Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Lựa Chọn Khó Khăn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8: Afghanistan: Con Đường Chấm Dứt Cuộc Chiến
R
ichard đúng là người có tài đàm phán. Những năm 1990s, trong cuốn “Con đường chấm dứt cuộc chiến tranh” rất hấp dẫn do ông viết, kể lại ông đã từng dùng các xảo thuật như uy hiếp, đe dọa, phỉnh phờ, cũng như nhấp nháp ly rượu whisky với Slobodan Milosevic – và làm tất cả những gì có thể để dồn dần nhà độc tài Serbia vào góc tường cho đến khi ông ta phải chịu thua. Thật chính xác, đó là những ngày đầy khó khăn trong cuộc đàm phán hoà bình do Hoa Kỳ chủ trì tại Dayton, Ohio, khi Milosevic không chịu nhượng bộ một phân, đột nhiên Richard đưa Milosevic qua nhà chứa máy bay tại Căn cứ Không quân Wright – Patterson, nơi có đầy đủ các loại máy bay chiến đấu, coi như là lời cảnh báo trực tiếp cho ông ta biết về sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ. Thông điệp rất rõ ràng: Thỏa hiệp hay đối mặt với hậu quả khôn lường. Nỗ lực tổng thể ấy thể hiện một tài năng về công tác ngoại giao tuyệt vời trong một cuộc chiến hầu như vô vọng đưa đến sự kết thúc thắng lợi.
Richard hy vọng sẽ giải quyết vấn đề Afghanistan như ông đã từng giải quyết ở bán đảo Balkans: hoà giải các bên, thương lượng để đi đến hoà bình kết thúc cuộc xung đột. Ông nhận thức được sự khó khăn biết nhường nào; ông tâm sự với bạn bè, đây là khoảnh khắc khó khăn nhất của “sứ mệnh khó hoàn thành” trong toàn bộ sự nghiệp của ông. Tuy vậy, như ông nói với tôi ngay từ buổi ban đầu, ông bị thuyết phục vì đây là công việc nên làm, tạo mọi điều kiện cho tiến trình hòa bình. Nếu có thể thuyết phục Taliban hay thúc ép họ giảm quan hệ với al Qaeda, chấp nhận hòa giải với chính phủ Karbul, sau đó khả năng hòa bình có thể vãn hồi, quân đội Hoa Kỳ có thể an toàn trở về. Vào cuối ngày, mặc dù dùng mọi ảnh hưởng và sự tham gia của Pakistan, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đây không không phải cuộc chiến của đa quốc gia mà chỉ là cuộc chiến của Afghanistan xác định tương lai của đất nước họ. Richard đã có lần nhận xét: “Trong mọi cuộc chiến tranh như thế này, bao giờ cũng có cánh cửa mở để đàm phán.”
Lịch sử đã cho chúng ta thấy, các cuộc nổi dậy hiếm khi kết thúc trong buổi lễ đầu hàng trên boong chiếm hạm. Thay vào đó chính là nhờ vào đường lối ngoại giao kiên nhẫn, nâng cao đời sống cho người dân một cách ổn định và sự kiên trì bền bỉ của những nhà ngoại giao tìm kiếm hòa bình.
Trong cuộc trao đổi mới đây với Holbrooke về tìm kiếm khả năng giải pháp chính trị cho cuộc xung đột, chúng tôi đưa ra hai cách tiếp cận: từ dưới lên hay từ trên xuống. Cách cũ từ dưới lên trên có vẻ đơn giản hơn. Điều này có lý do để tin tưởng, vì nhiều cán binh Taliban cấp bậc thấp hầu như không có ý thức hệ về chiến tranh. Họ xuất thân là nông dân hoặc thường dân, tham gia phiến quân chỉ vì có thu nhập ổn định và được tôn vinh ở một đất nước bị tàn phá do nghèo đói và tham nhũng. Nếu họ được ân xá, hưởng các ưu đãi, chắc chắn sẽ có nhiều chiến binh rời bỏ chiến trường, tái hoà nhập vào đời sống dân sự, đặc biệt nếu sự gia tăng áp lực của quân đội Mỹ sẽ gây cho họ hoang mang, lo sợ. Nếu có thể thuyết phục được số lượng lớn buông vũ khí, số còn lại là bọn cực đoan, điều này giúp chính phủ Afghanistan dễ dàng giải quyết.
Cách tiếp cận từ trên xuống dưới khó khăn hơn nhiều. Những người lãnh đạo Taliban là những kẻ theo thứ tôn giáo cuồng tín, cả cuộc đời gắn liền với chiến tranh. Chúng có quan hệ mật thiết với al Qaeda, với quan chức tình báo Pakistan và phe đối lập ngấm ngầm của chế độ Karbul. Thật khó thuyết phục chúng buông súng. Nhưng nếu tăng áp lực đủ mạnh, có thể chúng nhận ra không thể thắng trong cuộc chiến, con đường duy nhất là trở về cuộc sống đởi thường ở Afghanistan thì họ có thể đàm phán. Mặc dù đây là vấn đề rất khó khăn, nhưng Richard cho rằng chúng ta nên kết hợp cả hai cách. Tôi tán thành ý kiến này.
Tháng 3-2009 chiến lược gia Riedel đồng ý thông qua nỗ lực tái hòa nhập từ dưới lên nhưng khước từ triển vọng một giải pháp hòa bình từ trên xuống. Ông nói: “Các thủ lĩnh Taliban là kẻ không thể hòa giải và không bao giờ có thỏa thuận với họ”. Tuy vậy, trên nguyên tắc vẫn có những ưu thế trong cách tiếp cận cả hai. Để đi đến hòa giải, phiến quân phải buông vũ khí, từ bỏ al Qaeda, chấp nhận hiến pháp Afghanistan. Sự hòa giải không thể có nếu gây tổn hại đến quá trình tiến bộ của Afghanistan về quyền bình đẳng nam nữ, quyền con người, hoặc trở lại một chế độ chính trị phản động.
Đây là mối quan tâm mà tôi nặng lòng suy nghĩ, tiếp tục làm những gì đã từng làm với tư cách là Đệ nhất phu nhân và thông qua các hoạt động trong cương vị Thượng nghị sĩ. Sau khi Taliban sụp đổ năm 2001, tôi cùng với nhiều nữ Thượng nghĩ sĩ khác hỗ trợ Hội Phụ nữ Hoa Kỳ - Afghanistan của Đệ nhất phu nhân Laura Bush và các phong trào phụ nữ Afghanistan đấu tranh vì quyền lợi và cơ hội mới. Khi trở thành Ngoại trưởng, tôi yêu cầu phát triển tất các dự án cũng như chính trị ở Afghanistan có liên quan và quan tâm đến đời sống người phụ nữ. Tạo cơ hội cho người phụ nữ không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn vấn đề quan trọng vì nền kinh tế và an ninh của Afghanistan. Mặc dù đời sống của hầu hết phụ nữ Afghanistan gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Năm 2001, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Afghanistan chỉ đạt 44 năm, nhưng đến năm 2012 tuổi thọ đã nhảy vọt lên độ tuổi 62. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới năm tuổi đã giảm đáng kể. Sấp sỉ 120 ngàn nữ sinh Afghanistan tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có 15 ngàn các em nộp đơn thi đại học và có trên 5 ngàn đang theo học các khoa trong các trường đại học. Đây là con số đáng kinh ngạc khi chúng ta thấy bước vào đầu thế kỷ XXI, con số ấy trước đây gần như là số không tròn trĩnh trên bảng thống kê.
Mặc dù có nhiều tiến triển khả quan, nhưng phụ nữ Afghanistan vẫn phải thường xuyên đối mặt với an ninh và vị thế của họ không phải chỉ từ bọn Taliban. Mùa xuân 2009, Tổng thống Karzai đã ký một đạo luật mới kinh khủng, hạn chế đáng kể các quyền của người phụ nữ thuộc cộng đồng thiểu số Shiite, nhưng mục tiêu chính nhằm vào bộ tộc Hazara, dập khuôn theo quy định truyền thống văn hoá bảo thủ. Đạo luật ấy bao gồm các quy định về hợp pháp hoá cưỡng ép tình dục trong hôn nhân, bắt buộc người phụ nữ Shiite trước khi ra khỏi nhà phải được sự chấp thuận của người chồng, điều luật này ngang nhiên vi phạm Hiến pháp Afghanistan. Karzai đã ủng hộ các biện pháp của các thủ lĩnh phe bảo thủ cực đoan Hazara, đó là điều không thể chấp nhận được. Tôi chất vấn Karzai về điều này.
