Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vòng Đai Xanh
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
“Đ
ây là đêm cuối cùng tôi ở Việt Nam.”
“Ông chấm dứt nhiệm vụ ở đây rồi sao? Người Thượng và cao nguyên đang cần sao ông lại bỏ đi?”
“Không phải, sau hơn một năm tôi trở lại làm việc tại Mỹ.”
“Hy vọng gặp lại ông.”
“Ồ không, tôi muốn trả lại cho dân tộc Việt Nam một xứ sở hoà bình.”
Tôi cười nói với tướng Hunting rằng dầu sao tôi cũng muốn ông trở lại nhưng lần này với tư cách một du khách. Hunting bảo ông rất lấy làm buồn phải đi khỏi Việt Nam. Mấy chục năm trong quân ngũ, từng sống trong nhiều nước, không nơi nào khi ra đi khiến tôi quyến luyến bằng nơi đây: một xứ sở tan nát và kiệt lực với một dân tộc còn nguyên lòng dũng cảm và gan dạ chiến đấu. Câu nói từ cửa miệng một tướng lãnh như Hunting không mang vẻ ngoại giao trước những người bạn như tôi và Davis. Khác với cái vẻ mảnh khảnh hơi thiếu da thịt của Davis, Hunting to lớn với giọng nói khỏe và khuôn mặt vạm vỡ. Tôi nói:
“Khi nghe ông bất chợt phải đổi đi, những người Thượng có vẻ nuối tiếc mất đi một ân nhân của họ. Một nhân sĩ Thượng tiên đoán một cách lo sợ rằng sẽ có một điềm gì chẳng lành xảy ra trên cao nguyên. Sự thật có gì bất thường không trong chuyện ông trở về Mỹ. Nay Ry nói là ông đổi tới vùng An Khê mới hơn một năm.”
“Thời gian hơn một năm đó đủ làm già đi một phần đời người. Không có gì gọi là bất thường trong đời sống quân ngũ, chỉ có kỷ luật và mệnh lệnh của thượng cấp. Duy chỉ tiếc có một điều là chương trình Dân sự vụ đi sâu vào các buôn sóc phải bỏ lại dở dang và không chắc gì sẽ được tiếp tục như ý chúng tôi muốn.”
Tuy không nói rõ ra nhưng tôi hiểu những khó khăn nội bộ mà tướng Hunting phải đương đầu: một Tacelosky lì lợm và những biệt đội lính Mũ Xanh vô kỷ luật chiến đấu như một loại mercenaires đầy dũng cảm, trên cao nữa tôi không thể không nghĩ tới bác sĩ Ross. Davis thì vẫn có giọng hài hước đầy vẻ Á đông cố hữu:
“Có tướng Mỹ nào như Hunting được một lúc cả ba huy chương: một ngôi sao bạc, một chương mỹ bội tinh lại thêm một kim khánh của tổng thống Hàn Quốc. Sự trở về làm việc ở toà lầu Năm góc được coi như một vinh thăng kiểu tướng Westy.”
“Tướng đánh trận mà được đưa về ngồi văn phòng cũng như cho về hưu chẳng thích thú gì. Bận rộn mệt nhọc ở trên đó tôi không phải nghĩ ngợi, xuống Sài Gòn để nay mai lên đường về Mỹ tôi mới chợt nghĩ tới là dầu sao cũng đã hơn năm mươi tuổi rồi. Davis nhỉ, vậy đã gần 25 năm kể từ ngày Đệ nhị Thế chiến: hai chúng ta có thể nâng ly mừng cho tình bạn vừa được hai mươi tuổi. Cả ông nhà báo nữa, cùng nâng ly mừng cho chúng tôi.”
Tôi nốc cạn ly rượu chợt nghĩ tới hình ảnh của Nhất Linh, con voi già nằm trong sở thú, đó cũng là hình ảnh của Hunting khi trở về toà lầu Năm góc. Bất chợt tướng Hunting trở lại vấn đề cao nguyên, ông quay sang hỏi tôi và Davis:
“Theo các anh thì mối mâu thuẫn Kinh Thượng có thật là trầm trọng đến độ được mô tả như là không thể hoà giải được theo quan điểm của một số người Mỹ như Tacelosky hay không?”
