Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Nhóc Gọi Tôi Là Chị
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9: Cắm Trại Trong Phòng Và Giấc Mộng Thanh Xuân
B
a tiết mục văn nghệ của lớp tôi mang về kết quả thành công rực rỡ.
Múa giải nhất, hát cũng giải nhất, riêng thổi tiêu giải đặc biệt. Công của Nam là lớn nhất.
Cả lớp tôi ẵm tiền thưởng, quyết định chủ nhật ôm lều bạt ra công viên cắm trại, quậy phá. Riêng tôi, lại sốt!
Hôm thứ bảy tôi có đỡ hơn một tí, nài nỉ mãi rồi ba mẹ mới gật đầu đồng ý cho đi. Vui mừng không kể xiết.
Sáng ngày hôm sau, vào lúc hai giờ sáng, tôi sốt đùng đùng, cả người như cái lò than mà quấn chăn kín mít.
Rốt cuộc nhận lệnh ba mẹ, không đi chơi đâu hết.
Việc đầu tiên tôi làm sau khi ba mẹ ra khỏi phòng không phải là nằm ngủ, mà là lôi điện thoại ra nhắn tin cho Nam: “Chị lại sốt, không đi chơi được rồi.”
Tôi còn muốn nói cậu ấy đi chơi vui vẻ, nhưng nghĩ lại thấy tủi thân quá nên lại thôi. Ỉu xìu cất điện thoại lên bàn, quấn chăn quanh người rồi khó nhọc lim dim.
Sáu giờ sáng mai lớp tôi sẽ tập trung tại công viên, sau đó dựng trại, rồi chơi trò gì đó, khi nào đói sẽ nướng đồ ăn, ăn xong lại chơi, chơi xong lại ăn, nói chung là sẽ quậy tưng bừng đến tận chiều, còn tôi, sẽ nằm nhà cả ngày với cái đầu nóng hầm hập.
Đồng hồ chỉ sáu giờ đúng, mẹ tôi dựng tôi dậy. Tôi còn tưởng ba mẹ đổi ý cho tôi đi chơi rồi cơ, ai ngờ…
– Dậy ăn cháo đi con, ba mẹ bây giờ phải đến bệnh viện. Con ăn xong rồi ngủ tiếp, lát nữa nhớ dậy uống thuốc đúng giờ!
Dạ vâng!
Ba mẹ tôi đều là bác sĩ, công việc không thể bỏ bê. Tôi là đứa con ngoan, tôi biết! Cho nên rất nghe lời ngồi dậy ôm bát cháo ăn hết. Cháo mẹ tôi nấu bao giờ cũng ngon, chỉ là bây giờ miệng tôi đắng nghét, ăn cái gì cũng đắng, cho nên tôi ăn vội ăn vàng cho xong rồi chán nản nằm xuống giường tiếp.
Nhìn sang phía bên kia cửa sổ, phòng Nam sáng đèn rồi. Chắc là cậu ấy đang chuẩn bị đồ để đi chơi. Eo ơi sướng thế không biết!
Rõ ràng tôi ốm là vì tận lực với lớp cơ mà, thế mà chút đãi ngộ cũng chẳng được hưởng, đã thế lại còn cái cảm giác tủi thân khi mọi người đi chơi mỗi mình nằm nhà này nữa. Khó chịu!
Tôi nuốt nước mắt và định bụng ngủ đi, cũng kìm lại suy nghĩ muốn gọi điện cho Nam. Gọi để nghe giọng cậu ấy hào hứng lại càng tủi thân.
Tôi lim dim đi vào giấc ngủ, bỗng nghe tiếng “cạch, cạch, cạch”, cái tiếng “cạch” ấy kéo dài mãi đến khi tôi mở mắt ra, Nam đứng bên ban công nhà cậu ấy và đang gõ cửa sổ phòng tôi.
Ừ thì tôi lê bước chân nặng nề ra mở cửa, Nam ngay lập tức trèo sang.
