Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Quidditch Qua Các Thời Đại
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
8.Sức Lan Tỏa Của Quidditch Trên Toàn Thế Giới
Â
u Châu
Quidditch chính thức được xác nhận tại Ái Nhĩ Lan vào thế kỷ thứ mười bốn, nhờ ghi chép trận đấu của Zacharias Mumps năm 1385: “Một đội gồm những tên thầy pháp bay từ thành phố Cork tới thi đấu tại làng Lancashire và đã xúc phạm người bản xứ bằng cách đánh bại hoàn toàn những người anh hùng của họ. Những gã người Ái Nhĩ Lan này biết những mánh lới khi chơi Quaffle mà trước giờ ở Lancashire chưa từng trông thấy, và họ đã phải chạy trối chết khỏi ngôi làng khi đám khán giả bắt đầu vung đũa phép và rượt đuổi.”
Nhiều chứng cớ cho thấy trò chơi đã lan tới các vùng Châu Âu khác vào đầu thế kỷ mười lăm. Như chúng ta đã biết, Na Uy là nơi cải đạo theo môn thể thao này từ rất sớm (liệu có phải người em họ Olaf của Goodwin Kneen đã phổ biến trò chơi tại đây?) bằng chứng là đoạn thơ theo nhịp I-am-bơ do nhà thơ Ingolfr viết vào đầu những năm 1400:
Lao vun vút, ôi cao trào rượt đuổi
Trái Snitch kia ngay trước mũi tôi rồi
Sắp tóm được nên đám người láo nháo
Bludger lao và tôi đã té nhào.
Cùng thời kỳ đó, pháp sư người Pháp Malecrit đã viết những dòng sau trong vở kịch có tên Hélas, Je me suis Transfiguré Les Pields (“Alas, Em Đã Hóa phép Đôi chân mình”):
GRENOUILLE: Hôm nay mình không thể ra chợ cùng cậu được, Crapaud à.
CRAPAUD: Nhưng mà Grenouille ơi, mình không thể mang con bò ra chợ một mình được.
GRENOUILLE: Cậu biết mà Crapaud, sáng nay mình phải làm Thủ quân. Ai sẽ cản trái Quaffle nếu không phải là mình cơ chứ?
Năm 1473 là năm chứng kiến giải Cúp Quidditch Thế giới đầu tiên, dù tất cả các nước tham gia đều là các nước châu Âu. Việc các đội tuyển từ các nước khác không hiện diện có thể quy tại tình trạng kiệt quệ của những con cú vì phải kham quá nhiều thư mời, cũng có thể tại những người được mời không muốn đi một chuyến dài lê thê lại quá ngặt nghèo, hoặc đơn giản là có lẽ họ thích ở nhà hơn. Trận chung kết giữa Transylvania và Flanders đã ghi dấu vào lịch sử là trận đấu bạo lực nhất mọi thời đại và xác nhận kỷ lục có nhiều chiêu gian lận nhất lúc bấy giờ - ví dụ, biến Truy thủ thành con chồn hôi, cố chém đầu Thủ quân bằng đao, và cả trăm con dơi cà rồng hút máu bay ra từ áo chùng của Đội trưởng đội Transylvania. Cúp Thế giới từ đó tới nay được tổ chức bốn năm một lần, dù đến tận thế kỷ mười bảy, các đội tuyển châu Âu mới lộ diện tranh tài. Vào năm 1652, Cúp Châu Âu bắt đầu khởi xướng, và được tổ chức ba năm một lần.
Trong các đội tuyển châu Âu xuất sắc, có lẽ đội Kền kền Vratsa của Bun-ga-ri là đội lừng danh nhất. Bảy lần vô địch Cúp Châu Âu, Kền kền Vratsa chắc chắn là một trong những đội tuyển khiến khán giả kích động nhất, là những nhà tiên phong cho cú ghi bàn tầm xa (dứt bóng từ nơi rất xa khu vực ghi bàn), và luôn sẵn lòng cho những tuyển thủ mới có cơ hội để tự làm nên tên tuổi.
