Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Người Sinh Viên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
P
alavin đến trường vào ngày thứ tư. Vadim gặp anh ở phòng treo áo và họ cùng nhau lên tầng trên. Chưa có chuông báo. Dọc các hành lang và trên các cầu thang sinh viên đi đi lại lại thành từng nhóm hoặc có người đi một mình, họ chuyện trò, hút thuốc, đứng bên cạnh các tờ báo của các khoa hoặc các khối treo suốt dọc hành lang thành một dãy dài nhiều màu sắc.
- Sức khỏe thế nào rồi? Khá rồi chứ? - Vadim hỏi và nhìn vào khuôn mặt tươi tỉnh đã cạo nhẵn nhụi của Sergei. - Trông cậu không còn vẻ ốm đau qua nữa.
- Trời lạnh mà, mình lại vừa từ ngoài phố vào. Còn cậu không thể ghé lại đẳng mình nữa à?
- Cậu hiểu cho là suốt tuần không còn lúc nào…
- Rõ rồi! Nào là hội thảo chuyên đề, nào là báo cáo, nào là các bạn gái.
Sergei nháy mắt với Vadim vẻ bóng gió và ôm lấy vai anh.
- Làm gì có các cô gái nào ở đó!. Suốt tuần ngồi với bản đề cương!
- Chà, không phải là các cô gái, thế thì… chắc là say mê với thể thao? Trượt băng phải không?
Vadim nhìn Sergei vẻ ngạc nhiên - và cả hai bỗng cùng cười vang.
- Chà, cậu đúng là đồ rắn độc, Sergei ạ! - Vadim ôm lấy bụng Sergei, ép vào bệ cửa sổ và ngượng ngùng ghì chặt lấy bạn.
Spartar Galuschian, bí thư Đoàn của khối, - một thanh niên da rám nắng, lông mày rậm, có đôi mắt đen sáng của một người miền Nam và mái tóc rậm bướng binh - đã gỡ họ ra. Anh mặc bộ quần áo đen đẹp nhất của mình mà anh vẫn thường mặc trong những ngày có cuộc họp Đoàn.
- Thôi! Buông nhau ra! - Spartar vừa kêu to vừa kéo tay Vadim. - Belov đã thắng điểm. Ba giờ ngày hôm nay có cuộc họp Đoàn, các cậu có nhớ không?
- Tất nhiên rồi!
- Chi đoàn đã báo cho các cậu rồi chứ?
- Báo sau giờ học hôm qua.
- Tất cả mọi người nhất định phải có mặt!
Những sinh viên quen biết bước về phía Vadim và Sergei. Họ trao đổi đôi lời, xin thuốc hút, những người khác thì chào từ xa - hoặc là giơ tay lên, hoặc là gật đầu, hoặc chỉ nháy mắt một cách bè bạn. Sergei được chào hỏi nhiều hơn: anh có nhiều người quen hơn và không phải chỉ ở khoa ngữ văn, mà ở các khoa khác nữa.
Trước lúc chuông reo, Valia Maue, một cô gái mũm mĩm, có hai bím tóc trắng mồng, trông giống như một cô học sinh phổ thông, chạy lại bên Sergei.
- Sergei, Sergei, chờ em một chút! Chào anh, nhờ anh một chút! - cô nói như máy, nắm lấy chiếc cúc áo của Sergei. - Chào anh Vadim! Anh Sergei, anh có biết là lớp mình sẽ tổ chức dạ hội mừng Năm Mới không?
- Tất nhiên là có biết!
- Thế thì thế này, anh được giao nhiệm vụ viết lời cho vở kịch vui đấy!
- Xì! - Sergei nói rít như còi. - điều đó mình không làm được!
- Sao lại không làm được? Anh vẫn làm thơ kia mà? Anh viết nhé! Anh có là thành viên tích cực của câu lạc bộ không? Có! Anh lại là đoàn viên, và anh vẫn luôn luôn tham gia…
- Thôi đi, đừng rít lên nữa! Không làm được là vì hiện giờ mình đang bận ngập đầu. Mình đang viết truyện.
Đôi mắt lồi của Valia trợn tròn ngạc nhiên.
- Truyện à? Truyện thì làm sao? Em cũng đang viết một công trình về truyện dân gian Oxetin, anh Vadim cũng có viết một cái gì đó. Mọi người đều có việc cả. Đó là những nhiệm vụ xã hội và anh đừng có…
- Không, có chứ! Xin làm ơn, đừng có tuyên truyền nữa, - Sergei càu nhàu nói, anh bực mình vì ý kiến anh nhắc đền việc viết truyện không gây cho Valia một ấn tượng cần thiết. - Tôi không có thời gian, cô hiểu chứ?
- Hoàn toàn không hiểu! - Valia sôi nói thốt lên. - Điều đó thật đáng công phẫn!
- Thì cứ công phẫn đi!
- Được, được! Em sẽ nói chuyện này tại hội nghị. - Valia vừa kêu lên đe doạ vừa chạy về lớp mình, vì chuông đã vang lên.
- Còn tôi, tôi sẽ nói rằng các bạn đã tổ chức công tác câu lạc bộ nói chung như thế nào! - Sergei nói đuổi theo cô và nói thêm giọng nho nhỏ - Mỗi cô bé tí đều sẽ… - Bỗng anh quay lại và gọi to: “Valia, chờ một chút!”.
- Có gì thế?
- Khi nào thì các bạn chuẩn bị?
- Chắc là tuần sau. Hôm nay sẽ cử ra một tiểu ban.
- Tuần sau… - anh chau mày vẻ tập trung, lấy hai ngón tay bật bật môi trên, sau đó nói một cách dứt khoát: - Được, tôi sẽ đến. Khoảng thứ hai tới, cỏ lẽ tôi sẽ viết xong một phần và thế nào rồi tôi cũng phải xả hơi một chút. Được!
- Chà, phải thế chứ!
