Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Amrita
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9 Bí Truyền
L
âu lắm rồi tôi mới lại đến cửa hàng bách hóa với mẹ. Kiểu mua hàng của mẹ dứt khoát như đàn ông, luôn có mục đích trước khi đến, không do dự, hoặc nếu thấy thích thứ gì đó thì sẽ quyết định mua ngay, không bao giờ đụng đến những thứ không nằm trong kế hoạch. Trong bất cứ chuyện gì và lúc nào cũng vậy, thứ mẹ muốn luôn được xác định trước, đến mức làm tôi nghĩ, chẳng nhẽ nhãn quan của mẹ chỉ hạn hẹp như vậy thôi sao. Tôi có cảm giác như em chỉ cần thấy thích là đủ, và cho dù có bỏ đi một chi tiết nào đó cũng vẫn ổn cả. Tôi chẳng còn hiểu chuyện gì vào với chuyện gì nữa. Có lẽ, nó cũng giống như những cung bậc không thể cưỡng lại được của một con người, như những đêm mênh mang trống rỗng chẳng rõ nguồn cơn, những cơn cuồng nộ không thể nào kìm lại, sự hờn gét sinh ra từ chính tình yêu, con tim nhói đau bởi ghen tuông, nỗi khát khao đến tưởng như tan nát cõi lòng. Đúng, trong con người của mẹ rõ ràng có một cái gì đó vượt quá mức bình thường. Đôi lúc tôi cũng không hiểu mẹ giải quyết chuyện đó như thế nào. Dù sao thì tôi vẫn có cảm giác mình có thể hiểu được bằng một cách nào đó. Mẹ không bao giờ định che giấu nó qua việc mua sắm hay thể hiện bột phát những tình cảm ngược đời.
Vậy thì bằng cách nào?
Có lẽ đó chính là cái mà ta vẫn gọi là "Mọi chuyện đều ổn cả." Thậm chí cả khi có trục trặc, bà vẫn ngẫng cao đầu, mở to mắt, cố gửi đi cái thông điệp rằng mọi chuyện vẫn ổn cả, và cùng lúc ấy, cố gắng kéo cái "Mọi chuyện đều ổn cả" ấy về phía mình. Tôi đã chứng kiến nhiều lần cái năng lực, cái sức mạnh ý chí ấy. Tôi không thể làm được giống như vậy.
Mỗi lần tôi đến cửa hàng bách hóa thì hoặc là thấy cái gì cũng muốn mua, hoặc là chẳng muốn mua gì và chễm chệ ngồi xem tivi màn hình khổ lớn tới cả tiếng, chỉ một trong hai trường hợp ấy. Đột nhiên hôm nay mẹ lại rủ tôi cùng đi và dù chẳng định mua gì, nhưng vì mẹ đã hứa sẽ mua cho tôi một chiếc áo khoác để cảm ơn công tôi xách đồ nên cuối cùng tôi cũng đi. Không cưỡng ép sở thích người khác, không so đo chuyện tiền nong, những lúc này mẹ thật vô cùng tươi trẻ.
Cuối cùng thì trong lúc đang uống trà trước khi về, mẹ tôi cũng hỏi:
- Sao? Kochi thế nào?
- Cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Chỉ đơn giản là đi nghỉ cho thư giãn đầu óc thôi mà mẹ! Tôi đáp.
- Về đến nơi là Yoshio bắt đầu trở lại trường ngay. Mẹ cứ thự hỏi không biết tâm trang có thay đổi gì mà lại thế! Mẹ tôi vừa nói, vừa nhìn tôi mỉm cười.
