Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Làm Gì Có Chuyên Đó
1
Tội nghiệp ông tôi. Họ đã đến đưa ông tôi vào trại. Nhất định ông tôi sẽ rất khổ sở. Ông thích sống tự do với cái vườn của mình, ở đó ông có thể tẩn mẩn đánh luống trồng rau hoặc trò chuyện với bà Jingli ở nhà bên cạnh. Tôi biết ông không thể chịu được cuộc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Mẹ nói:
- Mẹ biết, làm như thế thật không phải. Nhưng chúng ta không còn cách nào cả. Ông ngoại con bị bệnh. Đầu óc ông có vấn đề. Ông bị ám ảnh bởi những chuyện không có thật. Đôi khi xảy ra chuyện đó với những người đã quá già, như ông ngoại chẳng hạn. Nước mắt tôi trào ra. Tôi hỏi:
- Nhưng chuyện gì mới được chứ? Con không tin ông bị bệnh gì cả, ông là người hoàn toàn bình thường, con muốn đến thăm ông!
Cả mẹ cũng nước mắt lưng tròng. Mẹ cũng đau khổ y như tôi. Dù sao thì ông cũng là bố của mẹ. Mẹ nói:
- Thôi được, Chris s, thứ hai này con hãy đi thăm ông. Cô y tá bảo rằng sau khi tan trường con có thể rẽ vào thăm ông mà.
Tôi tới nhà dưỡng lão thăm ông hôm thứ hai. Tôi phải ngồi chờ rất lâu trên chiếc ghế gỗ trong một căn buồng bé tí xíu sặc mùi nước sát trùng mà người ta thường rẩy trong nhà vệ sinh. Cô y tá trực mặc áo blu trắng, ở ngực có đeo biển đề: Y tá Gribble. Cô có hai con mắt rất gian, y như cái lỗ ở con lợn tiết kiệm, chỉ biết nuốt vào tất cả và không chịu nhả ra cái gì bao giờ. Cô vấn tóc búi ngược lên, giày bóng lộn có thể trông thấy rõ cái đầu gối gầy guộc. Sau khi để tôi phải ngồi chờ chán chê, cô bảo:
- Nào, cậu cả vào đi.
Rồi cô dẫn tôi đi dọc theo hành lang rẽ vào một cái buồng nhỏ. Cô bảo:
- Trước khi cậu vào tôi muốn nói một điều để cậu rõ, nếu lão già nói về một cái gì đó mà cậu không trông thấy thì cậu phải nói: "Làm gì có chuyện đó!". Cậu tuyệt đối không được tỏ ra tin vào những điều lão nói.
Tôi chẳng hiểu cô ấy nói gì, tôi chỉ biết chắc một điều, cô ấy không có quyền gọi ông là lão già. Ông tôi cũng có tên như mọi người khác kia mà. Chúng tôi đi vào phòng
Ôi trông kìa, ông tôi nằm lọt thỏm trên một cái giường trải ga trắng tinh. Ông nhìn chăm chăm con ruồi đậu trên trần. Trông ông thật buồn bã và bất hạnh. Trước khi rời căn buồng cô y tá Gribbel liếc nhìn ông ngoại rồi đe:
- Này, đừng nói chuyện nhảm nhí vớ vẩn, rõ không? Hãy nhớ rằng: chuyện đó làm gì có. Cô ấy ngồi trên một chiếc ghế cạnh cửa ở ngoài hành lang.
2
Khi trông thấy tôi, ông mừng rỡ ra mặt. Mắt ông dường như bừng sáng. Ông nói:
- Ôi Chris, ông chờ cháu mãi. Cháu phải đưa ông đi khỏi cái nơi kinh khủng này. Những cây cà chua của ông sẽ chết mất thôi. Ông phải ra khỏi nơi này.
Ông liếc mắt nhìn ra cửa rồi khẽ khàng:
- Cô ta như một con diều hâu canh giữ ông suốt ngày. Cháu là cơ hội duy nhất của ông.
Sau đó ông lôi một cái gì đó giấu ở trong chăn và giúi vào tay tôi. Đó là một chiếc máy ảnh có cả đèn chớp. Ông bảo:
- Cháu hãy chụp một kiểu ảnh để họ thấy là đúng. Nếu cháu mang được tấm ảnh đó tới đây thì nhất định họ phải thả ông ra.