Tại Pháp, quán quân thường trực của cúp Liên đoàn, đội Những Tay đấm Quaffle xứ Quiberon, nổi tiếng với lối chơi màu mè như chính màu áo hồng gây choáng của họ vậy. Tại Đức, chúng ta biết tới đội Chim ưng Heidelberg, đội trưởng người Ái Nhĩ Lan tên là Darren O’Hare từng có câu nói nổi tiếng “hung hãn hơn một con rồng và bằng hai lần khéo léo.” Luxembourg luôn là quốc gia có thế mạnh về Quidditch đã sản sinh cho chúng ta đội bóng Những Kẻ Đánh bom vùng Bigonville nổi danh với chiến thuật tấn công và luôn lọt top những đội ghi bàn nhiều nhất. Đội Chiến hạm Chổi Braga của Bồ Đào Nha mới đây đã công phá giới tuyến đỉnh cao của môn Quidditch bằng dấu ấn mang tính đột phá trong cách dùng Tấn thủ; đội Yêu tinh xứ Grodzisk của Phần Lan lại có Josef Wronski, có thể nói rằng đó là Tầm thủ sáng tạo bậc nhất thế giới.
Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan
Quidditch du nhập vào Tân Tây Lan trong giai đoạn thế kỷ mười bảy, tương truyền là do một nhóm Dược thảo sĩ châu Âu đến đó thám hiểm với mục đích nghiên cứu cây cỏ và nấm ma thuật. Chúng tôi nghe kể rằng sau một ngày dài thu thập mẫu vật rã rời, các phù thủy và pháp sư này đã xả hơi bằng cách chơi Quidditch dưới cái nhìn lom lom đầy hoang mang của những phù thủy bản địa. Bộ Pháp thuật Tân Tây Lan đã mất rất nhiều thời gian và tiền của để ngăn dân Muggle tìm ra ý nghĩa của nghệ thuật Maori thời đó, rõ ràng là các hình này mô tả cảnh những người pháp sư da trắng đang chơi Quidditch (những bức phù điêu và các bức họa hiện đang được trưng bày tại trụ sở Bộ Pháp thuật ở Wellington).
Người ta cho rằng Quidditch lan tới nước Úc Đại Lợi trong giai đoạn thế kỷ mười tám. Có thể nói Úc là vùng đất lí tưởng để chơi Quidditch, vì có những khoản đầu tư lớn để xây dựng nhiều sân đấu Quidditch tại nơi hẻo lánh, không người qua lại. Các đội đối địch nhau luôn khiến khán giả châu Âu hồi hộp bởi tốc độ và sức hấp họ mang lại. Nằm trong số những đội xuất sắc nhất là Vẹt đuôi dài Moutohora (Tân Tây Lan), đỏ, vàng và xanh là màu áo trứ danh của đội này, và linh vật là phượng hoàng Sparky. Thần Sấm Thunderlarra và Những Chiến binh Woollongong đã thống trị Liên đoàn Úc vào thời kỳ hoàng kim nhất thế kỷ. Sự ganh đua giữa hai đội trở thành truyền kỳ tại giới pháp thuật Úc, để mỗi khi đáp trả lại những đòi hỏi hay khoe khoang ba xạo, ai cũng sẽ nói rằng “Vâng, tôi nguyện làm trọng tài cho trận Thần Sấm-Chiến binh tới đây.”
Phi Châu
Chổi bay được các phù thủy và pháp sư châu Âu mang tới lục địa Phi khi công du qua đó để tìm hiểu về thuật giả kim và thiên văn học, các pháp sư Phi châu là bậc thầy trong lĩnh vực này. Dù vẫn chưa có nhiều người chơi như ở châu Âu, nhưng trên khắp lục địa Phi châu, Quidditch ngày càng được ưa chuộng.
