Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nhóm Lửa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9 - Thầy An
T
ôi dạy học đã được cả chục năm, nhưng ngôi trường hiện nay, tôi mới chỉ xây dựng được cách đây bốn năm. Thật ra, gọi là trường vì không biết dùng chữ gì, chứ trường học của tôi chỉ là một căn nhà ngăn ba bằng những tấm phên đan, trong đó, bàn học, ghế ngồi đều làm bằng loại gỗ xấu, càng ngày càng cũ kỹ ọp ẹp. Trường tôi dạy từ mẫu giáo đến lớp nhất, nghĩa là gồm sáu lớp, luân phiên nhau hai buổi trong ba ngăn phòng. Học sinh là các em ngụ trong xóm, tổng cộng được khoảng hơn trăm. Ngoài tôi đảm nhận lớp nhất, tôi phải tìm thêm ba cô và hai thầy nữa để phụ trách các lớp khác. Học phí của học sinh, sau khi trang trải chi phí, lương bổng cho các thầy cô, chỉ còn vừa đủ cho gia đình tôi, một vợ, chín con chi dụng, tuy không đến nỗi chật vật, nhưng cũng chẳng khá chút nào.
Tôi quen Nhật ngay khi em mới lên đây trọ học. Nghe đâu quê em ở Cần Thơ, hiện đang theo đuổi Dự bị Lý Hoá ở Đại học Khoa Học. Nhà trọ của em – căn gác xép nhà bà Năm Tiến -- chỉ cách nhà tôi chừng mười căn. Tối hôm đó, dẫn thằng con ra đầu ngõ uống sinh tố về, tôi nghe được tiếng đàn bập bùng trên căn gác xép vọng xuống. Dù đã đứng tuổi, nhưng tâm hồn tôi vẫn chuộng âm nhạc lắm. Xóm tôi ở là một khu xóm mà hầu hết dân chúng đều là dân lao động, đàn hát bị xem như xa hoa, có vài cậu em chung nhau mua được cây đàn gẫy tình tang cho nhau nghe, nhưng chỉ có tính cách giải trí, chứ không điêu luyện như tiếng đàn trên căn gác xép nhà bà Năm Tiến. Thằng con tôi dừng bước, ngước nhìn lên đó:
- Ai đờn nghe hay quá ba há?
Tôi dừng lại theo nó, đứng lắng nghe. Người trên căn gác xép đang chơi bản “Cầu sông Kwai”. Tiếng đàn ru tôi mê mẩn đến nỗi bà Năm Tiến phải gọi đến lần thứ hai, tôi mới giật mình lên tiếng chào hỏi bà. Và tối hôm đó, tôi quen Nhật.
Nhật có một người bạn, trong một lúc tâm sự với tôi, em kể rằng chính người bạn đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến hướng sống của em. Tiếng đàn điêu luyện của Nhật và của bạn em nữa, không phải tự nhiên mà có được. Mà là kết quả hàng năm trời, hai em tập luyện với nhau. Nhật khoe ngoài tiếng đàn, bạn em còn có giọng hát rất khá.
Giọng hát đó, vào một buổi sinh hoạt sáng chủ nhật nọ, tôi đã được thưởng thức. Và tôi thấy, Nhật quảng cáo không sai chút nào. Thật vững vàng và phong phú không kém bất cứ ca sĩ nào.
Tạo một luồng sinh khí mới cho khu xóm, hai người bạn mới của khu xóm chúng tôi đã chiếm được cảm tình của mọi người. Chúng tôi, ai như nấy, đều phải thầm khen sáng kiến của hai em. Trong những buổi sinh hoạt sáng chủ nhật, có thể nói là thường xuyên từ hơn tháng nay, không những trẻ con trong xóm được dịp tập sống cộng đồng, tập hát những bài ca vui tươi, lành mạnh, mà còn học hỏi được rất nhiều điều hữu ích. Một trong những điều mà tôi cho là có lợi nhất là bọn trẻ đang được hai người anh tinh thần của chúng hướng về một tình yêu thiêng liêng, cao đẹp: tình yêu dân tộc!