Cuộc họp bắt đầu từ việc thảo luận công tác của câu lạc bộ và việc chuẩn bị cho buổi dạ hội mừng Năm Mới của khối. Một anh chàng tóc quăn, gò má cao, mặc chiếc áo va- rơi rộng thùng thình, thành viên tích cực của câu lạc bộ kể lại những công việc đã làm được. Trong phòng họp mọi người nghe không được chăm chú lắm, họ thì thào nói chuyện, làm ghế kêu cót két, ở những hàng ghế sau có người đã bắt đầu hút thuốc. Lúc đó Spartar bèn đứng dậy và ngắt lời báo cáo viên, nhắc mọi người trật tự bằng cái giọng the thé của mình.
Lena ngồi bên cạnh Vadim và, tì khuỷu tay lên lưng hàng ghế trước, nghe một cách đăm chiêu. Nét mặt cô tựa hồ như lúc cô đang ngồi dự hoà nhạc trong nhạc viện.
Phần thứ nhất của cuộc họp diễn ra khá êm ả và nhanh không có sự tranh luận đặc biệt nào cả. Hội đồng câu lạc bộ, dĩ nhiên, bị phê bình, trong đó kể cả phó giám đốc phụ trách hành chính quản trị - người đã hứa hẹn tới hai năm với sinh viên là sẽ cung cấp bàn bi- a và các loại nhạc cụ cho đàn nhạc hơi, sau đó mọi người thảo luận chương trình dạ hội mừng Năm Mới và cử ra một tiểu ban đặc biệt chuẩn bị cho buổi dạ hội đó. Tiểu ban gồm có Valia Maue, Sergei và năm người nữa.
Giờ giải lao, Sergei đến chỗ Vadim và Lena:
- Sao các cậu ngồi xa thế? Lên phía trước, trên ấy vừa đúng còn hai chỗ nữa. Phần thú vị nhất bây giờ mới bắt đầu.
- Chúng mình lên chứ, anh Vadim? - Lena hỏi.
Vadim nhìn cô vẻ lúng túng và nhún vai.
- Sao cậu cứ rầu rĩ như một ngày thu ấy? - Sergei mỉm cười hỏi anh. - Không có ai trách cứ hoặc trêu chọc cậu đấy chứ?
- Mẹ mình ốm. Mình chả đã nói với cậu rồi ư?
- Có, mình có biết. Hôm kia mẹ mình có gọi điện lại đằng nhà cậu. Mẹ cậu chưa đỡ à?… thế thì cậu có quyền về nhà được đấy!
Vadim im lặng, nhếch lông mày lên vẻ cau có. Anh thấy khó chịu vì câu nói cuối cùng của Sergei, vì cái kết luận quá nhanh mà cậu ta nêu lên sau khi được anh cho biết về bệnh tình của mẹ. Lena giúi cho Vadim chiếc cặp và nói rằng cô chạy đến căng- tin ăn qua quít một chút gì đó. Cả Sergei cũng biến đi đâu mất, và Vadim một mình bước ra ngoài cầu thang hút thuốc.
Sau phút giải lao, vấn đề của Lagodenko được đưa ra phân tích. Giáo sư Kodensky đã nói lại với ban thường vụ Đoàn của khối rằng trong kỳ thi vừa qua, Lagodenko đã có những lời nói thô tục đối với ông, đã gọi ông là kẻ xa rời thực tế và ngu dốt - tất cả những điều đó có đồng chí trợ giáo chứng kiến. Với nét mặt nghiêm nghị một cách căng thẳng Spartar Galuschian nói rõ hoàn cảnh câu chuyện, phòng họp càng thêm ồn ào, xúc động, những lời trao đổi thì thầm và những tiếng thốt lên ngạc nhiên lan ra thành một làn sóng rì rào. Ở hàng ghế cuối cùng Vadim thấy Marina Gravet đang ngồi cạnh Raya - nét mặt cô nhợt nhạt, nghiêm trang. Cô nhìn Galuschian chằm chằm, như là lườm anh ta vậy.
- … hội nghị cần phê phán hành động vô đạo đức, thiếu tính Đoàn của Lagodenko.
Cô gái ngồi cạnh Vadim nói:
- Petr nhìn chung là người rất thô bạo, đúng không? Không một chút lịch sự nào.
Vadim không trả lời. Anh nhìn xung quanh tìm Lena. Sau giờ giải lao, anh bước vào phòng họp, thì không thấy Lena ở đó nữa, nhưng cô cũng không thể bỏ về mà không mang theo cặp.
Bất chợt anh nhìn thấy có ở phía trước, trên hàng ghế thứ ba, cô đang ngồi bên cạnh Sergei, và cả hai người cũng đang nhìn Vadim, ra hiệu cho anh chuyển lên ngồi chỗ họ, Vadim lắc đầu từ chối. Có lẽ anh có vẻ gì đó băn khoăn, bởi vì thấy Sergei mỉm cười và nói thầm gì đó vào tai Lena, và Lena, để khỏi bật cười, đã lấy tay bịt chặt lấy miệng. Rồi họ bắt đầu thì thầm với nhau và luôn luôn mỉm cười. Vadim quyết định không nhìn về phía họ nữa.
Cô gái ngồi bên cạnh bỗng giật giật tay áo Vadim.
- Trông kìa, trông mặt anh ta vàng ệnh ra!
- Gì thế? - chợt tỉnh lại, Vadim hồi lại và nhìn lên diễn đàn. Lagodenko đang đứng đó - người vạm vỡ, cổ ngắn, mặc chiếc áo cổ cứng màu xanh sẫm. Khuôn mặt u ám với đôi gò má tròn của anh xọp đi như vừa ốm dậy.