Nam bây giờ không còn là cậu nhóc bảy tuổi mãi loay hoay giữa cái ban công và khung cửa sổ rộng nữa, bây giờ cậu ấy bước một bước liền có thể từ bên kia sang phòng tôi rồi. Và trước mắt tôi hiện giờ là Nam với áo phông và quần đùi dài chấm gối, rõ ràng là đồ ở nhà. Tôi há hốc.
– Sáu giờ hơn rồi còn chưa thay đồ, mày không định đi chơi à?
Nam ừ, và trong sự ngạc nhiên đến tròn cả mắt của tôi thì cậu ấy vẫn rất bình thản đưa tay lên trán tôi rồi chép miệng:
– Chị vẫn sốt à?
– Sao lại không đi? Mày đùa chị chắc?
– Không đùa!
– Thế sao không đi?
– Tại chị đang sốt.
Ôi vãi cả liên quan! Tôi chẳng thèm để ý Nam nữa, leo tót lên giường chùm chăn kín mít nằm ngủ. Nhưng mà ai ngờ là Nam lẽo đẽo theo tôi, ngồi cái phịch xuống sàn cạnh giường tôi, hai tay với cằm thì tựa vào mép giường, mắt mở to nhìn chằm chằm vào tôi.
– Mấy giờ chị phải uống thuốc?
– Tám giờ!
– Thế thì ngủ đi rồi tám giờ Nam gọi chị dậy!
Nói thật nhé! Trước khi Nam gõ cửa rồi trèo sang đây, tôi thực sự rất rất buồn ngủ và thiếu chút nữa thì ngủ được rồi. Nhưng mà bất thình lình cậu ấy xuất hiện và tuyên bố sẽ không đi chơi, cơn buồn ngủ trong tôi bỗng nhiên bị thổi bay đi mất, không để lại dư âm, giống như một cơn gió. Và bây giờ tôi có nhắm mắt lại và đếm đến hàng trăm con cừu thì vẫn không thể nào ngủ được. Tất cả là tại Nam!
– Mày đi chơi đi!
– Không thích!
– Sao lại không thích? Đi cắm trại vui mà.
– Ngồi cạnh chị vui hơn.
Trò chuyện kết thúc. Tôi câm nín nhìn lên trần nhà. Ừ thì vui!
Nam ngồi trong phòng tôi, đúng một kiểu ngồi đầu tựa lên mép giường như thế, mắt vẫn chăm chăm nhìn tôi như thế, và cậu ấy cho là vui.
Tôi hỏi Nam:
– Cắm trại thì sẽ như thế nào? Có vui không?
– Cũng tuỳ.
– Bây giờ lớp mình đang làm gì ấy nhỉ?
– Cắm trại.
Trò chuyện một lần nữa kết thúc, và tôi lại một lần nữa câm nín nhìn lên trần nhà.
– Nam ơi, chị cũng muốn đi cắm trại!
Tôi than thở, Nam đứng dậy, xoay người, đi thẳng, một lần nữa trèo qua cửa sổ, sang bên kia ban công.
Ơ, cứ thế bỏ về à? Hôm nay cậu ấy lạ thật đấy!
Một phút.
Hai phút.
Ba phút.
Bốn phút.
Năm phút.
Và…
“Phịch”, Nam ném một túi gì đó khá là to sang phòng tôi, rồi cậu ấy trèo sang, trên tay là một đống sách dày cộp với cả cây tiêu hôm trước cậu ấy thổi nữa.
– Mày làm gì đấy?
– Cắm trại.
Nam mở cái túi, lôi ra một thứ gì đó trông như một cái túi khác, to và kêu loạt xoạt. Nam lấy ra mấy cái thanh kim loại gì đấy, bày bừa ra hơn nửa cái phòng của tôi.
Cậu ấy loay hoay lúi húi một lục, gắn cái túi to vào cái thanh này, rồi lại gắn đầu kia cái túi vào cái thanh kia, bẻ mấy cái thanh cho nó tạo thành cái khung cong, cố định bốn đầu cái túi. Và xong, một cái lều sừng sững chiễm chệ nằm trong phòng ngủ của tôi.
Nam kéo khoá cửa cái lều, tôi nhòm vào, rộng cực!
