Chương 7.2
ự thay đổi đó quá đột ngột làm tôi phát sợ. Tôi chẳng biết nói gì, làm gì. Như thể bà đã thốt ra những câu cấm đoán, những câu nói giấu giếm từ lâu và bà ta không thể nén lâu hơn được. Cặp mắt bà không ngừng nhìn tôi. Tôi thấy rõ là bà khinh thường tôi, với tất cả thói chuộng mốt của giai cấp, bà để ý thấy tôi không phải là bà lớn, rụt rè và khiêm nhượng. Nhưng trong cặp mắt bà còn có cái khác ngoài sự khing thường, đó là thù địch, là thâm hiểm…
Cần phải nói với bà, tôi không thể tiếp tục như vậy chơi với cái bàn chải, tiếp tục làm bà thấy tôi sợ bà và coi chừng.
- Bà Danvers này, tôi mong rằng chúng ta sẽ hiểu nhau. Đề nghị bà hãy nhẫn nại với tôi bởi vì kiểu sống này hoàn toàn mới lạ đối với tôi. Và tôi cầu mong là sẽ được thành công và nhất là làm cho ông De Winter được sung sướng. Tôi có thể để bà thu xếp mọi việc trong nhà. Ông Winter đã bảo tôi như vậy.
- Tốt lắm, tôi mong là bà sẽ được hài lòng. Tôi quản lý ngôi nàh này trên một năm nay và ông Winter chưa hề kêu ca. Tất nhiên là khác với thời bà De Winter còn sống, người ta vui chơi rất nhiều ở đây, luôn luôn có tiếp khách, và cứ để mặc tôi làm, bà chỉ tự mình giám sát.
Lại lần nữa, tôi có cảm tưởng bà chọn thận trọng từng câu nói, bà tìm cách thấm vào tư tưởng tôi và dõi theo ảnh hưởng của từng câu nói trên bộ mặt tôi.
- Tôi cũng muốn sẽ trao lại cho bà, - Tôi nói và lại nhìn thấy trên nét mặt bà vẻ mà tôi đã để ý thấy lúc ở trong hành lang, một vẻ nhạo báng khinh miệt. Bà biết là tôi không cưỡng lại bà, do đó bà làm tôi phải sợ hãi. Đột nhiên bà nói:
- Nếu ông Winter yêu cầu chiếc tủ lớn của ông, đề nghị bà nói với ông là không thể di chuyển nó đi chỗ khác được. Chúng tôi đã thử nhưng không thể nào khiêng qua những vái cửa hẹp này được. Những căn phòng ở đây hẹp hơn ở bên cánh tây. Nếu ông thấy sự sắp xếp ở đây không vừa ý ông, xin ông cứ nói. Sắp xếp đồ đạc ở đây rất khó.
- Bà không cần phải băn khoăn, - Tôi nói. – Tôi tin chắc là nhà tôi sẽ hài lòng lắm. Nhưng tối tiếc là người ta đã làm cho bà phải khổ tâm nhiều. Tôi tin là tôi thấy tốt cũng như tôi ở bên cánh tây.
Bà nhìn tôi một cách tò mò và để bàn tay lên nắm đấm cửa.
- Ông Winter viết thư cho tôi nói bà sẽ thích ở đây hơn. Các buồng trong cánh tây quá rộng. Buồng ngủ lớn bằng hai cái này. Đó là một căn phòng rất đẹp với trần trang trí huy hiệu. Những chiếc ghế bành đệm có giá trị rất lớn, và lò sưởi cũng điêu khắc. Đó là căn phòng đẹp nhất ngôi nhà. Tất cả các cửa sổ đều trông ra biển cả.
Tôi cảm thấy khó chịu. Tôi không hiểu tại sao bà lại nói với ý nghĩa kín đáo có vẻ thù hằn. Bà muốn nói căn buồng mà tôi ở có phần hèn kém hơn, không xứng với Manderley, như là một buồng thứ cấp, cho một người thứ cấp.
- Tôi cho là nhà tôi muốn dành những căn phòng đẹp nhất để phô với công chúng.
Bà ta quay quả đấm cửa rồi nhìn lại tôi, dò xét mặt tôi, lưỡng lự trước khi trả lời, và lúc bà nói, giọng nói của bà bình tĩnh hơn, lạnh lùng hơn lúc đầu.