- … đó là vấn đề của hội nghị. Tôi đã ở trong Đoàn tám năm rồi và tôi biết rõ kỷ luật của Đoàn, - anh nói một cách mệt mỏi và như chìm đi, điều đó có vẻ lạ lùng bởi vì mọi người đã quen với giọng trầm trầm như tiếng trái phá của vị thuyền trưởng. - Đúng, tôi đã gọi thầy Kodensky là người xa rời thực tiễn, tôi đã nói rằng thầy là người nhỏ nhen, hay cáu bẳn và là người vô tích sự đối với văn học. Tôi nhận lỗi của mình và giờ đây tôi hiểu rằng tôi không nên nói điều đó trong kỳ thi. Tôi đã có hành động không xứng đáng, tôi thừa nhận… Bây giờ tôi xin phép kể lại tất cả câu chuyện, Tôi đã có va chạm với thầy Kodensky từ năm ngoái, khi thầy bắt đầu dạy ở lớp tôi. Tôi không thích cách giảng của thầy, thầy làm cho mọi bài giảng trở nên khô khan, thầy chỉ biết làm cho những tài liệu sinh động nhất trở thành những công thức khô khan, những “công báo” gì đó… hoặc thành bảng kê giá hàng của một cửa hiểu tạp hoá. Các đồng chí hiểu cho, thật là xấu hổ khi người giảng viên văn học Nga lại là một người có chiếc máy tính thay vào chỗ trái tim! - Sao - đúng là không nên nói như thế, phải không các đồng chí? - Giọng của Lagodenko dần dần trở lại âm sắc bình thường và mỗi lúc một rền vang hơn. - Thế thì tôi đến đây làm gì? để nhai lại cái món lương khô đó à? Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng à? Với lòng yêu thích văn học, nền văn học Nga của tôi, tôi đã đến đây để theo học. Tôi muốn càng ngày càng tìm thấy ở trong nền văn học đó những điều mới mẻ, những cái đẹp đẽ và đó là mục đích học tập của tôi. Còn tôi thì cứ bị những ngày lịch sử gõ vào đầu như những chiếc búa tạ đó!…. Có tiếng cười trong phòng họp. Có tiếng ai ngồi tại chỗ kêu lên: “Đúng lắm, Petr! Hoàn toàn đúng!”.
- Các bạn hãy hình dung: bạn yêu một cô gái và bạn đến gặp một con người biết rõ về cô gái đó. Bạn đề nghị người đó kể cho nghe về cô ta, bạn trân trọng và nóng lòng chờ nghe câu chuyện. Và rồi người đó bắt đầu: mũi cô ta dài bốn mươi ba milimét, chiếc răng đầu tiên của cô mọc vào năm hai mươi sáu, tóc cô rậm như thế này… và vân… vân… Liều bạn sẽ trả lời người đó ra sao?…
- Nói vào việc đi, Lagodenko!
- Các đồng chí đừng lo, tôi vẫn đang nói vào việc đây…
Thế này… Tôi đã thi hỏng kỳ thi mùa xuân. Theo tôi, tôi biết bài thi không đến nổi nào, chắc chắn là được “4”. Thôi được!
Tôi cho rằng giáo sư không ưa tôi, ông đặc biệt nghiêm khắc với tôi nghĩa là đòi hỏi tôi phải chuẩn bị tốt hơn. Tôi phải học lại suốt cả vụ hè. Đến mùa thu tôi lại bị “cắt” bởi những vấn đề chi tiết và những câu hỏi bổ sung khác. Tôi buộc phải học liền một tháng nữa. Các đồng chí biết cho, tôi bắt đầu cảm thấy căm thù các nhà văn Nga, những người mà trước đây tôi hằng yêu thích. Họ trở thành những kẻ thù của tôi. Thật là đáng sợ, các đồng chí hiểu cho! Và tôi, một con người vốn ương bướng đã bắt đầu cảm thấy mất niềm tin vào bản thân. Tôi nhận thấy không bao giờ tôi có thể nhớ nổi một đống ngày tháng, vô số những sự kiện nhỏ nhặt, và hàng loạt các nhân vật với những tên và phụ danh của họ… Các bạn trong ký túc xá, những người luyện thi cho tôi, bắt đầu trút cho tôi hàng loạt những câu hồi đơn giản. Tôi mất hết cả sự kiên định, như một chiếc thuyền đã bị rạn vỡ. Và thế rồi lần thứ ba tôi đến gặp giáo sư. Lần này ông lại “cắt” tôi một cách quá ư nhanh chóng, còn tôi, thì lại… đâm nhào vào “tàu địch”! Tất nhiên bây giờ tôi hiểu ra là không nên xử sự như vậy! Nhưng không chịu nổi được nữa… - anh huơ tay và chạy xuống khỏi diễn đàn.
Vadim lại bị giật giật cánh tay:
- Kìa, xem kìa, bây giờ mặt anh ta lại đỏ bừng!
- Đỏ, vàng, thế thì là chiếc đèn hiệu à? - Vadim phẩy tay một cách giận dữ.
Anh chăm chú nhìn vào khuôn mặt của Spartar, cố tìm xem ý kiến của Lagodenko đã gây cho Spartar một ấn tượng gì. Nhưng Spartar là một con người không để lộ tình cảm ra ngoài, anh ta ngồi ưỡn thẳng người ra, đôi tay rám nắng đặt trên bàn, các ngón tay đan vào nhau. Đối với bản thân Vadim, ý kiến phát biểu của Lagodenko là chân thành và có nhiều điểm đúng.
Vadim không thật thân với Lagodenko, có thể là vì họ học khác lớp nhau, nhưng anh luôn luôn thấy có cảm tình với Lagodenko. Năm ngoái có một thời gian ngắn họ cùng học vẽ ở một lớp hội hoạ - nơi Lagodenko đã vẽ toàn những phong cảnh biển và những trận chiến đấu. Do đó, anh ta được đặt biệt hiệu là “Aivazenko”. Sau đó, họ lại gặp nhau ở Hội thể thao, tại một khoá học cử tạ. Vadim rất thích bản tính thẳng thắn, có nghị lực và sự dũng cảm khắc khổ của Lagodenko. Vadim biết rằng ngoài những đức tính đó, Lagodenko còn có nhiều nhược điểm, rằng tỉnh thẳng thắn của anh ta thường biến thành sự thô bạo và hay gây ra những chuyện không cần thiết, rằng tính tích cực tùy hứng của anh ta thường bốc cháy bởi lòng tự ái khác thường, rằng đôi khi anh vẫn khoe khoang lòng dũng cảm và “bản chất thủy thủ” của mình, nhưng đằng sau tất cả những điều đó Vadim biết nhận ra nét chủ yếu ở con người anh. Nhiều người không ưa Lagodenko: một số cho rằng anh ta là kẻ khoác lác, số khác cho là kẻ sáo mép và hay sinh sự, còn số thứ ba thì cho là một kẻ ích kỷ. Những sự phê phán đó đều cực đoan và vì vậy mà đều sai lầm. Người ta nói rằng, anh ta dễ gây cảm tình ngay ở phút đầu, nhưng sau đó lại làm người ta mất cảm tình, không một ai có thể kết bạn lâu với anh được.