Đôi mắt to tròn, nhìn thẳng rất đỗi bình thường, với một ánh mắt rất thẳng thắn khiến khi bị nhìn như thế, thật khó để giấu lòng mình. Dù mẹ đang cáu giận, hay chìm trong buồn đau, chỉ có đôi mắt trong trẻo đến kỳ diệu ấy là không thay đổi. Mayu cũng có đôi mắt như vậy chăng?! Nghĩ đến đó, cũng phải nói thêm là, lúc này trí nhớ của tôi vẫn có phần chưa rõ ràng lắm, nhưng mỗi lần lờ mờ nhớ về Mayu, thì hoặc nó đang cười, hoặc đang nhìn bằng đôi mắt trong veo như mắt mẹ. Hẳn là đôi lúc, tôi cũng nhìn dán vào người khác bằng cái nhìn có phần hơi khiếm nhã ấy chăng, để rồi họ buộc phải giải phóng chính mình, hay buộc phải trở nên thành thật. Cũng có thể điều đó làm gợi lên trong lòng họ một nỗi hoài cảm kỳ lạ, nửa bối rối, nửa yêu thương, cũng giống như tâm trạng của tôi vào lúc này.
- Có thể nó thực sự cần có một người cha! Tôi nói.
- Tại sao? Mẹ tôi hỏi.
Bách hóa, một chiều giữa tuần. Phòng uống trà có thể nhìn được xuống phía dưới lúc này vẫn đang thưa khách. Tôi uống một cốc cà phê đặc và nóng, còn mẹ uống cà phê espresso. Mọi cảnh vật xung quanh đều sáng lóng lánh trong tiết đầu xuân, tràn đầy sinh lực. Những ống tay áo xắn cao, tán lá xanh lay động trong gió, ánh mặt trời lấp lánh nơi viền lá, hương thơm trong không gian, tất cả đều không ngừng chuyển động.
- Vì thằng bé rất thích Ryuichiro. Cả chuyện đến trường cũng do nó quyết định sau khi suy nghĩ về những gì Ryuichiro nói đấy! Tôi đáp. Cái lối dẫn dụ ấy, chúng ta có khó lòng mà làm được, vì cả bốn người phụ nữ đã nuôi dạy nó như một món đồ chơi ấy.
- Không đâu! Con nhầm rồi! Vì cậu ấy là người ngoài thôi! Mẹ tôi nói gỏn lọn. Con biết đấy, với người ngoài, muốn giả bộ bao nhiêu chẳng được. Những lúc làm nũng hay cãi lại có bị ai thấy bao giờ đâu. Dù là Ryuichiro thì cũng vậy thôi. Thực tế, cậu ấy có trực tiếp chăm sóc nó đâu. Cái khoảng cách như lúc này là lý tưởng đấy. Cảm nhận như bây giờ là rất cần thiết. Cách xa nhau thì sẽ trở thành chỗ dựa, thành anh hùng, nhưng một người đàn ông dù tốt đến mấy, nếu trở thành một người cha sống cùng nhà thì sớm muộn thằng bé cũng sẽ tìm ra nhược điểm và lấy đó để coi thường mất thôi. Mẹ nghĩ thằng bé là thế đấy!
- Nói như mẹ cũng đúng thôi! Tôi đáp.
- Đúng chứ lại! Mẹ tôi cười, châm một điếu thuốc.
- Vậy chắc là không có vấn đề gì! Tôi nói. Công nhận vui thật. Biển cũng rất đẹp nữa.
- Hai đứa con tạo thành một cặp, chắc chắn và ăn ý. Tuyệt lắm! Mẹ thấy vậy đấy! Mẹ tôi nói.
- Con, với Yoshio á?! Tôi hỏi.
- Ừ! Mẹ tôi cười.
- Con, so với một đứa còn đang học tiểu học ư?
- Không, không phải ý đó. Cả hai đứa đều có cái gì đó đi quá xa. Mayu cũng vậy những nó còn có rất nhiều điểm bình thường nên nếu sống với một người khác, nó đã không chết như thế. Chính vì đó là Ryuichiro nên nó đã gắng gượng dùng chính cái phần khác thường của mình để giao tiếp với cậu ấy. Không phải mẹ oán hận gì Ryuichiro, nhưng mẹ nghĩ thế thật đấy. Ryuichiro có khi hợp với con hơn. Có cảm giác như thế. Bởi vì con bình thản đến mức đáng ngạc nhiên đối với những gì có trong máu của chính mình.