Đặc biệt là Uganda nổi lên là một đất nước có phong trào chơi Quidditch sôi nổi. Cán chổi Ngạo mạn Patonga là câu lạc bộ trứ danh nhất tại đây đã từng cầm hòa đội Ác là Montrose vào năm 1986 trong nỗi kinh ngạc của giới Quidditch thế giới. Sáu tuyển thủ từ đội Cán chổi Ngạo mạn mới đây đại diện cho Uganda thi đấu tại Cúp Quidditch Thế giới, chưa từng có câu lạc bộ nào có nhiều tuyển thủ đại diện cho quốc gia đi thi đấu như vậy. Các đội tuyển Phi châu đáng chú khác gồm Bùa mê Tchamba (Togo), những bậc thầy về kĩ thuật chuyền bóng qua vai; Sát nhân Khổng lồ Gimbi (Ethiopia) hai lần giành cúp Toàn Phi châu; Tia nắng Sumbawanga (Tanzania) là đội rất được ưa chuộng với kĩ thuật nhào lộn khiến khán giả khắp thế giới đều thích thú.
Bắc Mỹ
Quidditch lan tới lục địa Bắc Mĩ vào đầu thế kỷ mười bảy, tuy nhiên tại đây Quidditch phát triển rất chậm do quan điểm chống phù thủy mạnh mẽ, không may, cùng lúc cũng du nhập từ Âu châu. Những người định cư tại Bắc Mĩ hành xử hết sức thận trọng với mục đích hạn chế Quidditch phát triển ngay từ giai đoạn đầu. Nhiều người trong số họ đã từng mong rằng sẽ không phải chịu nhiều định kiến hơn nữa khi di cư tới đây.
Thế nhưng, vào giai đoạn sau đó, đất nước Canada đã sản sinh ra ba trong số những đội Quidditch hoàn mỹ nhất thế giới: Thiên thạch vùng Moose Jaw, Cây búa Haileybury, và Dũng sĩ Stonewall. Đội Thiên thạch từng có nguy cơ bị giải tán vào những năm 1970 vì thói diễu chổi khắp làng trên xóm dưới ăn mừng chiến thắng sau trận đấu với tia lửa dài tóe ra từ đuôi chổi. Đến giờ đội chỉ còn ăn mừng cách truyền thống này trên sân đấu sau khi trận đấu kết thúc và bởi vậy những trận đấu của Thiên thạch luôn là điểm tham quan pháp thuật tuyệt vời.
Hoa Kỳ không phải là cái nôi sản sinh ra những đội Quidditch tầm cỡ thế giới như những quốc gia khác vì Quidditch hằng phải cạnh tranh với trò chơi trên chổi Quodpot của Mĩ. Là một biến thể của Quidditch, Quodpot ra đời do pháp sư Abraham Peasegood sống ở thế kỷ mười tám, ông đã mang trái Quaffle từ cố hương và định lập một nhóm Quidditch. Chuyện xảy ra khi trái Quaffle đặt trong rương của Pease vô tình cắm vô đầu đũa phép, nên rốt cuộc khi Pease lôi trái banh ra và ném một cách ngẫu hứng, nó đã phát nổ giữa mặt ông. Peasegood xem ra là người có khiếu hài hước hết sức nhạy bén, ông ngay lập tức lên kế hoạch thay đổi cơ chế hoạt động trên hàng loạt trái banh da, ngay sau đó mọi tơ tưởng về Quidditch đều bị bỏ quên khi mà ông cùng những người bạn phát triển một trò chơi mới khai thác vào đặc tính gây nổ của trái banh có tên gọi mới mẻ “Quod”.