Vadim hiểu rằng nhiều người không ưa Lagodenko là vì cái tính thẳng thắn đến vô tình, thậm chí để gây phiền phức của anh, vì cái ý muốn nói bốp vào mặt người ta tất cả mọi sự thật dù lớn, dù nhỏ - cái sự thật của cuộc sống mà chẳng ai cần đến, cái sự thật vốn chẳng mang lại lợi ích gì, mà thường khiến người ta bực mình. Vadim cảm thấy rằng Lagodenko có cảm tình với anh, nhưng anh không để ý lắm đến cảm tình đó. Nguyên nhân của những cảm tình và ác cảm của Lagodenko cũng rất là khó hiểu. Chỉ có một điều rõ ràng là: Lagodenko rất coi trọng thể lực và sức khỏe của mọi người. “Mình không thích những người ốm yếu và ngờ nghệch. Họ không làm cho người ta tin cậy được, - anh vừa nói vừa lấy tay đấm vào vai Vadim. - Đây là chiếc xà ngang, mình hiểu thế! Cậu nâng được bằng tay phải độ mấy lần? Rồi mình sẽ nhận cậu vào đội nhảy dù”.
Ở ký túc xá, anh có hai chiếc lực kế lò xo và hai quả tạ, sáng nào anh cũng tập bằng những dụng cụ đó, rồi lau người bằng nước lạnh.
Petr Lagodenko - cựu chỉ huy một chiếc tàu phóng ngư lôi, và hiện là sinh viên năm thứ ba, một đoàn viên thường - là người như thế đó. Chống khuỷu tay vào ghế bành, anh ngồi yên không cựa quậy và không rời mắt nhìn những người nói về mình trên diễn đàn.
Và người ta nói đủ mọi chuyện về anh…
Người phát biểu tiếp ngay sau Lagodenko là nữ nghiên cứu sinh Kamkova, nguyên là trợ giáo của Kodensky trong buổi sáng chủ nhật quái quỷ đó. Chị nói rằng ý kiến của Lagodenko là hoàn toàn sai lầm mặc dù rất xúc động. Lagodenko phản đối những kiến thức thực tiễn, phản đối việc nắm tài liệu một cách thật sự. Những ngày tháng, những tên họ, diễn biến của các sự kiện… những thứ ở đây bị gọi một cách khinh miệt là “bảng kê giá hàng” há chẳng phải là cái gì khác hơn là sự tổng hợp của những kiến thức cụ thể, mà không có nó thì mọi quá trình giáo dục đều trở nên vô nghĩa hay sao? Lagodenko thuộc một loại người say mê những dự định không thực hiện nổi, một loại người lười biếng - không nên chiếm chỗ trong trường đại học Xô- viết. Vì sự vu không đối với giáo sư Boris Matveyevich Kodensky, Lagodenko cần phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của toà án Đoàn.
Tiếp đó Mắc Vinkin đã phát biểu, anh thận trọng phê phán ý kiến không đúng sự thật của đồng chí nghiên cứu sinh Kamkova. Không có ai phản đối những kiến thức thực tiễn. Điều đó là ngu ngốc.
- Tôi không thuộc số người hâm mộ Lagodenko. Tôi thường có những va chạm với đồng chí ấy về những vấn đề khác nhau, mặc dù chúng tôi cùng sống trong một phòng. Đồng chí ấy là một người khó chịu, điều đó đúng. Nhưng trong nội dung mà đồng chí ấy phê bình thầy Kodensky phải thừa nhận là có một phần sự thật. Thầy Boris Matveyevich thật sự có khô khan, và có xu hướng qua say mê những điều vụn vặt. Suốt nhiều giờ liền thầy đi sâu vào những sai lầm lô- gích của Tolstoy, thầy đưa các nhà văn ra mổ xẻ, hệt như một nhà giải phẫu vô tình. Điều đó có lúc thú vị, có lúc tẻ ngắt, nhưng xét ở mức độ cao nhất - chẳng bổ ích gì cho trí tuệ và tình cảm… Nhưng, dù sao, Lagodenko cũng không có quyền đối xử tục tằn với giáo sư…
Vinkin đề nghị khiển trách Lagodenko. Tiếp đó hai sinh viên nữ công kích các “luật gia vụng về không mời mà đến” và đề nghị khiển trách nghiêm khắc có lưu ý từ nay về sau. Họ nhắc lại rằng Lagodenko đã từng bị kỷ luật từ năm thứ nhất, khi anh ta đánh nhau với ai đó ngoài sân trường. Họ coi ý kiến của Lagodenko là đạo đức giả và khẳng định rằng sự nhiệt tình và tính chân thành của ý kiến đó là giả dối. Đó chỉ là sự điều bộ, là thái độ ngụy trang, còn thực tế Lagodenko không mảy may hối hận về hành vi của mình. Nhưng Marina rất nhiệt tình nói rằng việc khiển trách nghiêm khắc có lưu ý từ nay về sau là một hình thức kỷ luật quá nặng và không thật công bằng. Chúng ta cần phải uốn nắn con người, chứ không phải là vùi dập họ. Ngay lập tức một người nào đó đứng dậy nói rằng dùng hình thức khiển trách nghiêm khắc có lưu ý từ nay về sau hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta vùi dập đồng chí ấy, mà ngược lại…
Hội nghị có nguy cơ bị kéo dài. Các đồng chí cùng ở ký túc xá với Lagodenko nói rằng anh chuẩn bị thi cử kỹ hơn mọi người, anh học suốt đêm. Cô thủ thư Marusia cho biết rằng Lagodenko là một trong số bạn đọc “đói sách” nhất của khoa và trong vòng một năm vừa rồi người ta đã phải thay tới ba lần thẻ đăng ký cho anh. Trong số năm ủy viên thường vụ thì có mặt bốn đồng chí - một đồng chí rời Moskva đi làm nhiệm vụ của quận Đoàn khoảng nửa tháng. Spartar. Marina và Gortxev tán thành hình thức khiển trách, Nina Fonika - ủy viên thường vụ thứ tư - yêu cầu nghiêm khắc khiển trách, Sau ý kiến phát biểu ngắn của Andrei Syryk - anh ta rất xúc động, nhưng ý kiến của anh lại thiếu sự thuyết phục, không rõ ràng, - Sergei bước lên bục phát biểu. “Bây giờ cậu ta sẽ dìm chết Petr”, - Vadim lo lắng nghĩ. Mọi người đều biết rằng Lagodenko và Sergei đối xử với nhau vốn không thân thiện lắm. Cả hai đều thuộc diện những người xuất sắc ở qui mô toàn trường, cả hai đều thích ở địa vị dẫn đầu và thích được mọi người biết đến. Lagodenko thường nói với Vadim: “Cậu định làm trò gì với cái con công đó? Đó không phải là đồng chí của cậu”. Sergei thì gọi Lagodenko là một thủy sư đô đốc lố bịch. Anh ta thổi loang ra toàn trường một câu nói đùa thâm độc: “Hãy tiếp nhận Lagodenko như tiếp nhận một cốc bia: đầu tiên phải thổi hết bọt đi đã”.