- Những căn phòng ngủ không bao giờ để cho công chúng vào xem. Chỉ có hàng hiên, hành lang và những căn buồng ở dưới – bà ngừng lại một lát, cặp mắt dò xét tôi rồi lại nói - Thời bà Winter còn sống, hai ông bà ở cánh tây. Căn phòng lớn mà tôi vừa nói, trông ra biển, là của bà De Winter.
Rồi tôi thấy một bóng thoáng qua nét mặt bà rồi bà nấp sau bức tường, trong khi một tiếng bước chân vang trong hành lang và Maxim bước vào.
- Thế nào tốt chứ? – Chàng hỏi tôi. – anh tin là em sẽ vui chứ?
Chàng nhiệt tình nhìn ra xung quanh, sung sướng như một sinh viên, rồi nói tiếp:
- Bao giờ anh cũng thấy căn buồng này rất xinh. Nó đã bị bỏ đâý từ nhiều năm nay, nhưng bao giờ anh cũng nghĩ là người ta có thể dùng nó vào một việc. Bà Danvers, bà rất thành công, tôi xin khen bà.
- Cám ơn ông! – Bà nói với một nụ cười không ý nghĩa rồi ra khỏi buống đóng cửa lại.
Maxim đến cúi người qua cửa sổ rồi nói:
- Anh yêu vườn hồng này lắm. Một trong những điều đầu tiên mà anh nhớ là những bước chân lững thững nhỏ xíu anh đã theo mẹ anh ra đây trong khi mẹ anh hái hoa. Căn phòng này có một điều gì thanh thản và sung sướng, và rồi nó còn yên lặng nữa. Người ta không ngờ biển chỉ cách đây có năm phút.
- Bà Danvers cũng nói thế.
Chàng rời cửa sổ, đi bách bộ trong buồng, sờ vào những chiếc bình, nhìn những bức hoạ, mở những cánh tủ, vuốt ve những tấm áo tôi mới treo.
- Em thấy bà Danvers thế nào? - Chàng hỏi đột ngột.
Tôi quay đi và bắt đầu soi gương chải tóc. Một lúc sau tôi trả lời:
- Bà hơi có vẻ cứng nhắc. Bà sợ là em sẽ tham gia vào việc quản lý nhà này chăng?
- Anh không tin là như thế.
Tôi ngước mắt lên và thấy chàng đang quan sát hình bóng tôi trong gương, rồi chàng lại quay ra cửa sổ khẽ huýt sáo. Chàng nói:
- Em chả phải quan tâm đến bà ta. Đó là một con người kỳ cục đối với mọi người và tính nết có thể là khó khăn đối với một người đàn bà khác. Chớ nên thắc mắc về vấn đề đó. Nếu bà ta thực sự trở nên quá phiền phức, ta chỉ việc thải hồi. Nhưng bà ta có nhiều khả năng, sẽ giúp em gánh vác mọi việc gia đình. Anh thấy là bà ta hơi độc đoán với bọn gia nhân. Đối với anh bà ta chẳng giám làm gì. Nếu thế anh đã cho bà nghỉ việc từ lâu rồi.
- Em tin là em với bà sẽ đoàn kết một khi bà hiểu em hơn, - Tôi vội nói. – Dù sao bà không hài lòng với em buổi ban đầu cũng là lẽ tự nhiên.
- Bà ta không hài lòng em! Em nói thế là thế nào?
Chàng quay vào trong buồng, mày chau lại, vẻ lạ kỳ, mặt hơi cáu kỉnh. Tôi tự hỏi tại sao và ân hận về câu vừa nói.
- Em muốn nói là phục vụ một người đàn ông độc thân bao giờ cũng dễ dàng hơn. Có lẽ bà ta quen như vậy rồi và sợ em sẽ trở nên kềnh càng chăng?
- Kềnh càng! Trời ơi! Nếu em cho là… - Rồi chàng dừng lại, đi đến tôi, hôn tôi lên tóc và nói tiếp – Thôi, quên bà Danvers đi! Anh phải nói là anh chẳng chú ý đến bà. Lại đây, anh giới thiệu Manderley với em.