Câu trả lời ở vị trí tôi không thể coi là nhận định khách quan, tôi nhường phần Davis có tiếng nói:
“Mâu thuẫn đó không phải là không có, nhưng không rõ rệt như trắng với đen mà là giữa những màu xám. Tuyệt nhiên không có mặc cảm kỳ thị về chúng tộc đúng nghĩa như người Đức với dân Do Thái, như sự thù hằn đen trắng ở Mỹ. Bằng chứng là chẳng bao giờ có trong lịch sử ở đây một chiến dịch diệt chủng như Hitler diệt dân Do Thái hay một phong trào kiểu như 3K ở Mỹ. Có một điều kỳ lạ là sự dễ dàng chung sống giữa các sắc dân, giữa các tôn giáo qua mấy ngàn năm trên lục địa Á châu này: hiện tượng Tam giáo ở Việt Nam là một bằng chứng. Theo tôi nguyên nhân tấn thảm kịch dai dẳng ở cao nguyên không bắt nguồn từ một mâu thuẫn chủng tộc mà là sự bất bình đẳng về quyền lợi và cơ hội tiến bộ giữa Kinh Thượng. Có điều là sự cách biệt đó sắc nét hơn giữa sự nghèo khó ở thôn quê và trong thành thị nhưng chúng cùng đối tượng cho một phương thức giải quyết, đó là một cuộc cách mạng về công bằng xã hội. Cả cuộc chiến tranh hiện tại cũng vậy nữa, nó sẽ đương nhiên tắt lịm dần dần khi những nguyên nhân đấu tranh không còn nữa.”
Tôi không ngờ Davis lại đưa ra một nhận định bình tĩnh và sáng suốt như vậy, điều đó đòi hỏi ở anh một kiến thức Á châu uyên bác. Tôi chắc rằng không có một người Mỹ thứ hai nào có thể đưa ra những ý kiến tương tự. Để mô tả tính cách phồn tạp của nhiều sắc dân ở đây, tôi kể cho Hunting và Davis nghe cái truyền thuyết trăm trứng sinh ra trăm họ từ thời bà Âu Cơ để tạo ra Bách Việt và tồn tại tới ngày nay. Tôi nói thêm:
“Họ như sống trên một giải đất định mệnh với nỗi ám ảnh lịch sử truyền kiếp là sự bành trướng thôn tính về phía nam của một nước Trung Hoa, bởi vậy họ đã sống khá hoà hợp và đoàn kết để có một lịch sử hơn bốn ngàn năm cho đến ngày nay.”
Góp thêm vào ý kiến của tôi, Davis nói với tướng Hunting:
“Mà trong bốn ngàn năm đó có hơn một ngàn năm họ phải sống dưới ách đô hộ của Trung Hoa vậy mà vẫn không bị đồng hoá và còn nguyên vẹn một quốc gia Việt Nam ngày nay. Với một bài học lịch sử như thế theo tôi người ta đã lầm, trong đó có một số người Mỹ khi khai thác một số mâu thuẫn nhỏ để mong tạo nên một chia lìa lịch sử ở quốc gia đang suy yếu này, chúng ta tới đây để giải quyết một cuộc chiến tranh, cũng chính chúng ta manh nha gieo mầm cho một cuộc chiến tranh mới. Đã đến lúc chấm dứt cái thực tế ảo tưởng đó.”
