Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Đồi Cỏ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
V
ề đến trại, hai anh em vội lên phòng. Bàn tính hồi lâu, Tuấn mới rút được kết luận: Nùng Ô có thể chạy lẹ, nhưng khi biết có người để ý, lão làm ra vẻ như bị tàn tật. Nùng Ô không muốn gặp bọn trẻ. Sự việc xảy ra ở biệt thự Tùng Lâm chứng minh điều đó. Tuấn thêm:
- Lão không muốn gặp vì lão biết tụi mình ở trại Bích Câu. Anh còn nghi lão có dính líu vào chuyện đàn bò của chú Bảy.
- Chắc lão là phù thủy chính cống rồi. Nếu không có phép làm sao lão có thể đi trên gai góc ngon lành như vậy và biến mất một cách mau chóng không ngờ được?
Tuấn lắc đầu, không chấp nhận giả thuyết của em:
- Khó tin quá, chắc phải có lý do tự nhiên nào đó chứ. Anh không tin phép tắc bùa ngải gì hết. Chỉ có người ngớ ngẩn như Mai mới dễ tin những chuyện như thế.
Như không để ý đến câu chế giễu của Tuấn, suy nghĩ một lát, Mai nói:
- Tuấn ơi, em đã có cách biết tại sao rồi.
Thế là hai anh em lại châu đầu vào nhau thầm thì bàn tính.
° ° °
Buổi chiều, chú Bảy, anh Mạnh cùng với các anh Minh, Danh lên thăm đàn bò. Chờ cho họ đi khuất, Mai, Tuấn mới xin phép cô Bảy cho đi theo. Được phép, hai đứa giả bộ đi về phía bãi cỏ, nhưng vừa khuất bóng trại, Cả hai rẽ sang con đường mòn dẫn tới vách đá. Mai, Tuấn mừng rỡ vì thấy dự định đã thành công được một phần. Tuấn khen em một câu:
- Lần đầu tiên Mai có ý kiến hay. Nhờ Mai mà tụi mình có thể ra đây một cách đàng hoàng. Anh còn thắc mắc điều này: Nếu chính Nùng Ô đã giết đàn bò của ông già Hách, tại sao lão chỉ làm cho đàn bò của chú Bảy sợ thôi?
Suy nghĩ, Tuấn tiếp:
- Có thể vì lão không dám. Lần thứ nhất người ta còn tin là đàn bò bị chứng đầy hơi chết. Hơn nữa ông già Hách có một mình, lại già yếu lẩm cẩm, Nùng Ô muốn làm sao thì làm. Đàng này chú Bảy còn trẻ, nếu lão giết đàn bò chắc chắn chú sẽ xin cảnh sát về điều tra, trước sau gì cũng tìm ra thủ phạm.
- Đúng rồi, Nùng Ô chỉ làm cho đàn bò sợ hãi, vì lão nghĩ chú Bảy sợ bò chết sẽ không nhốt bò ở trên bãi cỏ nữa.
- Đó là cách ép chú Bảy bán bãi cỏ và ông Thanh Quí có cơ hội mua lại. Tuấn nghĩ sự có mặt của Nùng Ô ở nhà ông Thanh Quí chứng tỏ họ đồng lõa trong vụ này.
Cả hai im lặng đi. Tuấn nhận xét:
- Nhưng cũng có thể một con thú rừng nào đó đã làm cho đàn bò sợ… cọp chẳng hạn.
Nghe nói tiếng “cọp” giữa cảnh núi rừng cây cối rậm rạp, Mai cảm thấy run, nhưng trấn tỉnh lại ngay:
- Trước tiên là trên này hết cọp rồi, bạn ơi! Nếu còn cọp sao chú Bảy dám nhốt bò? Hàng rào này nó chỉ nhảy “phóc” một cái là vô ngay có khó khăn gì.
Mải nói chuyện, Mai, tuấn đã tới gần khoảng đất gai góc lúc nào không hay.
- Mình lựa chỗ ít gai rồi đi lần vào.