Buổi tối hôm đos tôi không trông thấy bà Danvers và chúng tôi không nói đến bà nữa. Tôi cảm thấy sung sướng hơn sau khi đã đuổi được bà ra khỏi ý nghĩ, và trong khi chúng tôi dạo chơi trong các buồng dưới nhà và xem các bức hoạ, Maxim quàng tay lên vai tôi, tôi càng cảm thấy mình giống hệt người mà tôi muốn trở thành, người phụ nữ mà tôi muốn tưởng tượng trong những giấc mơ và là bà chủ Manderley.
Những bước chân tôi không còn kêu vang một cách vô lý trên nền đá nữa, bởi vì những tiếng giầy to lớn của Maxim còn lớn hơn của tôi nhiều và những tiếng bước của hai con chó cũng hòa thành một nhịp vui.
Tôi cũng sung sướng nữa bởi vì sau khi đi ngắm các bức tranh cũng khá lâu, Maxim nhìn đồng hồ và nói là nếu lên mặc quần áo để xuống ăn tối thì đã quá muộn rồi. Vậy là tôi tránh được cuộc đụng đầu với Alice, chị hầu nữ, chị ta sẽ hỏi tôi mặc áo gì và giúp tôi mặc. Tôi tránh được phải xuống chiếc thang dài dằng dặc, run rẩy, hai vai trần trong chiếc áo mà bà Van Hopper đã cho tôi vì con gái bà mặc không vừa. Tôi e ngại nghi thức bữa ăn tối trong căn phòng ăn nghiêm nghị ấy, nhưng chỉ cần một việc nhỏ là chúng tôi ăn mặc bình thường, thế là trở nên vui vẻ dễ chịu như chúng tôi cùng ăn với nhau trong nhà hàng. Tôi rất thoải mái trong bộ đồ jersey của tôi. Tôi cười nói về những gì đã trông thấy ở Pháp và Ý. Trong lúc ăn, chúng tôi cũng nhìn cả những bức tranh, và Frith và người đầy tớ cũng không có nhân tính như những nhân viên ở khách sạn, họ không dò xét tôi theo kiểu bà Danvers.
Sau bữa ăn, chúng tôi vào ngồi trong thư viện, các rèm cửa đều đóng kín, lò sưởi đã có lửa, tháng năm trời lạnh, và tôi thấy sung sướng trong hơi ấm đó.
Đối với tôi là mới, ngồi yên lặng như thế này sau bữa ăn tối bên cạnh chàng, bởi vì ở bên Ý, chúng tôi đi bộ hoặc đi xe, vào trog các tiệm café nhỏ, chúng tôi tỳ khủy u tay lên thành cầu.
Theo bản năng, Maxim tiến đến chiếc ghế bành ở bên trái lò sưởi và giơ tay với những tờ báo. Chàng đặt một chiếc gối lớn vào đằng sau đầu và đốt một điếu thuốc. Tôi nghĩ bụng: “Đó là thói quen của chàng, đó là kiểu chàng vẫn làm từ nhiều năm nay”
Chàng không nhìn tôi, chàng đọc báo, thoả mãn, ấm cúng, đã lấy lại được cuộc sống chủ nhân ông ngôi nhà. Và trong khi tôi mơ mộng, tay vuốt tai êm ấm của con chó, tôi thấy tôi không phải là người đầu tiên ngồi nghỉ trong chiếc ghế bành này, có ai đó đã chiếm nó trước tôi, đã in dấu người lên các tấm đệm. Ai đó đã rót café từ cái ấm bạc này, đã đưa tách lên môi, đã cúi xuống con chó này, đúng hệt như tôi đang làm.
Tôi rùng mình như thể có ai mở cái cửa đằng sau tôi và để gió lạnh lùa vào trong buồng. Tôi đã ngồi vào ghế bành của Rebecca và con chó đến tỳ đầu lên gối tôi, bởi vì đó là thói quen của nó và nó nhớ đến bàn tay trước đây đã cho kẹo nó.
