Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tội Nhân Hay Nạn Nhân
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
T
ôi hiện đã là một học sinh ban Cao đẳng tiểu học trường Y - một trong mấy trường tư có tổ chức, có bề thế nhất Hà Nội - và là một hướng đạo sinh thuộc đoàn Vạn Kiếp, đặt dưới quyền anh đoàn trưởng Thanh Thủy, một giáo sư bạn của chú tôi.
Tôi không nhớ rõ và tỉ mỉ những cảm tưởng đầu tiên khi tôi thoạt được mang bộ sắc phục hướng đạo. Chỉ biết tôi đã vui sướng tưng bừng, và mãi đến bây giờ, những xúc động ấy vẫn man mác trong tôi. Thực là một cuộc thay đổi lớn, từ trong đến ngoài. Tôi không nhìn sự vật bằng cặp mắt tinh nghịch như trước nữa, tất cả quanh tôi đều có một sắc thái mới lạ hẳn. Bước chân ra đường, tôi chăm chú nhận xét cả từ những cái rất tầm thường. Mỗi vật bắt đầu có một ý nghĩa nó làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm cao quý. Tôi cho gương mặt người ta là hình ảnh của thần minh, và tôi đợi chờ ở mỗi gương mặt ấy sự biểu lộ những tình cảm mà chỉ loài thiêng mới có. Tôi kiêu hãnh được là một người trong loài người, hơn thế, một hướng đạo sinh đầy lòng nghĩa hiệp. Và tôi chỉ mong có dịp để phơi bày cả cái kho tàng của lòng tôi ra ánh sáng.
Cái tinh thần nhân hiệp ở tôi, bồng bột đến nỗi tôi đâm lẩn thẩn, vớ vẩn, chẳng khác một anh chàng Don Quichotte. Tôi luôn miệng nhẩm mười điều luật hướng đạo. Mỗi lần đọc thuộc lòng lại như vậy, tôi càng hăng hái thêm. Tôi gần như không đụng chân tới đất nữa. Một cơn gió nhẹ, rất nhẹ, có lẽ cũng đủ cho tôi bay bổng. Thế kể cũng nguy! Tôi đành phải tiêu pha bớt sự hăng hái của tôi vào các việc lặt vặt, một khi mà cuộc sống hằng ngày đã tầm thường đến chẳng thể cung cho tôi những cơ hội phi thường.
Tôi lại bắt đầu chăm học như trước và hơn trước. Tôi cố trở nên cần kiệm, chịu khó, ngăn nắp, sạch sẽ. Tôi không đùa nghịch láo, không ăn quà nhảm để có tiền giúp đỡ kẻ nghèo, mặc dầu thỉnh thoảng tôi thoáng thấy việc làm của tôi không những vô ích mà còn có hại. Thực thế, những người hảo tâm trên thế gian phỏng thử có họp cả lại mà làm phúc, mà bố thí đi nữa, cái số phận của lũ ăn mày và của ngàn vạn kẻ cơ cực vẫn chẳng thay đổi chút nào. Chúng tôi sẽ chẳng cải thiện được gì; chúng tôi sẽ còn khuyến khích thói ăn bám nó sẽ giết chết ở ta cái mà ta gọi là liêm sỉ. Nhưng, nếu không bố thí, không giúp đỡ kẻ khốn cùng, tôi sẽ làm gì để tác trách với lương tâm tôi, để có dịp mà khen ngợi, thán phục tôi? Tôi là một hướng đạo sinh, tôi phải biết làm việc nghĩa hiệp chứ! Huống hồ, một hướng đạo sinh, dù sao, vẫn cứ là một thằng người, hiếu thắng, tự ái, hay khoe khoang. Huống hồ, hướng đạo sinh, ấy lại là tôi! Những ý tưởng trên đây, sự thực, chỉ lòe sáng trong óc tôi từng lúc. Cái hăm hở ngùn ngụt không cho tôi kịp nghĩ, hoặc tự tôi không muốn nghĩ, bởi tôi đã tự linh cảm mơ hồ rằng sự nghĩ ngợi, sự phân tích sẽ làm nguội hết mọi tình cảm của lòng ta. Tôi cứ lăn bừa vào sự hoạt động không ngừng. Ở trường, tôi đọc, tôi viết, tôi chú ý nghe thầy giảng dạy về luân lý. Đi ngoài đường, tôi lăm le hễ có dịp là làm đầy đủ cái bổn phận thiêng liêng của