Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Kinh Hoa Nghiệm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tập I - Chương 4: Phẩm Thế Giới Thành Tựu Thứ Tư
L
úc bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát ma ha tát, do thần lực của Phật, quan sát khắp tất cả thế giới hải, tất cả chúng sanh hải, tất cả chư Phật hải, tất cả pháp giới hải, tất cả chúng sanh nghiệp hải, tất cả chúng sanh căn dục hải, tất cả chư Phật pháp luân hải, tất cả tam thế hải, tất cả Như Lai nguyện lực hải, tất cả Như Lai thần biến hải.
Quan sát xong, Phổ Hiền Bồ Tát bảo khắp tất cả chư Bồ Tát trong chúng hội đạo tràng rằng: "Chư Phật tử! Chư Phật Thế Tôn có trí huệ thanh tịnh bất tư nghì biết tất cả thế giới hải thành hoại, biết tất cả chúng sanh nghiệp hải, biết tất cả pháp giới an lập hải, nói tất cả vô biên Phật hải, vào tất cả căn dục hải, một niệm biết khắp tất cả tam thế, hiển thị tất cả Như Lai vô lượng nguyện hải, thị hiện tất cả Phật thần biết hải, chuyển pháp luân, kiến lập diễn thuyết hải, thanh tịnh Phật thân, vô biên sắc tướng hải phổ chiếu minh, tướng hảo và tùy hình hảo đều thanh tịnh, vô biên sắc tướng quang minh luân hải, cụ túc thanh tịnh, các thứ sắc tướng quang minh vân hải, thù thắng bửu diệm hải, thành tựu ngôn âm hải, thị hiện ba thứ tự tại điều phục thành thục tất cả chúng sanh, dũng mãnh điều phục chúng sanh hải không luống qua, an trụ Phật địa, vào cảnh giới Như Lai, oai lực hộ trì, quan sát tất cả chỗ làm của Phật trí, trí lực viên mãn không ai điều phục được, công đức vô úy không ai hơn, trụ nơi tam muội vô sai biệt, thần thông biến hóa, trí thanh tịnh tự tại, tất cả Phật pháp không ai huỷ hoại được.
Tất cả pháp bất tư nghì như vậy, tôi sẽ thừa thần lực của Phật và oai thần của tất cả Như Lai mà tuyên thuyết đầy đủ. Vì muốn khiến chúng sanh vào trí huệ hải của Phật, vì muốn khiến tất cả Bồ Tát được an trụ trong biển công đức của Phật, vì muốn khiến tất cả thế giới hải, tất cả Phật tự tại được trang nghiêm, vì muốn khiế trong tất cả kiếp hải chủng tánh Phật thường chẳng dứt, vì muốn khiến trong tất cả thế giới hải hiển thị tánh chơn thật của các pháp, vì muốn khiến tùy vô lượng sự hiểu biết của chúng sanh mà diễn thuyết, vì muốn khiến tùy căn hải của tất cả chúng sanh mà phương tiện làm cho sanh Phật pháp, vì muốn tùy chỗ ưa thích của tất cả chúng sanh mà dẹp phá tất cả núi chướng ngại, vì muốn khiến tùy tâm hành tất cả chúng sanh khiến tu tập thanh tịnh đạo xuất yếu, vì muốn khiến tất cả Bồ Tát an trụ trong nguyện hải Phổ Hiền.
Lúc đó, Phổ Hiền Bồ Tát lại muốn khiến chúng hội đạo tràng sanh lòng hoan hỷ, thêm lớn sự ưa thích đối với tất cả pháp, sanh lòng tin rộng lớn chơn thật thanh tịnh pháp giới thân, an lập nguyện hải Phổ Hiền tu tập vào trí nhãn tam thế bình đẳng, thêm lớn trí huệ chiếu khắp tất cả thế gian, sanh đức đà la ni trì tất cả pháp luận, và cũng muốn trong tất cả đạo tràng tất cả Phật cảnh giới đều khai thị, mở bày tất cả pháp môn của Như Lai, thêm lớn tất cả trí tánh pháp giới rộng lớn rất sâu, liền nói kệ rằng:
Trí huệ công đức biển rất sâu
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi
Tùy các chúng sanh chỗ nên thấy
Quang minh soi khắp chuyển pháp luân.
Thập phương quốc độ bất tư nghì
Phật vô lượng kiếp đều nghiêm tịnh
Vì độ chúng sanh khiến thành thục
Xuất hiện tất cả các quốc độ.