Hunting vẫn chưa hiểu được những uẩn khúc đằng sau các rắc rối về chánh trị trên cao nguyên, ông Tướng còn có những thắc mắc:
“Nhưng phải có một nguyên nhân sâu sa nào để khiến những người Mỹ đó hành động như vậy. Theo chỗ tôi biết, thì những năm trước năm 54, cao nguyên vốn là chốn mai phục trường kỳ của du kích quân cộng sản và là một sa trường đẫm máu của liên quân Việt Pháp và kể từ ngày tái phát cuộc chiến tranh, chốn đó là mối quan tâm đầu tiên của giới quân sự Mỹ. Hơn sáu mươi trại LLĐB kiên cố được thiết lập không ngoài mục đích nắm vững bàn đạp cao nguyên và khoá trái mọi cửa ngõ xâm nhập những vòng đai biên giới. Phải công nhận là chính những người lính Mũ Xanh đầu tiên từ Fort Bragg đã có công đầu trong việc thiết lập một hệ thống phòng thủ hữu hiệu đầu tiên trên cao nguyên. Và theo chỗ tôi biết thì cho tới nay mối giao hảo giữa họ và những người Thượng khá tốt đẹp và đầm ấm. Và có điều lạ là không phải chỉ ở Việt Nam, bọn lính Mũ Xanh đó đã thành công với nhiều sắc dân thiểu số bán khai ở cả những quốc gia khác.”
Davis thoáng nhếch mép cười, cái cười của một người biết quá nhiều và thông hiểu mọi sự với những uẩn khúc sâu xa nhất:
“Phải rồi họ được đào tạo để đương đầu với một cuộc chiến tranh vô quy ước nhưng cũng không vì lẽ đó mà họ hỗ trợ cho một cuộc vận động ngây thơ biến cao nguyên thành một tiểu bang của Hiệp chúng quốc. Phải không biết một tí gì về Á châu mới tin tưởng được một cách ngây ngô như vậy. Khi tổng thống Kennedy khai sanh ra họ với ước mong đó là những chiến sĩ dũng cảm của tự do và giải phóng thì ngược lại tại hầu hết các quốc gia đều không mấy chập nhận và nhìn họ qua hình ảnh của những tay phá hoại và các chuyên viên khuynh đảo.”
Có lẽ Davis là người duy nhất bất mãn với vai trò Mỹ trong chiến cuộc Việt Nam. Không khí đối thoại hăng hái tới độ hơi căng thẳng, không thích hợp cho một bữa ăn đưa tiễn. Để làm nhẹ không khí tôi bảo đùa nếu quả thật người Mỹ nhúng tay vào nhiều thứ cho đến độ mọi biến cố hay dở ở đây đều được giải thích như những công trình của CIA thì nước Mỹ quá mạnh và các ông đáng nên kiêu hãnh.
Davis thì không chia sẻ lối hài hước đó, anh nói:
“Đó mới là nguy hại cho thanh danh nước Mỹ và chính sức mạnh của chúng ta sẽ bị cô lập với thế giới. Trở lại vấn đề Việt Nam, điển hình là vụ cao nguyên, tôi đã viết nhiều lần là đã tới lúc Hoa Thịnh Đốn phải lựa chọn dứt khoát giữa những ảo tưởng quyền lợi nhất thời và đồng minh của họ. Dù bộ Ngoại giao Mỹ có thanh minh bao nhiêu đi nữa, ai cũng hiểu rằng Hoa Thịnh Đốn tuy không chính thức nhưng đã hỗ trợ ngầm hay cố tình làm ngơ cho một số người Mỹ công khai dày xéo chủ quyền của quốc gia này trong khi chúng ta cần sát cánh với họ chiến đấu. Về bên đó ở vị trí anh, anh phải nói cho cấp lãnh đạo bên đó biết rằng dù đương đầu với cuộc chiến tranh vô quy ước, nước Mỹ cũng không thể từ bỏ những qui ước sơ đẳng đối với đồng minh của mình. Chẳng còn bao lâu nữa chúng ta đã bước chân sang đầu thế kỷ 21, đã qua rồi thời kỳ thuộc địa vàng son của người Da Trắng và Thái Bình Dương cũng chấm dứt luôn những bước Tây tiến không mỏi mệt của một số người Mỹ...”
Davis bỗng ngưng nói và hình như thấy được cái căng thẳng của câu chuyện, anh xuống giọng trầm tĩnh:
“Bây giờ là thời kỳ của những bước nhảy vọt chinh phục không gian, chúng ta phải biết sống với thời đại của mình.”