- Con nghĩ là mình hiểu. Tôi nói.
- Có lẽ cái cần thiết đối với Yoshio là sức mạnh và tình yêu! Mẹ tôi nói.
- Tình yêu?
Tôi vẫn nhớ mới đây, cô Junko cũng nói gần giống như vậy.
- Con nhiều lý thuyết quá, nghĩ nhiều quá, suy đi tính lại và cuối cùng để lỡ mất cơ hội, mòn mất chính mình. Hãy cứ ở ngay đó, sáng vụt lên, hoành tráng và rực rỡ. Tình yêu, đó không phải là một mỹ từ, cũng không phải là một lý tưởng, nó nói lên trạng thái cần phải có của sự hoang dã bản năng ấy.
- Cái đó, có phải sẽ làm những ai tôn trọng phụ nữ nổi giận phải không ạ? Tôi hỏi.
Mẹ luôn giải thích rất vụng về và không giỏi dùng ngôn từ. Mẹ vẫn hay nói như thế, theo cái kiểu lòng vòng mà chỉ có mẹ mới hiểu.
- Không phải! Con... đúng là chẳng hiểu gì cả! Mẹ tôi nói. Mẹ đang nói về cái mà con người có thể làm được cho mình và cho người khác kia. Cái đó, là tình yêu, đúng không?! Có thể tìm một người khác đến đâu, đúng không?! Cần phải dùng đến bao nhiêu sức lực, và lo lắng thế nào!
- Nghĩa là, tình yêu là một ký hiệu diễn tả một trạng thái?
Nghe tôi hỏi vậy, mẹ cười:
- Nói hay lắm!
Lúc đó, lần đầu tiên tôi cảm thấy mình đã khẽ chạm được vào tâm hồn ấy.
- Nhìn các con, mẹ cứ có cảm giác các con thiếu sức tập trung cần thiết, dừng lại giữa chừng nhiều quá. Hãy cứ sống và tiến về phía trước đi! Mẹ tôi tiếp tục.
- Mẹ à, những chuyện đó, mẹ hãy nói cho cả Yoshio nhé!
Nghe tôi nói vậy, mẹ tôi hỏi lại:
- Nghe cứ như đang kể lể vậy, liệu có sức thuyết phục với nó không?
- Không có chuyện đó đâu mẹ. Vả lại, nó cũng muốn mẹ quan tâm tới nó nhiều hơn nữa đấy! Tôi nói. Mà... mẹ cũng có suy nghĩ riêng của mình đấy chứ!
- Chứ lại không à! Trông như chẳng nghĩ ngợi gì bao giờ đúng không?! Mẹ tôi bật cười, giọng pha chút tự mãn.
Và mẹ ráo riết thực hiện ngay. Hôm đó, em tôi về nhà giữa bữa cơm chiều. Mẹ, tôi, cô Junko đang ăn cơm. Đeo chiếc ba lô đen, mặc quần soóc, trông thằng bé đúng là một học sinh tiểu học, tôi nghĩ thầm, và bỗng cảm thấy đôi chút phấn chấn. Hình ảnh đó tràn đầy sinh khí, đến mức chỉ cần nhìn thấy cũng đủ làm cho người ta phấn chấn. Thằng bé vừa xem tivi, vừa chén tôm rán phồng cả má, như chưa từng có chuyện gì bất thường xảy ra. Có vẻ như nó đang rất kiên cường ngăn chặn tất cả những gì đang muốn cố xâm chiếm lấy nó. Đúng lúc đó, mẹ tôi đột nghiên hỏi:
- Yoshio! Có thấy ngon không? Con có cảm nhận được đầy đủ mùi vị của thức ăn không?