hướng đạo. Về tới nhà, tôi cũng nhất định không ngồi suông, tôi tự mình giặt giũ quần áo, rửa bát, dọn mâm sau khi ăn, quét tước gian phòng của tôi. Nếu cần đến đầy tớ, tôi sai bảo họ một cách dịu dàng, và bao giờ cũng nhớ nói cảm ơn sau khi họ đã giúp tôi chỉ một việc nhỏ. Cách cư xử ấy bị cả nhà chú tôi nhìn bằng con mắt hóm hỉnh, nhất là bọn đầy tớ, lộ liễu hơn, chúng cứ trông nhau mà cười rũ rượi. Tôi thản nhiên: cổ lai, các hành vi có ý nghĩa cao hơn cái tầm hiểu của thế nhân chẳng vẫn bị chê cười giễu cợt đấy ư? Sứ mệnh của bậc xuất quần là phải tự mình làm gương cho đa số. Nếu thoạt đầu mình chưa được hiểu, một ngày kia mình sẽ được hiểu. Và khi ấy, mình sẽ được yêu chuộng, kính mến, tuân theo nữa. Còn sự đắc thắng nào vẻ vang bằng! Ấy, tôi nghĩ về cách cư xử của tôi đại khái như thế. Và lòng tin của tôi càng vững chắc vô cùng. Cho đến một ngày kia...
Nhân qua một phố đông, tôi chững chạc trong bộ sắc phục hướng đạo, đương vừa đi vừa thử để ý xem có sự gì đáng cho tôi làm, ngõ hầu biểu dương trước tai mắt thiên hạ cái tinh thần cao quý của hướng đạo. Tôi tìm tòi, tôi nghe ngóng mãi nhưng vẫn chẳng thấy gì. Người đời có thể nào cứ chúi mũi vào những chuyện làm, chuyện ăn vớ vẩn, những chuyện tình ái lăng nhăng; có thể nào cứ cười đùa, vui sướng; cứ thản nhiên, cứ cau có hoặc dương dương tự đắc một cách sốt ruột như vậy. Ồ, nếu họ nhất định không cho cái lòng ham làm việc nghĩa hiệp của tôi được thỏa mãn, tôi có lẽ đến phải hờn dỗi và ghét bỏ họ nữa không biết chừng. Gót giày tôi dằn mạnh, lông mày tôi cau lại, sự cáu kỉnh của tôi ít nhất cũng được thiên hạ để ý, hay ít nữa cũng có hiệu lực.
Thì kia, ở giữa đường lù lù một nắm vỏ chuối! Có thế chứ... Tôi chậc lưỡi: "Chết chửa, đứa nào lại vô ý vô tứ thế chả biết! Ăn chuối xong nó ném bừa vỏ ra giữa lối đi của người ta, có khác gì nó đặt bẫy ở dưới chân người ta không!". Tôi lập tức trịnh trọng tiến mau từ vỉa hè xuống đường và cúi nhặt nắm vỏ chuối đã gần héo, chẳng kể chi đến sự lấm tay. Một câu hỏi vụt lòe ra trong óc tôi: "Ừ, đã đành nên nhặt bỏ những cái vỏ chuối này đi, nhưng rồi ném nó vào đâu? Chẳng nhẽ ấn nó vào túi quần!", ấy mới rắc rối! Tôi đâm luýnh quýnh. Tôi ngơ ngác trông quanh: không một chỗ nào tiện. Chẳng rõ thái độ của tôi lúc ấy ra sao, mà mấy cô thiếu nữ chợt đi qua lại nhìn tôi, rồi liếc nhau mà cười. Tôi nóng ran cả người. Tôi không nghĩ ngợi gì nữa, ném vội ngay nắm vỏ chuối xuống một chỗ khác, rồi cố làm ra vẻ bất bình, tôi cắm đầu đi thẳng. Đàn bà ra hỏng thật! Họ không còn hiểu gì với gì nữa. Họ cười ngay một việc mà cái tầm nhân đạo đáng lý phải rất sâu xa trong lòng họ. À, hay nụ cười của họ có một nghĩa khác? Tại sao tôi đã ví dụ một cách hàm hồ rằng đàn bà là hỏng, là vô tích sự? Biết đâu hành vi của tôi đã được họ hiểu thấm thía, cảm phục rồi mến yêu. Lòng tôi ấm hẳn lên. Tôi đi một mạch đến hội quán, quên cả rằng ngày vừa hết, đèn ngoài phố đã sáng đều. Tôi bước vào hội quán đúng ngay giữa lúc anh em hướng đạo đã họp quanh mình đoàn trưởng để làm cái việc có tính chất thiêng liêng: soát lại lương tâm và hành vi của mỗi người trong ngày vừa hết.