Phật cảnh rất sâu khó nghĩ được
Khắp dạy chúng sanh khiến được vào
Lòng họ thích nhỏ chấp hữu lậu
Chẳng thông đạt được cảnh giới Phật.
Nếu có lòng tin trong sạch chắc
Thường được gần gũi thiện tri thức
Tất cả chư Phật hộ niệm cho
Đây mới được vào Như Lai trí.
Lìa các dua dối lòng thanh tịnh
Thường thích từ bi tánh hoan hỷ
Chí nguyện rộng lớn tin hiểu sâu
Kia nghe pháp này lòng vui đẹp.
An trụ Phổ Hiền những hạnh nguyện
Tu hành Bồ Tát đạo thanh tịnh
Quan sát pháp giới như hư không
Bèn biết được chỗ làm của Phật.
Chư Bồ Tát đây được lợi lành
Thấy Phật tất cả thần thông lực
Tu những đạo khác không biết được
Học hạnh Phổ Hiền mới tỏ ngộ.
Chúng sanh rộng lớn vốn vô biên
Như Lai tất cả đều hộ niệm
Chuyển chánh pháp luân khắp mọi nơi
Cảnh giới Tỳ Lô Giá Na Phật.
Tất cả cõi nước vào thân tôi
Chỗ chư Phật ngự cũng như vậy
Chúng nên xem các chân lông tôi
Nay tôi hiện bày cảnh giới Phật.
Phổ Hiền hạnh nguyện không ngằn mé
Tôi đã tu hành được đầy đủ
Cảnh giới phổ nhãn thân rộng lớn
Là Phật chỗ làm phải nghe kỹ.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Thế giới hải có mười việc mà chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đã nói, hiện nói và sẽ nói.
Những gì là mười?
Chính là nhơn duyên khởi thế giới hải, chỗ trụ nương của thế giới hải, hình trạng của thế giới hải, thể tánh của thế giới hải, sự trang nghiêm của thế giới hải, sự thanh tịnh của thế giới hải, Phật xuất hiện nơi thế giới hải, kiếp trụ của thế giới hải, kiếp chuyển biến sai biệt của thế giới hải, môn vô sai biệt của thế giới hải.
Chư Phật tử! Lược nói thế giới hải có mười việc này. Nếu nói rộng ra thời đồng với thế giới hải vi trần số mà tam thế chư Phật đã nói, hiện nói và sẽ nói.
Chư Phật tử! Lược nói do mười thứ nhơn duyên mà tất cả thế giới hải đã thành, hiện thành và sẽ thành. Chính là do vì thần lực của Như Lai, vì pháp phải như vậy, vì hạnh nghiệp của tất cả chúng sanh, vì chỗ sở đắc của tất cả Bồ Tát thành nhứt thiết trí, vì các chúng sanh và chư Bồ Tát đồng chứa nhóm thiện căn, vì nguyện lực nghiêm tịnh Phật độ của chư Bồ Tát, vì hạnh nguyện thành tựu bất thối của chư Bồ Tát, vì thắng giải tự tại thanh tịnh của chư Bồ Tát, vì chỗ lưu xuất do thiện căn của chư Như Lai và thế lực tự tại lúc chư Phật thành đạo, vì nguyện lực tự tại của Phổ Hiền Bồ Tát.
Chư Phật tử! Đó là lược nói mười thứ nhơn duyên. Nếu rộng nói thời có thế giới hải vi trần số."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật, quan sát mười phương mà nói kệ rằng:
Đã nói vô biên sát độ hải
Tỳ Lô Giá Na đều nghiêm tịnh
Thế Tôn cảnh giới bất tư nghì
Trí huệ thần thông lực như vậy.
Bồ Tát tu hành những nguyện hải
Khắp tùy chúng sanh tâm chỗ muốn
Chúng sanh tâm hạnh rộng vô biên
Bồ Tát quốc độ khắp mười phương
Bồ Tát thẳng đến nhứt thiết trí
Siêng tu các môn tự tại lực
Vô lượng nguyện hải khắp xuất sanh
Sát độ rộng lớn đều thành tựu.
Tu những hạnh hải vô lượng biên
Vào cảnh giới Phật cũng vô lượng
Thanh tịnh thập phương các cõi nước
Mỗi mỗi cõi trải vô lượng kiếp.
Chúng sanh phiền não làm loạn đục
Phân biệt ưa thích chẳng phải một
Tùy tâm tạo nghiệp bất tư nghì
Tất cả sát hải đầy thành lập.