Em tôi trả lời, mặt nghệt ra:
- Có, ngon lắm. Cô Junko rán phải không ạ?
- Sai rồi! Chị mua dưới ga tàu điện ngầm gần tiệm cơm Isei đó! Tôi đáp thay.
- Cô chỉ không biết làm mỗi món rán thôi. Sợ lắm! Lần nào cô vớt lên cũng chưa chín hẳn. Mà dọn dẹp sau đó mới khiếp chứ! Mấy câu chống chế vụng về của cô Junko tự nhiên khiến cho bầu không khí gia đình ấm cúng hẳn, hệt như một làn hương ôliu của mùa thu trong không khí, nhẹ nhàng mà rõ nét, hoài nhớ và dịu ngọt.
- Nào, thêm một câu nữa nhé! Mỗi sáng tỉnh dậy có thấy vui không? Hết một ngày có thấy vui không? Tối đến, trước khi đi ngủ có thấy khoan khoái không?
- Ừm... Cái đó thì cũng chỉ bình thường thôi. Nhất là đêm thì mệt lắm...! Thằng bé trả lời, nghiêm túc như đang tham gia một trắc nghiệm tâm lý.
- Một người bạn đi từ phía trước lại. Có vui không? Hay ngại? Trí não có thu nhận phong cảnh trước mặt không? Âm nhạc thì sao? Giờ hãy nghĩ đến nước ngoài nhé. Có muốn đi không? Có thấy hồi hộp không? Hay chỉ thấy phiền toái?
Mẹ tôi hỏi, bài bản như đang đọc lời thoại trên sân khấu kịch. Tôi hơi ngạc nhiên. Một trạng thái khó tả. Giọng mẹ trong trẻo, vang vọng và truyền cảm, tưởng như chỉ cần nhắm mắt lại là sẽ thấy một người bạn đang từ từ tiến lại, hoặc phong cảnh một đất nước xa xôi nào đó. Tất cả chúng tôi đều lắng nghe chăm chú.
- Con có mong chờ ngày mai không? Ngày kia thì sao? Tương lai thế nào? Có háo hức không? Hay lạc quan? Ngay bây giờ thì sao? Hiện tại vẫn ổn cả chứ? Có hài lòng với bản thân mình không?
- Con thấy có vẻ như mọi thứ đều ổn cả, ít ra là trong lúc này! Em tôi đáp.
Tôi cũng thấy mọi thứ tạm ổn.
- Có vẻ ổn cả nhỉ! Cô Junko cũng trả lời. Mà Yukiko này! Chuyện này là sao?! Cậu đọc trong sách nào đó hả?!
- Chuyện này ấy hả?! Mẹ tôi nhìn em tôi với đôi mắt to tròn, mỉm cười. Một món bí truyền về cuộc đời tớ học từ ông tớ, gọi là "check point" (điểm kiểm tra (tiếng Anh trong nguyên bản) - ND) đấy!
- "Check point"! Cụ mà cũng dùng từ đó hả mẹ?! Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Không! Không phải! Mẹ tôi đáp. Cụ gọi là "Bí truyền". Chắc con cũng phải biết quê mình có nghề làm bánh kẹo truyền thống đúng không? Cụ con luôn chăm chỉ làm việc, và bánh kẹo của cụ làm ra ngon đến mức trước cửa hiệu luôn có người đứng xếp hàng, thậm chí có nhiều người từ tận vùng Tohoku cũng tìm đến mua nữa. Cụ là một người tuyệt vời, luôn vui vẻ đến mức mọi người ở gần cụ cũng khỏe lây, thương yêu vợ con, cháu chắt hết mực, đến tận chín mươi tuổi cũng không hề bị lẫn, vẫn đầy sức hút và tiếp tục làm việc, để rồi ra đi thanh thản ở tuổi chín mươi nhăm. Từ hồi bọn mẹ còn nhỏ, cụ đã dạy cho điều này. Cụ còn dặn hãy dạy lại cho cá các con của mình nữa cơ. Chỉ có điều, cụ có dặn thêm một chuyện, mà cụ bảo riêng chuyện này, nếu không gìn giữ và truyền lại thì mọi chuyện khác sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
- Chuyện gì ạ? Em tôi há hốc miệng, chăm chú lắng nghe.
