Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9 - Sự Bướng Bỉnh Của Thổ Dân
M
ải say mê trò chuyện với ông Bentley cùng những cuộc phiêu lưu đầy gian khổ và nguy hiểm Ôxtralia, Tômếch không để ý đến mọi việc xung quanh. Lúc này mặt trời đã ngả về phía tây. Các bạn cùng đi thôi không ngủ gà ngủ gật nữa mà từ lúc nào không biết đang háo hức cùng Tômếch chăm chú lắng nghe câu chuyện của ông Bentley. Vì thế chẳng có gì là lạ nếu nhà động vật học quá mệt sau câu chuyện kéo dài, phải lục túi để kiếm đồ ăn.
Tômếch cũng cảm thấy đói. Nó lôi ngay giỏ trái cây ra, nhưng khi vừa tình cờ đưa mắt nhìn ra cửa sổ toa tàu, nó lập tức quên ngay chuyện ăn uống. Những thung lũng khoáng đạt nằm giữa những vùng đồi gò thoai thoải mọc đầy rừng cây còi cọc xứ Ôxtralia, thường gọi là rừng còi. Đó là những bụi cây keo và keo lá tràm lùn tịt, quanh năm xanh tươi. Phong cảnh lúc này thật khác lạ và đầy vẻ đẹp hoang dã, khiến Tômếch phải thốt lên ngạc nhiên.
– Con trông thấy điều gì thú vị hay sao hả Tômku? – ông Vinmôpxki hỏi, rồi bước lại gần cậu con trai đang nhìn ra ngoài cửa sổ.
– Cuối cùng phong cảnh thật sự của Ôxtralia cũng đã khiến cho người đồng hành trẻ tuổi của chúng ta thích thú rồi đấy, – ông Bentley nhận xét. – Thế mà vài giờ trước đây cậu ấy còn than phiền là mảnh đất Ôxtralia này giống hệt như phong cảnh châu Âu!
– Kia chắc là những khu rừng còi nổi tiếng phải không bác? – Tômếch hào hứng hỏi.
– Cháu không nhầm, Tômếch ạ, – ông Bentley trả lời. – Tuy nhiên cháu sẽ còn được thấy những phong cảnh kỳ thú hơn nữa và cũng không kém phần đặc biệt của Ôxtralia trong thời gian chúng ta đi săn.
– Khi học địa lý ở trường, cháu cũng đã hình dung đúng như thế này về những khu rừng còi! – Tômếch hơi huênh hoang.
Mãi đến khi bóng tối trùm lên thảo nguyên mênh mông, Tômếch mới ngấu nghiến ăn bữa tối, rồi nó khoan khoái nép vào một góc ghế và ngủ thiếp đi ngay.
Ngày hôm sau Tômếch hầu như không rời khung cửa sổ. Với đôi mắt sáng long lanh đầy thích thú, lúc thì nó mê mải ngắm những khoảng savan mênh mông, mọc chi chit những lùm cây thấp, lúc thì nó lại xuýt xoa khi trông thấy những khu rừng khô khốc đầy gai góc, gây nên một ấn tượng thật đáng sợ, những khu rừng chiếm phần ưu thế gần như tuyệt đối tại vùng đất không có nước này. Thậm chí nó còn kịp trông thấy một loài cây nổi tiếng thường được gọi là cây chai, với những thân cây phình ra như hình cái chai. Ông Bentley không bỏ qua cơ hội đó bèn giải thích cho Tômếch biết rằng nước tích tụ trong bọng cây và không bị khô kiệt giữa những ngày hạn hán kéo dài, thường trở thành thứ nước cứu sống những nhà thám hiểm bị lạc trong vùng hoang mạc khô như ngói này. Tômếch cũng không ngớt trầm trồ khi trông thấy một loài thực vật kỳ thú khác của vùng hoang mạc Ôxtralia. Đó là một loài cây thân thảo cao đến vài mét, lá hẹp bản, sắc như dao, giữa các lá dài, thảng hoặc lại nhô lên một cuống hoa cao, với những chùm hoa trắng như sao phơ phất. Loài cỏ này chịu hạn rất giỏi, mọc nhiều thành búi dày ngay tại vùng hoang mạc đá khô cằn nhất nằm sâu trong lòng lục địa.
Càng ngày con tàu càng đi mãi lên phương bắc. Giờ đây, thi thoảng đã thấy hiện ra những dãy núi xa mờ lấp ló ở phía tây. Đây đó, những thảm rừng còi phủ đầy lên những gò cát. Bốn chung quanh chế ngự một bầu không khí im lặng, chết choc, nóng bỏng… Và trước khi hoàng hôn buông xuống, ngoài cửa sổ toa tàu trải ra một vùng thảo nguyên mênh mông với làn cỏ đỏ rực ráng chiều.
Buổi tối hôm ấy trời đầy sao. Ông Bentley bắt đầu sửa soạn xuống tàu. Tômếch thò đầu ra ngoài cửa sổ, lát sau nó chợt kêu lên:
– Cháu thấy có ánh đèn ở phía xa! Có phải là nhà ga của ta không bác?
– Chúng ta sắp đến Uynxania, – ông Bentley nhìn đồng hồ rồi khẳng định.
Trong sự yên lặng của đêm tối chợt vang lên tiếng còi tàu thảng thốt. Con tàu hãm phanh, dừng lại gần mấy tòa nhà. Một nhóm người trong đoàn chạy đi lo chuyển hành lý xuống khỏi toa chở hàng, trong khi đó Tômếch đưa mắt ngắm tứ phía cái nhà ga nhỏ bé, gần như vắng ngắt này. Trên sân ga chỉ có vài ba người đàn ồn gầy gò, da đen sạm mặc áo sơmi nhiều màu, quần nhét ống vào trong ủng và đội mũ mềm rộng vành.