Trong hai ngày tôi phôn Karzai ba lần, yêu cầu thu hồi đạo luật đó. Như vậy, bản Hiếp pháp đã bị vi phạm về nhân quyền của các sắc tộc thiểu số, có nghĩa là sự an ninh không còn nữa kể cả nam hay nữ. Điều này làm hủy hoại về đạo đức của chính quyền đang chống lại Taliban. Tôi có mối quan hệ cá nhân, nhưng đã nói thẳng với ông Karzai rằng tôi rất quan tâm đến điều luật mới ban hành. Tôi giải thích, nếu đạo luật này thực thi, tôi biết trả lời ra sao với phụ nữ Mỹ, đồng nghiệp ở Nghị viện để tiếp tục ủng hộ ông. Giờ thì ông đã hiểu, đồng ý hoãn thi hành và chuyển điều luật này sang Bộ Tư pháp xem xét lại. Đạo luật đã thay đổi, tuy chưa thật hoàn hảo, nhưng dù sao cũng đã có tiến bộ. Để Karzai giữ vũng niềm tin, tôi thường theo lối ngoại giao cá nhân một cách thầm lặng. Tôi muốn ông ta hiểu, mọi vấn đề có thể trao đổi, tranh luận nhưng không công khai với giới báo chí.
Mỗi khi tôi gặp phụ nữ Afghanistan, dù ở Karbul hay các hội nghị quốc tế trên thế giới, họ thường mong chúng ta giúp đỡ, xây dựng đất nước nhưng lo sợ những gì họ thu được sẽ khó khăn khi Hoa Kỳ rút quân, có thể ông Karzai xóa bỏ để đổi lấy thỏa thuận với Taliban. Nếu chuyện ấy xảy ra, đó là một thảm kịch, không chỉ riêng phụ nữ mà cho cả đất nước Afghanistan. Vì vậy, mỗi lần trao đổi về tái hòa nhập với phiến quân hay hòa giải với Taliban, tôi nói thẳng, không thể chấp nhận đánh đổi quyền phụ nữ Afghanistan để lấy hoà bình. Điều này chẳng mang lại hoà bình gì hết.
Tôi xem xét lại cách thực hiện các tiêu chuẩn của Riedel về - loại bỏ bạo lực, phá vỡ liên kết với Qaeda, ủng hộ Hiến pháp - đó là trọng tâm trong ngoại giao của tôi. Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về Afghanistan ở Hague tháng 3-2009, tôi trao đổi với các đại biểu nên tách “kẻ cực đoan al Qaeda với Taliban, những người đã tham gia tuy chưa nhận ra sai lầm, nhưng họ sống trong tuyệt vọng.” Tại hội nghị quốc tế ở London tháng 1-2010, Nhật Bản cam kết đóng góp 50 triệu Mỹ kim cho chương trình chia rẽ, lôi kéo những chiến binh cấp dưới rời bỏ chiến trường. Tôi cam kết Hoa Kỳ đóng góp kính phí lớn, đồng thời thuyết phục các nước đóng góp.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại London, có phóng viên đã nêu ra câu hỏi, “vấn đề này gây sự ngạc nhiên thậm chí đến khó chịu với nhân dân Mỹ” khi nghe tin chúng tôi đang tìm cách hoà giải với một số phiến quân Taliban, trong khi Tổng thống quyết định đưa thêm quân Mỹ tham chiến chống lại Taliban. Tôi trả lời: “Quý vị biết đây, không thể có cái này mà không nhờ cái khác, nếu chỉ gia tăng lực lượng quân sự mà không có hỗ trợ ngoại giao khó mà thành công…. Nỗ lực tìm kiếm hoà bình với kẻ thù mà lại thiếu sức mạnh quân sự thì cũng không thể thành công. Vì thế, đây là chiến lược tổng hợp đầy đủ nhất.” Đây cũng là lý lẽ tôi đã đưa ra thảo luận nhiều lần tại Phòng Tình Huống về vấn đề tăng quân, phù hợp với niềm tin về sức mạnh thông minh. Nhưng tôi cũng thấy, nếu chỉ sử dụng sức mạnh thông minh cũng không đủ, vì thế tôi nói thêm: “Câu hỏi của quý vị đưa ra chính là mối quan tâm chung của mọi người, vâng, họ là những phần tử bất hảo. Nhưng vì sao chúng tôi phải điều đình với họ?” Đó là câu hỏi rất chính xác. Nhưng chúng tôi không hoà giải với bọn trùm khủng bố hay các thủ lĩnh Taliban đang bảo vệ Osama bin Laden. Tôi giải thích, tất cả những gì chúng tôi làm là tìm cách chia rẽ, phân biệt giữa phiến quân không có ý thức hệ về chiến tranh, họ gia nhập Taliban chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi.
Cho đến nay, đối với chúng ta, ít ra cũng trở thành sự thật. Về phía Karzai, ông tiếp tục theo đuổi lời tuyên bố về hoà giải năm 2009 trong diễn văn nhậm chức tìm kiếm đàm phán trực tiếp với các thủ lĩnh Taliban. Mùa hè 2010, ông mở hội nghị bô lão của các bộ tộc trong toàn cõi Afghanistan để tìm sự ủng hộ. Sau đó Karzai đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Afghanistan, Burhanuddin Rabbani làm chủ tịch Hội đồng Hòa bình Tối cao (thật đáng tiếc, ông Rabbani bị sát hại vào tháng 9-2011, một tay khủng bố liều chết giấu bom trong khăn xếp. Người con trai ông đã thay thế đảm nhiệm chức vụ này).
Trở ngại lớn trong nỗ lực của Afghanistan là sự phản đối của các phần tử cực đoan trong hệ thống tình báo Pakistan, với cái tên ISI. Các phần tử ISI có mối quan hệ lâu đời với Taliban từ những năm 1980 chống Liên Xô. Họ giờ đây vẫn giúp phiến quân ẩn náu ngay trên đất Pakistan, hỗ trợ phiến quân giữ thế cân bằng với Karbul và là vùng đệm chống ảnh hưởng của Ấn Độ. Pakistan không muốn Karzai đi đôi với Taliban tìm kiếm hoà bình, việc đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của Pakistan. Đây cũng là một vấn đề khó khăn nảy sinh mà Karzai phải đối mặt. Ngoài ra, ông còn bị các đồng minh trong Liên minh phương Bắc cũ phản đối, trong đó đa số là bộ tộc người Tajkistan và Uzbekistan, nghi ngờ Karzai bán đứt họ cho bộ tộc Pashtun của ông trong bọn Taliban. Điều này trở nên thật rõ ràng khi tất cả phe phái cùng tham gia với các lợi ích tìm kiếm hòa bình, y như trò xếp màu của khối lập phương Rubik.
Mùa thu năm 2010, Karbul ồn ào với tin đồn có kênh trao đổi giữa Karzai và các thủ lĩnh Taliban. Phụ tá cao cấp của Karzai đã gặp gỡ liên lạc viên từ biên giới Pakistan sang do sự giúp đỡ của Liên quân. Sau đó lên máy bay của NATO tới Karbul gặp trực tiếp Karzai. Người đàn ông này tự nhận mình là Mullah Akhatar Muhammad Mansour, thủ lĩnh cao cấp của Taliban, tuyên bố sẵn sàng đàm phán. Theo một số phiến quân bị bắt làm tù binh, khi được xem ảnh, họ xác nhận đây chính là ông ta. Điều này thật thú vị.
Tháng 10, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Gates và tôi có hỏi về bản báo cáo này. Cả hai chúng tôi đều nhiệt tình ủng hộ mọi nỗ lực tìm kiếm hòa giải đáng tin cậy, nhưng tôi cảnh báo: “Có nhiều cách giải quyết khác nhau, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, nhưng phải tìm được sự hoà giải đích thực.”