Phật tử sát hải tạng trang nghiêm
Ly cấu quang minh báu làm thành
Đây do rộng lớn tâm tín hải
Chỗ ở mười phương đều như vậy.
Bồ Tát hay tu hạnh Phổ Hiền
Du hành pháp giới vi trần đạo
Trong trần đều hiện vô lượng cõi
Rộng lớn thanh tịnh như hư không.
Khắp cõi hư không hiện thần thông
Đều đến đạo tràng chỗ chư Phật
Trên tòa liên hoa hiện các tướng
Mỗi thân bao trùm tất cả cõi.
Một niệm hiện khắp nơi tam thế
Tất cả sát hải đều thành lập
Phật dùng phương tiện đều vào trong
Là Phật Tỳ Lô chỗ nghiêm tịnh.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! mỗi mỗi thế giới hải có thế giới hải vi trần số chỗ nương trụ. Hoặc nương tất cả trang nghiêm mà trụ. Hoặc nương hư không mà trụ. Hoặc nương bửu quang minh mà trụ. Hoặc nương bửu sắc quang minh mà trụ. Hoặc nương thinh âm chư Phật mà trụ. Hoặc nương kim cang hình đại lực a tu la chúng sanh như huyễn mà trụ. Hoặc nương thân các Thế Chủ mà trụ. Hoặc nương thân chư Bồ Tát mà trụ. Hoặc nương tất cả biển trang nghiêm sai khác hạnh nguyện Phổ Hiền mà trụ.
Chư Phật tử! Thế giới hải có thế giới vi trần số chỗ nương trụ như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này thừa oai lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
Khắp cả mười phương cõi hư không
Chỗ có tất cả những quốc độ
Như Lai thần lực thường gia trì
Khắp nơi hiện tiền đều thấy được.
Hoặc có các thứ những quốc độ
Đều do ly cấu bửu làm thành
Ma ni thanh tịnh rất tốt xinh
Quang minh sáng rỡ khắp hiển hiện.
Hoặc có cõi nước sáng thanh tịnh
Nương hư không giới mà an trụ
Hoặc ở trong biển ma ni bửu
Lại có an trụ tạng quang minh.
Như Lai ở trong chúng hội này
Diễn thuyết pháp luân đều xảo diệu
Cảnh giới chư Phật rộng vô biên
Chúng sanh được thấy lòng hoan hỷ.
Có cõi nghiêm sức bằng ma ni
Hình như đèn sáng giăng cùng khắp
Lửa thơm mây sáng màu chói rực
Lưới báu sáng chói dùng phủ che.
Hoặc có quốc độ không ngằn mé
An trụ liên hoa biển lớn sâu
Rộng rãi thanh tịnh khác thế gian
Chư Phật diệu thiện trang nghiêm đó.
Hoặc có quốc độ theo luân chuyển
Do Phật oai thần được an trụ
Đại chúng Bồ Tát đều ở trong
Thường thấy vô lượng báu rộng lớn.
Có cõi nước ở tay kim cang
Hoặc cõi nước ở thân Thiên Chúa
Tỳ Lô Giá Na đấng vô thượng
Thường ở cõi này chuyển pháp luân.
Hoặc nương cây báu trụ bằng thẳng
Trong mây sáng thơm cũng như vậy
Có cõi nương trong những biển lớn
Hoặc trụ kim cang rất bền chắc.
Có cõi nương trụ kim cang tràng
Có cõi trụ trong biển Hoa Tạng
Thần biến rộng lớn khắp các nơi
Tỳ Lô Giá Na Phật hay hiện.
Hoặc dài hoặc vắn vô lượng thứ
Tướng đó xoay vần cũng chẳng đồng
Hoa Tạng trang nghiêm khác thế gian
Tu hành thanh tịnh mới thấy được.
Các cõi như vậy đều sai khác
Tất cả đều nương nguyện hải trụ
Hoặc có cõi thường ở hư không
Chư Phật như mây đều đầy khắp.
Có ở hư không lưới che trùm
Hoặc lúc hiện ra hoặc không hiện
Hoặc có cõi nước rất thanh tịnh
Trụ trong bửu quan của Bồ Tát.
Thập phương chư Phật thần thông lớn
Tất cả đều hiện thấy trong đây
Chư Phật thinh âm đều cùng khắp
Đây do nghiệp lực mà hóa hiện.
Hoặc có cõi nước khắp pháp giới
Ly cấu thanh tịnh tùng tâm khởi
Như ảnh như huyễn rộng vô biên
Như lưới thiên đế đều sai khác.