Tôi không bao giờ tưởng tượng là sinh hoạt ở Manderley lại trật tự và nguyên tắc đến thế. Lúc này tôi còn nhơ được buổi sáng đầu tiên trở dậy mặc quần áo, trước khi ăn điểm tâm tôi đã viết được mấy bức thư, và lúc hơn chín giờ, tôi hoảng hốt chạy xuống dưới nhà do có tiếng cồng uy nghi gọi. Tôi thấy Maxim ăn đã gần xong và đang gọt quả táo. Chàng mỉm cười nhìn tôi và nói:
- Cần phải tha lỗi cho anh, em sẽ quen với lối sống này. Anh không có thì giờ đi lang thang vào giờ giấc này. Cai quản một lãnh địa như Manderley là một nhiệm vụ khá bận rộn đấy. Café và thức ăn nóng để trong tủ, bữa điểm tâm chúng ta tự phục vụ lấy.
Tôi nói vài câu về đồng hồ của tôi bị chậm, về tính tôi tắm hơi lâu, nhưng chàng đâu có nghe, chàng đang chau mày đọc một bức thư.
Tôi nhơ, sao mà tôi khích động thế về bữa ăn điểm tâm rộng rãi thế này! Có hcè trong ấm bạc, có café trong lò hâm đặc biệt, có những đĩa trứng rán, mỡ, cá. Lại còn có cả trứng la cooc hâm nóng, và cháo trong niêu bạc. Trong một tủ khác lại còn có cả jăm bông và một miếng mỡ ướp lạnh to tướng. Ấy là chưa kể bánh ngọt, kẹo và hoa quả. Thế mà hồi ở bên Pháp, Maxim chỉ ăn có một chiếc bánh sừng bò và một trái quả, uống một tách café. Còn bây giờ ở nhà, ngồi trước bữa điểm tâm đủ phục vụ cho mười hai người, ngày nào cũng như ngày nào trong suốt cả năm, thế mà chàng chẳng thấy lố bịch và lãng phí.
Tôi thấy chàng chỉ ăn có một chút cá. Tôi ăn một trứng la coóc. Và tôi tự hỏi những món khác dùng để làm gì? Còn có những người nghèo nào mà tôi không biết, không quen, không thấy đang đợi ở đằng sau cửa bếp vào những giờ điểm tâm của tôi không? Hoặc là vứt bừa bãi vào thùng rác. Tất nhiên là không bao giờ tôi biết, không bao giờ dám hỏi.
- Lạy Chúa! – Maxim nói. – Gia đình anh không đông phải bắt em gánh vác. Một bà chị mà hiếm khi anh gặp, và một bà nội gần loà. Beatrice tự hẹn sẽ đến ăn ở đây, anh không mong lắm. Có lẽ chị ấy muốn đến để xem mặt em.
- Hôm nay àh? – Tôi nói và tái cả người.
- Phải, theo bức thư anh vừa nhận được sáng nay. Chị ấy sẽ không ở lâu đâu. Anh chắc là em sẽ mến chị ấy. Một con người thật thà, nghĩ gì nói nấy, chẳng quanh co. Nếu không ưa em chị ấy sẽ nói thẳng thừng.
Tôi không lấy đó làm an tâm lắm, tôi tự hỏi có đức tính nào trong đạo đức giả không. Maxim đứng lên và châm một điếu thuốc.
- Buổi sáng nay anhc so rất nhiều vấn đề cần phải làm, em có thể chơi một mình được không? Anh muốn đưa em đi chơi một vòng quanh khu vườn, nhưng anh cần phải đến thăm Crawley, người đại diện cho anh. Anh đã bỏ mặc mọi thứ từ lâu rồi. Nhân tiện anh ấy cũng sẽ đến ăn trưa với chúng ta. ĐIều đó có làm em chán không?
- Không ạ! – Trái lại.
Rồi chàng nhặt thư tín lên và đi ra khỏi phòng. Tôi nhơ là tôi đã tự nhủ đây không phải là kiểu mà tôi đã hình dung buổi sáng ban đầu của chúng tôi. Tôi đã tưởng tượng chúng tôi cùng nhau đi chơi, tay trên tay dưới, ra đến tận bờ biển, về muộn, mệt và sung sướng. Chúng tôi cùng nhau ăn bữa trưa nguội, ngồi dưới cây dẻ tây mà tôi đã trông thây ở cửa sổ thư viện.