Thật không may, những điều tôi cảnh báo lại đúng. Câu chuyện đó bắt đầu đổ vỡ ngay tại Afghanistan. Một số người Afghanistan quen biết Mansour từ nhiều năm qua cho hay người đứng ra đàm phán không phải là Mansour. Tháng 11, tờ New York Time đưa tin chính phủ Afghanistan xác nhận ông ta là kẻ mạo danh, không phải một trong những thủ lĩnh của Taliban. Tờ Times còn gọi đó: “một bộ phim dựa theo cuốn tiểu thuyết trinh thám mạo hiểm.” Đối với Karzai, đây là một sự thất vọng cay đắng.
Trong khi Afghanistan lâm vào tình trạng gặp hết khó khăn này đến trở ngại khác, Holbrooke và nhóm của ông, bao gồm cả học già danh tiếng Vali Nasr, tập trung nghiên cứu về Pakistan, tìm ra chìa khóa để giải mã vấn đề then chốt. Chúng ta phải yêu cầu Pakistan tham gia, đóng góp vào tương lai của Afghanistan, đồng thời cho họ biết, họ sẽ được hưởng lợi ích thiết thực nếu hoà bình được vãn hồi hơn là tiếp tục cuộc xung đột.
Richard dựa vào một thỏa thuận cũ “Hiệp định Thương mại quá cảnh” bị đình trệ giữa Afghanistan và Pakistan chưa hoàn thành từ những năm 1960. Nếu thỏa thuận này thành công, nó sẽ giảm các rào cản thương mại, cho phép các mặt hàng tiêu dùng và các loại hàng hóa được lưu thông qua biên giới, nhất là những năm gần đây việc di chuyển quân đội và vận chuyển vũ khí. Ông lập luận, nếu Afghanistan và Pakistan trao đổi thương mại, họ sẽ cùng nhau chống lại bọn phiến quân đe dọa cả hai bên. Tăng trưởng giao thông thương mại sẽ làm tăng trưởng kinh tế cả hai vùng biên giới, giúp họ không theo bọn cực đoan và phiến quân, không coi trọng vấn đề bên nào hưởng lợi nhiều hơn trong sự thành công của bên kia. Ông đã thành công trong việc thúc đẩy cả hai nước tái đàm phán, giải quyết sự khác biệt tồn tại.
Tháng 7-2010, tôi đến Islamabad, thủ đô Paksiatan dự lễ ký chính thức giữa hai quốc gia. Bộ trưởng Thương mại Afghanistan và Pakistan ngồi bên nhau, chăm chú nhìn các cặp hồ sơ màu xanh lá mạ chứa các văn kiện sẽ được ký kết. Richard và tôi đứng phía sau họ, cạnh tôi là Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani. Chúng tôi chăm chú nhìn hai vị Bộ trưởng cẩn trọng ký kết văn bản và bắt tay nhau. Mọi người vỗ tay chúc mừng, hy vọng đây là một bước ngoặt mới về sự hiểu biết lẫn nhau, với nhiều thỏa thuận phát triển thương mại mới.
Đây chính là tầm nhìn về nền tảng chiến lược đầu tiên mà chúng tôi gọi nó là “con đường tơ lụa mới”, một mạng lưới mở rộng liên kết về thương mại, truyền thông, gắn kết giữa Afghanistan và các nước láng giềng, cùng nhau thúc đẩy hoà bình, an ninh. Trong vài năm tới, Hoa Kỳ cam kết tài trợ 70 triệu Mỹ kim để nâng cấp các đường giao thông chính giữa Afghanistan và Pakistan kể cả mở thông “đèo Khyber nổi tiếng”. Chúng tôi cũng khuyến khích Pakistan mở rộng quan hệ theo “Đãi ngộ tối huệ quốc” (Most favoured nation -MFN) với Ấn Độ và Ấn Độ xóa bỏ các rào cản, tự do đầu tư và các nguồn tài chính sẽ chảy vào Pakistan, cả hai quốc gia đều phát triển và tiến bộ. Giữa hai nước đã từng tồn tại sự mất lòng tin, vì thế bất cứ điều gì thực hiện giữa Pakistan và Ấn Độ thật không dễ dàng chút nào. Hệ thống điện năng từ Uzbekkistan và Turkmenistan đã cung cấp điện cho Afghanbistan hoạt động. Một tuyến đường sắt mới được xây dựng, xe lửa bắt đầu chạy từ biên giới Uzbekistan đến thành phố Mazar e Sharif phía bắc Afghanistan. Kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu, mỗi ngày có thể cung cấp hàng tỷ Mỹ kim khí đốt từ vựa khí đốt từ Trung Á qua Afghanistan tới khu Nam Á đang khát năng lượng. Tất cả những phát triển này trông chờ vào một nguồn đầu tư dài hạn trong một tương lai hoà bình, thịnh vượng ở một nơi mà từ lâu từng xảy ra xung đột và tranh chấp. Tuy tiến triển chậm nhưng chắc chắn, ngay cả trong tầm nhìn ngắn hạn, người ta vẫn lạc quan tin tưởng vì nơi đây là nơi mà họ thấy rất cần sự phát triển.
Chuyến công du tháng 7-2010 đến Islamabad (cũng như các chuyến công du khác), tôi cố gắng thúc đẩy các nhà lãnh đạo Pakistan xem cuộc chiến ở Afghanistan là một trách nhiệm chung. Chúng ta cần sự giúp đỡ của họ xóa bỏ khu ẩn náu an toàn cùa phiến quân và Taliban, cũng từ nơi đây chúng mở nhửng cuộc tấn công qua biên giới gây tổn thất người và của. Richard từng nhấn mạnh, ngoại giao sẽ thất bại nếu cuộc xung đột không có sự yểm trợ của Pakistan. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với 5 đài truyền hình Paksitan tại toà Đại sứ Hoa Kỳ - tôi có cảm giác như chiếc bị bông của truyền thông thù địch Pakistan chĩa mũi dùi dồn dập tấn công. Họ hỏi, liệu giải pháp tôi theo đuổi có thể thực hiện trong khi vẫn đổ thêm quân vào chiến trường. Tôi trả lời: “Điều này hoàn toàn không có gì mâu thuẫn giữa việc đánh bại những kẻ hiếu chiến và đồng thời mở cửa cho những người sẵn sàng tái hoà nhập và hoà giải.”
Thực tế Richard và tôi vẫn ấp ủ hy vọng một ngày nào đó, những thủ lĩnh tối cao của Taliban sẽ sẵn sàng đàm phán. Giờ đây, một sự kiện xảy ra rất hấp dẫn. Mùa thu 2009, Richard viếng thăm Cairo, một quan chức cao cấp Ai-Cập cho biết một số đại diện của Taliban, trong đó có phụ tá của thủ lĩnh tối cao, Mullah Omar, vừa mới đến viếng thăm. Đầu năm 2010, một nhà ngoại giao Đức thông báo, ông cũng vừa gặp viên phụ tá cũng vào thời gian ấy ở Vịnh Ba-tư, dường như ông ấy có mối liên hệ trực tiếp với thủ lĩnh Taliban. Điều thú vị nhất, ông ấy muốn tìm cách trao đổi trực tiếp với chúng tôi.
Richard cho rằng đây là cánh cửa để ngỏ mà chúng ta nên thử, nhưng một số đồng nghiệp của Lầu Năm Góc, CIA và Nhà Trắng buộc phải chấp nhận một cách bất đắc dĩ. Nhiều người đồng ý với những phân tích của Riedel, thủ lĩnh Taliban là những kẻ cực đoan không bao giờ chịu hoà giải với chính phủ Karbul. Một số khác cho rằng thời gian chưa đủ chín mùi cho việc đàm phán. Sự gia tăng mới chỉ bắt đầu, cần có thời gian để thử nghiệm. Một số không chấp nhận sự rủi ro trong chính trị của việc đàm phán trực tiếp với kẻ thù, những kẻ chịu trách nhiệm việc bắn giết lính Mỹ. Tuy rất hiểu sự hoài nghi này, nhưng tôi yêu cầu Richard im lặng để tìm hiểu và khám phá sự thể như thế nào nếu có thể được.
Như một fan hâm mộ môn bóng chày cuồng nhiệt, Richard bắt đầu liên lạc điện thoại với Taliban, người sau này được xác nhận do truyền thông đưa tin, đó là Syed Tayyab Agha, bí danh “A-Rod”, nhưng chẳng đi đến đâu. Người Đức và Ai Cập cho biết, ông ta là người thực lòng muốn đàm phán, một đại diện thay mặt Mullah Omar và thủ lĩnh tối cao Taliban. Một số người Na Uy từng liên hệ với Taliban cũng xác nhận như vậy. Chúng tôi vẫn chưa tin, đặc biệt các kênh đáng tin cậy cho biết, đó chỉ là kế hoạch hão huyền, nhưng cảm thấy đây cũng là vấn đề có giá trị nên thận trọng tiến hành.