Hoặc hiện các thứ tạng trang nghiêm
Hoặc ở hư không mà kiến lập
Nghiệp chơn cảnh giới chẳng nghĩ bàn
Phật lực hiển thị đều khiến thấy.
Trong mỗi cõi nước số vi trần
Niệm niệm thị hiện những Phật độ
Số đều vô lượng khắp chúng sanh
Phổ Hiền chỗ làm thường như vậy.
Vì muốn thành thục các chúng sanh
Trong đây tu hành trải kiếp hải
Thần thông rộng lớn hiện khắp nơi
Trong các pháp giới đều cùng khắp.
Pháp giới quốc độ mỗi vi trần
Những cõi nước lớn ở trong đó
Phật vân bình đẳng đều giăng che
Tất cả mọi nơi đều đầy đủ.
Lực dụng tự tại trong mỗi trần
Tất cả vi trần cũng như vậy
Chư Phật Bồ Tát đại thần thông
Tỳ Lô Giá Na đều hay hiện.
Tất cả quốc độ rộng vô biên
Như ảnh, như huyễn như dương diệm
Mười phương chẳng thấy từ đâu sanh
Cũng không có chỗ đi và đến.
Diệt hoại sanh thành xoay vần mãi
Trong cõi hư không chẳng tạm dừng
Tất cả đều do nguyện thanh tịnh
Cũng do nghiệp lực chỗ giữ gìn.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc chẳng phải tròn vuông, hoặc hình như nước xoáy, hoặc hình như núi, hoặc hình như cây, hình như bông, hoặc hình như cung điện, như hình chúng sanh, như hình Phật, có thế giới vi trần số hình sai khác như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật, quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Vô lượng quốc độ sai khác nhau
Vô lượng trang nghiêm vô lượng trụ
Hình trạng sai khác khắp mười phương
Các ngài đều nên đồng quan sát.
Hình kia hoặc tròn hoặc vuông vức
Hoặc có ba góc và tám cạnh
Hình châu ma ni hình liên hoa
Tất cả đều do nghiệp mà khác.
Có cõi thanh tịnh sáng trang nghiêm
Vàng ròng xen lẫn nhiều tốt đẹp
Cửa nẻo mở trống không bít lấp
Đây do nghiệp rộng ý tinh thuần.
Sát hải vô biên tạng sai khác
Ví như mây bủa giữa không gian
Bửu châu trải đất trang nghiêm tốt
Ở trong quang minh sáng của Phật.
Tất cả quốc độ tâm phân biệt
Quang minh soi đến mà hiện ra
Chư Phật ở trong những cõi ấy
Nơi nơi thị hiện thần thông lực.
Có cõi tạp nhiễm hoặc thanh tịnh
Chịu khổ hưởng vui đều sai khác
Đây do biển nghiệp chẳng nghĩ bàn
Các pháp lưu chuyển thường như vậy.
Trong một chân lông vô lượng cõi
Như số vi trần mà an trụ
Mỗi cõi đều có đấng Thế Tôn
Ở trong chúng hội tuyên diệu pháp.
Trong mỗi vi trần cõi lớn nhỏ
Nhiều loại sai khác số vi trần
Bằng phẳng cao thấp đều chẳng đồng
Phật đều qua đến mà thuyết pháp.
Tất cả vi trần hiện quốc độ
Đều là bổn nguyện thần thông lực
Tuỳ lòng ưa thích sai khác nhau
Trong khoảng hư không đều làm được.
Tất cả quốc độ những vi trần
Trong mỗi vi trần Phật đều nhập
Khắp vì chúng sanh hiện thần thông
Tỳ Lô Giá Na pháp như vậy.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có các loại thể. Hoặc dùng tất cả bửu trang nghiêm làm thể. Hoặc dùng một bửu trang nghiêm làm thể. Hoặc dùng tất cả bửu quang minh làm thể. Hoặc dùng các thứ sắc quang minh làm thể. Hoặc dùng tất cả quang minh trang nghiêm làm thể. Hoặc dùng kim cang làm thể. Hoặc dùng Phật lực nhiếp trì làm thể. Hoặc dùng tướng diệt bửu làm thể. Hoặc dùng Phật biến hóa làm thể. Hoặc dùng nhựt ma ni làm thể. Hoặc dùng cực vi trần bửu làm thể. Hoặc dùng tất cả bửu diệm làm thể. Hoặc dùng các thứ hương làm thể. Hoặc dùng bửu hoa quan làm thể. Hoặc dùng bửu ảnh tượng làm thể. Hoặc dùng trang nghiêm thị hiện làm thể. Hoặc dùng nhứt âm thị hiện cảnh giới làm thể. Hoặc dùng bửu hình Bồ Tát làm thể. Hoặc dùng bửu hoa nhụy làm thể. Hoặc dùng ngôn âm của Phật làm thể. Có thế giới vi trần số thể như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát, muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật, quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Hoặc có những quốc độ
Diệu bửu hiệp lại thành
Bền chắc không hư hoại
Đều ở bửu liên hoa.