Trong một trận Quodpot, mỗi bên có mười một người chơi. Họ ném trái Quod, hoặc trái Quaffle đã sửa lại, cho các thành viên sao cho trái Quod được thảy vào cái “pot” ở cuối sân đấu trước khi nó phát nổ. Người nào giữ trái Quod khi nó phát nổ sẽ phải rời khỏi sân đấu. Khi trái Quod yên vị trong “pot” (một cái vạc nhỏ có chứa một thứ dung dịch khiến trái Quod không phát nổ), đội ghi điểm sẽ được một điểm và người ta sẽ mang một trái Quod mới vào sân đấu. Dù bộ phận đông đảo giới phù thủy vẫn sùng bái Quidditch, nhưng với tư cách là một môn thể thao ít phổ biến ở châu Âu thì Quodpot cũng gặt hái được một vài thành tựu nhất định.
Bất chấp bùa phép cạnh tranh của Quodpot, Quidditch vẫn được yêu thích tại Hoa Kỳ. Hai đội gần đây đạt đẳng cấp quốc tế là: Siêu sao Sweetwater đến từ Texas đã giành chiến thắng xứng đáng trước Những Tay đấm Quaffle xứ Quiberon vào năm 1993 sau trận đấu ly kỳ kéo dài năm ngày; và đội Chim sẻ Fitchburg đến từ Massachusetts hiện giờ đã bảy lần vô địch giải Liên đoàn Hoa kỳ và Tầm thủ Maximus Brankovitch III đã dẫn dắt đội tuyển Mỹ ở hai mùa Cúp Thế giới trước.
Nam Mỹ
Dù vẫn phải cạnh tranh với môn Quodpot rất được ưa chuộng tại Nam Mỹ như ở phía Bắc, nhưng Quidditch vẫn được chơi khắp Nam Mỹ. Thế kỷ trước, cả Argentina và Brazil đều lọt vào trận tứ kết Cúp Thế giới. Chắc chắn Peru là quốc gia chơi Quidditch điêu luyện nhất Nam Mỹ, Peru rất có khả năng là nước Mỹ Latinh đầu tiên trở thành nhà vô địch Cúp Thế giới trong vòng mười năm tới. Người ta cho rằng những thầy pháp Peru đã có trải nghiệm Quidditch lần đầu tiên với những pháp sư châu Âu của Liên đoàn Phù thủy Quốc tế đến đây để kiểm soát số lượng Nha độc xà (loài rồng bản xứ của Peru). Quidditch đã trở thành nỗi ám ảnh thực sự đối với cộng đồng pháp thuật nơi đây kể từ đó, và đội tuyển nổi danh nhất Nhạn biển gỗ Tarapoto mới đây đã tới thăm châu Âu được đánh giá rất cao.
Á Châu
Quidditch chưa bao giờ được ưa chuộng rộng rãi ở phương Đông, bởi vì ở các nước vẫn chuộng dùng những tấm thảm làm phương tiện đi lại thì chổi bay còn rất hiếm. Các Bộ Pháp thuật ở các nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iran, và Mông Cổ vẫn duy trì hoạt động buôn bán thảm bay rất sôi nổi, họ đánh giá Quidditch với sự ngờ vực, dù môn thể thao thực tình có những người hâm mộ giữa đống phù thủy, pháp sư trên phố.
Một ngoại lệ ấy là Nhật Bản, tại đây Quidditch dần dần được ưa chuộng suốt thế kỷ qua. Đội bóng Nhật thành công nhất là Toyohashi Tengu đã bỏ lỡ trước đội Gorodok Gargoyles đến từ Lithuania với tỉ số suýt soát năm 1994. Thói quen ăn mừng của người Nhật là đốt chổi chúc mừng, tuy nhiên, đã bị Hội đồng Quidditch của Liên đoàn Phù thủy Quốc tế phản đối vì hành động này gây lãng phí gỗ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Quidditch Qua Các Thời Đại
J. K. Rowling.
Quidditch Qua Các Thời Đại - J. K. Rowling.
https://isach.info/story.php?story=quidditch_qua_cac_thoi_dai__j_k_rowling