- Cụ bảo "Hãy nhìn kỹ mắt ta khi ta nói, hãy nhớ kỹ cái cách ta nói, cả bầu không khí của căn phòng. Khi các con chuẩn bị truyền đạt lại điều này cho ai đó thực sự quan trọng với các con, nếu đôi mắt hay giọng nói của các con kém tự tin hơn ta lúc này, dù chỉ là một chút, nếu cảm thấy không khí trong căn phòng lúc đó lạnh lẽo, mờ nhạt hơn lúc này, dù chỉ là một chút, thì tốt nhất là đừng có nói gì cả. Vì cái cần truyền đạt không phải là bản thân câu chuyện. Điều quan trọng nhất là phải truyền tải toàn bộ trạng thái tâm hồn lúc này của ta. Hãy chỉ nói điều này khi tất cả mọi thứ đạt trạng thái ít nhất là bằng hoặc hơn lúc này." Mẹ đã quan sát thật kỹ. Mọi người có mặt lúc đó là cụ ông, cụ bà, ông, bà, mẹ, dì và hai cậu con. Mẹ cảm thấy một nguồn năng lượng tràn đầy cả căn phòng, như sáng láng hơn, ấm áp hơn, đến mức của hiệu như hơi nghiêng đi. Cụ nói với đôi mắt long lanh hơn, giọng nói trầm lắng hơn ngày thường. Có cảm giác dù xảy ra bất kỳ chuyện gì, chỉ cần có con người này ở bên cạnh là mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Mình phải nhớ thật kỹ cái cảm giác lúc này mới được, mẹ tự nhủ, không phải từ ngữ, không phải thứ tự, mà là một cái gì đó thậm chí nếu nhìn kỹ quá, nghe kỹ quá thì sẽ quên, một cái gì đó phải tiếp nhận bằng cả lồng ngực, và khi đã cảm nhận được nó rồi thì không thể phung phí, phải gìn giữ cho bằng được cả sự tươi mới của nó. Gần đây, mẹ nhớ lại chuyện đó và hôm nay đã quyết định thử nói với các con. Mẹ cũng không biết mình làm có tốt không nhưng mẹ nghĩ chắc cũng ổn! Mẹ tôi nói.
- Những lúc khó khăn, có thể tự hỏi, tự đáp đúng không ạ? Tôi hỏi.
- Đúng! Đúng thế! Nhưng tuyệt đối không được lừa dối bản thân, cho dù câu trả lời có là "Không", "Không ổn", "Thật phiền toái" cũng được. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, hãy nhắm mắt lại và "Thành Thực" hỏi mình. Dù cho những ngày đen tối có dài đến mấy cũng phải tiêp tục tự hỏi. Sự dũng cảm bình dị đó sẽ làm nên một cái lõi trong ta. Có lẽ cũng giống như tôn giáo, nó là một trong những thứ chúng ta cần để sống! Mẹ tôi nói. Nhưng chắc chắn không phải cứ hỏi thế hàng ngày là được. Không được bằng lòng với việc hàng ngày ta vẫn đang tự hỏi, vì như thế, cả khi mọi chuyện đang xấu đi, ta cũng sẽ không nhận thức được. Tự cất giọng u uẩn, lừa dối mình rằng mọi chuyện vẫn tốt đẹp cả cũng chẳng đi đến đâu. Nhất định không được lừa dối bản thân. Mẹ có bốn chị em, người thì công ty bị phá sản, người thì ly hôn, nhưng không biết có phải nhờ sự giáo dục đó của ông bà không mà ai cũng vẫn rất khỏe mạnh.