Hoặc là bửu quang minh
Xuất sanh chẳng biết được
Tất cả quang trang nghiêm
Nương hư không mà ở.
Hoặc tịnh quang làm thể
Lại nương quang minh ở
Mây sáng làm trang nghiêm
Chỗ Bồ Tát đi đến.
Hoặc có những quốc độ
Từ nơi nguyện lực sanh
An trụ như ảnh tượng
Đem nói chẳng thể được.
Hoặc ma ni hiệp thành
Chói sáng như mặt trời
Bảo châu dùng trang nghiêm
Bồ Tát đều đầy khắp.
Bửu diệm thành quốc độ
Mây sáng trùm trên đó
Bửu quang rất xinh đẹp
Đều do nghiệp cảm nên.
Hoặc từ tướng tốt sanh
Các tướng trang nghiêm đẹp
Như mão tốt đội đầu
Đây do Phật hóa hiện.
Hoặc từ tâm niệm sanh
Tùy tâm chỗ hiểu biết
Như huyễn không chỗ nơi
Tất cả là phân biệt.
Hoặc do Phật quang minh
Ma ni quang làm thể
Chư Phật hiện trong đó
Đều thị hiện thần thông.
Hoặc Phổ Hiền Bồ Tát
Hóa hiện các quốc độ
Dùng nguyện lực trang nghiêm
Tất cả đều tốt đẹp.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có nhiều loại trang nghiêm. Hoặc dùng trong những đồ trang nghiêm hiện ra mây đẹp nhứt để trang nghiêm. Hoặc dùng thuyết minh công đức của chư Bồ Tát để trang nghiêm. Hoặc dùng thuyết minh nghiệp báo của tất cả chúng sanh để trang nghiêm. Hoặc dùng thị hiện nguyện lực của chư Bồ Tát để trang nghiêm. Hoặc dùng biểu thị ảnh tượng của tam thế chư Phật để trang nghiêm. Hoặc dùng trong một khoảng một niệm thị hiện cảnh giới thần thông trải vô biên kiếp để trang nghiêm. Hoặc dùng xuất hiện thân của chư Phật để trang nghiêm. Hoặc dùng xuất hiện tất cả mây hương báu để trang nghiêm. Hoặc dùng thị hiện những vật trân diệu quang minh chiếu sáng trong tất cả đạo tràng để trang nghiêm. Hoặc dùng thị hiện tất cả Phổ Hiền hạnh nguyện để trang nghiêm."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:
Sát hải rộng lớn vô lượng biên
Thành nên đều do nghiệp thanh tịnh
Nhiều thứ trang nghiêm nhiều nơi ở
Tất cả mười phương đều đầy khắp.
Vô biên sắc tướng mây báu sáng
Rộng lớn trang nghiêm chẳng phải một
Mười phương sát hải thường xuất hiện
Khắp dùng diệu âm mà thuyết pháp.
Bồ Tát vô biên biển công đức
Những nguyện rộng lớn để trang nghiêm
Khắp cõi đồng thời vang diệu âm
Chấn động mười phương các quốc độ.
Chúng sanh biển nghiệp rộng vô lượng
Tùy kia cảm báo đều chẳng đồng
Trong tất cả chỗ được trang nghiêm
Đều do chư Phật hay diễn thuyết.
Tất cả Như Lai trong ba thuở
Thần thông hiện khắp thế giới hải
Trong mỗi sự có tất cả Phật
Các ngài xem sự trang nghiêm đó.
Quá khứ, vị lai, kiếp hiện tại
Mười phương tất cả những quốc độ
Những sự trang nghiêm ở nơi kia
Đều thấy ở trong một cõi nước.
Vô lượng Phật trong tất cả sự
Số đông chúng sanh khắp thế gian
Vì khiến điều phục hiện thần thông
Dùng đây trang nghiêm thế giới hải.
Tất cả trang nghiêm tuôn mây đẹp
Nhiều thứ mây hoa mây hương sáng
Mây báu ma ni thường xuất hiện
Sát hải dùng đây để trang nghiêm.