Đến mùa thu, trong khi chính phủ Afghanistan đang cùng đồng hành với kẻ mạo danh Taliban, chúng tôi lần đầu tiên có cuộc họp thăm dò ở Đức dưới sự bảo mật nghiệm ngặt. Chiều Chủ nhật tháng 10, Richard gọi điện cho vị phó của ông, Frank Ruggiero, một cố vấn dân sự trong lực lượng Kandahar, yêu cầu đi Munich gặp A-Rod. Cùng đi trên xe ô tô với Ruggiero là đứa con gái 7 tuổi của ông, xe qua cầu Benjamin Franklin ở Philadelphia. Richard nói với ông, hãy ghi nhớ khoảng khắc này bởi việc làm có thể được ghi vào lịch sử. (Thói quen khó kìm hãm cản xúc của Holbrooke. Ông cho rằng bản thân ông là đô vật của lịch sử và thường tự tin sẽ chiến thắng).
Sau Lễ Tạ Ơn, Richard hướng dẫn cách giải quyết lần chót, nói: “Mục tiêu quan trọng nhất của cuộc họp đầu tiên là phải có cuộc họp tiếp theo. Về phương pháp ngoại giao, nên hiểu rõ làn ranh giới đỏ của Bộ trưởng, cố gắng lôi kéo họ trong đàm phán. Ngoại trưởng theo dõi rất sát sao, gọi điện ngay cho mình khi cuộc họp kết thúc.” Làn ranh giới đỏ là những điều kiện tôi đã đưa ra trong nhiều năm: Nếu Taliban muốn không bị cô lập, họ phải buông súng, cắt đứt mọi liên hệ với al Qaeda, chấp nhận Hiến pháp Afghanistan, bao gồm phải giúp đỡ và bảo vệ người phụ nữ. Đó là những điều khoản không được nhân nhượng. Nhưng trên hết, như tôi đã trao đổi với Richard, chúng ta tìm một phương cách ngoại giao mới đầy sáng tạo nhằm tìm kiếm hoà bình.
Hai ngày sau, Ruggiero và Jeff Hayes từ Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng đến ngôi nhà của gia đình người Đức bố trí tại một làng ngoại ô Munich. Michael Steiner, Đặc phái viên Đức về Afghanistan và Pakistan chủ trì cuộc họp. A- Rod còn trẻ, trên dưới 30, nhưng từng phụ tá cho Mullah Omar đã hơn thập niên. Ông ta giỏi Anh ngữ, khác hẳn nhiều thủ lĩnh Taliaban và có nhiều kinh nghiệm trong ngoại giao quốc tế. Cả hai bên đều nhất trí sự cần thiết duy trì việc đàm phán này tuyệt đối bí mật. Không được tiết lộ, nếu Pakistan phát hiện được cuộc hội đàm này, có thể họ hủy bỏ những nỗ lực gần đây của Karzai.
Hai bên đàm phán căng thẳng suốt 6 giờ đồng hồ, mỗi vấn đề đưa ra được thảo luận kỹ lưỡng. Kẻ thù tuyên chiến của chúng ta có thể nhận ra mọi vấn đề, chấm dứt chiến tranh, nhưng họ có cùng sát cánh, chung tay xây dựng lại một đất nước bị tàn phá hay không? Sau nhiều năm chiến tranh, thật khó có thể ngồi bên nhau mặt đối mặt, đặt niềm tin lẫn nhau. Ruggiero đưa ra những điều kiện và giải thích. Mối quan tâm hàng đầu của Taliban là các chiến binh của họ đang bị tù ở Vinh Guantanamo và các nhà tù khác. Thảo luận về tù nhân, chúng tôi yêu cầu thả trung sĩ Bowe Bergdahl, bị bắt tháng 6-2009. Sẽ không có bất kỳ thỏa thuận về tù nhân nếu trung sĩ Bowe không được thả.
Hôm sau Richard ra sân bay Dulles chờ chuyến phi cơ của Ruggiero hạ cánh. Ông không đủ kiên nhẫn nên trực tiếp lấy bản báo cáo, sau đó chuyển cho tôi. Hai người thảo luận tại phòng khách Harry trong khu Tap Room của phi trường, Ruggiero báo cáo còn Richard vừa nghe vừa nhai nghiến ngấu chiếc bánh kẹp nhân phô-mai.
Sau khi Ruggiero trở về từ Munich được vài hôm, ngày 11-12-2010, ông và Richard đến văn phòng của tôi ở tầng 7 Bộ Ngoại giao gặp Sullivan và tôi, báo cáo tình hình. Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối cùng rà soát lại chính sách một năm mà Tổng thống đã hứa khi ông chấp thuận tăng quân. Chẳng ai dám khẳng định mọi thứ xảy ra đều tốt đẹp ở Afghanistan, nhưng có một số tiến bộ đáng khích lệ để báo cáo. Việc tăng quân đã đẩy lùi hoạt động của Taliban. An ninh đã được cải thiện ở Karbul và các tỉnh trọng điểm như Helmand và Kandahar. Sự tăng trưởng bắt đầu cải thiện về kinh tế và chính sách ngoại giao với khu vực và cộng đồng quốc tế được nâng cao.
Tháng 11 tôi cùng Tổng thống dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Hội nghị Thượng đỉnh một lần nữa tái khẳng định sự chia sẻ ở Afghanistan, tán thành quá trình chuyển đổi trách nhiệm an ninh cho lực lượng Afghanistan vào cuối năm 2014, cùng với cam kết của NATO về an ninh và ổn định của quốc gia này. Điều quan trọng nhất, hội nghị thượng đỉnh gửi thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế về sự đoàn kết xung quanh chiến lược của Tổng thống Obama đã công bố ở West Point. Sự gia tăng quân đội Mỹ và lực lượng bổ xung của NATO cùng các nước Liên minh đã tạo thêm điều kiện cho quá trình chuyển đổi chính trị, kinh tế cũng như chuyển giao an ninh và nền tảng cho công cuộc tiến hành ngoại giao. Một lộ trình rõ ràng cho việc kết thúc các hoạt động chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ cần thiết cho nền dân chủ của Afghanistan tồn tại. Giờ đây chúng tôi có một kênh bí mật liên lạc với thủ lĩnh Taliban, hy vọng một ngày nào đó dẫn đến cuộc đàm phán hoà bình thật sự về Afghanistan. (Nữ phát ngôn viên của tôi, Toria Nuland, với kinh nghiệm dày dạn, cô đưa ra ba câu ngắn gọn, súc tích: “Chiến đấu, Đàm phán, Xây dựng”, tôi nghĩ đây là câu tổng kết thật hay, độc đáo).
Rời Lisbon, Richard vô cùng phấn khởi, trong quá trình xem xét, đánh giá về chính sách, ông nhắc đi nhắc lại ý kiến để mọi người hiểu, ngoại giao rất cần thiết, một yếu tố quan trọng trung tâm chiến lược cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Ngày 11-12, ông đến muộn trong cuộc họp tại văn phòng tôi, giải thích lý do vì bận gặp gỡ Đại sứ Pakistan sau đó đến Nhà Trắng. Vẫn theo thông lệ, ông đưa ra rất nhiều ý tưởng và quan điểm cá nhân. Nhưng khi thảo luận tự nhiên ông im lặng, nét mặt đỏ dần, thật kỳ lạ. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế, Richard?”. Tôi biết chắc có chuyện gì quan trọng lắm. Ông nhìn tôi, trả lời: “Tôi đau quá.” Ông bị bệnh, tôi yêu cầu phải gặp bác sĩ của Bộ Ngoại giao, cơ sở y tế ở tầng dưới. Richard miễn cưỡng đồng ý, Jake, Frank và Claire Coleman - trợ lý giám đốc điều hành, đưa ông đến phòng y tế.