- Chuyện hay đấy! Cô Junko nói.
Một điều bí truyền của gia tộc từ những thế hệ xa xưa được truyền đến đời cụ, cụ lại truyền cho con gái, cho cháu gái, để rồi cháu gái lại truyền cho con gái của mình, nghe thật giống những câu chuyện về người da đỏ. Nằm mơ tôi cũng không thể hình dung một chuyện như thế lại có trong nhà mình. Nhưng tôi có cảm giác đó không phải là câu chuyện tôi vừa mới nghe mà từ lâu mẹ tôi đã truyền đạt điều đó bằng toàn bộ con người mình.
- Chuyện này... Mayu không được nghe nhỉ! Tôi nói.
Mayu đã không thể nhận thấy những gì mẹ thể hiện.
- Ừ... Mẹ cũng quên mất điều đó hàng năm nay rồi, cho đến hôm nay, lúc nói chuyện với con ban nãy trong bách hóa đấy! Mẹ tôi đáp, giọng chùng xuống.
- Mà này! Sao không thấy Mikiko đâu nhỉ? Tôi chợt nhận ra.
- Lại bỏ đi "ăn mảnh" rồi! Em tôi cười. Ngốc thật! Chắc lại đang nhậu nhẹt ở đâu đó rồi!
- Bỏ mất một câu chuyện đáng giá. Rõ thiệt! Mẹ tôi nói. Cả trăm năm nữa cũng không được nghe đâu!
- Đúng là ngốc thật!
Tất cả lại cười vang. Thật là vui. Tôi đã yêu gia đình mình biết bao.
Một bầu trời xanh rợn, tràn đầy sinh lực của mùa hè, chói chang và rực sáng nơi nơi. Những ngày như thế cứ nối tiếp nhau, và cái nóng thực sự đã đến. Mùa tôi yêu thích. Hôm đó, tôi và Ryuichiro đi xem cá thái dương.
- Trong thời gian anh không ở Nhật, người ta đã mang cá thái dương đến bảo tàng hải dương đó! Anh biết chưa?
Nghe tôi khoe thế, Ryuichiro tỏ ra rất thích thú, và thế là chúng tôi rủ nhau đi xem. Tôi đã đến đó không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn quyết định đi cùng Ryuichiro cho có bạn. Không phải ngày nghỉ nên bảo tàng khá vắng khách. Bể cá thái dương đặt ngoài trời, rất lớn, và cả đàn chậm rãi bơi bên trong. Từ đó có thể nhìn thấy cả bầu trời, cả phố xá phía dưới, cảm giác thật dễ chịu.
Đúng là tôi đã đến đây không biết bao nhiêu lần, vào thời điểm tôi bị ngã, vào viện rồi ra viện, rồi Ryuichiro bỏ đi, và những ngày bình thường lại trở về với tôi. Mùa đông đến. Dù đang sống những ngày bình thường, song có bao nhiêu chuyện bình thường mà tôi không thể nhớ ra. Những kỷ niệm của năm trước, những câu chuyện vui về người quen của mẹ, của bạn bè, đang cố tìm chiếc mở nút chai quen thuộc thì mọi người dúi vào tay một chiếc khác mà tôi chưa từng thấy bao giờ, nói rằng chính tôi đã bỏ cái cũ đi mua cái mới này từ năm ngoái rồi. Không thể đoán biết được mọi thứ xung quanh. Không hiểu nhưng vẫn phải cười, giả bộ như mình hiểu. Tôi thấy buồn vì toàn những chuyện như thế. Một cảm giác như mình bị bỏ rơi. Thật may là đã có cá thái dương. Hình dáng kỳ lạ, điệu bộ kỳ lạ, chốc chốc lại húc vào thành bể. Cũng giống như tôi. Tôi nghĩ thế. Nó không vội vàng và cứ dò dẫm tìm đường như thế. Tôi vẫn hay đứng một mình thật lâu trước bể cá thái dương. Lần nào cũng vậy, tôi xem qua một vòng, xem cả hải cẩu, và cuối cùng, khi dừng chân trước bể cá thái dương, lần nào tôi cũng thấy vui sướng, thẫn thờ đứng hàng giờ mà ngắm nó, lâu đến mức chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Vì thế mà tôi nhớ nó. Dạo ấy, tôi chẳng hề nghĩ lại có một ngày hè ấm áp, tôi và Ryuichiro cùng đến đây như hôm nay. Những con cá thái dương màu trắng, đang chậm rãi bơi. Chúng bơi đi rồi lại bơi về, yên lặng, y như trước đây, nhưng có vẻ gì đó thư thái, dịu dàng hơn trước. Cả đôi mắt của chúng cũng tươi vui hơn.