Tôi ngồi rất lâu trong bữa điểm tâm để giết thì giờ, và chỉ đến khi nhìn thấy Frith lấp ló nhìn tôi qua chiếc bình phong, tôi mới nhận thấy đã hơn mười giờ. Tôi đứng lên lập tức, cảm thấy mình sai và xin lỗi đã ăn quá lâu. Ông nghiêng đầu, chảng nói gì và rất lịch sự, rất đúng mực, nhưng tối bắt gặp một ánh ngạc nhiên trong cặ mắt ông. Cos lẽ tôi không nên xin lỗi, có lẽ vì thê mà tôi tự hạ thấp mình. Tôi muốn biết cần phải làm gì, biết gì. Tôi tự hỏi, liệu có như bà Danvers, Frith cũng nghi ngờ lòng tin, ân đức, sự thoải mái không phải là những đức tính mà tôi sẵn có, mà còn phải cần qua nhiều thử thách lâu dài cay đắng nữa.
Và lúc rời buồng, không nhìn về phía trước, tôi vấp phải bậc cửa, lảo đảo. Ông Frith chạy lại giúp tôi và nhặt cho tôi chiếc khăn mùi xoa, trong khí đó Jean, người đầy tớ, núp sau chiếc bình phong che nụ cười.
Tôi còn nghe tiếng xì xào của họ lúc đi qua hành lang, có lẽ là Robert cười, hắn cười tôi. Tôi lên chỗ ẩn nấp của tôi ở chỗ buồng riêng. Lúc mở cửa, tôi trông thấy một người đàn bà lau sàn, một người khác lau bàn. Họ là lùng nhìn tôi, tôi vội vã đi ra. Vậy là tôi không nên về buồng mình vào giờ này. Đó là trái với thường lệ của căn nhà. Tôi lặng lẽ đi xuống, hài lòng về đôi giầy vải không kêu vang trên các bậc đá nữa. Tôi đi vào buồng thư viện, thấy ở đó những cửa sổ mở to đón không khí mát lạnh của buổi sáng, củi đã được chuẩn bị, nhưng chưa nhóm lửa.
Tôi đóng các cửa sổ lại và nhìn xung quanh tìm bao diêm. Tôi không thấy và cũng chẳng biết làm thế nào. Tôi không muốn bấm chuông. Thư viện hôm qua ấm áp như vậy, lửa cháy từ sáng đến tối, lúc này giá lạnh. Trong buồng ngủ có diêm, nhưng tôi không muốn lên lấy để khỏi làm phiền các chị hầu gái. Tôi không thể lại chạm chán với những bộ mặt sửng sốt của họ. Tôi quyết định xuống buồng ăn lót dạ lấy diêm khi Frith và Robert đã rời buồng đó. Tôi đi vào hành lang bằng đầu ngón chân và vểnh tai lên. Họ chưa dọn dẹp xong, tôi nghe thấy tiếng động của họ và của bát đĩa. Rồi tất cả im lặng. Có lẽ họ đã trở qua bằng cửa phụ, tôi vội đi qua hành lang và vào phòng ăn. Đúng là có một bao diêm trên mặt tủ. Tôi đang đi nhanh tới lấy thì đúng lúc ấy Firth bước vào. Tôi cố luồn nhanh bao diêm vào túi áo, nhưng tôi thấy ông ta dừng mắt nhìn vào bàn tay tôi.
- Bà chủ tìm gì chăng?
- Ồ Firth, - Tôi nói một cách vụng về. – Tôi không tìm thấy diêm đâu.
Lập tức ông ta đưa cho tôi một bao và cả một hộp thuốc lá nữa. Lại một bối rối nữa cho tôi vì tôi không hút thuốc.
- Không, không phải thế. Tôi thấy trong thư viện rất lạnh, có lẽ tôi vừa ở miền Nam lên và tôi có ý định nhóm lửa.
- Thường thường người ta chỉ đốt lửa trogn thư viện từ buổi trưa. Bà De Winter bao giờ cũng ở trong phòng khách nhỏ suốt buổi sáng. Ở đấy có đốt lò sưởi. Nhưng nếu bà muốn có lửa trong thư viện vào lúc này, tất nhiên tôi sẽ bảo nhóm.
- Thôi, thôi, Firth. Nếu vậy tôi sẽ đi vào phòng khách. Cảm ơn Firth.