Mười phương những nơi Phật thành đạo
Các thứ trang nghiêm đều đầy đủ
Phóng quang chiếu xa như mây sáng
Trong thế giới hải đều khiến thấy.
Phổ Hiền hạnh nguyện chư Bồ Tát
Vô biên kiếp hải siêng tu tập
Vô biên quốc độ đều trang nghiêm
Trong tất cả chỗ đều hiển hiện.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số môn phương tiện thanh tịnh. Chính là do thiện căn của chư Bồ Tát gần gũi thiện trí thức. Do thêm lớn những công đức khắp pháp giới. Do tu tập những thắng giải rộng lớn. Do quan sát cảnh giới của tất cả Bồ Tát mà an trụ. Do tu tập những môn ba la mật đều viên mãn. Do quán sát những địa vị của chư Bồ Tát mà nhập trụ. Do xuất sanh tất cả thệ nguyện thanh tịnh. Do tu tập những hạnh xuất yếu. Do nhập tất cả biển trang nghiêm. Do thành tựu sức phương tiện thanh tịnh."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Tất cả cõi nước những trang nghiêm
Do nguyện lực phương tiện sanh ra
Tất cả quốc độ thường chói sáng
Vô lượng nghiệp thanh tịnh hiện thành.
Bồ Tát lâu xa gần trí thức
Đồng tu nghiệp lành đều thanh tịnh
Từ bi rộng lớn khắp chúng sanh
Dùng dây trang nghiêm các quốc độ.
Tất cả pháp môn những tam muội
Thiền định giải thoát môn phương tiện
Nơi chỗ chư Phật đều tu hành
Do đây sanh ra những quốc độ.
Phát sanh vô lượng trí thắng giải
Hiểu được Như Lai đồng không khác
Phương tiện nhẫn nhục đã tu hành
Nên nghiêm tịnh được vô biên cõi.
Vì lợi chúng sanh tu thắng hạh
Phước đức rộng lớn thường tăng trưởng
Ví như mây bủa khắp hư không
Tất cả quốc độ đều thành tựu.
Môn ba la mật nhiều vô lượng
Đều đã tu hành khiến đầy đủ
Nguyện ba la mật vô cùng tận
Quốc độ thanh tịnh từ đây sanh.
Những pháp vô thượng đều tu hành
Sanh ra vô biên hạnh xuất yếu
Nhiều môn phương tiện độ chúng sanh
Như vậy trang nghiêm các quốc độ.
Tu tập trang nghiêm môn phương tiện
Chứng Phật công đức biển pháp môn
Khiến khắp chúng sanh cạn nguồn khổ
Cõi nước rộng lớn đều thành tựu.
Nguyện lực rộng lớn không gì sánh
Khiến khắp chúng sanh gieo thiện căn
Cúng dường tất cả chư Như Lai
Vô biên quốc độ đều thanh tịnh.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! nên biết mỗi mỗi thế giới hải có thế giới hải vi trần số Phật xuất hiện sai khác: hoặc hiện thân nhỏ, hoặc hiện thân lớn, hoặc hiện đoản thọ, hoặc hiện trường thọ, hoặc chỉ nghiêm tịnh một quốc độ, hoặc hiện nghiêm tịnh vô lượng quốc độ, hoặc chỉ hiển thị pháp nhứt thừa, hoặc hiển thị vô lượng thừa, hoặc hiện điều phục thiểu số chúng sanh, hoặc hiện điều phục vô biên chúng sanh, có vi trần số sai khác như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này thừa oai lực của Phật quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Chư Phật có các môn phương tiện
Xuất hiện tất cả những quốc độ
Đều tùy sở thích của chúng sanh
Đây là Như Lai quyền lực khéo.
Pháp thân chư Phật bất tư nghì
Không sắc, không hình, không ảnh tượng
Vì chúng sanh hiện tướng sai khác
Theo lòng họ ưa khiến họ thấy.
Hoặc vì thấy sanh hiện đoản thọ
Hoặc hiện trường thọ vô lượng kiếp
Pháp thân mười phương khắp hiện tiền
Trong thế gian tuỳ nghi xuất hiện.
Hoặc hiện nghiêm tịnh bất tư nghì
Mười phương vô biên các quốc độ
Hoặc chỉ nghiêm tịnh một cõi nước
Nơi một thị hiện đủ không sót.
Hoặc tùy sở thích của chúng sanh
Thị hiện vô lượng vô biên thừa
Hoặc chỉ tuyên thuyết pháp nhứt thừa
Trong một thừa hiện vô lượng pháp.