Hai con mắt ông chớp lia lịa. Tôi chẳng hiểu ông nói gì cả. Tôi hỏi ông:
- Cháu phải chụp ảnh gì hả ông?
- Con rồng. Cháu phải chụp con rồng trong hệ thống cống thoát nước thải. Ông chưa bao giờ kể cho cháu biết về chuyện đó vì ông không muốn làm cháu sợ. Nhưng bây giờ cháu là nguồn hy vọng duy nhất của ông. Ngay cả mẹ cháu cũng tin là ông bị điên. Vì thế mẹ cháu không chịu tin vào chuyện con rồng. Chả ai tin ông cả, cháu ạ.
Từ ngoài hành lang vang lên một giọng chua loét:
- Rồng, làm gì có chuyện đó!
Đúng là giọng cô y tá Gribble, té ra cô ấy nghe lỏm ông cháu tôi chuyện trò. Tôi chẳng biết phải trả lời ông như thế nào. Có lẽ đúng là ông ngoại tội nghiệp của tôi bị bệnh mất trí thật. Ông tin rằng có rồng thật. Tôi nghĩ, có lẽ tốt nhất là cứ coi như chuyện con rồng là có thật. Tôi thầm thì hỏi ông:
- Ông ơi, thế con rồng ấy ở đâu?
Ông liếc mắt nhìn ra cửa rồi nói sẽ:
- Kênh tiêu nước thải, ở Donovan ấy. Ngay phía sau khu vườn của ông. Đó là một con quái vật có răng xanh lè và hai con mắt đỏ như than hồng. Nó có vẩy, cánh và đuôi màu đen. Với cái đuôi đó nó có thể quật chết tất cả, hơi thở của nó hôi thối nồng nặc. Tôi thầm thì hỏi ông:
- Thế ông trông thấy nó à?
- Thấy, thấy... Ông không những trông thấy nó mà còn đánh nhau với nó. Ông và nó vật lộn với nhau ở cửa cống tiêu nước thải vùng Donovan. Hôm đó nó rượt theo con Doo Dah. Nó rất thích ăn chó và mèo. Nó nhai xương chúng rau ráu. Nhưng ông bảo nó: "mày chỉ có thể vồ con Doo Dah qua xác của ta". Ông cũng gây cho nó một vài vết thương.
Ông đứng vọt dậy, với cái chổi chỗ tủ đứng rồi hùng hổ đánh nhau với con rồng tưởng tượng. Ông thọc chiếc cán chổi rồi nhảy lùi lại. Ông nhảy vọt lên giường, tư thế sẵn sàng chiến đấu như một con sư tử:
- Rồng, lại đây, mày bắt con chó của tao xem nào! Mày định ăn thịt nó hả? Đồ quái vật hôi hám...
Ông lao theo con vật vô hình và chọc chiếc cán chổi như chọc cây mác. Trông ông hùng dũng như một tên cướp biển đang chống trả kẻ thù khi con tàu đang chìm dần. Bỗng có tiếng nói hách dịch, lạnh lùng vang lên ở trong phòng:
- Về giường.
Cô y tá ra lệnh. Hai con mắt cô ta giận dữ nheo lại như muốn phóng ra những tia chớp. Cô quát lên với ông.
- Này, hãy thôi nói những chuyện nhảm nhí đó đi. Không có rồng riếc gì cả. Chỉ có rồng trong cái đầu ông mà thôi. Đúng là một lão già điên khùng!
Tôi nói:
- Không phải thế. Ông không điên. Ông là ông ngoại của tôi, đây không phải là chỗ của ông, ông muốn ra khỏi nơi này.
Cô ta nheo mắt cho tới khi mắt cô chỉ còn là một cái vệt ngang rồi nói:
- Mày lại càng làm cho ông mày quẫn trí. Nội trong năm phút nữa mày phải đi khỏi nơi này.