- Bà sẽ thấy ở đấy giấy viết thư, bút và mực. Bà De Winter bao giờ cũng đọc và viết thư từ và gọi điện thoại sau bữa điểm tâm. Điện thoại trong nội bộ nhà này cũng có ở đấy, bà có thể đàm thoại với bà Danvers nếu bà muốn.
- Cám ơn Firth!
Tôi trở lại hành lang, vừa đi vừa ngân nga hát cho có vẻ ung dung. Tôi có nên nói cho ông ta biêt tôi chưa được trông thấy phòng khách nhỏ, Maxim cũng chưa chỉ cho tôi biết. Tôi biêt là ông ta dứng trên ngưỡng cửa buồng ăn nhìn theo tôi, và tôi phải làm ra vẻ tôi biết tôi đi đến đâu. Bên trái cầu thang lớn có một cái cửa và tôi mạnh dạn tiến thẳng đến đấy cầu mong là nó sẽ dẫn tôi tới đích. Nhưng lúc tôi đến nơi và mở nó ra, tôi thấy đó là buồng quần áo, một nơi chứa những đồ kềnh càng, với một cái bàn để xếp các hoa; những chiếc ghê sdài ngoài vườn và vài cái áo mưa treo ở mắc. Tôi đi ra, hơi bực mình, và tôi trông thấy Firth vẫn tiếp tục nhìn tôi.
- Thưa bà, buồng khách nhỏ ở phía bên kia buồng khách. Bà đi vào cửa bên phải phía bên này cầu thang. Bà chỉ việc đi qua phòng khách lớn và rẽ sang trái.
- Cám ơn Firth! – Tôi khiêm tốn nói, không còn ương ngạch nữa.
Tôi đi qua phòng khách lớn như Firth bảo, đó là một căn phòng tuyệt diệu, cân đối trông xuống bãi cỏ và xuống biển. Nhưng tôi không có ý muốn ở lâu lại đó. Tôi không bao giờ dám thấy tôi ngồi vào những chiếc ghế bành vô giá kia, trước cái lò sưởi trạm trổ kia, để một quyển sách xuống chiếc bàn này. Người ta có thể nói đó là một phòng khách trong viện bảo tàng, ở đó những khuê phòng được đóng lại trong một sợi dây, có một người mặc đồng phục đứng gác, như trong những lâu đài bên Pháp.
Vậy là tôi đi qua phòng đó và quay sang trái, tới được phòng khách nhỏ mà tôi chưa biết. Tôi vui lòng thấy hai con chó đã nằm ở đấy, con nhỏ chạy lại dúi mòm vào tay tôi… Trước khi nhìn, tôi đã biết chắc là cửa sổ trông ra những cây sơn lựu. Đúng, chúng ở đấy, đỏ và tươi tốt, như buổi chiều hôm qua tôi đã trông thấy, những bụi lớn của chúng tập trung dưới chân tường cửa sổ mở, lấn cả ra đường. Ở giữa các bụi có một khoẳng trống nhỏ, một cánh đồng tý hon, tại đấy có xây một bức tượng nhỏ, một con vật mẹ đang chơi với lũ con.
Những cây sơn lựu đỏ làm nền cho nó và khoảng trống là cái sâ khấu cho nó chơi đùa và nhẩy nhót. Trong buồng đó người ta không ngửi thấy mùi mốc nhẹ như ở trong thư viện, nhưng đó không có những cái ghế bành cũ, những bàn phủ kín họa báo.