Một người đàn ông cao gầy tiến lại phía ông Bentley. Anh ta có cái đầu nhỏ nhắm, tóc đen óng. Vầng trán thấp, đôi mắt đen cách xa nhau, chiếc mũi thấp với hai cánh mũi nở phồng, lưỡng quyền nhô cao và trước hết là hàm răng trắng bóng lấp loáng giữa đôi môi dày hé mở khiến anh ta có vẻ gì đó hoang dã, mặc dù khoác bộ âu phục trên người.
– A, Tôny đây rồi! – ông Bentley kêu lên khi nhìn thấy người bản xứ đó tiến lại gần. – Anh Vinmôpxki, đây chính là người dẫn đường của chúng ta, đồng thời cũng là một chuyên gia theo vết thú rất tài tình mà tôi đã kể cho các bạn nghe hồi còn ở cảng Ôguxt đó.
Tôny lần lượt bắt tay chào hỏi mọi người.
– Anh để xe ở đâu? – ông Bentley hỏi.
– Đang chờ trước ga, – Tôny trả lời bằng thứ tiếng Anh lởm khởm. – Ta có thể lên đường ngay chưa?
– Ta chất hàng lên xe rồi lên đường ngay tới trang trại của ông Clac. Chúng tôi rất nóng lòng được đến nơi càng sớm càng tốt, – ông Bentley khẳng định.
Họ cùng bước ra ngoài ga. Trong ánh sáng mờ tỏ của những chiếc đèn pin, Tômếch trông thấy hai cỗ xe có trục rất cao, bánh sau rất to còn bánh trước nhỏ, mỗi xe thắng ba đôi lạc đà một bướu. Sau này Tômếch mới được biết rằng, nếu được thắng tám con lạc đà, thì những cỗ xe như vậy hoàn toàn có thể chạy không mấy vất vả ngay cả khi băng qua sa mạc cát bỏng.
Bốn người thổ dân có nước da xám màu đất và mái tóc xoăn tít như len nhanh nhẹn chất hành lý lên một xe. Những người săn thú lên chiếc xe thứ hai, rồi cả đoàn lên đường. Mấy tòa nhà thưa thớt của nhà ga nhỏ bé nhanh chóng khuất khỏi tầm mắt. Họ đi băng qua một thảo nguyên cỏ mọc cao, Tômếch cố nhìn mãi mà chẳng thấy đâu là đường. Nó không thể hiểu nổi làm sao có thể đi đúng hướng ở chốn này? Bóng tối không cho phép nhìn thấy cảnh quan chung quanh. Những con lạc đà dưới bàn tay điều khiển thành thạo của những người thổ dân phóng rất nhanh về phía trước, trong khi những nhà săn thú trò chuyện để giết thì giờ. Ông Vinmôpxki hỏi ông Bentley về người chủ của cái trang trại mà họ sẽ đến ở nhờ trong thời gian tổ chức cuộc săn thứ nhất.
– Anh có nói là ông Clac đã từng làm việc một thời gian tại đài điện báo xuyên lục địa, thế tại sao ông ấy lại thôi việc? – ông Vinmôpxki hỏi.
– Chỉ đơn giản là vì ông ấy chán cái nhịp sống đơn độc và đơn điệu mà nhân viên đài điện báo phải chịu đựng. Mỗi trạm điện báo cách nhau hàng hai trăm năm mươi cây số. Nếu như anh hình dung rằng đường dây điện báo chạy xuyên qua vùng hoang mạc không người của vùng Trung Ôxtralia, thì chắc anh sẽ hiểu ngay tại sao nhân viên của các trạm điện báo đó không thể đến thăm nhau.
– Thế mỗi trạm như vậy thường có mấy người làm việc? – ông Vinmôpxki lại hỏi tiếp.
– Thông thường họ gồm hai nhân viên điện báo và bốn thợ cơ khí. Trong trường hợp người ta phát hiện có sự hỏng hóc trên đoạn đường dây nối hai trạm nào đó, khiến liên lạc bị gián đoạn, thì hai kíp thợ đường dây của hai trạm đó phải lập tức mang theo dụng cụ và dây nhợ cần thiết rời trạm lên đường ngay để đi sửa. Họ sẽ phải dò tìm suốt dọc đường dây cho đến khi một trong hai kíp thợ tìm được chỗ hỏng rồi sửa chữa nó. Họ sẽ phải dùng đường dây báo tin đã thông tuyến cho kíp của trạm kia, rồi kíp nào lại phải trở về ngay trạm đó, mà có khi không giáp mặt nhau.
– Sao bác biết những chuyện ấy chi tiết thế ạ? – Tômếch ngạc nhiên hỏi.
– Ông Clac chả là bạn thân của bác mà, – ông Bentley trả lời. – Hồi ông ấy còn là nhân viên công ty điện báo, ông ấy đã có lần mời bác đến thăm trạm. Suốt cả một tháng trời ròng rã bác sống cùng ông ấy tại trạm điện báo Pic Ôuvơlan nằm hơi chếch về phía tây hồ Eyre. Và lần đó bác cũng đã có dịp ngắm nhìn Trái Tim Chết của Ôxtralia – như cái tên mà nhiều người dùng để gọi vùng trung tâm cảu lục địa này.
– Thế tại sao người ta lại gọi vùng trung tâm của Ôxtralia là Trái Tim Chết ạ? – Tômếch tò mò hỏi.