Nhân viên y tế lập tức chuyển ông đến Bệnh viện Đại học Y khoa George Washington. Đưa ông xuống thang máy đến tầng nhà để xe, chuyển lên xe cấp cứu. DanFeldman, một trong những phụ tá thân cận nhất của Richard đi cùng. Khi tới phòng cấp cứu hồi sức, bác sĩ khám phát hiện ông bị rách động mạch chủ, lập tức chuyển sang phòng mổ cấp cứu, cuộc phẫu thuật kéo dài 21 giờ đồng hồ. Tổn thương quá nghiêm trọng, tiên lượng không tốt, nhưng các giáo sư bác sĩ vẫn ra sức cứu chữa.
Tôi có mặt tại bệnh viện sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc. Các bác sĩ vẫn “thận trọng theo dõi quá trình tiến triển” và thông báo, sau vài giờ mới biết rõ ông có thể vượt qua được tình trạng nguy kịch hay không. Kati, vợ ông và đàn con cùng nhiều bạn bè cầu nguyện cho ông ngay tại bệnh viện. Nhóm nhân viên của ông trong Bộ Ngoại giao tình nguyện thay nhau đón tiếp, gặp gỡ đoàn người đổ đến thăm và giúp đỡ Kati. Thời gian chờ đợi mệt mỏi kéo dài, nhưng không một ai ra về. Khoa hồi sức cấp cứu phải trả lời rất nhiều cuộc gọi của các nhà lãnh đạo ngoại giao các nước hỏi thăm tình hình sức khỏe Richard. Đặc biệt Tổng thống Pakistan, Asif Ali Zanrdari, đã trực tiếp nói chuyện với Kati động viên và bày tỏ mối quan tâm của ông. Ông bảo, toàn thể nhân dân Pakistan cầu nguyện cho Richard.
Sáng hôm sau, Richard đang chiến đấu giành lại sự sống, các bác sĩ quyết định một cuộc phẫu thuật nữa để ngăn chặn chảy máu trong. Chúng tôi cầu nguyện cho ông. Tôi và rất nhiều người bạn yêu quý Richard vẫn ở trong bệnh viện theo dõi bệnh tình. Khoảng 11.30 sáng, Tổng thống Karzai gọi điện nói chuyện với Kati: “Xin bà nói với ông nhà, chúng tôi rất cần sự có mặt của ông ở Afghanistan.” Trong khi nói chuyện, một cú phôn khác đang đợi Kati. Vì Kati đang bận trả lời, Tổng thống Zardari hứa sẽ gọi lại. Chắc Richard rất vui khi được biết rất nhiều người có tên tuổi, danh tiếng trên thế giới gọi điện chỉ để hỏi thăm sức khỏe, nhưng chắc ông không vui vì đã lỡ hẹn.
Chiều tối, người bác sĩ mổ cho Richard lại là người ở Lahore, Pakistan, thông báo, bệnh tình Richard đang có “chuyển biến tốt” nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ rất ấn tượng về sức chịu đựng và thật ngạc nhiên về sự chiến đấu giành sự sống của ông. Đối với chúng tôi, những người quen biết và yêu mến Richars thì chẳng ngạc nhiên về chuyện này.
Chiều thứ Hai, tình trạng sức khỏe của Richard vẫn thế, Kati cùng gia đình quyết định tham gia với tôi và Tổng thống Obama kỳ nghỉ phép dài ngày theo dự kiến của ngoại giao đoàn ở Bộ Ngoại giao. Tôi chào đón tất cả mọi người đến Phòng Benjamin Franklin ở tầng 8, nói chuyện về Richard, người đang giành sự sống chỉ cách mấy tòa nhà. Tôi bảo, các bác sĩ đã “hiểu những điều mà các nhà ngoại giao và các nhà độc tài trên thế giới: không ai mạnh mẽ bằng Richard Holbrooke.”
Một vài tiếng sau, tình trạng sức khỏe của Richard suy sụp. Khoảng 8 giờ sáng ngày 13-12-2010, Richard qua đời, vừa tròn 69 tuổi. Các bác sĩ rất buồn và thất vọng vì không cứu được ông, nhưng nhận xét, Richard vào viện với một tinh thần kiên cường, chịu đựng cơn đau khác hẳn những người khác. Tôi và Kati cùng hai người con trai David và Anthony cùng hai cô con riêng của vợ -Elizabeth và Chris, cùng con dâu Sarah lặng lẽ đến viếng ông lần cuối, sau đó cùng bạn bè, đồng nghiệp buớc xuống cầu thang. Những đôi mắt đỏ hoe nắm chặt tay nhau bàn về lễ tổ chức vinh danh cuộc đời Richard và hứa tiếp tục công việc của Richard còn dang dở.
Tôi đọc to lời tuyên bố trước những ký giả: “Đêm nay, nước Mỹ chúng ta mất đi một người con ưu tú nhất, một người quan chức tài năng tận tụy nhất, người đã cống hiến cả đời mình phục vụ tổ quốc thân yêu trong gần nửa thế kỷ, đó là ông Richard Holbrooke, người đại diện cho Hoa Kỳ ở những vùng chiến sự khốc liệt nhất để tìm kiếm hoà bình với các lãnh đạo cao cấp, luôn luôn thể hiện tài năng xuất chúng sáng tạo và lòng quyết tâm vượt bậc. Ông chính là nhà ngoại giao, một chính khách chân chính, ông qua đời đã để lại sự vô cùng thương tiếc và đau thương trong lòng chúng ta.” Tôi cảm ơn tất cả các bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện cũng như tất cả mọi người đã cầu nguyện, hỗ trợ trong những ngày qua. “Phải, Richard là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh giành sự sống đến phút cuối cùng. Các bác sĩ cấp cứu, điều trị cho ông đã phải ngạc nhiên về sức chịu đựng, ý chí mạnh mẽ, nhưng với bạn bè Richard vẫn là Richard thân thương hàng ngày.”
Mọi người nhắc lại những kỷ niện thân thương, hồi tưởng về người đàn ông tuyệt vời này. Tiếp theo, tôi nghĩ, chắc Richard cũng hoàn toàn nhất chí khi đám đông mọi người đi về phía quầy rượu gần hotel Ritz-Calton. Vài tiếng sau, chúng tôi đột ngột tổ chức lễ tưởng niệm về cuộc đời và sự nghiệp của Richard. Tất cả mọi người kể những câu chuyện vui, đáng nhớ, vừa cười vừa khóc khi nói về ông. Richard đã trưởng thành trong thế giới mới trong ngành ngoại giao, nhiều bạn bè trong số đó bồi hồi xúc động kể lại những việc làm, những lời khuyên đóng góp của ông trong sự nghiệp của họ. Dan Feldman, người đã cùng chia sẽ với chúng tôi ngay từ lúc đưa Richard vào bệnh viện, Richard nói về nhóm của ông trong Bộ Ngoại giao: “một nhóm tài năng, tốt nhất mà ông được làm việc.”
Đến giữa tháng Giêng, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của Richard từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu đông đủ tại Trung tâm Kennedy ở Washington dự lễ tưởng niệm. Trong số những người đọc điếu văn có đương kim Tổng thống Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton sau cùng là tôi. Nhìn trước đám đông, đây là một minh chứng hùng hồn về tài năng xuất chúng, về tình bằng hữu của Richard. Tôi cảm thấy thật đau lòng khi mất một cộng sự tài năng: “Hầu như chỉ có một số ít ai đó, nhất là trong thời gian làm việc với tôi, người dám đề xuất yêu cầu nên chấm dứt chiến tranh, giải quyết bằng hoà bình, cứu sống nhiều sinh mạng, giúp đỡ các nước hàn gắn chiến tranh. Người ấy chính Richard.” Tôi nói tiếp: “Đây không chỉ là sự tổn thất mang tính chất cá nhân mà còn là sự tổn thất to lớn cho đất nước chúng ta. Chúng ta còn phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ lớn lao ở phiá trước, mọi việc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu như Richard đảm nhiệm công việc một cách hăng say, mãnh liệt những gì cần thiết để đạt được mục đích cuối cùng.”
Không thể vì Richard qua đời làm hỏng kế hoạch tôi đã cam kết, nhóm của ông cũng nghĩ như vậy. Chúng tôi thảo luận ý tưởng bài phát biểu quan trọng về triển vọng hoà bình, hoà giải ở Afghanistan. Tôi tin Richard cũng muốn tiếp tục giải quyết vấn đề này, vì vậy chúng tôi đặt nỗi đau buồn sang một bên, tiếp tục làm việc.