Đó là một buồng phụ nữ, duyên dáng, xinh xắn, cách trang trí của một người thận trọng chọn từng vật để cho một cái ghế, một cái bình, một cái lọ tý hon cũng hài hòa với toàn bộ và với bản thân người đó. Người sắp xếp căn phòng này phải là đã nói: “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái nọ” chọn từng thứ một trong kho tàng của Manderley. Kết quả thật là hoàn hảo, không có tý gì của cáo uy nghi lạnh lẽo trong phòng khách, nhưng rất sống,, với một thứ ánh chói lọi của những cây sơn lựu tập trung dưới cửa sổ. Và thế là tôi nhận thấy những người này không bằng lòng trình diễn trên sân khấu ngoài bãi cỏ, đã vào trong căn phòng này. Những bộ mặt to lớn nhiệt tình của họ nhìn tôi từ trên cao lò sưởi bập bềnh trong những chiếc cốc để trên mặt bàn nhỏ cạnh đi văng…
Họ tràn đầy trogn phòng, những bức tường cũng nhắc tới màu sắc của họ dưới ánh mặt trời buổi sáng. Đó là những bông hoa độc nhất có trong phòng và tôi tự hỏi căn phòng này có phải chỉ sắp xếp dành cho chúng, bởi vì chúng không có ở đây trong ngôi nhà này. Có hoa trong phòng ăn, có hoa trong thư viện, nhưng trật tự và theo quy định. Không đâu giống như cảnh hỗ hợp này. Tôi ngồi ở bàn giấy và ngạc nhiên thấy căn phòng này đẹp đẽ và màu sắc như vậy, đồng thời lại rất có tổ chức của một công việc có phương pháp. Tôi thấy hình như một trang trí của một khẩu vị thanh cao mặc dù những bông hoa khá là kỳ cục, phải là thầm kín và thân thiết.
Nhưng bàn giấy này, mặc dù đẹp đẽ như vậy, không phải là một thứ đồ chơi tre con xinh xinh để một người phụ nữ nghí ngoáy những mẩu giấy nhỏ và mút đầu quản bút đã bị bỏ rơi trong nhiều ngày liiền dưới giấy lót. Tập hồ sơ được đề: “Thư chưa trả lời”, “Thư lưu”, “Gia đình”, “Lãnh địa”, “Linh tinh”, cùng một thứ chữ nhọn mà tôi đã biết. Và tôi phải ngạc nhiên thấy tôi vẫn còn nhận được vì đã từ lâu tôi không trông thấy kể từ ngày tôi phá hủy trang đầu của quyển sách thơ.
Tôi mở hú họa một ngăn kéo và phát hiện thấy lối chữ đó lúc tôi mở quyển sổ đóng bìa da bề ngoài đề: “Khách mời đến Manderley” chỉ rõ những kháh nào đến và đi, xếp theo tuần và tháng, buồng nào họ ở, thức ăn nào đã phục vụ họ. Trong ngăn kéo đó còn có cả giấy viết thư với đầu đề Manderley và những tấm danh thiếp trắng nàg bỏ trong những hộp nhỏ.
Tôi cầm lên xem: “Bà và ông De Winter” và ở một góc Manderley” Tôi lại bỏ nó vào trong hộp và đóng ngăn kéo lại, đột nhiên cảm thấy mình có lỗi, thóc mách như thể tôi còn ở nhà ai và chủ nhà bảo tôi:
“Vâng, tất nhiên, xin mời bà ngồi vào bàn giấy của tôi để viết thư” Và không thể tha thứ được vì tôi đã lục thư từ giấy má. Vào lúc đó bà ấy có thể trở vào buồng và thấy tôi ngồi ở đấy trước ngăn kéo bỏ ngỏ mà tôi không có quyền mó vào.
Do đó, lúc điện thoại đột nhiên reo lên, nó ở trên bàn giấy ngay trước mặt tôi, tôi giật nẩy mình và lo sợ bị phát hiện. Tôi run rẩy nhấc ống ghe va fhỏi: “Ai đấy? Bà hỏi ai?” Có tiếng vo vo kỳ lạ ở đầu dây đằng kia, rồi tôi nghe một giọng nói khá trịnh trọng và uồm uồm làm tôi không thể phân biệt được đàn ông hay đàn bà.
- Tôi hỏi bà De Winter, bà De Winter.
- Bà nhầm rồi, bà De Witer mất cách đây đã trên một năm rổi.
Tôi ngồi đây, ngơ ngác nhìn máy điện thoại, và chỉ đến khi tên đó được nhắ lại bằng một giọng không tin và hơi to, tôi mới thấy máu bốc lên má và thấy mình thật là dại dột.
- Tôi là Danvers đây, thưa bà! Tôi nói với bà bằng điện thoại nội bộ
Sự ngu đần của tôi thật là rõ ràng, to lớn và không thể tha thứ được, nếu giả vờ không biết nữa thì lại càng ngốc nghếch. Tôi liền ấp úng trả lời:
- Thưa bà Danvers, bà tha lỗi cho, chuông điện thoại đột ngột quá làm tôi chẳng biết nói thế nào. Tôi không hiểu đó là gọi tôi, tôi không hiểu đó là điện thoại từ trong nhà.