– Người ta hay dùng tên gọi ấy bởi lẽ vùng trung tâm Ôxtralia là một vùng sa mạc hoàn toàn không có lấy một giọt nước, là vùng đất chết đối với người và sinh vật. Bác chẳng đã kể cho cháu nghe những gian khổ phi thường mà các nhà thám hiểm Xtơt và Xtiuơt đã vấp phải trong những cuộc hành trình vào vùng đó rồi đấy thôi!
– Bác cũng có nói là đường dây hay phải sửa chữa thường xuyên do bị hư hỏng. Thế nguyên nhân nào thường làm hỏng đường dây? – chú Xmuga xen vào câu chuyện.
– Thông thường đường điện báo bị hư hỏng do tính hoang dã của lục địa này gây ra. Vì tính chất hoang dã đó, nên việc xây dựng đường dây điện báo diễn ra rất chậm chạp và hết sức gian khổ. Gỗ, dây thép, các cọc sứ cách điện, thậm chí cả thức ăn nước uống cho những người xây dựng đều phải dùng súc vật chở đến. Những đoàn súc vật chở hàng tiếp tế đó đã phải lang thang trong vùng hoang mạc suốt hai năm trời ròng rã. Nhưng rồi chẳng bao lâu người ta phát hiện ra rằng không thể sử dụng gỗ làm cột điện cho đường dây, vì lũ mối háu đói trong vùng sẽ hạ gục cột rất nhanh. Nếu như người ta không kịp thay thế bằng các cột sắt, thì chắc toàn bộ cố gắng ngần ấy năm trời đã trở thành công cốc. Ngoài ra cũng cần nói thêm nguyên nhân nữa là những cơn bão cát thường xuyên xuất hiện ở vùng này.
– Tôi nhớ hình như người ta bắt đầu việc xây dựng con đường sắt xuyên lục địa từ nam lên bắc vào năm 1878, nghĩa là sáu năm sau khi hình thành đường dây điện báo, chắc hẳn họ cũng đã gặp phải những khó khăn tương tự như thế, – ông Vinmôpxki nói thêm.
-Và mãi cho đến giờ việc xây dựng vẫn chưa hoàn tất, bởi lẽ nhánh đường phía nam bị gián đoạn tại Alixơ Xpringx, còn nhánh đường phía bắc thì dừng lại tại Đaly Oatơ. Giữa hai nhà ga đó là một vùng sa mạc mênh mông có chiều dài tới tám trăm cây số, – ông Bentley nói nốt. – Thậm chí người ta đã tính toán rằng đặt một con đường sắt mới có khi còn rẻ hơn việc đào con đường sắt cũ lên, bởi nhiều đoạn nó đã bị vùi sau những cơn bão cát ghê gớm.
– Sống ở đất này thật quả chẳng dễ dàng chút nào! Thế mà tôi cứ ngỡ là thổ dân đã phá hoại làm gián đoạn đường dây, – chú Xmuga bảo.
– Không, họ không hề phá hoại đường dây điện báo, – ông Bentley nói. – Ngay từ hồi mới xây dựng đường dây, người ta đã nghĩ ra một bài học không mấy dễ chịu cho người dân bản xứ, đó là bắt họ phải chạm tay vào đường dây trần, và bằng cách đó đã khiến họ bị điện giật không thương tiếc. Điều đó đã gây những ấn tượng kinh hoàng cho thổ dân Ôxtralia, nỗi sợ hãi ấy được họ truyền lại cho con cái đời sau. Thế là từ đó thổ dân gọi đường dây điện báo bằng cái tên “quỷ dữ của người da trắng”. Thậm chí đã có trường hợp thổ dân tấn công vào các trạm điện báo, giết nhân viên của trạm, nhưng đường dây thì không hề bị động chạm đến.
– Thế hiện nay thổ dân có còn đe dọa nhân viên các trạm không? – chú Xmuga hỏi.
– Đã có hồi người ta bàn tán về cuộc tấn công vào nhân viên của trạm đó khi họ đang đi tắm suối. Bị lao phóng tơi bời, họ đành phải lui vào cố thủ trong trạm. Nhân viên điện báo Xtaplêtơn và một người thợ cơ khí bị giết chết, hai người nữa bị thương nặng.
– Vậy mà trước đây tôi chưa bao giờ từng nghe nói đến chuyện thổ dân Ôxtralia là loại người hung hăng cả, – chú Xmuga nói tiếp. – Ở lục địa này hình như chưa có cuộc đụng độ nào dữ dội giữa thổ dân và những tên thực dân thì phải?
– Nhìn chung thổ dân vùng này là những người hiền lành, ôn hòa, nhưng họ vẫn hằn sâu những điều xúc phạm mà thực dân da trắng đã gây cho họ, – ông Bentley thừa nhận.
– Đúng thế! Bằng chứng hiển nhiên nhất là số thổ dân chỉ còn lại rất ít và hoàn cảnh khốn khổ mà người ta đã dồn đuổi họ vào, – ông Vinmôpxki nói thêm.
– Điều đó thật đáng buồn, nhưng quả đúng là như thế! – ông Bentley thừa nhận rồi cố chuyển sang chủ để khác để tránh câu chuyện khiến ông phiền lòng.