Chính tôi đã khác trước. Tôi đã ngắm chúng trong cô độc và bất an. Nhưng giờ thì đã khác. Cũng không còn là mùa đông nữa.
- Chúng nó ngốc thật đấy! Ryuichiro nói. Xem mãi không chán!
- Thấy chưa?! Tôi nói, rồi kể chuyện mình vẫn thường đến đây cho Ryuichiro nghe.
- Vậy ra đây chính là bí quyết hồi phục của em hả?!
Nói hay thật, tôi nghĩ thầm. Thời gian chậm rãi trôi, trong ánh sáng chiếu rọi, như tốc độ bơi của lũ cá thái dương. Ryuichiro làm tôi an tâm, khác hẳn những người khác. Và chẳng bao giờ đưa ra những khái niệm mà tôi không hiểu. Giả sử anh có giết chết một ai đó, thậm chí đó là một người rất thân thiết của tôi chăng nữa, nếu đó là Ryuichiro thì chắc cuối cùng tôi cũng bị thuyết phục. Không phải bằng lý lẽ, mà bằng phong thái của con người ấy.
Mayu đã cảm thấy thế nào nhỉ?!
Đúng là nó đã luôn ở trong thế giới của riêng nó. Không một ai đến được tận trái tim nó. Ngay cả Ryuichiro cũng không biết phải làm thế nào. Nhưng lúc này đây, hai chúng tôi đang ở đây, dán mắt vào bể cá, say sưa như quên hết xung quanh. Tôi cảm thấy một tình cảm nồng cháy lan tỏa, như làn hơi nước lãng đãng nối kết hai chúng tôi.
- Anh đã nghĩ rồi! Ryuichiro nói.
Xung quanh không có một ai, chỉ có cá thái dương lặng nghe.
- Có lẽ anh đã thích em từ lâu rồi!
Tôi im lặng. Bỗng nhiên, tôi thấy mọi thứ như gần hẳn lại, nhà cửa, hàng tay vịn, cả bàn tay của tôi nữa. Đôi mắt của tình yêu.
- Mayu mất, anh quyết định đi xa. Nhưng nếu chỉ có một mình thì rất buồn. Lúc nào anh cũng hình dung ra cảnh đang đi với em. Những lúc bị mất trộm đồ, bị đối xử lạnh nhạt, nằm một mình xem chương trình tivi bằng một thứ tiếng xa lạ, đột nhiên buồn đến đờ đẫn, anh chỉ nhớ đến em. Đó chính là bí quyết cuối cùng để anh có thể tiếp tục được chuyến đi của mình. Càng ngày, điều đó càng trở nên rõ ràng hơn. "Lúc nào đó anh sẽ về gặp em," nghĩ thế, anh lại có thể sống tiếp đến ngày hôm sau. Càng ngày, em trong anh càng lớn hơn. Lại thêm chuyện gần đây nữa, và đó rõ ràng đã trở thành tình yêu.
- Anh thích em từ trước khi em bị ngã sao? Tôi hỏi.