Mai nhìn quanh rồi nói:
- Nếu có gì, mình có thể gọi người lớn ở đằng kia…
Tuấn tìm được lối có ít gai, rồi lần mò vào sát vách đá. Mai theo sát bên anh. Tuấn chợt ngừng lại:
- Mai coi kìa!
Mai vừa nhận ra giữa vách đá và lùm gai có một lối đi nhỏ. Nếu không vượt đám gai vào gần đây thì không sao nhận được con đường nhỏ này, vì bị gai góc mọc trên cao che khuất.
Tuấn có vẻ thắng thế:
- Mai thấy chưa, không có phép hay bùa ngải gì ráo. Nùng Ô biến mất theo đường này chứ còn đi đâu nữa.
Không chần chờ một phút, hai đứa lần theo con đường nhỏ. Cả hai thoăn thoắt bước qua đám cành cây khô chắn ngang con đường nhỏ dẫn đến trước cửa một cái hang ăn sâu vào trong núi. Cửa hang khá rộng, đủ chỗ cho hai người lớn đi lọt. Bên trong hang tối thui làm cho hai anh em không dám tiến thêm. Mai hỏi:
- Làm gì bây giờ? Vào coi không anh?
- Khoan đã, phải mang theo đèn. Lỡ có hố sâu thì sao?
Mai thử thò cổ vào rồi rụt ra, le lưỡi:
- Bên trong tối thui, không thấy gì hết!
- Về nhà tụi mình sẽ kiếm thêm một sợi dây, một hộp quẹt và một cây đèn cầy phòng khi hết pin.
Sợ trễ, cả hai vôi quay lại đường cũ rồi ra đường mòn, làm như mới ở trại Bích Câu tới.
° ° °
Sáng hôm sau, chú Bảy với anh Mạnh lên rẫy sớm. Anh Mạnh hình như quên hẳn chuyện bữa trước, vừa đi vừa nói cười vui vẻ:
- Tôi hy vọng lần này mình đi làm rẫy ngay, khỏi phải lo mấy con bò trắng răng nữa, vì hôm qua tôi đã đóng cọc cột kỹ lắm rồi.
Chú Bảy nói:
- Lần trước, mầy không có lỗi gì hết. Tao bực mình không biết cái gì, con gì đã làm cho đàn bò sợ đến thế. Mầy nghĩ thế nào?
Mạnh ngần ngừ một lát rồi mới trả lời:
- Tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa!
Rồi mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng. Khi đến bãi cỏ nuôi bò, cả hai dừng lại sửng sốt: cửa ra vào đã mở tung, trên bãi cỏ không còn một con bò nào. Chú Bảy nhìn Mạnh, mặt anh bỗng tái nhợt.
- Mày nói sao? Mày đã đóng gióng kỹ, cài cẩn thận? Không lẽ bò biết mở cửa đi ra à?
Mạnh vừa sợ vừa tức, không biết nói sao. Anh đi vòng bãi cỏ xem xét, và chợt cúi xuống cầm lên sợi dây thừng một đầu còn buộc vào cọc cắm sâu dưới đất.
- Ông chủ coi đây này, nếu bò biết mở được dây cột cổ nó thì cũng biết mở được cửa!
Chú Bảy hiểu ngay là mình đã lỡ lời… Chú nghĩ ngay đến kẻ thù bí mật:
- Được rồi, lần này chính hắn rồi, không còn ai khác vào đây nữa. Nó sẽ biết tay ta.
Mạnh thấy cặp mắt nẩy lửa của chú Bảy nhìn về phía biệt thự Tùng Lâm.
- Thưa ông chủ, phải đi tìm đàn bò ngay mới được.
- Đi tìm, nhưng tìm ở đâu bây giờ?
- Phải đông người mới được. Ông đi báo cho cai Bần, ông chủ biệt thự đến giúp một tay.
- Tao đi kêu cảnh sát, may ra…
- Vô ích. Họ đến đây thì đàn bò đã đi xa rồi! Bây giờ tôi về nhà kêu bà chủ với mấy cháu lớn của ông. Hai người ít quá làm sao mà tìm cho ra!
- Đi lẹ đi, nhớ bảo thằng Minh tìm ông cai Bần rồi đi vòng qua sườn núi luôn nghe.