- Thưa bà, tôi rất ân hận đã làm phiền bà – bà Danvers nói và tôi ngỡ là bà ta nhìn thấy tôi mở ngăn kéo – Tôi chỉ muốn hỏi xem bà có cần đến tôi không và có tán thành thực đơn ngày hôm nay... nó ở dưới lót tay bên cạnh bà.
Tôi vội tìm trên mặt bàn xung quanh tôi, và cuối cùng tìm thấy một tờ giấy mà lúc đầu tôi không trông thấy. Tôi đưa mắt liếc qua rất nhanh: cua hầm, thịt bê rán, đậu đũa, rêu lạnh trộn sôcôla. Đây là điểm tâm hay bữa trưa, tôi không hiểu nữa. Tôi cứ nói:
- Tốt lắm bà Danvers ạ! Thật đấy.
- Nếu bà muốn thay đổi món nào, xin cứ cho toio biết! Chắc bà cũng nhận thấy tôi có thể chừa một khoảng trắng để bà cho ý kiến. Tôi không hiểu thứ nước sốt nào bà quen dùng để chấm thịt bê rán. Bà Winter trước kia rất khó khăn trong vấn đề nước sốt đấy, cho nên tôi cứ phải luôn luôn hỏi.
- Thế này, bà Danvers ạ!.. Tôi không biết đâu. Trước nay bà làm thế nào xin cứ làm thế, như thể cho bà Winter.
- Vậy xin lỗi đã làm phiền bà.
- Bà có làm phiền gì đâu.
- Xe thư đi vào buổi trưa, Robert sẽ đến lấy thư. Nếu bà có thư từ gì cần gửi cấp tốc, bà chỉ cần gọi điện thoại báo anh ta biết, bà sẽ được phục vụ ngay.
- Cám ơn bà Danvers.
Tôi còn nghe nữa, nhưng bà không nói gì, tôi bỏ máy. Trước mặt tôi, tập hồ sơ có dán nhãn là một trách móc cho sự nhàn rỗi của tôi. Người phụ nữ đã ngồi đây trước tôi cũng không để phí thfi giơ như vậy. Bà ấy gọi điện thoại nội bộ ra lệnh trong ngày, nhanh chóng hiệu nghiệm. Bà ấy không nói: “Vâng, Bà Danvers” và “Tất nhiên, bà Danvers” như tôi. Rồi ba fngồi vào viết thư: năm, sáu, có thể là bày, bằng thứ chữ nghiêng mà tôi biết rất rõ, và bà kết thúc mỗi bức thư bằng chữ ký “Rebecca”, chữ R hoa trùm lên tất cả.
Lúc này và Danvers bảo tôi nếu tôi có thư tín cần thiết... Tôi tự hỏi bao nhiêu thư tín cấp thiết Rebecca thường gửi đi cho ai. Có thể là cho những người thợ may: “Tôi cần phải có áo sa tanh trắng hôm thứ ba này”, hoặc cho người uốn tóc: “Thứ 6 này tôi sẽ đến và yêu cầu được gặp đích thân ông Antoine...” Không, những bức thư như vậy chỉ mất thì giờ. Bà ấy hẳn là phải điện thoại đến Lóndon do Frith gọi đi “Theo lệnh bà De Winter” Tôi chẳng có ai mà viết thư, trừ có bà Van Hopper. Quả là có vấn đềhài hước và buồn cười nghĩ rằng tôi ngồi ở bàn giấy của tôi và chẳng có gì làm hơn là viết thư cho bà Van Hopper, một bà mà tôi không ưa và sẽ chẳng còn gặp lại. Tôi lấy một tờ giấy, cầm bút mực nhở và xinh đầu bóng loáng. Tôi bắt đầu viết: “Thưa bà Van Hopper kính mến” và tôi viết tôi mong bà đi đường bình yên và gặp được con gái bà khỏe mạnh, và trời ở New York đẹp. Lần đầu tiên tôi nhận thấy chữ tôi viết vụng về và không có nét, không có nhân tính và không có văn hóa nữa, nét chữ của một học sinh tầm thường tại một trường học hạng thứ.
Rebecca (Tiếng Việt) Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier Rebecca (Tiếng Việt)