Nói xong cô nhìn ngang nhìn ngửa một lúc rồi đi ra ngoài. Trong khi đi từ từ về giường của mình ông nói:
- Ông phải ra khỏi nơi này. Ông muốn lại được nhìn thấy mặt trời và trăng sao, ông muốn tận hưởng những luồng gió thổi mát rượi, muốn được sờ nó vào những thân cây cổ thụ và hít thở bầu không khí pha vị mặn của biển cả. Những cây cà chua của ông sẽ tàn lụi nếu không có bàn tay chăm sóc của ông. Căn phòng này với ông không khác gì một nhà tù. Ông thà chết còn hơn phải sống ở đây - Môi ông run bật bật. - Chris ơi, cháu hãy chụp cho ông một bức ảnh. Chụp ảnh con rồng. Lúc đó thì họ sẽ thấy đây là chuyện thật và họ sẽ phải cho ông ra. Ông không điên đâu. Ở đó có một con rồng thật mà. - Ông cầm tay tôi và nhìn tôi đăm đăm. – Chris ơi, cháu hãy chụp ảnh cho ông nhé!
Tôi nói với ông:
- Vâng. Cháu sẽ mang đến cho ông bức ảnh con rồng cho dù cháu có phải đi tới cùng trời cuối đất.
Hai con mắt của ông rực sáng. Ông dặn:
- Cháu đừng có đi vào trong hệ thống thoát nước. Chớ có đi vào hang ổ của con quái vật. Nó sẽ ăn sống nuốt tươi cháu. Cháu hãy nấp ở cửa cống, khi nó thò đầu ra thì cháu chụp và chạy đi ngay tức khắc, phải chạy trốn thật nhanh.
- Thế lúc nào thì con rồng sẽ rời hang?
- Vào lúc nửa đêm. Bao giờ cũng vào ban đêm, chính vì thế phải có đèn chớp.
Tôi hỏi ông:
- Thế ông nhìn thấy con rồng đó lần cuối cùng từ bao giờ?
Ông bảo:
- Cách đây hai năm.
Tôi thất vọng kêu lên:
- Cách đây hai năm kia ư? Thế thì từ đó đến nay nó chết rồi cũng nên.
Ông bảo:
- Nếu nó chết thì ông cũng coi như là chết mất rồi.
Ông đảo mắt buồn bã nhìn căn buồng lạnh lẽo. Tôi nghe rõ tiếng thở dài thườn thượt ở ngoài hành lang. Rồi tiếng cô Gribble lạnh lùng vang lên:
- Hết giờ thăm bệnh nhân!
Tôi hôn lên má lởm chởm râu của ông và nói rất khẽ vào tai ông:
- Cháu không sợ. Nếu ở đó có rồng, cháu sẽ chụp ảnh nó.
Cô y tá dỏng tai nghe nhưng vì tôi nói rất khẽ nên cô ta không hiểu tôi nói gì. Khi dẫn tôi đi ra ngoài cô nói với tôi giọng chua như dấm:
- Cậu cả, hãy nhớ rằng không có rồng riếc gì cả. Không có rồng. Nếu như cậu cố tình để lão già tin vào chuyện đó thì từ nay tôi cấm cửa, không cho phép cậu tới đây nữa.
Tôi đi về nhà, vừa đi vừa lắc đầu. Tội nghiệp ông tôi. Ông đoán chắc là ở cửa hệ thống kênh thoát nước có rồng thật. Tôi không tin vào chuyện rồng. Nhưng tôi đã hứa với ông. Nói lời phải giữ lời. Ít ra thì tôi cũng phải đi đến đó một lần. Đi tới vùng cửa cống thoát nước thải Donovan vào lúc nửa đêm. Tôi suy nghĩ, cân nhắc về các khả năng để đưa ông ra khỏi ngôi nhà điều dưỡng kinh khủng đó. Nhưng tôi không nghĩ ra được cách nào cả.
