần, cứ gọi điện qua bên ấy cho cô, cô sẽ giúp con hết khả năng của mình.
Thu Phong máy móc gật đầu, lòng chùng xuống vì thấy ngoài bà Minh và ba mình, cô hầu như không còn biết phải tin yêu ai khác nữa.
Cả đêm hôm ấy cô không ngủ được. Hình ảnh ba mong chờ một thiệp hồng cho danh chính ngôn thuận làm cô cứ trăn trở không nguôi.
Gần về sáng, cô mệt mỏi thiếp đi. Cô mơ con sáo sậu hót trong lồng bảo cô:
- Về nhà thôi, chị Phong, về nhà thôi.
Cô mơ hồ thấy hồ Thanh Vân cũng rì rầm tiếng vọng:
- Về với tôi đi cô chủ nhỏ, họ không tốt bụng với cô đâu. Cô về đi.
Rồi cô lại thấy ba. Ba gầy guộc đứng cạnh bờ ao, nói với cô bằng một giọng muộn phiền trách móc:
- Thu Phong! Ba đã gả con đi, thì con đã là người nhà người ta, con đã hứa là người mẹ tốt, người vợ tốt rồi, sao giờ lại thất hứa hả con?
Cô thấy mình nấc lên nghẹn ngào.
Ba không hiểu cô sao? Người ta đâu cần một người mẹ, người ta đâu cần một người vợ, người ta chỉ cần một cô vú em thôi. Và con là cô vú em mà người ta xuống tận miệt quê nghèo bỏ tiền mua về. Chuyện là mẹ tốt vợ tốt kia chỉ mãi là trong mơ mà thôi ba ơi.
Chẳng biết ba có nghe lời cô phân trần không, chỉ nghe văng vẳng đâu đây tiếng ai gieo nhẹ mấy vần thơ thánh thót, như nuối tiếc một thời con gái vô tư của hôm qua:
"Một lần khép nép Lạy chào mẹ cha Phận con là gái Như hạt mưa sa... "
Thân cô là hạt mưa sa. Không sa vào giếng trong để hòa mình với nước mát, mà lại sa xuống chỗ sa mạc khô cằn mất rồi.
- o O o - Đêm hôm ấy cũng có một người không ngủ được. Người ấy ngồi mãi ngoài sân thượng, thuốc nối thuốc trên môi trong suy tưởng lặng câm.
Nỗi day dứt về một lời hứa suông hôm nào làm lòng nặng trĩu buồn phiền, người ấy thở dài.
Với Nhã có còn là tình yêu không?
Còn với Thu Phong, một người đàn ông gần ba mươi như anh có thể hòa hợp với một cô nhóc thôn quê còn ham đùa, ham nghịch như cô không để mà có một sự bắt đầu?
Không tổ chức lễ cưới thì cô Minh sẽ mãi chì chiết mình là người tệ bạc, cơ hội. Nhưng nếu tổ chức lễ cưới, thì chẳng lẽ lại tự cột chặt mình vào một mối quan hệ hầu như chắc chắn là không cân xứng, làm khổ cả đôi bên?
Mùi hoa ngọc lan vẫn nồng, nhưng thiếu người đồng cảm yêu thích hoa, mùi hương buồn bay tản mát trong đêm, cả tách trà cũng nguội lạnh ơ hờ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đêm Thu
Khánh Vân
Đêm Thu - Khánh Vân
https://isach.info/story.php?story=dem_thu__khanh_van