Chương 8 - Nguyễn Quốc Tuý
hư trên đã nói, hồi ấy, các sinh viên Cao đẳng thường cùng chúng tôi làm chung nhau mọi việc vận động có màu chính trị. Trong các anh ấy, có một bọn lấy cụ Nghè Ngô Đức Kế làm lãnh tụ. Trong đám đồ đệ của cụ, có ba anh tỏ ra vẻ sốt sắng nhất: Trần Tiến Vỹ, Nguyễn Quốc Tuý và Nguyễn Văn Phùng.
Trừ Phùng ra, người ta nói bọn kia thường mượn màu ái quốc để mưu đồ cả lợi lẫn danh. Tuy lúc nào cũng bô bô là đi với anh em lao dộng, nhưng họ đã sống một cuộc đời thật trưởng giả! Đi thì ô tô! Ngủ thì nhà ả đào hay phòng khách sạn! Và ăn thường là ở cao lâu khách hay hàng cơm tây! Ấy là mỗi khi họ đi công cán một tỉnh nào! Tiền đâu mà họ ăn xài lớn vậy? Vì họ không phải con nhà giầu. Họ đã lạm dụng lòng tin, lòng tốt của mọi người. Họ đã ăn chơi bằng những tiền họ đi quyên. Lúc thi quyên giúp anh em trường Bưởi bãi khoá, lúc thì quyên giúp anh em trường Bách nghệ đình công. Lúc lại quyên giúp anh Phạm Tất Đắc ở tù vì tội viết và xuất bản cuốn “Chiêu Hồn Nước”. Nhưng người ta không ngờ đến rằng trong đó lại có kẻ hạ mình quá thấp đến địa vị trành, chó!
Tôi còn nhớ trong hồi xảy ra vụ Bắc Ninh, Nguyễn Văn Phùng thình lình bị bắt. Sau khi được tha, Phùng lên thăm chúng tôi ở Nam đồng thư xã. Lúc ra về, Phùng buồn rầu mà nói:
- Các anh phải coi chừng! Mật thám ở ngay bên mình chúng ta đó! Không vào trong ấy, không ai có thể tưởng tượng được mức đê tiện của giống người!
Tôi hỏi:
- Ai vậy?
Phùng đáp:
- Nói ra không tiện! Nhưng anh cứ yên lòng, vì không phải ở trong đám các anh.
Lời Phùng nói làm tôi nặng một mồi ngờ. Cho mãi đến năm 1929, một hôm ở trong Hoả Lò, người ta đã gọi lên cho dở coi hồ sơ của mình để mà viết bài tự bênh vực, tôi mới biết rõ ý nghĩa của câu Phùng nói.
Trong hồ sơ, tôi thấy kèm có hai tờ khai của Tuý trong năm 1927. Mới đầu năm với cuối năm, mà Tuý đổi khác như hai người.
Đầu năm ấy, nhân dân đất Bắc định đón cụ Phan Bội Châu ra chơi. Túỵ cùng mấy anh em nữa, đưa ô tô vào mời cụ. Ra đến Vinh, mật thảm rước cụ quay về và giữ Túy lại hỏi.
Đại khái Túy đáp:
- Ông Cử Can dựng lên “Đông kinh nghĩa thục” thật, nhưng bây giờ ông ấy già rồi, vừa nhút nhát, vừa gàn dở! Ông Hoàng Tăng Bí thì có gì! Khi xưa vào nghĩa thục cũng là lôi cuốn theo phong trào! Còn bây giờ thì chỉ muốn yên thân. Lại làm thuê cho lão Nguyễn Văn Vĩnh, là người đối với Quốc dân mất hết tín nhiệm! Riêng cụ Ngô Đức Kế là tay cách mạng sáng suốt, lúc nào cũng cương quyết, vững bền, không dễ lấy tiền mà mua chuộc được. Vì vậy chúng tôi năng lui tới nhà cụ để nghe lời chi bảo. Còn các tay chí sĩ khác ở các miền nhà quê, thường vẫn giúp tiền chúng tôi. Các thanh niên đi lại với chúng tôi, đều bị liệt tên vào sổ đen. Thế nhưng nào có chuyện gì? Ngoài sự tập võ Tàu. võ Nam ra, toàn là chuyện phiếm cả. Tôi không thân với Cờ-lê-măng-ty, vi tôi cho hắn là kẻ muốn ìợi dựng lòng ái quốc của chúng tôi để kiếm chác! Còn bọn Nam Đồng thư xã cũng chẳng hơn gì…
Hùng hồn thay! Trong khi đối đáp ấy, Tuý thực đã “mắt xanh chẳng để ai vào”, thực đã “mục không nhất thế”.
Thế mà đến hồi tháng 9, khi bị trục xuất khỏi đất Bắc kỳ, vì cớ hay đưa tay vào các việc chính trị, “dúng tay trước để mút tay sau”, Tuý đã nằn nỳ với R., mật thám:
- Xin ông cho tôi ở lại! Tôi sẽ xin báo ông biết những tin quan trọng lắm kia!
R. cười khảy, đáp bằng một giọng mỉa mai:
- Quan trọng à? Về qua Vinh anh sẽ khai với quan Chánh mật thám Vinh. Ngài cỏn nhớ anh đấy!
Ấy thế mà khi qua Vinh, Tuý cũng khai nữa!
Trong các điều quan trọng mà Tuý khai, tôi nhờ có câu này:
“Hôm trước đây, người bạn đồng song của tôi là Nguyễn Thái Học, có đến rủ tôi vào một hội kín mà mục đích là dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân. Trong hội kín ấy có cả Nhượng Tống và Phạm Tuấn Tài…”
Về Phùng, chắc Tuý cũng không tha cho nên Phừng mới phàn nàn với chúng tôi.
Dưới tờ khai của Tuý, sở Mật thám có chua mấy câu: “Tên Tuý này là một tay cáo mật chuyên môn! Mỗi lần bị đòi ra sở Mật thám là một dịp hắn tâu nộp tâng công. Hôm trước bị bắt về việc Hải Phòng, Tuý đã cho chúng ta niềm tin. Và hứa mỗi khi biết được chuyện gì nữa sẽ có thư trình sau. Thư ấy sẽ không ký tên, và đánh một chữ thập làm dấu”.
Cho hay những hạng đê bạ ở đời, dù được việc cho người ta, mà người ta vẫn coi thường, coi rẻ!
Cái ấy, tức gọi là “thiên lý tại nhân tâm”.
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)