Những lúc như thế này, tôi mới nhận thấy, hóa ra tôi vẫn nghĩ về chuyện đó nhiều hơn mình tưởng.
- Có vẻ như hình bóng trong lòng anh là em trước khi bị ngã. Trước khi em bị ngã, anh chỉ dám giữ hình bóng em trong lòng. Vì còn có Mayu, vả lại anh sợ rằng (nếu có thổ lộ ra thì chuyện của chúng mình) khó lòng mà suôn sẻ! Ryuichiro nói. Nhưng đúng là có cái gì đã thay đổi, không biết là do anh đã dạn dày qua những chuyến đi, hay do em ngã chấn thương não và cái gì đó đã xảy ra. Lần gần đây gặp em, thấy em khác hẳn so với trước đây, sống động, cởi mở, và tràn đầy một sức sống mới. Nhưng có lẽ đó vẫn là em mà anh đã cảm nhận từ trước, chỉ khác là nay được thể hiện ra ngoài mà thôi. Một cái gì đó đã khác đi, một hạt giống vui đã nảy mầm, như cho phép chúng ta đến với nhau. Một cái gì đó thật tinh tế. Cũng chẳng có gì lãng mạn. Nếu chỉ thế thôi, suốt đời anh sẽ chỉ coi em như một sự hỗ trợ tinh thần. Nhưng anh đã lên đường với những chuyến đi, em thì bị ngã chấn thương não, và cái gì đó đã thay đổi, một sự thay đổi làm người ta phấn chấn. Anh... nói thế có hoa mỹ quá không? Ryuichiro hỏi.
Tôi bối rối, đưa mắt nhìn theo lũ cá thái dương. Lúc này, trông chúng như đang mỉm cười, khiến tôi cảm thấy xấu hổ.
- Em hiểu, quá hiểu đến mức không hề có cảm giác những điều đó là hoa mỹ! Tôi đáp. Ngược lại, em cảm nhận rất rõ mong muốn truyền đạt tình cảm của anh.
- Ý em là bản thảo vừa rồi không cần biên tậ lại hả? Ryuichiro nói rồi phá lên cười.
- Nào, vậy mình cùng đi nhé! Thử một lần! Tôi nói. Mình sẽ cùng nhau đi đâu đó, trong hoặc ngoài nước. Và hãy kiểm nghiệm xem. Cả hai ta. Em chỉ không muốn trở thành một bến cảng mỗi khi anh trở về, hay người đàn bà không có thật anh vẫn hay mường tượng ra ở những nơi anh đến. Nó giả dối đến mức em thấy sợ. Chẳng thà cùng đi đâu đó thật, và thử kiểm nghiệm xem liệu có chuyện gì vui không!
- Ừ, hay đấy! Mình sẽ cùng đi đâu đó! Ryuichiro nhìn tôi, nói. Tháng tới anh sẽ đến chỗ một người bạn ở Saipan ít bữa. Em thấy thế nào? Có gấp quá không?
- Không gấp! Em sẽ đi. Em muốn đi! Tôi cười. Vui thật đấy!
- Ừ, đúng là vui thật! Ryuichiro nói.
Chiều đang đi dần vào phố. Mặt trời pha thêm sắc đỏ cam, và mây phía Tây bắt đầu đón sáng. Tôi cầm lấy bàn tay anh đang nắm hàng tay vịn. Đáp lại, anh siết chặt lấy bàn tay tôi. Bàn tay anh, tôi vẫn nhớ, khô và ấm. Chợt nhật ra rằng, giữa hai chúng tôi đã từng có cả tiếp xúc da thịt, tôi nhớ lại. Và nhìn xoát vào màu trắng nuột của một con cá thái dương đang bơi ngay trước mặt. Tôi muốn chạm vào chúng. Tôi muốn chạm vào tất cả để kiểm nghiệm.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Amrita
Banana Yoshimoto
Amrita - Banana Yoshimoto
https://isach.info/story.php?story=amrita__banana_yoshimoto