3
Vì thế cho nên đúng vào lúc nửa đêm tôi đã có mặt ở chỗ cửa ống thoát nước thải. Đúng ra thì không phải là ống mà là một cái cống to tướng. Cống sâu thăm thẳm, tối mù mù, từ trong đó bốc ra mùi hôi thối nồng nặc và những tiếng động đủ loại. Tôi chờ đợi. Rét run lập cập nhưng không thấy động tĩnh gì cả. Không có rồng. Được một lúc tôi đứng dậy và đi một đoạn vào trong cống xem có thấy gì không. Tôi nghe thấy tiếng nước tí tách và tiếng ùng ục lạ lùng. Trong đó tối om om như trong một cái hang chuột vậy. Cuối cùng, tôi đã đến đó năm đêm liền. Trong năm ngày đó tôi cũng không vào thăm ông, vì cô y tá chỉ cho tôi đến đó một tuần một lần. Đêm nào tôi cũng ngồi rình ngay ở cửa cống mà hoàn toàn không thấy một chút dấu hiệu gì về con rồng cả. Tôi có nhiều thời gian để suy nghĩ và cuối cùng tôi tự hỏi, biết đâu câu chuyện ông kể có thật thì sao? Có thể là lúc này đây con rồng đó không đến. Có thể nó đang ngủ đông? Hay là loài rồng ngủ triền miên cả năm trời? Cũng có thể nó biến đi đâu đó mười năm liền thì sao? Cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng, chỉ có một khả năng, đó là tìm ra bằng được câu trả lời. Tôi nhất định phải đi vào trong đó.
Đêm hôm sau, khi mẹ đã ngủ yên, tôi lẻn ra cửa sau. Tôi mang theo đèn pin và máy ảnh của ông, tôi mặc hai áo len và khoác bên ngoài chiếc áo gió. Đêm ấy trời rét. Tôi cẩn thận dò dẫm từng bước một ở trong cống. Mỗi chân tôi để một bên thành cống, ở giữa là luồng nước hôi thối đặc quánh chảy từ từ. Cống rất to nên tôi có thể đứng thẳng mà đi. Giờ thì tôi nói thật, lúc đó tôi thấy sợ. Trước mắt tôi tối như bưng, sau lưng tôi chỉ có một vệt sáng lờ mờ mỗi lúc một yếu dần. Nỗi lo sợ cứ trào lên nhưng tôi buộc mình phải tiếp tục đi sâu hơn nữa vào cái chỗ tối om bịt bùng đó. Cuối cùng tôi không còn nhận thấy lối vào. Giữa lúc đêm hôm khuya khoắt tôi một thân một mình lặn lội trong lòng đất. Tôi bỗng nhớ tới lời ông dặn: "Chớ có đi vào trong hang rồng. Nguy hiểm lắm. Nó sẽ ăn sống nuốt tươi cháu". Tôi nghĩ tới lời nói của cô Gribble: "Làm gì có rồng!" Tôi suýt nữa thì cầu mong cô ấy nói đúng. Ánh sáng chói chang của chiếc đèn pin là điều an ủi duy nhất đối với tôi. Tôi chiếu đèn vào mọi ngóc ngách, mọi vết nứt, kẽ hở. Bỗng nhiên tôi thấy câu chuyện về con rồng chẳng có gì là điên rồ cả.
Trong trí tưởng tượng của mình tôi trông thấy rõ con quái vật đó với hai con mắt đỏ như than hồng, với cái mõm há hoác đang ngồi chồm chỗm rình mồi và chỉ chực vồ lấy tôi với những cái vuốt nhọn hoắt. Tôi cũng không biết làm sao tôi có thể tiếp tục đi sâu hàng tiếng đồng hồ vào trong hệ thống thoát nước. Tôi cần phải cố gắng, phải tìm cho ra sự thực câu chuyện mà ông đã kể. Tôi phải làm việc đó vì ông. Cống to dần và cuối cùng thành một cái hang rộng. Bốn cái cống bằng bê tông, cái thứ năm trông như một cái hang do một con thỏ khổng lồ đào bới mà thành. Bờ của cái hang đất này phủ rêu xanh nhầy nhầy và có rất nhiều vết đào bới. Tôi cẩn thận đi vào trong cái cống đó. Tôi những muốn quay trở lại và bỏ chạy. Tôi muốn la hét rõ to, tôi những muốn có con rồng thật và nó sẽ vồ lấy tôi, xé xác tôi thành trăm mảnh. Miễn là mọi chuyện nhanh chóng qua đi. Gì thì gì cũng còn hơn là cái sợ kinh hồn đang làm cho tôi run lên bần bật. Vì lối đi trong cái cống này rất trơn và cũng phủ một lớp bầy nhầy như trên tường nên tôi luôn bị trượt chân và vấp ngã. Cái cống này ngày càng đi xuống sâu hơn và xoắn trôn ốc. Càng đi vào sâu mùi xú khí càng nồng nặc hơn đến nỗi tôi phải lấy khăn buộc kín mồm và mũi.