Tôi đề cử Frank Ruggiero tạm giữ chức quyền Đặc phái viên, cử ông đi Karbul và Islamabad ngay tuần đầu của tháng 1-2011, trao đổi trực tiếp với Karzai và Zardari theo kế hoạch tôi đã vạch ra. Tôi đưa nhiều áp lực và động lực đằng sau ý tưởng hoà giải với Taliban, mong muốn họ có những kế hoạch cụ thể về vấn đề này. Karzai vừa mong muốn vừa lo ngại, ông ta hỏi: “Bà có thực sự muốn đàm phán với Taliban không?” Cũng giống như phía Pakistan, ông ta lo ngại chúng tôi sẽ cắt giảm thỏa thuận không cần báo trước, mặc cho ông ta xoay sở.
Trong khi tôi trao đổi với nhóm ở Washington, Ruggiero đi Qatar gặp A-Rod lần thứ hai, người đại diện cho Taliban. Tuy vậy, tôi vẫn lo ngại về tính pháp lý, khả năng đạt được với những điều tôi đưa ra. Ruggiero trao đổi với A-Rod yêu cầu phía Taliban ra tuyên bố hạ vũ khí bằng những thổ ngữ dân tộc. Nếu họ chấp thuận, như vậy ông đã thành công. Để đổi lại, Ruggiero nói với A-Rod, trong bài phát biểu sắp tới, tôi sẽ mở cánh cửa hoà giải với những lời lẽ mạnh mẽ nhất mà từ trước tới nay chưa có quan chức Hoa Kỳ nào nêu ra. A-Rod chấp nhận, hứa sẽ gửi thông điệp này lên cấp trên. Trong một tuyên bố gần đây đã thể hiện những ngôn từ nhiều hứa hẹn.
Trước khi hoàn thành viết bài diễn văn, tôi quyết định trao đổi với người kế nhiệm của Holbrooke. Đây là vấn đề không những rất cần thiết với người giữ chức vụ mà còn cần những cán bộ cao cấp ngoại giao trong đội ngũ của ông phải nỗ lực thực hiện những vấn đề tiếp theo. Tôi nhằm đến một vị cựu đại sứ, ông Marc Grossman, người mà tôi đã từng gặp khi ông phục vụ ở Thổ-Nhĩ-Kỳ. Marc là người điềm tĩnh, khiêm nhường khác hẳn người tiền nhiệm, nhưng ông có nhiều kinh nghiệm, tinh tế trong công việc.
Trung tuần tháng 2, tôi đi New York, đến Asia Society, nơi mà Richard đã từng giữ chức chủ tịch hội, đọc bài diễn văn tưởng niệm ông, hy vọng từ nay nó sẽ trở thành ngày truyền thống hàng năm. Tôi đưa ra những những tin tức thu được về đợt tăng quân sự và dân sự của Tổng thống Obama mới công bố tại West Point. Sau đó tôi giải thích, đây là một trong ba giải pháp, giải pháp số một là ngoại giao, nhằm chuyển từ xung đột hướng tới một giải pháp chính trị nhằm phá vỡ khối liên minh giữa Taliban và Al Qaeda, chấm dứt cuộc nổi dậy, đưa đến sự ổn định ở Afghanistan và khu vực. Đây là những vấn đề mà ngay từ đầu trong quan điểm của tôi, đó cũng là điều tôi đã thảo luận với Tổng thống Obama trong quá trình xem xét lại chiến lược ngay từ năm 2009. Giờ đây vấn đề này đang trở thành mối quan tâm hàng đầu và là điểm chính.
Để hiểu chiến lược của chúng tôi, điều quan trọng là làm sao cho nhân dân Mỹ hiểu về sự khác biệt giữa những kẻ khủng bố al Qaeda đã tấn công chúng ta ngày 11 tháng 9 với Taliban, những kẻ cực đoan Afghanistan tiến hành cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Karbul. Taliban đã phải trả một cái giá quá đắt về quyết định của họ trong năm 2001 khi thách thức cộng đồng quốc tế để bảo vệ al Qaeda. Giờ đây dưới áp lực leo thang trong chiến dịch quân sự của chúng ta buộc họ phải có quyết định tương tự. Nếu Taliban thực hiện được ba mục tiêu do chúng ta đề ra, họ có thể tái nhập xã hội Afghanistan. Tôi nói: “Đây là mức đưa ra để đạt được giải pháp chính trị, dẫn đến chấm dứt các hành động quân sự đối với giới lãnh đạo các cấp của họ.” Không những thế, còn bao gồm tuy nhỏ nhưng quan trọng về ngôn từ, thể hiện bước “cải thiện cần thiết” trong bất kỳ cuộc đàm phán nào chứ chưa phải là điều kiện “tiên quyết”. Đây là sự thay đổi sắc thái, nhưng nó sẽ dọn đường cho các cuộc đàm phán trực tiếp
Theo sự hiểu biết như đã nhiều lần tôi đã từng phát biểu, mở cánh cửa đàm phán với Taliban, nhân dân Mỹ khó chấp nhận sau nhiều năm chiến tranh. Tái hoà nhập với các chiến binh cấp dưới cũng đã đủ ghê tởm, đàm phán trực tiếp với các thủ lĩnh hàng đầu của Taliban lại là chuyện hoàn toàn khác biệt. Trong nghệ thuật ngoại giao cũng thật dễ nếu chúng tôi chỉ trao đổi với bạn bè và đồng minh. Nhưng điều này không đưa đến hoà bình. Các Tổng thống trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đều hiểu khi đàm phán các hiệp định kiểm soát vũ khí với Liên Xô khó khăn như thế nào. Tổng thống Kennedy từng nói: “Chúng ta không bao giờ đám phán vì lo sợ. Nhưng chúng ta cũng không bao giờ sợ đàm phán.” Cả cuộc đời Richard Holbrooke đã thực hiện công việc này, ông đã từng đàm phán với những tên bạo chúa khét tiếng như Milosevic, bởi vì đó là cách tốt nhất để kết thúc chiến tranh.
Kết thúc bài diễn văn, tôi thúc giục Pakistan, Ấn Độ và các quốc gia trong khu vực hỗ trợ tiến trình hoà bình và hòa giải, đấy chính là làm cô lập al Qaeda, các nước cảm nhận về sự an ninh mới. Nếu các nước láng giềng của Afghanistan tiếp tục xem Afghanistan như một đấu trường của các lực lượng đối địch, hoà bình sẽ chẳng bao giờ lập lại. Vấn đề này đòi hỏi công tác ngoại giao phải kiên nhẫn, nhưng đây là vấn đề cần phải giải quyết trong nội bộ Afghanistan cũng như các nước trong khu vực.
Bài diễn văn đăng trên nhiều tờ báo trong nước, nhưng tác động thực sự lại ở thủ đô các nước khác nhất là tại Karbul và Islamabad. Tất cả các bên đều hiểu những điều chúng tôi đưa ra là nghiêm túc theo đuổi trong tiến trình hoà bình với Taliban. Một nhà ngoại giao của Karbul mô tả tác động đó như một “cơn địa chấn”, khuyến khích các bên tích cực theo đuổi hoà bình.
Sự thành công của Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ (SEAL) đột kích tiêu diệt được Osama bin Laden tại khu liên hợp của y ở Abbottabad, Pakistan tháng 5-2011 là một chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống Al Qaeda, nhưng lại gây ra mối quan hệ sụt giảm và căng thẳng với Pakistan. Nhưng theo tôi, đây cũng chính là đòn bẩy giúp chúng ta tiếp cận với Taliban. Năm ngày sau cuộc đột kích, Ruggiero đã có cuộc tiếp xúc lần thứ 3 với A-Rod ở Munich. Tôi bảo Ruggiero nói với A-Rod thông điệp trực tiếp gửi đến Taliban, Osama bin Laden đã chết, đây là thời cơ Taliban rời bỏ al Qaeda, họ mất một mà được tất cả và tự cứu lấy bản thân bằng cách đàm phán hoà bình. A-Rod xem ra không có vẻ tiếc thương Osama bin Laden, ông ta vẫn chỉ quan tâm trong vấn đề đàm phán.
