Chương 9
ằng vẫn còn muốn nói sao để Thế giữ lại cô đạo cựu cũ của đoàn mình, nhưng nhìn nét mặt tự chủ của bạn, anh biết mình khó lay chuyển được.
Nếu tính về lợi nhuận, thì rõ ràng cách tính toán lạnh lùng, thẳng thừng của Thế rất có hiệu quả, nếu không, sao chỉ trong vòng hai năm, một quán Thương Ca đã mở rộng thành hai, ba quán Thương Ca?
Nhưng... Nói gì thì nói, làm quản lý mà đưa ra những quyết định vô tình, vô tư lự kia, anh không thể nhẫn tâm làm được. Có phải vì vậy mà cách quản lý khác nhau của anh và Thế có hai hiệu quả khác nhau?
Thế quản lý quán ăn ca cổ thì khuếch trương, thu lợi. Còn anh, anh quản lý một đoàn hát chính quy đàng hoàng, nhưng sao cứ ba chìm bảy nổi lận đận lao đao quá trong giai đoạn này.
Cổng trường Sân Khấu Điện Ảnh bên kia đường đã tạm đóng lại. Nắng rực rỡ khắp nơi, rơi vào cửa cổng một màu vàng sáng đến chói chang cả mắt.
Bằng thầm thở dài bất lực.
Cải lương đang hồi bị lãng quên, những giọng hát hay như Thanh Liễu bây giờ đừng nói đến chuyện tìm khách tri âm, ngay cả đem tiếng hát đến quán ăn nhậu đổi lấy cơm áo cũng trở thành khó nhọc quá.
Rồi mai đây, những Mỹ Trinh, Song Lan khi ra trường, liệu cải lương đã được vực dậy chưa?
Những cô đào chưa kịp bước ra sân khấu trình diễn ấy, liệu có ngậm ngùi ngân lên vài câu vọng cổ trong mấy cái quán Thương Ca của anh và Thế không?
Những cảnh ấy biết đến bao giờ mới rực sáng trở lại?
Ôi những câu hỏi, vẫn chỉ là những câu hỏi suông rơi vào thinh lặng, có ai đâu để trả lời.
Thầy Năm Mạnh vào lớp khoát tay cho học trò ngồi xuống. Sau lưng thầy hôm nay, ngoài người phụ giảng ôm cây đàn cò và anh chàng lớp trưởng cắp giùm thầy cây guitar còn có thêm một vị khách.
Mỹ Trinh và Song Lan tròn mắt ngó nhau ngạc nhiên. Người khách này lạ đối với lớp học, nhưng không lạ đối với hai cô.
Thầy Năm Mạnh không giới thiệu khách vào lớp, chỉ cười chỉ tay vào cuối lớp mà nói:
- Anh ngồi dưới đó nhe.
Phía cuối lớp còn khá nhiều ghế trống, nhưng vị khách kia lựa chỗ ngồi ngay sau lưng hai cô. Mỹ Trinh không giấu được tò mò, nhân lúc thầy đang so dây đàn, cô quay xuống hỏi nhỏ:
- Sao anh Thế lại vô đây? Tìm tụi em à?
Thế nhìn gương mặt nghiêng qua của Song Lan, anh cười trả lời:
- Ai mà tìm tụi em, anh vô có chuyện.
- Chuyện gì?
Thế nhướng mày:
- Đừng tò mò, quay lại học đi. Chút rồi biết.
Thầy Năm Mạnh đã bắt đầy dạy. Sau một lần hướng dẫn, ông gọi vài người lên luyện giọng. Song Lan hồi hộp khi nghe thầy gọi tên mình là người kế tiếp.
Cô đứng dậy đi lên trên. Hôm nay sao cô không được tự nhiên như ngày thưo8`ng, không biết có phải vì sự hiện diện bất ngờ của người khách nữa quen nữa lạ Ở dướu không, điệu Văn Thiên Tường cô hát hơi bị lạc giọng làmt hầy phải ngừng đàn chỉ vẻ. Lần thứ hai làm vẫn bị sượng. Thầy Năm Mạnh lắc đầu cười với cô học trò ưng ý của mình:
- Con đừng hồi hộp như vậy, cứ giữ bình tĩnh để hát, hôm nay lớp mình có khách dự thính thật nhưng dù có một hay trăm vị khách, thì cũng đều đang là những thính giả của con. Con cứ nghĩ mình đang trình diễn, hay để tâm vào lời ca mà hát chứ. Tập lại đi.
Lời của thầy như thức tỉnh cô, Song Lan dặn lòng mặc kệ sự có mặt của Thế hay của bất kỳ ai khác, cô nhìn chăm chú vào bản lời để bắt đầu ca lại.
Điệu Văn Thiên Tường lần này khá suôn sẻ, thầy Năm Mạnh gật đầu:
- Con lật trang kế, hát luôn điệu Nam Ai và ba câu vọng cổ tiếp theo xem.
Song Lan hơi ngạc nhiên, nhưng cũng làm theo ý thầy. Âm thanh của dàn nhạc đơn giản kia vừa trổi lên, cô ngâm theo giọng vào điệu Nam Ai một cách dản dị và mượt mà.