Chú Bảy nhìn dấu chân, hy vọng đàn bò đi cùng với nhau. Chú không giấu nổi vẻ tức giận. Nếu chú biết được thủ phạm, chú sẽ cho hắn lãnh đủ.
° ° °
Mạnh về tới trại vừa thở hổn hển vừa báo tin. Cả trại sôi sục hẳn lên. Cô Bảy với chị Tư vội theo Mạnh đi tìm. Mấy đứa nhỏ phải ở nhà coi nhà. Mai, Tuấn hơi buồn vì không được đi theo. Minh, Danh cũng chạy đi báo cho cai Bần biết. Ra khỏi trại được vài trăm thước, Minh, Danh như hai cái máy tự động, cùng lùi lại núp vào hai gốc cây.
Trước mắt hai người, một bóng người to lớn đang chầm chậm bước đi. Cả hai vừa ngạc nhiên vừa lo sợ khi nhận ra đúng là bóng đen mà hai anh đuổi theo đêm nọ. Cũng cái đầu to dị hình, cũng cái thân to lớn. Thật ra, có lẽ người đó không cao lớn như hai anh thấy. Hình ảnh to lớn dị thường đập vào mắt hai anh là do chiếc áo mưa nhà binh mà người đó mặc. Đêm hôm nọ chắc hắn cũng mặc chiếc áo này, nhưng ban đêm, hai người không nhận ra. Toàn thân từ đầu trở xuống đều trùm kín trong chiếc áo mưa vừa dài lượt thượt, vừa rộng. Đích thị là hắn rồi, không nghi ngờ gì nữa.
Một con chó từ đâu chạy lại ngoe nguẩy cái đuôi mừng rỡ. Người đó cúi xuống vuốt ve con chó, mặt quay lại phía hai người. Cả hai cùng kêu lên:
- Ông cai Bần!
Minh, Danh như quên mọi nỗi lo sợ, bỏ chỗ núp đi ra. Danh hỏi nhỏ:
- Ông ấy đi đâu mà sớm vậy? Hình như từ phía biệt thự đi lên thì phải?
Con chó hướng về phía hai người sủa lên mấy tiếng. Cai Bần quay lại và nhận ra Minh, Danh.
- Kìa hai cháu chạy đi đâu vậy? Bộ có cháy ở trại hay sao?
- Dạ không! Chỉ có đàn bò của chú cháu đi đâu mất hồi đêm.
- Chắc không đóng cửa rồi. Hay lại quên đóng cọc?
- Chúng cháu không được rõ. Chú cháu nói bảo cho ông hay và nhờ ông tiếp tay kiếm dùm.
- Được rồi! Đêm qua bác ngủ ở dưới tỉnh, bác thấy… mà thôi bác đi ngay với các cháu. Quýt, lại đây con! Chắc mấy con bò không xuống núi đâu, chúng quanh quẩn đâu đây thôi!
Ba người đi vòng quanh sườn núi. Khá lâu, họ thấy hai con bò đang ung dung gặm cỏ dưới một đám cây lớn. Con Quýt như quen nghề, vừa thấy bóng hai con bò đã chạy tới đuổi trở lại đường cũ.
Cai Bần nói:
- Con Quýt của bác khôn lắm, gần như người vậy. Các cháu muốn biết bác nghĩ gì về một người nào, như Nùng Ô chằng hạn, các cháu cứ hỏi con Quýt này ắt sẽ biết. Mỗi lần đánh hơi thấy Nùng Ô ở xa xa, nó xù lông ra rồi sủa lên ăng ẳng. Bác tin vào giác quan của nó lắm. Cái gì nó thích thì tốt, cái gì nó ghét, bác cũng ghét. Giống vật không lầm đâu các cháu ạ!
Minh, Danh mỉm cười vì câu nói của cai Bần. Cả hai không biết nghĩ sao về ông. Hai người tin chắc rằng bóng đen đêm nọ chính là cai Bần. Vậy cai Bần đi đâu vào giờ mà đáng lẽ ông phải ở nhà?