Chúng tôi thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin mà hai bên đều phải có trách nhiệm. Chúng tôi muốn Taliban tuyên bố công khai rời bỏ mối quan hệ với al Qaeda và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cam kết tham gia tiến trình hoà bình với Tổng thống Karzai và chính phủ của ông. Taliban yêu cầu được mở văn phòng chính trị tại Qatar, làm nơi an toàn cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Chúng tôi chấp nhận ý tưởng này, nhưng lại nảy sinh một số thách thức mới. Nhiều thủ lĩnh Taliban mà cộng đồng quốc tế coi họ là những kẻ khủng bố, họ không thể xuất hiện mà không bị đối mặt với nguy cơ phạm luật. Pakistan đồng ý cho họ tự do đi lại công khai. Đây cũng là vấn đề khiến Karzai suy nghĩ cho rằng tiền đồn Taliban ở Qatar như là mối đe dọa trực tiếp đến tính hợp pháp và quyền lực của ông. Tất cả mối quan ngại này có thể kiểm soát, nhưng họ cần có đường lối ngoại giao cẩn trọng.
Bước đầu tiên chúng tôi đồng ý thảo luận với Liên Hiệp Quốc loại bỏ danh sách một số thủ lĩnh chủ chốt Taliban trong lệnh trừng phạt bọn khủng bố, trong đó có lệnh cấm di chuyển. Ngay sau đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí phân chia danh sách Taliban và al Qaeda thành nhiều loại, được đối xử phân biệt – trong bài phát biểu, tôi đã trích dẫn điều này- mà chúng tôi cho rằng cần linh hoạt hơn nhiều. Phía Taliban yêu cầu các chiến hữu của họ bị giam tại Guantanamo phải được trả tự do, nhưng đây là vấn đề chúng tôi chưa sẵn sàng thảo luận.
Trung tuần tháng 5, quan chức Afghanistan ở Karbul đã rò rỉ tin tức từ các cuộc đàm phán bí mật của chúng tôi với bí danh Agha chỉ người Taliban mà chúng tôi cộng tác với tờ Washington Post và tuần báo Đức, Der Spiegel (Tấm Gương). Chuyện bí mật bị lộ, phiá Taliban hiểu không phải từ phía chúng tôi, nhưng họ công khai bày tỏ sự phẫn nộ và tạm hoãn các cuộc đàm phán trong tương lai. Chính quyền Pakistan đã phẫn nộ việc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden, giờ đây lại càng giận dữ khi biết có cuộc đàm phán bí mật giữa chúng tôi với Taliban. Chúng tôi phải tìm mọi cách hàn gắn sự tổn thương. Tôi đến Islamabad thảo luận với Pakistan, lần đầu tiên giải thích mối liên lạc của chúng tôi với Taliban, đồng thời yêu cầu không nên gây khó dễ chống lại A-Rod. Tôi cử Ruggiero bay đến Doha, chuyển thông điệp thông qua Qatar tới Taliban yêu cầu họ quay lại bàn đàm phán. Đầu tháng 7, phiá Qatar thông báo Agha (bí danh Taliban) đồng ý trở lại đàm phán.
Các cuộc đàm phán được nối lại tại Doha vào tháng Tám. Đại diện A-Rod trao cho Ruggiero bức thư gửi Tổng thống Obama, nói đây là bức thư do chính Mullah Omar viết. Một số cuộc tranh luận nổ ra trong chính quyền về việc Mullah Omar vẫn còn sống, thủ lĩnh duy nhất Taliban và trực tiếp chỉ đạo lực lượng phiến quân. Nhưng dù bức thư của Omar hay bất cứ thủ lĩnh cao cấp nào khác thì lời lẽ và nội dung trong thư cũng rất khích lệ. Bức thư cho rằng, bây giờ là thời điểm chín muồi để hai bên cùng nhau lựa chọn, loại bỏ những khó khăn tìm cách hoà giải dẫn đến chấm dứt chiến tranh.
Nhiều cuộc thảo luận mang tính xây dựng xung quanh vấn đề lập văn phòng ở Doha và trao đổi tù nhân. Lần này Marc Grossman, người lần đầu tham gia cuộc đàm phán đã giúp rất nhiều việc thúc đẩy tiến trình của các cuộc thảo luận.
Tháng Mười, trong chuyến công du Karbul, Karzai trao đổi với tôi và đánh giá cao khả năng, cũng như sự dầy dạn kinh nghiệm của Đại sứ Ryan Crocker, người mà Karzai có nhiều thiện cảm, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc. Karzai nói “Hãy thúc đẩy tiến trình nhanh hơn nữa.” Tại Washington có những cuộc thảo luận gay gắt về vấn đề tính khả thi trong việc phóng thích các tù nhân có giới hạn, mặc dù Lầu Năm Góc không ủng hộ, bản thân tôi cũng không chắc liệu chúng ta có thể đảm bảo các điều kiện an ninh cần thiết để đồng ý thiết lập văn phòng Taliban ở Qatar hay không. Tuy vậy, cuối mùa thu, mọi vấn đề đã được chuẩn bị sẵn sàng. Một hội nghị quốc tế quan trọng về Afghanistan được dự kiến tổ chức tại Bonn, Đức quốc, vào tuần đầu tiên của tháng Mười hai. Mục tiêu của chúng tôi, thông báo mở văn phòng trong hội nghị. Đây là các dấu hiệu hữu hình nhất, thể hiện một quá trình hoà bình thật sự đang được tiến hành.
Hội nghị ở Bonn chính là một phần trong kế hoạch xúc tiến ngoại giao mà tôi đã trình bày trong bài phát biểu tại Asia Society, nhằm phát huy sự ủng hộ rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế giúp Afghanistan chịu trách nhiệm đáp ứng những thách thức. Grossman và nhóm của ông đã giúp tổ chức một loạt các cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Istanbul, Bonn, Karbul, Chicago và Tokyo. Tại Tokyo vào năm 2012, cộng đồng quốc quốc tế cam kết hỗ trợ kinh tế khoảng 15 tỷ đô la đến năm 2015, giúp cho Afghanistan chuẩn bị “một thập niên chuyển đổi”, đánh dấu sự viện trợ sẽ giảm dần thay thế bằng thương mại. Bắt đầu từ năm 2015, ước tính tài chính dành cho Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan khoảng hơn 4 tỷ đô la mỗi năm. Vấn đề khả năng Afghanistan tự chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia vẫn là điều kiện tiên quyết cho mọi vấn đề khác mà họ hy vọng sẽ đặt được trong tương lai.
Hội nghị tháng 12-2011 tại Bonn trở thành thảm họa cho mọi nỗ lực tìm kiếm hoà bình. Một điều chúng tôi không thể đoán được, Karzai chống lại ý tưởng lập văn phòng Taliban, nhiếc mắng Grossman và Crocker. Ông ta đòi hỏi: “Tại sao các ông không thông báo cho tôi về các cuộc đàm phán bí mật?” Mặc dù vài tháng trước chính ông thúc giục chúng tôi tăng tốc chuyện đàm phán. Lại một lần nữa Karzai sợ bị bỏ rơi hay bị cắt viện trợ. Kế hoạch đàm phán giữa Hoa Kỳ và Taliban thường hướng đến các cuộc đàm phán song phương giữa chính phủ Afghanistan và phiến quân. Đây là trình tự chúng tôi đồng ý với A-Rod và đã thảo luận với Karzai. Nhưng giờ đây Karzai khẳng định muốn người của ông có mặt trong trong các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Taliban. A-Rod ngần ngại khi Grossman và Ruggiero đề cập vấn đề này. Từ quan điểm của Karzai, chúng tôi đã thay đổi các quy tắc đàm phán. Tháng 1-2012, Taliban một lần nữa bỏ đàm phán.
Lần này thật không dễ gì kêu gọi họ quay trở lại đàm phán. Tiến trình hoà bình chìm trong băng giá. Tuy vậy, dựa trên những tuyên bố công khai, trong suốt năm 2012 dường như có những cuộc tranh luận mới trong hàng ngũ thủ lĩnh Taliban về lợi ích của hòa giải tốt hơn so với tiếp tục chiến tranh. Một số thủ lĩnh chủ chốt công khai chấp nhận giải pháp thương lượng là tất yếu, khó tránh, lật ngược lại thế cờ mà hơn một thập niên bị từ chối. Một số thủ lĩnh khác phản đối bạo lực. Cuối năm 2012, cánh cửa đàm phán hoà giải vẫn mở, nhưng ở mức nửa vời.