- Tôi cảm thấy, thưa các đồng chí, rằng… - Sergei hắng giọng một cách quan trọng, bắt đầu, - cuộc họp của chúng ta đã đi theo một chiều hướng không đúng đắn. Đáng lẽ cần bàn về hành vi của Lagodenko thì chúng ta lại bàn đến phong cách giảng dạy của giáo sư Kodensky. Nếu chúng ta cần giải quyết cả vấn đề đó nữa, thì dù thế nào cũng không phải ở đây và tại cuộc họp này. Theo tôi, toàn bộ vấn đề về thầy Kodensky - đó là kết quả của sự bất mãn cá nhân rẻ mạt mà chúng ta sẽ khó tránh khỏi được. Bia thì người ta không muốn cho chúng ta uống, nhưng lại muốn chúng ta phê bình các giáo sư - hơn nữa còn với sự tự tin quá đáng nữa kia chứ!! cả điều này, cả điều kia đều không hay ho gì, và với chúng ta thì không dễ “múa rìu qua mắt thợ”. Thế đấy! Còn chúng ta thì sao? Nếu phân tích kỹ thì chúng ta thấy đây thật ra chỉ là một lũ dốt nát và việc tranh luận thật sự thì lại không phải là sờ trường của chúng ta. Nhưng sự ồn ào và tiếng chuông leng keng thì lại quá đủ rồi! Hôm nay các đồng chí biết đấy, chúng ta làm tai tiếng cho thầy Kodensky, ngày mai chắc sẽ đến lượt thầy Kretsetov, chúng ta cứ bày vẽ chuyện sửa gáy cạo mặt theo kiểu của mình - rồi thì sẽ được cái gì? Chuyện đó chẳng cần thiết gì cho ai cả, có chăng nó chỉ ngăn trở công việc và, như người ta thường nói, nó gây nên cảnh “huynh đệ tương tàn”. Điều cần thiết là phải học tập! Học tập giỏi hơn nữa! Và bây giờ tôi xin nói vài lời về đồng chí Lagodenko. Tôi đã biết đồng chí này từ lâu. Thành thật mà nói tôi không ưa đồng chí ấy. Một con người rất hay kêu la, hay quấy rầy và tôi xin nói tính rụt rè không phải là bạn đường của đồng chí ấy. Có lẽ, tính khí và cái máu thuỷ thủ của đồng chí ấy đã cho tôi rõ thêm điều đó. Tôi thường nghe đồng chí ấy nói những lời sau đây: “Mình đã từng trải qua suốt cả cuộc chiến tranh, đã ba lần bị thương và năm lần được tặng thưởng. Và rồi mình đi học - mình đã tạm biệt Sevastopol, tạm biệt bạn bè, đã đánh đổi hai chiến sĩ cần vụ và mức lương chỉ huy để lấy chiếc giường nắm ở ký túc xá và lấy thuốc lá “Priboi” thay cho bữa ăn sáng. Tất cả chỉ vì mình muốn học tập, vì mình rất thèm khát kiến thức”. Rõ ràng đó là một đồng chí thuộc loại anh hùng duy nhất. Và tất cả chúng ta cần phải khâm phục đồng chí đó…
- Tôi nói với đồng chí chuyện đó bao giờ vậy?! - Lagodenko ngồi tại chỗ hỏi to lên.