Chuyến đi ban đêm băng qua thảo nguyên nhanh chóng khiến Tômếch cảm thấy mệt mỏi. Nó ngủ vùi, đầu tựa vào vai cha. Mãi đến khi trời sáng, nó mới tỉnh giấc, lúc đó cả đoàn dừng lại để cho lũ lạc đà đã mệt được nghỉ ngơi một chút. Chung quanh trải xa hút tầm con mắt là một vùng thảo nguyên bát ngát với làn cỏ mọc cao, vàng xém vì ánh nắng mặt trời gay gắt. Dưới làn gió thổi, mặt cỏ nhấp nhô dập dờn như một đại dương mênh mông đang gợn sóng. Thảng hoặc đây đó vươn cao những bụi cây khô khẳng. Xa xa về phía tây hiện lên những dãy đồi núi thoai thoải.
Những người thổ dân tháo lạc đà ra khỏi xe, người trong đoàn liền dựng lều và nhanh nhẹn chuẩn bị bữa ăn sáng. Sau khi nghỉ ngơi một lúc, cả đoàn lại lên đường đi tiếp. Mãi đến khi mặt trời gần lặn, họ mới trông thấy mấy tòa nhà. Một dãy hàng rào thấp bao quanh ngôi nhà một tầng với mái hiên rộng râm mát và những dãy nhà phụ của trang trại. Tiếp liền ngay phía sau trang trại là những bụi cây lúp xúp dày đặc, tạo thành một dải chạy dài đến tận chân núi.
– Chúng ta đến nơi rồi, – ông Bentley thông báo, khi các cỗ xe tiến lại gần trang trại nhỏ.
Một người đàn ông cao lớn bước ra hiên nhà, trong thấy hai cỗ xe đang tiến lại, ông liền vội chạy ra đón khách.
– Đó chính là ông Clac! – ông Bentley kêu lên khi trông thấy người đàn ông. – Chào anh, anh vẫn mạnh khỏe chứ Giônny?
– Tôi chờ quý vị ít nhất đã ba tiếng đồng hồ rồi! – ông Clac đáp. – Tôi chỉ lo món cháo khấu đuôi cănguru đang nấu để đón quý vị bị dừ tơi ra mất. Nào, mời các bạn xuống xe và cứ coi nơi đây như nhà của mình.
Những người săn thú được chủ trang trại giao cho cả ba tòa nhà lớn nhất để toàn quyền sử dụng. Họ vừa kịp tháo cởi hành lý, ông Clac đã vui vẻ mời họ dùng bữa. Người quản gia là một người Tàu tên là Hoa Xung. Theo lời ông Clac, bác ta là một đầu bếp tuyệt vời, song không hiểu sao món cháo khấu đuôi cănguru mà ông ta ca ngợi hết lời lại không làm Tômếch thấy ngon miệng chút nào. Tuy nhiên bữa cơm vẫn rất thịnh soạn và gồm rất nhiều món ăn. Mọi người nhanh chóng làm dịu cơn đói. Đàn ông bắt đầu châm thuốc hút.
– Tôi buộc lòng phải báo cho các vị một tin không vui về tình thế đang xảy ra trong trang trại chúng tôi từ vài ba ngày nay, – ông Clac lên tiếng. – Tin tức về cuộc săn sắp tới đã được lan truyền trong các bộ lạc thổ dân du mục thuộc vùng chung quanh đây. Họ biết được chuyện này qua Tôny, anh ấy đã đề nghị họ tham gia cuộc vây đuổi. Nhưng không hiểu tại sao tin tức về cuộc săn lại khiến cho thổ dân bất bình, và hình như họ đã từ chối, không muốn tham gia. Vì số lượng các bộ lạc thổ dân trong vùng rất đông, nên chúng ta cần phải hết sức thận trọng. Tôi đề nghị mọi người không nên đi một mình ra khỏi trang trại, và dĩ nhiên khi đi cần mang theo vũ khí.
– Tôny, anh nghe thấy ông Clac nói gì rồi chứ? – ông Bentley quay sang hỏi người theo dấu thú.
– Cái tai tôi có nghe! Ông Clac nói trúng! – Tôny đáp.
– Thế thổ dân muốn gì? – ông Bentley hỏi.
– Họ không muốn cuộc săn lớn mà người da trắng tổ chức trong khu vực này.
– Tại sao chứ? – Chúng ta sẽ trả tiền cho họ kia mà?
– Họ sợ, sau cuộc săn, bọn thú sẽ bỏ đi mất hết.
– Thế sao anh không giải thích cho họ rằng chúng ta chỉ muốn bắt sống mỗi loài có mười mấy con thôi?
– Chính điều đó khiến họ không thích, – Tôny trả lời. – Họ nói, săn bắt thú sống là một mưu mô mới của người da trắng. Họ không đồng ý thế. Họ nói: “Người da trắng đầu tiên bắt hết thú, sau đó lấy hết đất đai để xây dựng thành phố”. Họ nói, người da trắng bao giờ cũng hành động như thế.
– Tôny, nhưng cậu đã tham gia bao nhiêu cuộc săn rồi, cậu hiểu quá rõ những điều chúng ta muốn kia mà, – ông Bentley hơi cáu.
– Tôny biết, nhưng họ không tin cái lời Tôny, vì Tôny đi cùng với các ông.
– Anh nghĩ sao về chuyện này? – ông Bentley nhìn ông Vinmôpxki hỏi.
– Trong nhiều cuộc săn trước, chúng tôi cũng đã nhiều lần vấp phải sự tiếp đón không mấy thân thiện của thổ dân, – ông Vinmôpxki bình tĩnh đáp. – Chúng ta sẽ cố gắng thuyết phục họ rằng họ nghĩ không đúng.
– Dù thế nào chăng nữa cũng phải có những biện pháp đề phòng thận trọng, – ông Clac khuyên. – Rất dễ xảy ra chuyện nguy hiểm.