Tôi đã mấy lần chực bỏ cuộc. Bỗng có cái gì lạo xạo ở dưới chân. Xương. Tôi chĩa đèn pin xuống đất thì thấy xương nằm ngổn ngang cái to, cái nhỏ và đây đó là những cái sọ nho nhỏ nằm rải rác quanh chân tôi. Tôi nhận ra một cái dây da và một mẩu kim loại, trên đó khắc dòng chữ: "Timmas". Không nghi ngờ gì nữa, đây là một cái dây buộc cổ chó. Càng đi vào sâu xương càng nhiều và cuối cùng thì tôi bước trên những đống xương chất thành đống đến tận đầu gối. Tôi sợ bủn rủn cả người nhưng dù sao tôi vẫn dấn tới. Nhất định tôi phải chụp được một kiểu ảnh. Đó là khả năng duy nhất để tôi có thể đưa ông thoát ra khỏi nhà ôn dưỡng và để chứng minh rằng ông hoàn toàn không bị điên. Cuối cùng cửa cống này chạy tới một cái hang rộng thênh thang. Hang cao đến nỗi đèn pin không rọi nổi tới trần hang. Trần cong lên thành hình một cái vòm. Chính giữa nhô hẳn lên như một cái gò và con rồng nằm trên cái gò đó.
4
Quai hàm nó há hốc, trắng nhởn, hai con mắt trống rỗng trông như hai cái hố sâu thăm thẳm, tối tăm. Nó nằm bất động. Tôi cũng đứng như trời trồng. Hai chân run lập cập không khác gì hai cái búa máy. Con quái vật khủng khiếp không hề chồm dậy và cũng không ăn sống nuốt tươi tôi. Nó không thể làm gì cả. Nó đã chết rồi. Con quái vật giờ đây chỉ còn là một đống xương. Với những cố gắng cuối cùng nó đã cố dang đôi cánh để che chở đống của cải của mình. Nó to lừng lững nhưng rất xấu xí. Bộ xương cánh của nó đã héo khô và giang ra vĩnh viễn trong lòng đất. Cái sọ của nó trễ ra, chảy dãi và gườm gườm nhìn tôi một cách độc ác. Dường như nó muốn vồ thân hình bé nhỏ của tôi và xé ra thành trăm mảnh. Còn đống của cải mà nó đang giang cánh ra để bảo vệ một cách vô vọng? Tất cả toàn là những thứ tạp nham vô bổ. Nào là những máy truyền hình đã tháo rời, hư hỏng, rađiô bán dẫn, nắp thùng rác, lốp ô tô, chai lọ, xe nôi hỏng, những cái gương bị vỡ và các khung ảnh bị gẫy méo mó. Tịnh không hề có kim cương, không có những thanh gươm dát vàng.
Con rồng này là vua của một đống rác rưởi bẩn thỉu. Tất cả những cái gì bị nước cống lùa vào đây đều bị nó vớt vát lại làm của cải của mình. Bây giờ thì tôi phải làm cái công việc mà vì nó tôi phải lò mò lặn lội vào tận đây. Chụp ảnh. Tôi đứng trên một hòn đá trơn truồi truội và chuẩn bị máy ảnh. Giờ thì tôi sẽ có chứng cớ, may ra có thể giải thoát cho ông ngoại. Tôi chụp khoảng mười kiểu ảnh. Bỗng tôi bị trượt chân, đèn pin, máy ảnh văng ra xa. Tôi nghe thấy tiếng loảng xoảng khi chúng va chạm vào đống rác. Lúc đó ánh đèn pin lóe sáng một lần cuối cùng rồi tắt ngấm. Tôi đứng trơ trọi giữa đêm đen như mực bên cạnh xác một con rồng. Tôi dò dẫm lần tìm cái máy ảnh. Cái tảng đá mà tôi đứng trên đó thực ra không phải là đá mà là một cái hòm trơn truồi truội không có góc cạnh. Tôi lấy tay thận trọng sờ soạng mò tìm, tôi phải tìm bằng được cái máy ảnh và chiếc đèn pin nhưng ở nơi sâu thẳm trong lòng tôi biết chắc rằng tôi sẽ không tài nào mò tìm thấy chúng. Chúng nằm đâu đó giữa đống xương của con rồng hoặc lẫn lộn với những cái xương đã mục nát thối rữa khác. Trong điều kiện tối om om như thế này tôi sẽ không tìm thấy đèn pin lẫn máy ảnh. Trong khi lần mò rờ rẫm ở đống rác tôi đụng phải một cái thùng phi đựng dầu cũ.
