Chú Thích
* * *
[1] Singapore.
[2] Paris.
[3] Trích từ bài thơ Kích cổ thuộc phần Bội phong của Kinh Thi. Nguyên văn là: “Sinh tử khiết khoát, dữ tử thành thuyết, chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”; nghĩa là: “Sống chết hay xa cách, đã cùng nàng hẹn ước rồi, ta nắm tay nàng, thề rằng sẽ ở bên nhau đến lúc cùng già nua”.
[4] Chữ Phẩm: 品.
[5] Tức cháo mồng 8 tháng Chạp, còn có tên là cháo Thất Bảo hay cháo Bát Bảo: cháo được nấu từ một số loại gạo, hạt sen, táo đỏ. Đây là tục lệ bắt nguồn từ Phật giáo, tương truyền Thích Ca Mâu Ni đắc đạo vào ngày này, nên chùa chiền nấu cháo cúng Phật, về sau dân gian lưu truyền mãi thành tục lệ, cứ đến ngày 8 tháng Chạp âm lịch người Trung Quốc lại ăn loại cháo này để được may mắn.
[6] Tên một vở kịch, còn có tên gọi khác là Kỳ Song Hội.
[7] Loại ghế tay và lưng ghế khum hình vòng cung.
[8] Loại giường xây bằng xi măng, phía dưới rỗng, mùa đông thường đốt lửa ở dưới cho ấm.
[9] Tháng Tám âm lịch còn gọi là tháng hoa quế, vì đây đúng là mùa hoa quế nở rộ. Trong thời gian này, thường có mấy ngày thời tiết oi bức dị thường, nên dùng chữ “chưng” để hình dung, lại vì đúng mùa hoa quế. Vậy nên mới gọi là “quế chưng”.
[10] Một câu thơ trong bài “Tĩnh dạ tư” của Lý Bạch (chú thích của người dịch).
[11] Người Trung Quốc thời đó dùng cụm từ này để chỉ việc chơi bời trai gái trăng gió (chú thích của người dịch).
[12] Trong nguyên tác: Mai Khôi; từ Hán-Việt chỉ hoa hồng.
[13] Liễu Hạ Huệ, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là bậc chính nhân quân tử, kiên định trước nữ sắc. Giai thoại về ông viết rằng: Liễu Hạ Huệ một hôm dừng chân nghỉ qua đêm trước cổng thành, có một phụ nữ cũng đến trú chân. Trời lạnh người phụ nữ này bị cảm lạnh rét cóng, Liễu Hạ Huệ liền cởi áo mình ra khoác lên người cô ta rồi ôm vào lòng để cô ta hết lạnh, mà trong lòng không hề có một chút tà tâm.
[14] Chữ Nhụy (蕊) gồm một bộ Thảo đầu (艹) và ba chữ Tâm (心) viết liền nhau; nếu viết rời rạc sẽ thành như ba chữ (chú thích của người dịch).
[15] Đại ý nói lòng vui vì trái tim đã tìm được bến đỗ.
[16] Chỉ Tô Châu và Hàng Châu.
[17] Chỉ bờ sông Hoàng Phố, cũng gọi là bến Thượng Hải.
[18] Chỉ khoảng thời gian cuối xuân đầu hạ, lúc quả mai chín vàng rộ. Thời điểm này ở khu vực Trung, hạ du sông Trường Giang thường hay mưa nắng thất thường, tiết trời ẩm ướt, quần áo, chăn màn rất dễ ẩm mốc (chú thích của người dịch).
[19] Nguyên văn “二寸” (Nhị thốn, cỡ hai), cỡ ảnh của Trung Quốc, cỡ một bằng 2.5x3.8 cm, cỡ hai bằng 3.5x5.2 cm; ở đây dịch thoát thành cỡ 4x6 cho gần với cách dùng của Việt Nam (chú thích của người dịch).
[20] Loại quần trẻ em Trung Quốc hay mặc, đũng quần để hở để tiện cho việc đi tiểu (chú thích của người dịch).
[21] Loại tranh vẽ hoặc thêu truyền thống của Trung Quốc, trong có rất nhiều nhân vật trẻ con, mang nghĩa chúc tụng con đàn cháu đống.
[22] Loại vải Trung Quốc tự sản xuất vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, nhằm đề cao tinh thần dùng hàng nội địa, chống lại xu hướng sử dụng vải của các nước đế quốc chủ nghĩa.
[23] Tức tục 闹房 (náo phòng) truyền thống của người Trung Quốc, bạn bè người thân trêu chọc, thử thách cô dâu chú rể trước khi cho phép họ vào động phòng.
Chuyện Tình Giai Nhân Chuyện Tình Giai Nhân - Trương Ái Linh Chuyện Tình Giai Nhân