– Tôi hoàn toàn đồng ý với ông! – ông Vinmôpxki khẳng định, rồi quay sang chú Xmuga ông nói thêm: – Janku, cậu chịu trách nhiệm về sự an toàn của cả đoàn, cậu hãy quy định những điều cụ thể, còn tôi sẽ tìm cách thương lượng với thổ dân.
Xmuga lập tức cho mời tất cả các thành viên của đoàn săn thú lại và ra lệnh cho họ phải áp dụng mọi biện pháp đề phòng cẩn thận. Cuối cùng, chú bảo:
– Kể từ lúc này trở đi, không một ai được rời khỏi nhà mà không mang theo vũ khí và không được sự đồng ý của tôi. Nếu cần, chúng ta sẽ đặt người gác trước cổng trang trại. Tuy nhiên, trước hết, tôi nhắc lại rằng chỉ được sử dụng vũ khí trong trường hợp bị người tấn công đe dọa trực tiếp tính mạng của mình mà thôi. Tôi tin chắc anh Vinmôpxki sẽ kiểm soát được tình thế như từ trước đến nay và anh ấy sẽ thuyết phục thổ dân không tin vào những lời đồn nhảm nhí ấy.
Sau đó mọi người đi nghỉ. Bầu không khí im lặng bao trùm trong khu trang trại nhỏ.
Ông Vinmôpxki trăn trở mãi không tài nào chợp mắt được. Là trưởng đoàn, ông chịu trách nhiệm phải thực hiện thắng lợi cuộc săn thú. Những tin đồn đại vớ vẩn trong đám thổ dân có thể gây ra những hậu quả đáng ngại. Nếu họ từ chối tham gia cuộc săn, tình thế sẽ trở nên thật sự nghiêm trọng, vì khi ấy sẽ không thể tổ chức cuộc săn vây quy mô lớn đối với những loài cănguru chạy nhanh và lũ đà điểu emu.
Lát sau, dòng suy nghĩ miên man của ông chợt bị gián đoạn bời tiếng thì thào của Tômếch:
– Ba không ngủ được hả ba?
– Ba không ngủ được, – ông Vinmôpxki khẽ đáp. – Mà sao con cũng không ngủ. Muộn rồi con…
– Con nghĩ đến những điều ông Clac kể. Tại sao thổ dân không tin Tôny hả ba? …
– Họ khôn g tin anh ta bởi lẽ anh ta cùng sống với người da trắng. Họ trách anh ta chuyện đó.
– Nhưng anh ấy có làm điều gì xấu đâu ạ?
– Chuyện không đơn giản thế đâu, Tômku. Họ cho rằng Tôny làm việc cho chúng ta để gây thiệt hại cho họ.
– Chúng ta làm cách nào để thổ dân tin những ý định tốt đẹp của mình hở ba?
– Ba sẽ tìm cách nào đó nói chuyện với họ theo kiểu bạn bè để đánh tan đi mối ngờ vực. Nhưng bây giờ con hãy cố ngủ đi, khuya lắm rồi.
– Vâng, con sẽ cố ngủ, ba ạ! Chúc ba ngủ ngon giấc!
Tômếch quay mặt vào tường.
Lát sau ông Vinmôpxki thiếp đi mà vẫn chưa thể quyết định được điều gì. Đó là một giấc ngủ không yên. Ông mơ thấy cuộc hành trình đi châu Phi lần trước, cái lần ông đã gặp phải không ít những chuyện phiền lòng với thổ dân. Những cảnh tượng bất ổn quay cuồng trong tiềm thức của ông. Ông như nghe văng vẳng bên tai tiếng trống tam-tam báo động, còn trong rừng chốc chốc lại hiện ra những toán thổ dân vũ khí lăm lăm. Xmuga đang bước cạnh ông liền giương súng lên vai:
“Đừng bắn!” – ông kêu lên, song chú Xmuga không nghe thấy tiếng kêu và ngoéo cò hết phát này đến phát khác. Những người thổ dân vung giáo lên. Mãi đến lúc này ông Vinmôpxki chợt nhận ra rằng đó không phải là chú Xmuga mà chính Tômếch đang nổ súng bắn vào những người thổ dân da đen đang ẩn nấp sau những thân cây. Vinmôpxki giật mình bừng tỉnh bởi cơn xúc động mạnh. Ông chợt yên tâm: trong ngôi nhà đã sáng hẳn. Ông hiểu rằng đó chỉ là một cơn ác mộng. Nhưng cũng đúng lúc đó ông nghe rõ ràng có mấy tiếng súng khô khốc vừa nổ.
“Một, hai, ba” – ông đếm thầm những tiếng súng và suy nghĩ xem chúng có ý nghĩa thế nào. Lòng ông mỗi lúc một thêm lo ngại. Bất giác ông đưa mắt nhìn sang giường Tômếch. Giường trống không. Ông cũng không trông thấy khẩu súng săn và bao súng lục mà lúc tối cậu con trai đã xếp cạnh giường. Xa xa, tiếng súng vẫn nổ từng phát một. Mồ hôi lạnh rịn ra trên trán ông Vinmôpxki. Ông bật dậy, rút ngay khẩu súng lục đặt dưới gối và kêu lên:
– Báo động!
Những người săn thú bật dậy, nắm lấy vũ khí. Ông Vinmôpxki hoảng hốt kêu lên:
– Tômếch đã đi ra khỏi nhà! Đó chính là tiếng súng của nó đang bắn!