- Đồng chí đừng ngắt lời tôi, tôi có ngắt lời đồng chí đâu! Đúng, nhưng chúng ta, những con người kỳ quặc, lại không biết cảm phục. Không! - Sergei vẫn bình tĩnh nói tiếp và hình như khẽ nhún vai vẻ ngạc nhiên. - Và chúng ta cũng không phải là những kẻ chuyên “lùa vịt”, chúng ta cũng đã ở bộ đội, đã được tặng thưởng, và giờ đây cũng đang ngồi sau bàn học, cũng thi cử, cũng kiểm tra và cũng đang sống theo kiểu sinh viên. Có gì đáng ngạc nhiên ở đây nào? Hơn nữa vấn đề cũng không phải là ở đó. Trong chúng ta có những đồng chí từ các phân xưởng, các nhà máy đến học, và đông hơn cả là các đồng chí vừa rời ghế nhà trường phổ thông, phải chăng vì thế mà, thưa đồng chí Lagodenko, đồng chí có quyền làm bộ làm tịch với các đồng chí đó chăng? Và cứ giả dụ là đồng chí có được một số công lao đặc biệt gì đó, có chiến đấu anh dũng hơn, thì điều đó đồng chí cần quảng cáo mãi để làm gì? Vì sao đồng chí lại qua quan tâm đến “tiểu sử” của mình, mà xem mọi người dưới tầm con mắt? Tự thổi phồng mình có nghĩa là gì? ở nước ta, thưa đồng chí Lagodenko, mọi công trạng trước đây vẫn được trân trọng, nhưng điều đó không mang lại cho ai quyền được lười biếng và thoả mãn với thành tích của mình. Từ mùa xuân đến giờ đồng chí vẫn chưa trả nợ được môn văn học Nga, mà mọi tội lỗi, té ra, lại quy cho giáo sư Kodensky. Đồng chí cho rằng giáo sư giảng phần gì đó không được hay, quá khô khan, các bạn thấy đấy, vừa thiếu nước, vừa thiếu sương mù mặt biển…
Và thế là ở buổi hỏi thi, vị giáo sư già đã bị xúc phạm, đã bị gọi là “kẻ xa rời thực tiễn”, là “người vô tích sự” v.v. điều đó không có gì đáng buồn cười, đồng chí đã cười hì hì một cách vô lý đấy, đồng chí Maue ạ!. Tôi cho rằng hành vi của Lagodenko là đi ngược lại tính chất của Đoàn và tôi yêu cầu phải kỷ luật. Tôi không hài lòng với ý kiến phát biểu hôm nay của đồng chí Andrei Syryk. Tôi rất trân trọng đồng chí Andrei, nhưng hôm nay đồng chí ấy đã phát biểu một cách vô nguyên tắc, không có tính Đoàn, mà chỉ căn cứ vào những quan hệ bè bạn. Và cả những điều mà đồng chí ấy phát biểu về các giáo sư, và về giáo sư Kodensky nói riêng, cũng là, ồ… hồ đồ. Đồng chí Syryk đang đứng ở một con đường sai lầm, cần phải nghiêm khắc nhắc nhở đồng chí đó. Còn Lagodenko thì nhất định chúng ta phải kỷ luật! Đồng chí ấy cần phải học tập không chỉ cách tôn trọng các thầy giáo, mà cả cách sống trong sinh hoạt tập thể của sinh viên chúng ta nữa. - Sergei cao giọng nói và lấy ngón tay trở gập lại gõ lên mặt bục diễn giả. Dừng lại một lát, anh kết thúc ý kiến phát biểu của mình như sau: - Tuy nhiên khiển trách nghiêm khắc đồng chí Lagodenko tôi cho là quá sớm. Tôi tán thành hình thức khiển trách Vadim - khi Sergei phát biểu vốn đã định là sẽ phát biểu ngay và đã đứng dậy để xin phát biểu - do quá bất ngờ đã ngồi phịch xuống ghế. Và đối với cả phòng họp, ý kiến kết thúc của Sergei cũng thật là bất ngờ! Có ai đó trong ban thường vụ đã đề nghị chấm dứt việc thảo luận và bắt đầu biểu quyết. Nhưng ngay lúc đó Vadim lại đứng dậy và xin phát biểu.
- Ý kiến hội nghị thế nào? Tán thành cả chứ? - Spartar hỏi. - Xin mời đồng chí Belov! Nhớ ngắn gọn thôi nhé!
Vadim bước lên bục diễn giả. Như mọi lần, trước phòng họp rộng lớn và trước hàng chục khuôn mặt chờ đợi đang hướng nhìn anh, Vadim cảm thấy hơi lúng túng. Anh nhìn thấy nét mặt tò mò một cách bình thản của Sergei, nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của Lena, và nhìn thấy cái nhìn cảnh giác, cau có, cặp môi mím chặt và đôi má mệt mỏi, hóp lại của Lagodenko. Họ đều đang nhìn vào anh và chờ xem anh, người phát biểu sau cùng, sẽ nói gì.
- Tôi định không lên, nếu như đồng chí Palavin không phát biểu, - Vadim bắt đầu nói chậm rãi để trấn tĩnh dần. - Dù đồng chí ấy có cố gắng hết sức để chứng minh rằng nói về giáo sư Kodensky ở đây là không đúng chổ thì tất cả các ý kiến phát biểu, kể cả chính đồng chí Palavin, cũng đều nói đến giáo sư. Có hai vấn đề được đặt ra, về đồng chí Lagodenko và về giáo sư Kodensky. Trước tiên xin nói về đồng chí Lagodenko. Tôi cũng được biết Lagodenko từ lâu, từ ba năm nay. Tôi còn nhớ đồng chí ấy đã đi thẳng từ Sevastopol đến học năm thứ nhất như thế nào. Đồng chí ấy có một chiếc hòm của lính thủy trong đó có đôi găng đánh bốc và tập thơ của Lermontov. Tôi còn nhớ đồng chí ấy đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện của mình hết ngày này đến ngày khác: về việc phòng thủ Odessa, về các trận đánh ở Entighen, ở Ketsi và v.v. Đồng chí ấy kể hay thật! Và cũng nổi tiếng rất nhanh, các đồng chí còn nhớ cả chứ? Và đồng chí ấy luôn luôn học giỏi, cho tới hết năm thứ hai, nghĩa là cho tới trước khi học thầy Kodensky, đồng chí ấy không hề bị một điểm “3“ nào. Theo tôi đồng chí ấy là một người rất có năng lực, nhưng rõ ràng, cũng là một người khó tính, thường là vừa tự cao, vừa thô lỗ, cục cằn và, như người ta thường nói, không thể chết vì sự khiêm tốn được. Tôi không hiểu, đồng chí Lagodenko ạ, làm sao mà đồng chí, một quân nhân, lại có thể cho phép mình