Minh đang định hỏi xem cai Bần có hay đi đâu ban đêm không, thì cai Bần đã nói:
- Bác ít ra khỏi nhà ban đêm lắm. Một khi đã đuổi bò vào chuồng cẩn thận rồi, là bác yên tâm đi ngủ ngay cho tới sáng. Nhưng hôm qua, bác hết cả thuốc hút. Đối với bác, thuốc cũng như một người bạn. Thiếu bạn thì buồn. Nhịn ăn được chứ không nhịn hút được. Bác phải ra tỉnh mua ngay buổi chiều. Ngoài đó, bác có một người bạn cũ. Lâu lâu gặp nhau, ông ấy giữ bác ở lại chơi vì trời đã tối rồi. Bác không nỡ từ chối. Sáng ra bác phải về sớm. Nhưng bác lấy làm lạ không hiểu tại sao mấy người đốn củi vẫn thường mang thuốc cho bác biến đi đâu mất cả ba, bốn ngày nay rồi?
Minh, danh chỉ biết lắng nghe, không trả lời.
Ba người về đến bãi cỏ đã thấy cô chú Bảy, anh Mạnh, chị Tư đang đứng bàn tán bên cạnh mấy con bò đã tìm được. Thêm hai con của ba người tìm thấy là đầy đủ.
Cai Bần khôi hài:
- Mấy con bò của ông chủ trại thật tài, biết tháo thừng lại biết cả mở cửa nữa!
Chú Bảy không đáp lại, lẩm bẩm:
- Tôi mà biết đứa nào, thì cứ gọi là…
- Ông có nghi cho ai không?
- Có, mà không chắc lắm. Tôi có xuống biệt thự kêu ông Thanh Quí nữa. Giờ này mà lão còn ngủ say như chết, gọi mãi cũng chẳng thưa.
- Ai ngủ ngày thời hay đi ăn đêm. Ông nên coi chừng đấy. À tôi hỏi ông chủ điều này: Đêm qua ở dưới trại ông có thấy gì lạ không?
Chú Bảy lắc đầu thay cho câu trả lời. Cai Bần tiếp:
- Đêm qua tôi ngủ dưới tỉnh. Nhà lạ thành ra khó ngủ. Khoảng nửa đêm, tôi trở dậy đi ra ngoài, buồn buồn nhìn về phía Bích Câu. Bỗng nhiên tôi thấy hình như ở đầu nhà, một ánh lửa lóe lên hai ba lần rồi tắt hẳn. Một lát chỉ còn thấy một đốm lửa khi đỏ khi mờ. Tưởng trại của ông bị cháy tôi tính gọi người lên chữa, cũng may không có gì xảy ra.
Mọi người đều ngạc nhiên. Chắc cai Bần không lầm được, lão ở vùng này từ khi sinh ra cho đến giờ, lão quen hết mọi đường lối.
Ngừng một lát, cai Bần tiếp:
- Sau tôi mới hiểu có người hút thuốc lá.
Danh thắc mắc:
- Từ dưới tỉnh mà bác thấy đốm lửa ở đầu thuốc lá được sao?
- Đâu có khó khăn gì. Kinh nghiệm nhiều lần bác đã thấy như vậy. Từ đây ra tỉnh, đi bộ thì xa, chứ tính theo đường chim bay chỉ chừng hơn một cây số là cùng. Hơn nữa, trại lại ở trên cao không bị cây cối che khuất. Đêm tối như đêm qua lại càng dễ nhận.
Chú Bảy phân vân. Không lẽ cai Bần đặt chuyện cho vui?
- Tôi báo cho ông chủ trại biết mà đề phòng. Tôi phải về xem đàn bò của tôi coi chúng có giỏi như đàn bò này không?
Lão vừa nói vừa cười rồi quày quả ra về. Cô Bảy cố mời lão xuống trại dùng cơm, nhưng lão nhất định từ chối.
Cai Bần đã đi xa rồi, chú Bảy mới hỏi:
- Đêm qua có ai ra đầu nhà hút thuốc không?
Minh thay mặt cho bọn trẻ trả lời:
- Chúng cháu chưa bao giờ đụng tới điếu thuốc. Ba cháu cấm ngặt không cho hút.