Những người đàn ông vừa thức giấc vội cầm vũ khí lao ngay ra sân. Họ chạy về phía tiếng súng đang vẳng lại. Nhưng trước khi họ băng qua ngôi nhà nhỏ của ông Hoa Xung, thì đã gặp ông Clac quần áo chỉnh tề bước ra:
– Đứng lại, các anh định làm gì thế này! – ông Clac hét lên, nắm chặt tay ông Vinmôpxki giữ lại.
– Tômếch đã ra khỏi nhà! – ông Vinmôpxki nói một hơi, – nó đang nổ súng!
– Tôi biết việc đó, – ông Clac đáp, – nhưng xin ông cứ bình tĩnh, tôi đã cùng với Hoa Xung theo dõi nó bằng ống nhòm. Không có chuyện gì đe dọa nó đâu.
Ông Vinmôpxki dần dần trấn tĩnh lại, lau mồ hôi lạnh đang rịn ra trên trán.
– Chúng ta quên không bảo nó, – ông nặng nề thở dài, nhìn chú Xmuga. – Phải phạt nó vì đã tự tiện ra ngoài.
– Có lẽ phải phạt một người nào đó khác kia, nhưng chuyện ấy sẽ bàn sau, – ông Clac lẩm bẩm, – Ta hãy vào nhà đi. Các vị sẽ thấy một điều lý thú.
Lát sau họ vào ngôi nhà nhỏ của người quản gia. Bên cửa sổ họ trông thấy ông Hoa Xung đang giương ống nhòm quan sát về phía xa. Bên cạnh là khẩu súng trường đang đặt dựa vào tường.
– Sao rồi? – ông Clac hỏi ngắn gọn.
– Chưa có gì thay đổi, – câu trả lời cũng rất ngắn.
Ông Clac bèn đưa ống nhòm cho Vinmôpxki, nói:
– Ông hãy nhìn xem con trai ông đang làm gì!
Ông Vinmôpxki nhìn qua ống nhòm và rụng rời cả tay chân khi thấy Tômếch đang trổ tài thiện xạ giữa một nhóm những người thổ dân Ôxtralia.
– Thằng này điên mất rồi! – ông giận dữ kêu lên.
– Nó đang làm gì thế? – chú Xmuga tò mò hỏi.
– Nó đang biểu diễn tài bắn súng với một nhóm thổ dân trẻ tuổi, – ông Clac giải thích. – Còn trước đó nó đã ăn sáng cùng với những người bạn mới.
– Bác bảo gì cơ? – ông Vinmôpxki không tin vào tai, hỏi lại.
– Tôi vừa nói chính điều mà ông nghe thấy đấy. Đã mấy ngày liền, do thổ dân có những dấu hiệu lộn xộn, nên chúng tôi đã cho tăng cường theo dõi cẩn thận. Chúng tôi thay nhau gác để quan sát. Sáng sớm đến lượt tôi. Tôi nhìn thấy ngay những người thổ dân trẻ tuổi ấy. Chắc họ là toán do thám của các bộ lạc thổ dân du mục quanh vùng. Khi trông thấy Tômếch đi về phía bọn họ, vai đeo túi đồ hộp và khẩu súng săn, suýt nữa tôi cũng đã làm ngay chuyện mà các ông định làm lúc nãy. Tôi những toan chạy ra để giữ chân nó lại, thì chợt nảy ra một ý trong đầu.
– Tôi hiểu ra rồi, – ông Vinmôpxki đoán được, – chắc bác tò mò không hiểu nó có kết thân được với bọn trẻ con thổ dân không chứ gì?
– Đúng thế! – Tôi bèn đánh thức Hoa Xung, rồi vừa chuẩn bị vũ khí sẵn sàng, chúng tôi vừa hồi hộp theo dõi thằng bé. Hẳn thằng bé đã trò chuyện thế nào đó với bọn trẻ thổ dân, bời vì sau đó chúng nó cùng nhau ăn sáng. Rồi Tômếch bắt đầu bắn biểu diễn vào những chiếc vỏ hộp rỗng và nó cứ chơi với bọn trẻ thổ dân cho đến tận bây giờ.
– Có đúng bọn ấy là do thám không? – ông Xmuga hỏi.
– Chắc chắn rồi! – ông Clac khẳng định. – Chúng tôi cũng đoán là các bạn sẽ nghe thấy tiếng súng. Tôi đang định báo tin cho các bạn, nhưng chưa kịp đi thì các bạn đã lao ra khỏi nhà.
– Lạ thật, không hiểu chuyện này sẽ dẫn đến đâu? – chú Xmuga cân nhắc.
– Một điều chắc chắn, là nếu Tômếch không thể giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay thì chắc nó cũng sẽ chẳng mang lại điều gì tai hại đâu, – ông Bentley từ nãy vẫn im lặng, bây giờ chợt lên tiếng.
Ông Vinmôpxki kể lại cho mọi người câu chuyện giữa đêm khuya của hai cha con.
– Tôi không ngờ cơ sự lại diễn ra thế này, – ông kết luận. – Chúng ta nên làm thế nào bây giờ.
– Ta cứ tiếp tục quan sát Tômếch và kiên trì chờ đợi, – ông Clac đề nghị. Tôi thấy dường như cuộc chơi đã đến hồi kết thúc. Những người thổ dân Ôxtralia đang dập lửa kia kìa.
Lát sau ông buông ống nhòm xuống.
– Tômếch đang quay trở lại. Chúng ta hãy làm cho nó bị bất ngờ nhé! – ông bảo.