Cậu ấy ôm hết gối ôm gối ấp trên giường tôi nhét vào cái lều, ngay cả cái tôi đang gối với cái chăn tôi đang đắp cũng bị cậu ấy lôi đi rồi ném vào cái lều.
Tôi thấy Nam dựng mấy cái gối, trải cái chăn, xếp mấy quyển sách, gắn một cái đèn bé xíu bên trong nóc lều rồi đứng dậy tươi cười.
– Chị, lại đây!
Tôi bước tới, ở bên trong cái lều trông như một cái ổ, ấm áp vô cùng! Bao xung quanh là gối, trải ở giữa là cái chăn phao bùng nhùng mềm mại của tôi, trong góc có một chồng sách xếp khá cao, ánh đèn vàng dịu từ trên nóc lều chiếu xuống. Trông thích cực!
Tôi không ngần ngại phi vào trong, kéo chăn chùm đến tận cổ. Nam ở ngoài bật cái quạt cây số nhỏ nhất, cho nó quay qua quay lại tạo nên một làn gió nhè nhẹ thổi đến, cảm giác giống như tôi đang cắm trại ở một nơi lộng gió.
Nam đưa thuốc và một cốc nước cho tôi uống, tôi uống xong thì cậu ấy cũng chui vào bên trong cái lều, cũng kéo chăn đắp kín mít, cười như được mùa.
– Thích không chị?
Tôi gật đầu sung sướng. Cái lều này rộng lắm ý, hai người nằm tha hồ thoải mái, bây giờ có thêm một đứa con nít bảy tuổi chui vào nằm vẫn rộng cơ mà.
– Cái lều này mày kiếm đâu ra đấy?
– Quà sinh nhật ba mới tặng Nam.
Đấy, tôi nói đâu có sai mà. Ba của Nam thực chất rất yêu thương Nam, chẳng qua là chú ấy có lí do nào đó mà không thể hiện ra thôi. Này nhá, sinh nhật Nam chú ấy đều nhớ, đi công tác xa cũng gửi quà về. Rồi năm lớp 8, cuối năm cậu ấy mang về cái bảng điểm cao chót vót, đứng đầu toàn khối, lúc đó ba Nam ở nhà, chú ấy xem bảng điểm xong không nói gì, cũng không khen, nhưng mà đến khi Nam vừa chạy đi chơi thì chú ấy liền cười ngoác cả miệng, kiểu cười tự hào mà hạnh phúc ấy. Tận mắt tôi nhìn thấy chú ấy cười cơ mà (tại khi đó tôi đang ở nhà Nam).
Tôi ngắm nghía cái lều, màu xanh dương, phía bên ngoài màu đậm hơn một chút. Tôi lại ngắm nghía cái ổ ấm áp mình đang nằm, vừa thấy Nam đang đọc một quyển sách khoa học nặng trịch thì liền đảo mắt đi, oái oăm thế nào lại nhìn sang chồng sách khác của cậu ấy, cũng dày và nặng không kém.
Tôi cầm cây tiêu của Nam lên xem, nó có màu đen, kèm những hoa văn trắng.
– Sao chị chưa thấy nó bao giờ nhỉ?
– Tại chị không để ý thôi, ba Nam tặng khi Nam tám tuổi cơ mà.
– Thổi chị nghe, bài “Phi tuyết ngọc hoa” hôm trước ấy.
Và Nam bỏ quyển sách trong tay xuống, cầm lấy cây tiêu và bắt đầu thổi.
Nghe gần thế này lại càng thấy hay hơn. Tôi cười tươi, thấy Nam cũng vừa thổi tiêu vừa cong cong đuôi mắt, giống như bình thường lúc cậu ấy cười cũng thế.
Cây tiêu để dọc, môi Nam chạm một đầu, những ngón tay linh hoạt, trông cậu ấy thổi tiêu cũng đẹp trai nữa.
– Sao mày biết bài này mà tập vậy?
– Vì nó hay.
Tôi ừ hứ, Nam nói tiếp:
– Và vì chị thích nữa.