có hành vi quá trớn với một giáo sư như vậy? Chẳng lẽ lại còn cần phải dạy cho đồng chí, một người đã từng là chỉ huy, một trung úy, cái điều đơn giản nhất là kỷ luật hay sao? đồng chí đã cư xử với giáo sư Kodensky như vậy thật là không hay chút nào! Hoàn toàn không hay chút nào cả!. Giáo sư lúc này vẫn còn là người lãnh đạo, là người thầy của đồng chí, và đồng chí không có quyền đối xử thô bạo với giáo sư! Ngoài mặt trận vì những điều đó - ồ, chắc đồng chí biết đấy!. Và tôi tin rằng nếu ở đó đồng chí đã không cho phép mình làm như vậy. Vấn đề sẽ khác đi, nếu đồng chí biết hành động một cách có kỷ luật, trình bày với ban thường vụ Đảng hoặc Đoàn, phát biểu hoặc báo cáo, một khi có điều gì đó về mặt nguyên tắc đồng chí không đồng ý với thầy Kodensky! Cần làm như thế thì hơn! Hành động lố bịch kiểu du kích như vừa rồi có nghĩa lý gì đâu?. Tôi, có thể, cũng không đồng ý với giáo sư Kodensky và thậm chí không đồng ý về nhiều điểm nữa, nhưng không phải vì thế, đồng chí Petr, ạ, mà tôi sẽ biện bạch cho đồng chí đâu, Tôi cũng tán thành hình thức khiển trách. Bây giờ tôi xin nói về giáo sư Kodensky, vấn đề này phức tạp hơn. Và nó nãy sinh không phải vì sự bất mãn cá nhân rẻ tiền, như đồng chí Palavin nói, mà nó nãy sinh từ chính cuộc sống - bởi vì tất cả chúng ta đều đáng được quan tâm trong công việc của chúng ta. Ở đây đồng chí Palavin đã dùng cách nói úp úp mở mở: “hôm nay là thầy Kodensky, ngày mai sẽ là thầy Kretsetov”. Không đúng thế! Không một ai nói điều gì xấu về thầy Kretsetov, về giáo sư ngôn ngữ của chúng ta và về các giáo sư khác, nhưng chúng ta cố nói về thầy Kodensky! Đúng, thầy Kodensky đã giảng bài một cách nghèo nàn và theo một sơ đồ chết cứng! Hết năm này đến năm khác, thầy vẫn lặp đi lặp lại những lời giảng đó và có lẽ đã đền hai mươi năm liền. Hai mươi năm vẫn chỉ là những lời giảng đó, xin hỏi các đồng chí, phải chăng có thể làm như vậy được? Vậy mà có đấy, bởi vì những lời giảng đó không ra khỏi cái vòng tròn khép kín của những ý kiến về hình thức và của những chú giải về tiểu sử. Còn các đồng chí hoạt động trong Hội khoa học sinh viên đều biết rằng giáo sư Kodensky cũng không thể tổ chức một cách hấp dẫn công tác trong Hội được. Giáo sư lảng tránh những vấn đề hóc búa và những cuộc tranh luận, còn phần văn học Xô- viết của giáo sư thì hoàn toàn không có giá trị: thật ra, giáo sư nói, đó không phải là một tài liệu khoa học, không mang lại “những hiểu biết thực tiễn”. Bởi vì, tất cả những cái đó, tất nhiên, chỉ là chủ nghĩa hình thức thuần túy! Đúng, đúng, chúng ta phê phán giáo sư Kodensky ở chỗ chủ nghĩa hình thức! Tôi đề nghị đặt ra trước ban chủ nhiệm khoa vấn đề về phương pháp giảng dạy của giáo sư Kodensky. Và chúng ta sẽ chứng minh quan điểm của mình tại hội đồng khoa học với đầy đủ những đề cương bài giảng của giáo sư trong tay.
- Những thứ đó đồng chí lại không ghi chép! - có ai đó từ phía các hàng ghế kêu lên.
- Tôi sẽ sử dụng bài ghi của các đồng chí, - Vadim nói và bước xuống.
Anh còn nghe thấy những tiếng reo đầy xúc động của ai đó và tiếng ồn ào bỗng nổi lên khắp phòng họp, và giọng nói rành rọt vang to của Spartar. “Các đồng chí, trật tự, trật tự! - Bỗng tất cả đều im lặng một cách đột ngột. Khi đã về đến chỗ ngồi, Vadim nhận thấy một người khập khiễng chống gậy nặng nề bước lên bục diễn giả - đó là Xasa Levtsuc, tổ trưởng Đảng của khối, người thấp bé, tóc đen, mặc chiếc áo bộ đội cổ cứng, cài khuy hết lượt.
Anh nói ngắn gọn:
- Các đồng chí làm ầm lên một cách vô ích, - mặc dù trong phòng họp không ai còn làm ầm nữa và tất cả đều đã im lặng. - Theo tôi, đồng chí Belov đã nói đến những vấn đề đúng đắn và quan trọng đối với chúng ta. Vấn đề về phương pháp giảng dạy của giáo sư Kodensky là một vấn đề quan trọng, và chúng ta không thể giải quyết nó một cách triệt để tại hội nghị này được. Nhưng điều quan trọng là vấn đề đó đã được nêu lên, Trước mắt, chúng ta cần phải hiểu thật rõ vấn đề và đưa ra trình bày tại hội đồng khoa học. Và nhất định chúng ta sẽ làm được việc đó. Còn việc liên quan đến đồng chí Lagodenko thì tôi có cảm giác rằng hình thức khiển trách nghiêm khắc là quá nặng đối với đồng chí đó, tôi muốn giới hạn ở hình thức khiển trách. Có lẽ đó cũng là ý kiến của đa số chúng ta. Và, theo tôi, chẳng có gì để phải kéo dài vấn đề thêm nữa, đã đến lúc biểu quyết được rồi. Tôi đề nghị chấm dứt việc thảo luận.
Đa số đoàn viên dự họp biểu quyết tán thành hình thức khiển trách. Quyết nghị do Vadim nêu ra - đưa vấn đề giáo sư Kodensky ra trước ban chủ nhiệm khoa - cũng được thông qua.
Hội nghị kết thúc. Lagodenko lách qua mọi người và lấy khăn tay lau trán đẫm mồ hôi, không nhìn ai cả, bước nhanh qua mặt Vadim đi ra cửa. Ngay sau đó Raya cũng bước ra theo anh.
Có người chạm vào cánh tay Vadim. Anh ngoảnh lại - đó là Liuxia Voronkova.
- Trên báo có nói gì về giáo sư Kodensky không anh? - cô khe khẽ hỏi.
- Nói gì, về chuyện gì?
- Về chủ nghĩa hình thức.
- Mình không nhớ. Hình như không thì phải… Thế có chuyện gì vậy?