Cái thùng lăn truồi đi va vào những thứ rác rưởi phát ra tiếng động loảng xoảng rợn người. Bỗng nhiên tôi cảm thấy đất ở dưới chân chuyển động. Tiếng động làm cho trần hang bị sụt lở. Đất đá rơi rào rào. Cả cái hang đổ sập xuống. Mặt đất rung chuyển khi những tảng đá khổng lồ từ mái vòm hang rơi xuống. Tôi phải nhanh chóng chạy ra khỏi nơi này nếu không muốn bị chôn vùi ở nơi đây. Tôi băng qua đống rác, lội qua những đống xương đầy ngập chân chạy ra phía cửa hang. Tôi cụng đầu vào đá và trượt ngã không biết bao nhiêu lần. Tôi nghe thấy tiếng đổ vỡ ầm ầm và tiếng nước ào ào chảy. Bỗng có tiếng nổ như sấm trong không khí, tôi bị một luồng gió ép vào lối xoắn ốc trong hang và đúng lúc đó toàn bộ trần hang đổ ập xuống. Tôi ngồi thụp xuống và trượt trong cái ống trơn tuồn tuột. Đường ống chỗ lồi, chỗ lõm và được một lúc thì đũng quần của tôi bị rách bươm. Cuối cùng tôi ngã lộn tùng phèo trên mặt đất. Tôi thấy khắp người đau ê ẩm tôi hoàn toàn không trông thấy gì cả. Chắc rằng người tôi chỗ nào cũng xây sát và máu chảy đầm đìa.
Có một tiếng động rất to vang lên ở bên trên và một cái gì đó đang lao tới ở đằng sau tôi. Tôi chưa kịp tránh thì đã có một vật cứng như cao su đập vào đầu tôi làm tôi ngã vật xuống. Đó chính là cái như cái hòm mà lúc nãy tôi đã đứng trên nó. Tôi ngồi bệt ở trong dòng nước và không cầm được nước mắt. Thế là mọi chuyện đều công cốc. Tôi đã trông thấy cái xác con rồng, đã chụp ảnh. Nhưng máy ảnh, con rồng và đống của cải của nó đều đã bị đất đá chôn vùi trong lòng đất. Thế là con rồng đã vĩnh viễn biến mất, cùng với nó là hy vọng giải thoát cho ông ngoại khỏi khu điều dưỡng. Như vậy là không có một chút bằng chứng nào về việc con rồng đã từng sống ở đây.
5
Tôi cảm thấy rất rõ là cái hòm này đang cựa quậy ở trong cống. Nó đang trôi đi. Tôi quyết định phải đi theo nó, biết đâu đây chẳng là vật cứu cánh của tôi. Vì tôi đi theo cái hòm đang trôi nên vẫn đi ra ngoài được mà không cần phải có đèn pin. Khi ra đến cửa cống thì trời đã chông vông, người tôi ướt sũng, môi tím tái vì rét và tôi cảm thấy buồn bã ê chề. Toàn bộ công việc mạo hiểm của tôi trở thành công cốc. Mọi người sẽ tiếp tục coi ông ngoại là một người mất trí và chỉ có tôi là người duy nhất biết rằng điều đó không đúng. Chỉ có cái khối bằng cao su này là bằng chứng cho sự nỗ lực của tôi. Nhưng tôi không có gì làm bằng chứng về việc có con rồng đã từng sống ở trong hệ thống cống thoát nước. Tôi nhìn kỹ cái hòm. Trông nó như con xúc xắc mà người ta vẫn chơi cá ngựa, có điều nó không có các chấm. Cái hòm này màu hồng và khá nặng. Tôi không thấy nó có nắp. Rõ ràng nó đặc chứ không rỗng. Tôi tự nhủ phải mang nó về và đưa cho ông xem. Thế là tôi vác nó về nhà và trước hết tôi phải đi tắm. Lúc đó mẹ đã đi làm. Tôi mặc quần áo sạch rồi lên đường tới nhà ôn dưỡng. Cô y tá với cặp mắt gườm gườm ngồi trong phòng thường trực bằng kính ở cuối hành lang. Cô ta mỉa mai:
- Thế nào, ảnh chụp con rồng của cậu đâu?