Người trong trại không ai hút thuốc. Đêm qua không có ai ra ngoài. Vậy ai đã đứng rình mò ở đầu nhà?
Minh ghé tai nói nhỏ với Danh điều gì, Danh gật đầu đồng ý rồi quay về phía chú Bảy, anh ngập ngừng:
- Thưa chú, chúng cháu cho chú biết một chuyện…
- Vì muốn giúp chú tìm ra thủ phạm đã phá đàn bò, chúng cháu có lẻn ra khỏi trại lên rình trên bãi cỏ này, nhưng đêm hôm kia chứ không phải đêm qua.
- Và chúng cháu bắt gặp cai Bần đi dạo ngang đây… Vậy tại sao ông ấy nói từ lâu ông không hề ra khỏi nhà ban đêm trừ có đêm qua?
Chú Bảy trầm ngâm suy nghĩ. Chuyện Minh, Danh cho chú biết gây nên nhiều thắc mắc. Một lát sau, chú mới trả lời:
- Đáng lẽ các cháu phải hỏi ông ấy. Theo chú, ông ấy có tuổi nên có thể quên được. Hay là ông ấy hiểu ra khỏi nhà là chỉ khi nào xuống tỉnh, còn đồi núi này là nhà là vườn của ông ấy? Có thể lắm.
Từ hôm gặp cai Bần lần đầu, Minh, Danh có cảm tình nhiều với ông, nhưng bây giờ hai anh chợt nhận thấy trong thái độ của cai Bần có điều gì khó hiểu, bí hiểm làm sao ấy.
Mọi người trở về trại, còn chú Bảy quyết định ra tỉnh báo cho Ty Cảnh sát biết.
Sau khi trình bày tự sự, ông Trưởng Ty trả lời không có cách nào giúp chú được vì số nhân viên ở đây quá ít, không thể đến từng nhà canh chừng dùm được. Chú chịu khó tìm phương tiện riêng để đề phòng. Chỉ khi nào cần lắm, ông mới phái người lên tiếp tay.
° ° °
Buổi trưa, chú Bảy mang từ trên tỉnh về một cái bẫy của người Thượng chế để bắt thú rừng. Chú mang xuống để dưới nhà ngang. Mai, Tuấn tò mò đứng xem. Chú dặn dò:
- Từ nay trở đi, không ai được đi ra đầu nhà ban đêm nữa. Ai không nghe lời, chết bỏ.
Nghe giọng nói gay gắt của chú Bảy, hai anh em lấm lét nhìn chú rồi đi lên nhà.
Câu chuyện đàn bò lần này ai cũng biết. Từ Xuân cho đến chị Tư đều tỏ vẻ lo lắng. Cô Bảy đứng ngồi không yên, cô cũng chẳng biết phải làm gì nữa. Mai, Tuấn cũng làm ra vẻ lo lắng đi lên đi xuống. Kỳ thực cả hai đang lo kiếm những thứ cần thiết cho cuộc “mạo hiểm sắp tới”. Tuấn tìm được một ít dây nhỏ vứt ở nhà ngang, một mảnh áo mưa đã cũ. Mai tìm thấy dưới gầm bàn thờ một bao diêm ai đánh rơi xuống đó từ bao giờ, với hai cây nến cháy dở. Tuấn soát lại đèn pin, mọi thứ cần thiết đã sẵn, chỉ còn chờ lúc thuận tiện.
Người lớn không ai để ý đến việc làm của Mai, Tuấn. Nhưng trưa hôm nay, chú Bảy bắt hai em phải ngủ. Thế là dự định đành phải bỏ. Nhưng Tuấn nói:
- Thế nào chúng mình cũng sẽ đi.
……………………………………
Đêm hôm đó, khi mọi người trong nhà đã ngủ, Mai, Tuấn theo nhau xuống sân. Sau khi khép cánh cửa, Tuấn quen tay đút chiếc chìa khóa cửa vào túi. Hai anh em ra sau nhà lấy gói vật dụng cần thiết rồi ra đi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Đồi Cỏ
Linh Vũ
Trên Đồi Cỏ - Linh Vũ
https://isach.info/story.php?story=tren_doi_co__linh_vu