Hoặc hiện tự nhiên thành chánh giác
Độ thiểu số người vào chánh pháp
Hoặc lại thị hiện trong một niệm
Khai ngộ quần sanh vô lượng số.
Hoặc nơi chân lông tuôn mây sáng
Thị hiện vô lượng vô biên Phật
Tất cả thế gian đều hiện thấy
Các môn phương tiện độ quần sanh.
Hoặc hiện thinh âm khắp mọi nơi
Tùy lòng họ ưa mà thuyết pháp
Vô lượng vô biên những đại kiếp
Điều phục vô lượng các chúng sanh.
Phật có vô lượng cõi trang nghiêm
Chúng hội thanh tịnh ngồi nghiêm chỉnh
Phật như vầng mây che trong đó
Thập phương quốc độ đều đầy khắp.
Chư Phật phương tiện bất tư nghì
Tùy tâm chúng sanh hiện ra trước
Ngự trong các cõi rất trang nghiêm
Tất cả quốc độ đều cùng khắp.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số kiếp trụ, hoặc có a tăng kỳ kiếp trụ, hoặc có vô lượng kiếp trụ, hoặc có vô biên kiếp trụ, hoặc có vô đẳng kiếp trụ, hoặc có bất khả sổ kiếp trụ, hoặc có bất khả xung kiếp trụ, hoặc có bất khả tư kiếp trụ, hoặc có bất khả lượng kiếp trụ, hoặc có bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp trụ, có vi trần số kiếp trụ như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Trong thế giới hải nhiều kiếp trụ
Phương tiện rộng lớn để trang nghiêm
Mười phương cõi nước đều xem thấy
Số lượng sai khác đều rành rẽ.
Tôi thấy mười phương thế giới hải
Kiếp số vô lượng đồng chúng sanh
Hoặc dài hoặc vắn hoặc vô biên
Dùng Phật thinh âm nay diễn nói.
Hoặc thấy mười phương những quốc độ
Hoặc trụ quốc độ vi trần kiếp
Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số
Bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng.
Hoặc có thuần tịnh hoặc thuần nhiễm
Hoặc lại nhiễm tịnh chung lộn lạo
Nguyện lực an lập nhiều sai khác
Trong tâm chúng sanh mà an trụ.
Thuở xưa tu hành vi trần kiếp
Được thế giới hải thanh tịnh lớn
Cảnh giới chư Phật đều trang nghiêm
Trụ mãi vô biên kiếp rộng lớn
Dùng bửu quang minh để đặt tên
Hoặc tên Đẳng Âm Diệm Nhãn Tạng
Tên Ly Quang Minh và Hiền Kiếp
Kiếp thanh tịnh này nhiếp tất cả.
Có kiếp thanh tịnh một Phật hiện
Vô tận phương tiện đại nguyện lực
Vào trong tất cả thời gian kiếp.
Hoặc vô lượng kiếp và một kiếp
Hoặc lại một kiếp vào nhiều kiếp
Tất cả kiếp hải phương tiện môn
Thập phương quốc độ đều hiện rõ.
Hoặc tất cả kiếp sự trang nghiêm
Ở trong một kiếp đều hiện thấy
Hoặc sự trang nghiêm trong một kiếp
Vào khắp tất cả vô biên kiếp.
Trước từ một niệm sau thành kiếp
Sanh ra đều do tâm chúng sanh
Tất cả quốc độ kiếp vô biên
Dùng một phương tiện đều thanh tịnh.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số kiếp chuyển biến sai khác. Như là vì pháp như vậy nên thế giới hải có vô lượng kiếp thành, kiếp hoại chuyển biến. Vì chúng sanh nhiễm ô ở nên thế giới hải thành kiếp nhiễm ô chuyển biến. Vì chúng sanh tu phước rộng lớn ở, nên thế giới hải thành kiếp nhiễm tịnh chuyển biến. Vì tín giải Bồ Tát ở, nên thế giới hải thành kiếp nhiễm tịnh chuyển biến. Vì vô lượng chúng sanh phát bồ đề tâm nên thế giới hải thuần kiếp thanh tịnh chuyển biến. Vì thập phương tất cả chư Bồ Tát vân tập nên thế giới hải vô lượng kiếp đại trang nghiêm chuyển biến. Vì chư Phật Thế Tôn nhập niết bàn nên thế giới hải kiếp trang nghiêm diệt chuyển biến. Vì chư Phật xuất hiện ra đời nên tất cả thế giới hải kiếp rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh chuyển biến. Vì Như Lai thần thông biến hóa nên thế giới hải kiếp thanh tịnh chuyển biến. Có vi trần số kiếp chuyển biến như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật, quan sát mười phương mà nói kệ rằng:
Tất cả những quốc độ
Đều tùy nghiệp lực sanh
Các ngài nên quan sát
Tướng chuyển biến như vậy.