- Không, em hỏi thế thôi…
Vadim cảm thấy mệt mỏi và hơi đau đầu vì những câu chuyện miên man, vì không khí ngột ngạt và vì sự căng thẳng thần kinh thường xuất hiện ở anh mỗi khi anh phát biểu trước nhiều người. Nhưng anh cũng thấy mừng vì dù sao Petr cũng không bị “khiển trách nghiêm khắc”, và vì việc đa số đoàn viên dự họp đã giải quyết vấn đề giống như anh nêu ra. Vadim thành thực cảm thấy mình là người chiến thắng.
Ở trong phòng treo áo, Sergei bước lại gần anh.
- Cho kẻ hồ đồ này hút thuốc với, - Sergei nói, khẽ mỉm cười làm lành.
Vadim đưa cho anh ta hộp thuốc là đã mở.
- Sao cậu lại quá nặng lời với mình thế? - Sergei hỏi.
- Thế còn là ít đấy! Cậu có còn nhớ là cậu đã từng nói với mình rằng nghe các bài giảng của giáo sư Kodensky cũng hệt như phải làm những việc khổ sai. Nhớ chứ?
- Ồ, nhớ chứ! gì nữa?
- Và hơn ai hết cậu đã bỏ không dự nhiều bài giảng của vị giáo sư yêu quý của mình.
- Sao? Thế đấy, thế đấy… - Sergei gật đầu và mỉm cười phục thiện, nhưng giọng nói của anh bỗng vang lên vẻ gay gắt. - Vadim thân yêu, cậu có thể nói về mình những lời tồi tệ. Mình cũng có thể nói về cậu như vậy. Chẳng lẽ chúng mình biết về nhau còn ít lắm sao? Nhưng chúng mình không phải là trẻ con, cậu hiểu…
Vadim không trả lời, anh mặc áo bành tô trước gương, Sergei đứng sau lưng anh và vừa nói một cách mềm mỏng, khoan dung, vừa nhìn vào khuôn mặt cau có của Vadim ở trong gương.
- Cậu sẽ phát biểu chống lại giáo sư Kodensky ở hội đồng khoa học?
- Nếu cần - mình sẽ phát biểu.
- Đúng đấy, ông anh ạ, ông đã trở thành một nhà hoạt động rồi đấy! - Sergei cười vang và sửa lại đằng sau cổ áo bành tô của Vadim. - điều đó tất nhiên là tốt. Chỉ có điều là không nên chĩa mũi nhọn vào người mình.
- Vào người mình… - Vadim nhại lại dường như anh cũng tự cười thầm. Đúng, điều day dứt nhất là ở chỗ Sergei lại là “người mình”, có nhiều chuyện đã gắn bó Vadim với anh càng khổ tâm hơn khi cảm thấy trong tư cách của Sergei có một nét nho nhỏ của sự thiếu thành thật. Nếu đối với những người khác, ý kiến phát biểu của Sergei chỉ là một sự sai lầm hoặc là một sự khôn khéo ngộ nghĩnh, chỉ đáng để cười cợt, thì đối với Vadim nó lại rất đáng công phẫn. - Ý kiến của cậu hôm nay không không trung thực lắm, - anh cau mày nói, mắt không nhìn Sergei - Đúng là chỉ vì cậu không ưa Lagodenko à.
- Mình ấy à? Đâu phải thế! - Sergei thật sự nổi xung - điều đó chẳng có nghĩa lý gì cả, hoàn toàn là như vậy! Mình cũng phản đối hình thức khiển trách nghiêm khắc đấy thôi.
Vadim xua tay.
- Được rồi, cậu không cần phải biện bạch nữa! Mình đã hiểu cậu rồi, đầu tiên cậu ra sức bôi nhọ Lagodenko, rồi sau thì đánh hơi thấy chiều hướng của hội nghị và cậu đã làm trò lật bàn tay.
- Bậy bạ quá! Cậu phát cuồng lên hay sao thế, Vadim, cái gì cậu cũng tưởng tượng. - Anh im lặng, bởi vì Lena đang đi lại gần họ. - Thôi được, ta đi thôi, mình không muốn nói về chuyện đó ở đây nữa!
Họ lặng lẽ đi đến tận cổng trường, dường như cùng đi với nhau, nhưng mỗi người lại mải đuổi theo một luồng suy nghĩ. Ra đến đường phố, Sergei nhanh chóng chia tay và chạy vội về phía bến xe buýt.
- Các anh cãi nhau đấy à? đúng không? - Lena hỏi một cách quan tâm.
- Không! Nhưng theo em cậu ấy nói đúng hay không?
- Em không biết. Anh tưởng là em có nghe à? - Lena mỉm cười với vẻ khinh khỉnh. - Tất cả cũng vẫn thế thôi… Em không tưởng tượng được là làm sao người ta lại có thể tổ chức những cuộc họp tẻ ngắt như vậy?…
- Ồ, thế đấy! Cả Sergei cũng nghe kiểu ấy à? Cậu ấy với em ngồi cười suốt buổi họp. Anh nói sự thật với cậu ấy mà cậu ấy lại giận. Chào em, Lena. - Anh đưa cho Lena chiếc cặp của cô mà đến bây giờ anh vẫn cầm trong tay. - Em rẽ phải à?
- Anh không tiễn em về ư?
- Lena, xin lỗi, anh hơi bị mệt…
Hai người chia tay nhau, và Vadim bước nhanh dọc hè phố buổi chiều ồn ào, chật ních những người là người. Một làn gió khô, hầm hập thổi thốc vào mặt. Vẫn chưa thấy tuyết buông.
Cảm giác chiến thắng không rời Vadim cho đến tận lúc anh tới ga xe điện ngầm. Nhưng cũng ngay lúc đó anh đã thấy trước là trong thắng lợi này có dấu hiệu đáng ngại của những trận chiến đấu mới quan trọng và gian khổ hơn nhiều đang chờ anh phía trước.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người Sinh Viên
Yuri Trifonov
Những Người Sinh Viên - Yuri Trifonov
https://isach.info/story.php?story=nhung_nguoi_sinh_vien__yuri_trifonov