Anh đoàn trưởng ra hiệu cho các hướng đạo sinh im lặng rồi hỏi:
- Nào, hôm nay, ai đã làm được việc gì hợp với tinh thần hướng đạo thì kể ra. Bắt đầu từ anh Lộc, đoàn sinh mới nhất.
Tôi đứng thẳng người, lòng tôi xôn xao cảm động. Tuy tôi chỉ nhìn đoàn trưởng mà vẫn thấy rõ rệt là bao tia mắt của các anh em đoàn sinh đều chiếu cả vào tôi. Tôi lo lắng một chút, nhưng sung sướng và tự cao rất nhiều, nghĩa là tôi đang sống hoàn toàn cái tâm trạng của một người bước lên đàn diễn thuyết lần đầu song lại rất tin ở những điều mình sẽ nói với tất cả tài hùng biện chưa có dịp đem phô trương. Tôi thuật lại câu chuyện nắm vỏ chuối, thuật một hơi thẳng, bằng cái giọng run run đầy xúc động. Tôi không quên cả những cái nhìn và những nụ cười của mấy cô thiếu nữ, tôi nói cái cảm tưởng của tôi về các thiếu nữ ấy trước và sau nó thay đổi như thế nào. Hết thảy từ anh đoàn trưởng đến các đoàn sinh đều im phăng phắc để chú ý nghe tôi. Thái độ ấy khiến cho tôi như mọc cánh. Thình lình giữa lúc tôi không chờ đợi, một dịp cười nổ tung ra, cuốn lôi, ồ ạt, và ngộ dại. Một vài tiếng reo: "- Ê, Lý Toét!"... "Lọ!"... "Vớ vẩn!"... Rồi, tiếng cười bội mãi lên, tàn nhẫn và độc địa... Anh đoàn trưởng suỵt miệng hàng thôi mới lập lại được trật tự. Anh bảo tôi: "- Này anh Lộc, cái việc anh làm, ý thì tốt đấy, song không ích lợi gì cả". Anh còn nói nhiều nữa. Nhưng tôi đã không nghe thấy. Đầu tôi như bị búa đánh, mắt tôi mờ đi, sự hổ thẹn, sự đau đớn pha lẫn tức giận làm thân thể tôi nóng rực. Trời, mặt đất lúc này sao không nẻ ra cho tôi thụt xuống! Tôi quay ngoắt trở ra và đi thẳng. Lòng tôi rớm máu. Có ai bỗng nắm tay tôi:
- Lộc!... Mày đi đâu bây giờ?
Tôi nhìn thoáng thấy là Khiêm, nhưng tôi vùng vằng:
- Bỏ ra! Kệ tao!
- Mày gàn lắm! Việc gì mà cực khổ? Hãy đi chơi với tao. Tao tìm mày từ buổi trưa để đi coi ciné. Vừa rồi, thấy hút mày vào đây, tao mừng quá, vội theo vào và đứng chờ mày.
Tôi nín lặng, Khiêm nhắc:
- Đi, phim tuyệt lắm: Back Street (ngoài rìa cuộc đời)...
Vừa nói, Khiêm vừa thân mật khoác tay tôi:
- Tao đã bảo, mày có nghe đâu!... Thực thà là lọ, là dớ dẩn, là Lý Toét, mày hiểu chưa? Còn tao hễ cứ đứa nào hẩu với ông thì ông hẩu với, đứa nào xỏ ông, ông sẽ xỏ lại gấp mười.
Những câu Khiêm nói đều căn cứ ở thực tại nên có vẻ hợp lý một cách không ai cãi được. Nhất là đối với tôi lúc này. Những lời ấy quyến rũ tôi, hấp dẫn tôi, và làm cho tôi lao đao như ngó xuống vực sâu. Sự chống cưỡng ở tôi rời rạc, lỏng lẻo dần vì bị một vết thương quá phạm, tôi không còn nổi một ý phản kháng nào nữa.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tội Nhân Hay Nạn Nhân
Lan Khai
Tội Nhân Hay Nạn Nhân - Lan Khai
https://isach.info/story.php?story=toi_nhan_hay_nan_nhan__lan_khai