Tôi buồn bã đáp:
- Không có. Nhưng tôi có một cái khác.
- Và chỉ cho cô ta xem cái khối vuông.
Cô y tá vội hỏi:
- Cái gì vậy?
Tôi ấp úng nói:
- Cháu lấy nó ở trong hang rồng về. Cô đáp:
- Mày thật là một đứa trẻ con đốn mạt, nói dối như Cuội, đừng có hòng đưa lão già đó ra khỏi đây bằng những trò dối trá của mày. Tý nữa lúc về nhớ mang cái đồ thối tha này ra khỏi đây!
Tôi đi vào buồng của ông. Khi trông thấy tôi mặt ông sáng bừng lên. Nhưng ông lại buồn thiu khi nghe tôi kể xong mọi chuyện. Ông nói:
- Cháu ơi, thế là ông bị thất bại rồi. Ông sẽ không bao giờ có thể chứng minh chuyện ấy là có thật nữa. Ông sẽ bị nhốt suốt đời ở đây mất thôi. Chúng tôi ngồi thừ người và ngắm nhìn cái khối vuông nằm ở giữa buồng.
Bỗng ông đứng phắt dậy và nói:
- Ông đã có lần đọc về cái này. - Ông cười rồi nói tiếp – ông nghĩ rằng, ông biết nó là cái gì rồi.
Trong khi ông tôi nói thì tôi thấy một bên của cái khối đó có vết nứt. Bỗng có tiếng nổ và cái khối đó toác ra làm đôi. Và một con rồng nhỏ nhảy vọt ra. Ông tôi reo lên:
- Trứng rồng!
Trứng rồng trông như một cái khối vuông. Con quái vật chạy lại chỗ tôi và lấy răng càm càm vào chân tôi. Nó đói. Tôi nhảy vọt sang giường ông ngoại và cả hai cùng hể hả cười sung sướng. Răng của chú rồng con này rất chi là sắc. Con rồng màu tím, răng màu xanh. Từ tai nó bốc lên những luồng khói xám. Ông bảo:
- Thế là ông sẽ được ra khỏi nơi này, không ai có thể giữ ông ở đây được nữa. Chúng ta có thể chứng minh là ông đã trông thấy một con rồng ở hệ thống thoát nước. Con vật này không thể từ trên trời rơi xuống. Ông được tự do rồi!
Tôi lấy hết sức reo lên rõ to:
- Hoan hô, đúng nó là rồng rồi!
Lập tức tôi nghe thấy tiếng giày loẹt quẹt của cô Gribble. Con rồng nhỏ bỗng đứng yên và khụt khịt mũi đánh hơi. Nó trừng mắt nhìn ra cửa. Nó ngửi thấy mùi thức ăn. Cô y tá Gribble bước vào buồng và cao giọng: "Không có..." Bỗng cô hét vang nhà khi con rồng con mới nở bổ nhào về phía cô và ngoạm chân cô. Cô hét lên thất thanh:
- Cứu tôi với, cứu tôi với. Nó cắn tôi, ôi con rồng con kinh tởm. Bắt nó ra cho tôi!
Cô tất tả chạy quanh phòng, con rồng con vẫn ngoạm chặt chân cô quyết không buông. Ông tôi vớ chiếc va ly và chạy thẳng ra cửa. Cô Gribble rít lên:
- Đừng đi, đừng đi, đừng bỏ tôi ở lại đây một mình với con rồng.
Ông nhìn cô chằm chằm, và nói:
- Cô làm gì buồn cười thế? Cô vẫn chẳng nói làm gì có rồng đó sao!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày
Paul Jennings
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày - Paul Jennings
https://isach.info/story.php?story=chuyen_bi_an_thuong_ngay__paul_jennings