Tômếch bước thong thả, trong khi toán thổ dân cũng đã khuất bóng sau dãy núi đá. Khi Tômếch bước qua bên cạnh ngôi nhà nhỏ mà mọi người đang đúng, ông Clac nhô người qua cửa sổ:
– Chào cháu! Bác thấy hình như cháu thích những cuộc đi dạo buổi sáng lắm thì phải! – ông lên tiếng chào Tômếch.
– Cháu chào bác! Vâng, cháu rất thích. Nhưng cháu đâu có đi dạo, – Tômếch trả lời.
– Thế thì mời cháu ghé vào đây ăn sáng luôn nhé, – ông Clac đề nghị.
– Cháu phải về nhà đã, chắc ba cháu đã tỉnh giấc rồi và sẽ đâm lo cho cháu.
– Cứ vào đây một lát đã nào. Nhân tiện cháu hãy kể cho bác nghe cháu trò chuyện điều gì với các cậu bé thổ dân mà lâu thế, – ông Clac nài, cố nén cười.
– Nếu bác muốn vậy thì cháu có thể ghé vào chỗ bác một lát cũng được, – Tômếch đồng ý.
Nó bước vào nhà và lập tức sững người trước cảnh tượng vừa trông thấy: ông Clac và Hoa Xung ăn mặc chỉnh tề đang đứng giữa những người đàn ông chưa kịp mặc áo. Tômếch đưa mắt liếc nhanh những bàn chân trần của mọi người cùng những bắp chân đầy lông lá, nhìn những khẩu súng trường, súng lục đang lăm lăm trong tay họ. Vẻ mặt nghiêm nghị và căng thẳng của những người đàn ông đang đứng im lặng hoàn toàn tương phản với “trang phục” của họ khiến Tômếch không thể nén cười.
Mãi đến lúc này những người săn thú mới nhìn nhau và hiểu ra vẻ tức cười của cái quang cảnh lạ lùng này. Đầu tiên thủy thủ trưởng Nôvixki phá lên cười, tiếp đó là ông Bentley, chú Xmuga và cuối cùng tất cả mọi người đều bật cười vui vẻ.
Riêng ông Vinmôpxki không cười. Ông rất giận con vì chuyện nó đã nhẹ dạ rời khỏi trang trại. Ông đề nghị mọi người yên lặng rồi quay sang hỏi cậu bé:
– Con đã làm chuyện gì thế hả! Hãy giải thích ngay đi, ngay lập tức!
Tômếch ngạc nhiên nhìn cha, rồi đáp lại bằng giọng bị xúc phạm:
– Con có làm gì đâu ạ! Nếu như ba và các bác định đóng giả thổ dân để dọa con thì con nghĩ là việc đó không mấy thành công! Họ quả thực là những người rất dễ thương, hơn nữa ít nhất mọi người cũng phải bôi da cho đen nhẻm đi mới được chứ! – nó đắc thắng kết luận.
Ông Vinmôpxki bất lực nhìn tất cả mọi người đang cố nén cười. Một lần nữa ông cố lấy vẻ mặt nghiêm khắc nhìn con và nói bằng giọng gay gắt:
– Tại sao con đi ra ngoài trang trại mà không xin phép chú Xmuga? Hẳn con đã nghe mệnh lệnh tối hôm qua rồi chứ?
Mãi đến lúc này Tômếch mới hiểu được tình thế. Nó lập tức nghiêm trang lại và đáp:
– Con đã nghe mệnh lệnh, nhưng…
– Nhưng con nghĩ rằng mệnh lệnh đó không bao gồm cả con chứ gì? – ông Vinmôpxki ngắt lời.
– Con hoàn toàn không nghĩ thế.
– Vậy con hãy giải thích hành động vừa rồi của con đi xem nào! – ông Vinmôpxki nghiêm nghị ra lệnh cho con trai.
– Con có việc phải đi ra ngoài một chút, – Tômếch bắt đầu giải thích bằng giọng không mấy vững tin. – Con bèn mặc quần áo và bước ra. Khi quay lại, con trông thấy có một đám trẻ con thổ dân đang ngồi gần trang trại. Chúng đang tò mò nhìn con. Chính lúc ấy con chợt nảy ra ý nghĩ nên trò chuyện và giải thích cho chúng nghe mục đích của đoàn chúng ta đến đây. Thế là con bèn trở vào nhà để xin phép chú Xmuga cho đi ra bên ngoài, nhưng tất cả mọi người vẫn đang ngủ say. Con bèn lấy một ít đồ hộp và bánh khô, vì con nghĩ vào buổi sáng sớm như thế này hẳn bọn trẻ cũng đang đói bụng. Nhưng con cũng không quên thận trọng đề phòng, con mang theo khẩu súng săn rồi mới ra chỗ bọn trẻ thổ dân người Ôxtralia. Con cũng không muốn đi cách xa trang trại quá mức, nên bèn ngồi ngay xuống đất, mở đồ hộp ra, bắt đầu ăn sáng. Thế là bọn trẻ tiến dần lại gần và vây thành một vòng chung quanh con. Con bèn mời chúng nó cùng ăn sáng. Một số đứa hiểu được khá nhiều tiếng Anh, vì thế chẳng mấy chốc chúng con cũng trò chuyện được khá nhiều…
– Các cháu trò chuyện về điều gì thế? – ông Bentlay hỏi, khi Tômếch dừng lời để lấy hơi.