Những chúng sanh nhiễm ô
Nghiệp phiền não đáng sợ
Tâm họ khiến quốc độ
Tất cả thành nhiễm ô.
Nếu có tâm thanh tịnh
Tu những hạnh phước đức
Tâm họ khiến quốc độ
Tạp nhiễm và thanh tịnh.
Chư Bồ Tát tín giải
Sanh vào trong kiếp kia
Tùy tâm Bồ Tát này
Quốc độ đủ tịnh nhiễm.
Vô lượng số chúng sanh
Đều phát bồ đề tâm
Tâm họ khiến quốc độ
Trụ kiếp thường thanh tịnh.
Vô lượng ức Bồ Tát
Qua đến mười phương cõi
Trang nghiêm không có khác
Trong kiếp thấy sai khác.
Trong mỗi mỗi vi trần
Bồ Tát đồng vân tập
Quốc độ đều thanh tịnh.
Thế Tôn nhập niết bàn
Cõi đó dứt trang nghiêm
Chúng sanh không pháp khí
Thế giới thành tạp nhiễm.
Nếu có Phật ra đời
Cõi nước đều tốt đẹp
Tuỳ theo tâm thanh tịnh
Đầy đủ sự trang nghiêm.
Thần thông của chư Phật
Thị hiện bất tư nghì
Lúc đó những quốc độ
Tất cả đều thanh tịnh.
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số sai biệt. Như là trong mỗi thế giới hải có thế giới hải vi trần số thế giới vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải chư Phật xuất hiện oai đức thần lực vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải tất cả đạo tràng khắp thập phương pháp giới vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải quang minh của chư Phật khắp pháp giới vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải chúng hội đạo tràng của chư Phật vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải chư Phật biến hóa danh hiệu vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải thinh âm của chư Phật khắp thế giới hải vô biên kiếp trụ vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải pháp luân phương tiện vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải tất cả thế giới hải vào khắp một vi trần vô sai biệt. Trong mỗi thế giới hải mỗi vi trần cảnh giới rộng lớn của tất cả tam thế chư Phật đều hiện trong đó vô sai biệt. Có vi trần số vô sai biệt như vậy."
Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyện lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật quan sát mười phương rồi nói kệ rằng:
Trong một vi trần nhiều sát hải
Chỗ nơi riêng khác đều nghiêm tịnh
Vô lượng như vậy mà một cõi
Mỗi mỗi chia khác không xen tạp.
Trong mỗi vi trần vô lượng Phật
Tùy tâm chúng sanh khắp hiện tiền
Tất cả quốc độ đều cùng khắp
Phương tiện như vậy vô sai biệt.
Trong mỗi vi trần những thọ vương
Nhiều thứ trang nghiêm đều thòng rủ
Thập phương quốc độ đều đồng hiện
Tất cả như vậy vô sai biệt.
Trong mỗi trần có vị trần chúng
Cùng nhau bao quanh đức Thế Tôn
Siêu việt tất cả khắp thế gian
Cũng chẳng chật hẹp tạp loạn nhau.
Trong mỗi trần có vô lượng quang
Chiếu khắp mười phương các cõi nước
Đều hiện chư Phật hạnh bồ đề
Tất cả sát độ vô sai biệt.
Trong mỗi trần có vô lượng thân
Biến hóa như mây đều cùng khắp
Phật dùng thần thông độ chúng sanh
Thập phương quốc độ vô sai biệt.
Trong mỗi trần diễn nói các pháp
Pháp đó thanh tịnh như luân chuyển
Các môn phương tiện đều tự tại
Tất cả diễn thuyết vô sai biệt.
Một trần diễn khắp tiếng chư Phật
Đầy khắp pháp khí các chúng sanh
Trụ khắp sát hải vô biên kiếp
Thinh âm như vậy cũng không khác.
Sát hải vô lượng trang nghiêm đẹp
Trong mỗi vi trần tam thế Phật
Tùy chỗ sở thích đều khiến thấy
Thể tánh không đến cũng không đi
Do nơi nguyện lực khắp thế gian.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kinh Hoa Nghiệm
Sưu Tầm
Kinh Hoa Nghiệm - Sưu Tầm
https://isach.info/story.php?story=kinh_hoa_nghiem__suu_tam