Dân xóm, và chính tôi, đều công nhận một điều này: con em chúng tôi đang được hai người bạn trẻ hun đúc, nuôi chí, luyện tài. Họ đã tiếp tay với chúng tôi rất nhiều trong nhiệm vụ giáo dục cao cả.
Thế mà thực ân hận, chúng tôi không giúp lại họ được gì cả.
Nhật và bạn em vừa đến nhà tôi. Hai em cho tôi biết ý định muốn mở một lớp học và mong được tôi giúp đỡ. Dũng:
- Bọn em nghĩ rằng nếu tổ chức được lớp học, việc dạy dỗ các em nhỏ sẽ được đầy đủ hơn là những buổi sinh hoạt sáng chủ nhật…
Nhật:
- Bọn em chỉ xin thầy cho mượn lớp vào buổi tối chừng hai tiếng đồng hồ…
Tôi còn ngạc nhiên vì lời yêu cầu của hai em, có lẽ em Nhật tưởng tôi suy tính lợi hại, nói ngay:
- Em biết lớp học không có điện, thầy khỏi lo chuyện đó, hai đứa em sẽ mắc điện lấy…
Dũng thêm:
- Hoặc nếu thầy sợ bọn trẻ phá phách lớp học, bọn em xin hứa sẽ đền bù những gì hư hao…
Tôi lắc đầu:
- Không, hai em đừng nghĩ thế…
Vâng, hai em đừng nghĩ thế. Mà hai em hãy nghĩ đến điều này: từ ngày hai em đi hỏi dò ý kiến của dân xóm về ý định của mình, tôi đã nghe nhiều lời xầm xì, bàn tán. Bàn tán về việc làm của hai em, rồi bàn tán cả đến những lớp học hiện đang hoạt động của tôi nữa. Họ so sánh hai em và các thầy cô của tôi. Họ chê bai, trách phiền sự chểnh mảng của những người dưới quyền tôi. Tôi biết chứ, nhưng tôi hiểu, với đồng lương chẳng ra gì, làm sao họ hăng hái làm việc được? Mà tăng lương cho họ, làm sao tôi sống? Thu học phí cao, tránh sao được phụ huynh than van …
Dân nghèo thường vẫn thực tế. Do đó, tôi không ngạc nhiên trước những câu nói, như:
- Có lớp miễn phí, tôi cho tụi nhỏ học đằng ông An nghỉ hết. Học đâu mà chẳng vậy. Ở đằng này còn hơn được cái đỡ tốn tiền… mà các cậu ấy coi bộ cũng tận tâm…
Không ngạc nhiên, nhưng tôi sợ. Vì không phải chỉ một người có ý đó, mà tôi biết, nhiều người đã có ý đó. Khổ cho tôi biết bao, càng mến, càng đồng ý với dự định của hai em bao nhiêu, tôi càng phải nghĩ đến miếng ăn, đến cuộc sống của tôi, của năm thầy cô dưới quyền tôi bấy nhiêu.
Đó là một lẽ, lẽ khác nữa là chuyện cho các em mượn lớp học. Giả dụ như tôi cho các em mượn lớp đi, thì nếu chẳng may có gì hư hỏng, nỡ nào tôi lấy tiền đền bù của các em. Mà không nhận thì… còn gì ngoài tiền túi, tôi móc ra để sửa chữa.
Tôi đã không dám trả lời dứt khoát với hai em Nhật, Dũng. Nhưng tôi nghĩ rằng, các em thừa thông minh để hiểu rằng, lời hẹn suy nghĩ lại của tôi là một lời từ chối…
Hai em đừng giận tôi, xin thông cảm cho tôi, một người đang cần đến những lợi tức nuôi sống gia đình…
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nhóm Lửa
Nguyễn Thái Hải
Nhóm Lửa - Nguyễn Thái Hải
https://isach.info/story.php?story=nhom_lua__nguyen_thai_hai