– Trước tiên cháu hỏi chúng đã trông thấy voi bao giờ chưa? – Tômếch trả lời. – Bởi nói thật tình cháu cũng chẳng biết nên bắt đầu từ chuyện gì để khỏi xúc phạm đến họ. Hóa ra chúng chưa hề biết đến voi. Thế là cháu bèn cho chúng xem ảnh cháu chụp lúc đang ngồi trên lưng voi, chúng nó vô cùng ngạc nhiên. Thấy chúng nó bắt đầu thích thú, cháu bèn cho chúng nó xem ảnh con hổ bị bắn chết. Chúng hỏi cháu xem có thể trông thấy những con vật lạ lùng ấy ở đâu. Cháu bèn giải thích rằng tàu chúng ta chở voi cho vườn thú ở Menbơn, rồi cháu cũng kể cho chúng nghe về chuyện đã phải bắn chết con hổ như thế nào. Chúng thích chuyện ấy lắm. Chúng hỏi cháu tại sao đoàn chúng ta vừa muốn săn bắt một số loài thú để chở đi nơi khác, lại vừa chở những loài thú khác tới đây, cháu bèn trả lời rằng người dân châu Âu rất muốn được nhìn thấy đủ loại muông thú được nhốt trong những khu vườn đặc biệt, thậm chí họ phải trả tiền để được nhìn thấy các loài thú đó nữa kia. Còn bọn trẻ thì bảo điều đó thật là lạ lùng. Chúng hỏi sao những người đó không đi thằng đến đây để xem cănguru mà chẳng cần phải mất tiền. Cháu bèn giải thích rằng rất nhiều người châu Âu không có đủ điều kiện để tự mình đi đến Ôxtralia, cũng giống như phần đông dân cư Ôxtralia không thể đi sang châu Âu. Vì vậy đoàn chúng ta mới chở voi sang đây cho mọi người nơi đây đều có thể tới Menbơn để ngắm, còn từ đây, chúng ta muốn bắt sống một vài con cănguru và đà điểu để đưa về vườn bách thú châu Âu cho mọi người cùng được thấy.
– Thế những người thổ dân bảo sao về chuyện ấy? – ông Clac hỏi.
– Đầu tiên họ thấy chuyện đó rất buồn cười, – Tômếch đáp. – Nhưng sau đó họ bảo rằng đó là một cách kiếm tiền thật hay, thạm chí cách kiếm tiền này còn tốt hơn là những công việc lao động nặng nhọc mà những người da trắng đang làm ở các thành phố. Cháu bèn bảo bọn chúng rằng ngay cả bọn chúng cũng sẽ có thể kiếm tiền nếu giúp đỡ chúng ta bắt sống cănguru và đà điểu. Cháu không hiểu họ bàn nhau điều gì, nhưng sau đó một đứa trong bọn tuyên bố rằng trước lúc mặt trời lặn chúng sẽ thông báo cho chúng ra biết chúng có tham gia vào cuộc săn thú hay không. Sau cùng, bọn chúng hỏi xem cháu có biết bắn trúng đích hay không. Chúng cháu bèn bày trò bắn thử. Chúng tung vỏ hộp lên không, còn cháu thì nhằm bắn những chiếc vỏ đó, lần nào cũng trúng, khiến chúng rất thích thú. Mọi chuyện chỉ có thế thôi. Còn cháu từ biệt bọn chúng và quay về trang trại.
– Cháu có tin chắc rằng chúng hứa sẽ báo tin cho chúng ta về quyết định có tham gia săn thú hay không? – ông Clac hỏi lại.
– Chúng nó nói chắc thế đấy ạ.
– Hay lắm! – ông Clac thích thú thốt lên. – Và bây giờ xin quý vị thôi đừng hành hạ nhà săn thú trẻ tuổi của chúng ta nữa, và hãy cố đợi đến khi trời tối. Biết đâu thằng bé chẳng giúp chúng ta một việc cực kỳ to lớn!
– Tôny, anh nghĩ thế nào về chuyện đó? – ông Bentley quay lại hỏi người thổ dân chuyên theo dấu thú.
– Tôi nghĩ Cái Đầu Nhỏ rất thông thái! – Tôny lí nhí vẻ thán phục.
– Vậy chúng tôi xin mời ông Clac và Hoa Xung cùng ăn sáng nào, – ông Vinmôpxki đề nghị. – Còn Cái Đầu Nhỏ thì xin thôi đừng bày ra thêm những trò bất ngờ dựng tóc gáy như thế nữa nhé!
Tất cả mọi người đều phá lên cười.
Suốt ngày hôm đó những nhà săn thú nóng lòng đợi câu trả lời của thổ dân. Mãi khi mặt trời sắp lặn, mấy người dân Ôxtralia mới tiến vào trang trại. Nhân danh ba bộ tộc, họ đồng ý sẽ tham gia cuộc săn lớn. Và sau khi được tặng những món quà hậu hĩnh, họ rất hài lòng quay trở về nhà.
– Vậy là tôi đã hành động đúng khi không ngăn cản Tômếch tiếp súc với thổ dân, – ông Clac nói sau khi những người thổ dân đã đi khỏi. – Tôi tin chắc rằng họ rất thích cái ý tưởng mang một số loài thú lạ đến đây và chở một số loài thú tại đây đi nơi khác, và họ tin rằng, về phía mình, chúng ta hoàn toàn không còn có một mục đích xấu xa nào khác cả.
– Tôi phải công nhận rằng lần này Tômếch đã lập công đầu xứng đáng, – ông Vinmôpxki thừa nhận. – Đêm qua tôi đã rất lo ngại thật sự về việc đàm phán với họ.
– Chỉ cần một lời thiếu thận trọng, có thể làm hỏng mọi chuyện. Tômếch quả là rất đáng khen! – ông Clac đồng tình.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru
Alfred Szklarski
Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru - Alfred Szklarski
https://isach.info/story.php?story=tomech_o_xu_so_canguru__alfred_szklarski