Tôi cười, hai tay che nửa khuôn mặt, cười rung cả hai vai. Nam vì tôi mà tập bài này, thích thật đấy!
– Dạy chị thổi tiêu với!
– Đợi đến sinh nhật chị đã, khi đó Nam sẽ tặng chị một cây tiêu rồi dạy sau.
Sinh nhật tôi? Để xem nào, bây giờ là tháng mười, vậy là còn tháng mười một, mười hai, một, hai, ba. Tận năm tháng nữa cơ á? Lâu như vậy tôi làm sao chờ nổi? Vốn dĩ định nói với Nam là lâu quá, nhưng mà tại vì tôi mới uống thuốc hay sao ấy, tự nhiên lại ngáp dài một cái.
– Chị buồn ngủ à?
Tôi gật đầu, dụi dụi mắt.
– Thế thì ngủ đi một lúc!
Tôi lắc đầu, vẫn dụi mắt.
– Không muốn đâu. Này Nam ơi, nói chuyện gì với chị để chị hết buồn ngủ đi!
– Nói gì bây giờ?
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, xong rồi nghĩ ra một chuyện. Chuyện này tôi muốn nói với bạn tôi từ lâu rồi, nhưng mà chưa có dịp thích hợp để nói, thôi thì hôm nay nói với Nam vậy, dù gì thì Nam cũng vừa là người tôi xem là em trai, vừa là bạn thân nhất của tôi.
Tôi cầm cây tiêu nghịch nghịch bàn tay Nam, nói:
– Chị nghe người ta nói, rằng tuổi thanh xuân cũng giống như một giấc mộng đẹp, có thể gọi là giấc mộng thanh xuân đi. Đó là một giấc mộng mà khi tỉnh lại thì ai ai cũng đều luyến tiếc, vừa lưu luyến kỉ niệm đẹp, vừa tiếc nuối kí ức buồn.
Nam im lặng, tiếp tục lắng nghe tôi:
– Con người khi đi ngủ, mơ một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ quên đi ít nhất là một phần của giấc mơ đó, cho dù có muốn nhớ lại bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng thể nhớ nổi. Nó cũng giống như kí ức buồn trong giấc mộng thanh xuân mà ta tiếc nuối, tiếc nuối khi không thể giữ nó trọn vẹn bên mình. Còn khi mơ một giấc mơ đẹp, khi tỉnh lại hình ảnh ấy vương vấn mãi trong đầu, khiến cho chúng ta mỗi khi nhớ lại, dù biết chỉ là mơ thôi cũng hạnh phúc mỉm cười. Đó là kỉ niệm đẹp trong giấc mộng thanh xuân mà con người lưu luyến. Ai ai cũng vậy, kể cả Nam, kể cả chị.
Tôi biết là tôi vuồn ngủ lắm rồi, hai mắt díu lại vào nhau rồi, nhưng vẫn cố nói hết.
– Chị hỏi Nam này, nếu như ngày mai ngủ dậy, mày phát hiện mình vừa tỉnh dậy khỏi giấc mộng thanh xuân, vậy thì mày sẽ lưu luyến điều gì nhất và luyến tiếc điều gì nhất?
– Nam còn chưa mơ hết giấc mộng của mình, làm sao mà biết sẽ lưu luyến hay luyến tiếc cái gì đây? Khi nào lên Đại học, chị hỏi lại câu này, khi đó Nam sẽ trả lời. Còn bây giờ thì chị ngủ đi!
Tôi muốn thức, nhưng cơn buồn ngủ cứ thế ập đến. Tôi nhắm mắt lại, và tôi mơ.
Trong mơ, tôi bỗng thấy má phải mình chợt ấm.
Trong mơ, tôi nghe thấy giọng Nam thủ thỉ.
…
– Giấc mộng thanh xuân của chị, đẹp nhất là có mày đấy Nam!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Nhóc Gọi Tôi Là Chị
Calicocat_Ot7
Thằng Nhóc Gọi Tôi Là Chị - Calicocat_Ot7
https://isach.info/story.php?story=thang_nhoc_goi_toi_la_chi__calicocat_ot7