Hunting có vẻ bị ảnh hưởng thấm thía những câu nói của nhà báo Davis. Trái với bản chất lạnh lùng ít nói, giữa những bạn thân Davis lại hăng hái bày tỏ:
“Lịch sử cận đại Việt Nam đã hơn một lần chứng minh điều này: một Nam Kỳ thuộc Pháp là một giấc mơ không thể được dù nước Pháp lúc đó có đủ tất cả điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Cũng như người Pháp, điều người Mỹ cố tâm làm trên cao nguyên sẽ chẳng đi tới đâu mà kết quả chỉ để lại một vết nhơ trong lịch sử mối bang giao của hai nước Việt Mỹ, và là một kinh nghiệm đắng cay cho những người bạn đồng minh khác. Giả thiết lấy chống cộng làm cứu cánh thì cứu cánh đó cũng không thể biện minh cho những phương tiện chúng ta đang sử dụng ở đây. Tôi cũng không tin là hơn sáu mươi trại LLĐB dù là kiên cố mà đủ sức khoá chặt biên giới, vì nếu vậy thì làm gì có những trận đánh khốc liệt Mùa Mưa mà chính anh phải nhọc công chống đỡ. Theo tôi chính mối bất hoà Kinh Thượng bị lợi dụng khai thác làm cho hệ thống phòng thủ cao nguyên suy yếu và chính đối phương được thủ lợi hơn ai hết.”
Tướng Hunting cười hoà dịu, ông nói:
“Thảo nào anh vẫn bị một số người Mỹ cho anh là Á đông hoá, mà có phải vậy không Davis?”
“Cũng như anh, Hunting bị coi là quá nhân đạo đối với sách lược của một trận chiến tranh đã trở thành vô quy ước. Rồi tôi tự hỏi nhân đạo có phải là điều đáng cho chúng ta ân hận không?”
Đột ngột Hunting hỏi bao giờ Davis đổi sang Bureau Paris, Davis bảo:
“Cũng như anh, tôi luyến tiếc chẳng muốn rời khỏi Việt Nam mặc dầu Paris là chỗ mà nhiều người mong ước.”
Davis nói tiếp rằng nếu không có những thay đổi lớn lao trong đời sống, anh sẽ tiếp tục ở đây, sống với cái vận thăng trầm của của bán đảo đông nam lục địa Á châu này. Thực sự những năm khó khăn ở đây đối với tôi là một chuỗi ngày hạnh phúc.
“Hạnh phúc đó trọn vẹn nếu anh chịu lấy thêm một cô vợ Á châu thật xinh xắn. Nhà tôi vẫn hỏi đến bao giờ thì Davis mới chịu chấm dứt cuộc đời độc thân ấy.”
Mỗi lần nói tới chuyện đàn bà là Davis mất hết vẻ tự nhiên và bối rối, tôi cũng chợt nghĩ tới Phương Nghi và khúc rẽ tương lai cuộc đời Davis.
“Bức hoạ mà anh gửi cho chắc chắn Marcolina sẽ thật quý giá, nàng rất sành về hội hoạ và tôi biết là nàng thích.”
Đó là bức tranh Thanh Thoát và cũng là đầu mối tương giao giữa tôi và Davis. Hunting có vẻ thích thú khi biết tôi là tác giả bức hoạ đó và ông cũng thật ngạc nhiên khi biết tôi đã ngưng vẽ để bước sang nghề báo. Davis nói:
“Anh bảo với Marcolina rằng tôi gửi biếu nàng bức tranh nhiều kỷ niệm mà tôi quý nhất và tôi cảm ơn nàng sự săn sóc với bà mẹ già cô độc của tôi bên ấy.”
Davis cũng nhờ Hunting chuyển về hai cuộn băng mới, đó là lối thư tín giữa hai mẹ con Davis. Tôi hẹn với Davis khi ra Huế nếu vẽ trở lại được, tôi sẽ gửi tặng anh một bức tranh khác để lấp vào khoảng tường trống. Hunting cũng bảo đùa nếu vợ chồng ông trở qua Việt Nam với tư cách du khách thì ông mong được tới thăm tôi ở một xưởng vẽ hơn là trong một toà báo.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vòng Đai Xanh
Ngô Thế Vinh
Vòng Đai Xanh - Ngô Thế Vinh
https://isach.info/story.php?story=vong_dai_xanh__ngo_the_vinh