Tháng 1-2013, trước khi từ nhiệm, tôi mời Tổng thống Karzai dự dạ tiệc, đến dự gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Leon Panetta và một số quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao tại Washington. Karzai cùng đi với Chủ tịch Hội đồng Hoà bình Tối cao và số cố vấn cao cấp tới dự. Dạ Tiệc mở tại phòng James Monroe ở tầng 8, xung quanh bày toàn những cổ vật quý hiếm của những ngày đầu của nền cộng hoà Hoa Kỳ, giờ đây lại thảo luận về tương lai của nền dân chủ Afghanistan.
Đã hơn ba năm, kể từ khi Karzai và tôi dự dạ tiệc vào đêm trước của lễ nhậm chức của ông. Giờ đây tôi đã trao sự lãnh đạo, điều hành Bộ Ngoại giao cho Thượng nghị sĩ Kerry và cuộc tổng bầu cử mới ở Afghanistan sẽ sớm chọn người kế nhiệm Karzai hoặc ít ra cũng là trong kế hoạch. Karzai đã công khai tuyên bố tuân thủ theo Hiến pháp, ông sẽ từ nhiệm vào năm 2014, nhưng nhiều người vẫn đặt dấu hỏi, liệu ông ta có giữ lời hứa hay không. Việc chuyển giao quyền lực hòa bình từ một người nắm quyền lãnh đạo đến người kế nhiệm là một thử nghiệm quan trọng của nền dân chủ và nó cũng chẳng có gì bất thường của một số (có thế rất nhiều) nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới cố tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình.
Trong buổi họp kéo dài cả ngày, trước bữa ăn tối, tôi yêu cầu Karzai giữ lời hứa. Nếu chính phủ Karbul muốn giữ được niềm tin với dân chúng, phải làm tốt các dịch vụ, công lý được đảm bảo công bằng và hiệu quả, điều ấy sẽ giúp giảm thiểu những người tham gia lực lượng phiến quân, đồng thời nâng cao khả năng hoà giải dân tộc. Điều đó phụ thuộc vào tất cả các quan chức chính phủ, đặc biệt là ông Karzai phải tuân thủ hiến pháp và các quy định của pháp luật. Chủ trì quá trình chuyển đổi theo hiến pháp sẽ là cơ hội cho Karzai củng cố địa vị chính trị, ông chính là người cha của nền hoà binh, an ninh và dân chủ của Afghanistan.
Tôi biết khó khăn đến bậc nào đối với ông. Vòm của cung điện Capitol ở Washington chính là khu có hàng loạt những bức tranh mô tả tinh thần yêu nước với những khoảng khắc tự hào từ những ngày đầu của nền dân chủ, bắt đầu từ những chuyến hành hương đến chiến thắng Yorktown. Có một bức tranh thật đặc biệt mà tôi thường nghĩ chính nó đã thể hiện tinh thần dân chủ của nước ta. Bức tranh thể hiện Tướng quân Washington đã từ chối lên ngai vàng, từ bỏ chức vụ tổng tư lệnh quân đội. Ông nhậm chức hai nhiệm kỳ làm Tổng thống dân sự sau đó tự nguyện bãi nhiệm. Chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử cũng như buổi lễ nhậm chức của ông lớn nhất từ trước đến nay, hành động vị tha của ông chính là dấu hiệu của nền dân chủ của chúng ta. Nếu Karzai muốn được người dân Afghanistan nhớ ông như nhớ đến Tổng thống George Washington, ông phải theo gương Washington và từ bỏ quyền lực.
Những chủ đề khác tôi nêu với Karzai chính là tiến trình hoà bình bị đình trệ với Taliban. Karzai là người đã gây sự đình trệ vào cuối năm 2011. Tôi yêu cầu ông xem xét lại mọi vấn đề. Nếu đợi đến khi Hoa Kỳ rút quân, chúng ta và ông sẽ mất nhiều lợi thế với Taliban. Đàm phán trên thế mạnh là điều tối ưu.
Sau buổi dạ tiệc, Karzai hỏi lại những vấn đề cũ: Làm thế nào để chứng minh những người đàm phán thay mặt cho Taliban sẽ truyền đạt đầy đủ lại cho thủ lĩnh của họ? Chính quyền Islamabad của Pakistan có dính dáng trong đàm phán không? Hoa Kỳ hay Afghanistan sẽ là người dẫn đầu trong cuộc đàm phán? Tôi trả lời Karzai từng vấn đề, cố gắng thuyết trình để thúc đẩy qua trình tiến triển theo hoạch định, đưa ra kế hoạch không bắt buộc ông thỏa thuận với Taliban về việc mở văn phòng. Tôi nói với ông, tất cả những gì chúng tôi yêu cầu, chỉ cần ông công khai tuyên bố ủng hộ ý tưởng mà thôi. Sau đó tôi sẽ thu xếp để Emir của Qatar mời Taliban đến đàm phán. Mục tiêu chính là mở văn phòng, tổ chức một cuộc họp giữa Hội đồng Hoà bình Tối cao Afghanistan và đại diện của Taliban trong vòng 30 ngày. Nếu mọi chuyện không đạt, văn phòng đặi diện sẽ đóng cửa. Sau nhiều lần thảo luận, Karzai chấp thuận.
Tháng 6-2013, sau khi tôi từ nhiệm ở Bộ Ngoại giao vài tháng, văn phòng đại diện đàm phán của Taliban cuối cùng đã mở cửa. Sau nhiều năm nỗ lực hoạt động mới tạo được sự hiểu biết lẫn nhau, nhưng không ngờ chỉ sau gần một tháng thì đổ vỡ. Taliban tổ chức lễ mở văn phòng, tuyên bố văn phòng là đại diện cho “Tiểu Vương Quốc Hồi Giáo Afghanistan”, tên chính thức từ năm 1990 khi Taliban nắm quyền. Ngay lập tức, chúng tôi đưa ra quan điểm rõ ràng, việc sử dụng văn phòng theo cách này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Mục tiêu của chúng tôi tăng cường thực thi hiến pháp Afghanistan như đã xác nhận với Tổng thống Karzai, sẽ trao lại chủ quyền và thống nhất đất nước cho nhân dân Afghanistan. Có thể hiểu tại sao Karzai giận sôi máu. Đối với ông, văn phòng giống như trụ sở của một chính phủ lưu vong hơn là một địa điểm đàm phán. Đó là điều Karzai luôn luôn lo ngại. Taliban cương quyết không nhượng bộ, mối quan hệ đổ vỡ, văn phòng buộc phải đóng cửa.
Xem xét lại tất cả vấn đề với cương vị một người dân, tôi thật thất vọng nhưng không ngạc nhiên. Nếu hoà bình đạt được dễ dàng thì nó đã được thực hiện từ lâu. Chúng tôi biết các kênh bí mật với Taliban là cái đích quá xa, điều này thường đem lại thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng nó cũng đáng để thử nghiệm. Tôi tin chúng ta đã đặt một nền tảng tích cực, giúp những nỗ lực tìm kiếm hoà bình trong tương lai. Giờ đây có rất nhiều kênh liên lạc giữa Taliban và chính phủ Afghanistan, chúng tôi được biết có những cuộc tranh luận nội bộ của Taliban, theo tôi vấn đề đàm phán hoà bình chỉ chờ thời gian. Sự cần thiết hoà giải và một giải pháp chính trị không thể từ bỏ. So với bất cứ điều gì thì vấn đề này thật sự cấp thiết. Các tiêu chí chúng tôi đưa ra vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Tôi tin Richard ông cũng nghĩ đến những điều này. Cho đến cuối đời, Richard vẫn không từ bỏ niềm tin vào sức mạnh ngoại giao để giải quyết những vấn đề thật hắc búa, rắm rối nhất. Tôi ước gì ông vẫn còn ở bên chúng tôi, đôi khi ông vặn bàn tay, đấm đấm vào lưng, như nhắc nhở mọi người con đường chấm dứt chiến tranh khởi nguồn từ những cuộc đàm phán.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Lựa Chọn Khó Khăn
Hillary Rodham Clinton
Những Lựa Chọn Khó Khăn - Hillary Rodham Clinton
https://isach.info/story.php?story=nhung_lua_chon_kho_khan__hillary_rodham_clinton