Lời viết cho điệu này là phần trích trong vở tuồng Lan Và Điệp mà từ thưở nhỏ cô nghe mà hát đã thuộc lòng. Song Lan để tâm tư vào từng câu từng chử ai oán, buồn đau trong bản nhạc, không nhớ gì đến cảnh vật chung quanh nữa, chỉ mang máng câu ca kỷ niệm của má và hình ảnh một cô Lan có số phận hẩm hiu, bạc bẻo xu8a kia mà thôi.
Khi cô vừa xuống một câu vọng cổ, cả lớp chợt rao rao tiếng vỗ tay làm cô thêm phấn khích, càng say sưa hơn với lời hát đã được viết từ bao năm tháng xưa củ nay vẫn còn đủ sức lay động hồn ngưo8`i.
Khúc Nam Ai và mấy câu vọng cổ vừa xong, thầy Năm Mạnh gật đầu tâm đắc, thầy chỉ cô thêm vài chỗ luyện lấy rồi cho cô về chỗ.
Lúc hát, Song Lan đã hết e ngại, nhưng khi đi xuống, đám bạn gật gù tắm tắc khen và ánh mắt nhìn là lạ của Thế làm cô đỏ mặt mất tự nhiên.
Mỹ Trinh ngồi cạnh cũng suýt soa:
- Hôm nay Lan hát hay hơn bình thường nữa, nghe đã quá trời. Trừ điệu Văn Thiên Tường thầy phải sửa chút ít, còn mấy câu vọng cổ với điệu Nam Ai, thầy khỏi có sửa luôn. Nghề thật!
Song Lan chẳng biết mình có nghề thật không, chỉ thấy nhột nhạt quá chừng, khi cảm giác có một người đàn ông ngồi ngay sau lưng mình, anh ta nghĩ gì nhỉ?
Mình hát như vậy có... tạm gọi là hay không?
- Làm... ca sỉ? - Song Lan giật mình kêu lên - Sao lại làm ca sỉ?
Lại cũng là quán cà phê đối diện trường nhưng hôm nay thiếu Bằng, lời đề nghị vừa buông ra của Thế làm Song Lan sửng sốt đến suýt buông rơi ly nước trên tay.
Mỹ Trinh cũng tròn mắt nhìn Thế:
- Anh Thế giỡn à? Cái gì mà làm ca sĩ? Ca sĩ gì mới được chứ?
Thế cười:
- Thì ca sĩ hát nhạc trẻ.
Hai cô nhìn nhau kinh ngạc.
Mỹ Trinh hỏi ngay:
- Anh định... giới thiệu cho Song Lan đi hát tân nhạc à? Ở đâu mới được chứ? Làm sao hát được?
Hớp một ngụm nước, Thế giải thích:
- Anh có quen một số tụ điểm ca nhạc, quen vài ông bầu sô ở mấy chương trình nhạc hội. Miễn là Song Lan có thực tại, anh sẽ lăng xê cho em hát kiếm tiền ở mấy chỗ đó.
Song Lan ngơ ngác như chưa hiểu gì. Còn Mỹ Trinh nhíu mày:
- Tụ điểm? Ý anh là mấy tụ điểm ca nhạc treo băng rộn diển hàng đêm ở mấy nhà văn hóa quận huyện à?
- Ừ, là mấy tụ điểm đó đó.
Mỹ Trinh lắc đầu quầy quậy:
- Nhưng... Song Lan làm sao hát ở mấy chỗ đó được?
Thế nhướng mày:
- Sao lại không được? Anhd dã nói là anh có quen mà. Có người lăng xê, giới thiệu, tất nhiên là hát được thôi.
- Nhưng giọng của Song Lan...
Thế ngắt lời:
- Trinh quên là chính em cũng có lần khen Song Lan hát hay rồi là gì. Hôm nay anh xin vào lớp mấy em dự thính cũng chỉ vì muốn nghe thử giọng hát của Lan thôi.
Mỹ Trinh nhìn anh:
- Anh Bằng nói anh làm vậy à?
Thế lắc đầu:
- Không. Là ý của anh thôi. Bằng còn chưa biết anh muốn xin cho Song Lan việc gì.
- Vậy là... anh Thế đã nhắm chuyện nang đo Lan đi hát nhạc trẻ từ hôm qua rồi à?
Thế thản nhiên gật đầu:
- Ừ, thì nhắm trước hôm qua, nhưng đến hôm nay, sau khi nghe Lan hát xong thì mới quyết định được.
Anh quay qua Song Lan còn đang ngỡ ngàng lắng nghe hai người nói chuyện:
- Giọng em rất tốt, có đủ hơi và chất giọng để làm một ca sĩ khá, em có muốn thử không?
Song Lan ấp úng:
- Em làm sao thử được? Em chi biết ca cổ thôi.
Thế cười nhẹ nhàng:
- Ca cổ khác cải lương chủ yếu chỉ là cách phát âm, anh sẽ giới thiệu cho em một người quen chuyên dạy thanh nhạc, anh sẽ nói hắn giúp em luyện cấp tốc cho em để đi hát. Mới đầu chỉ hát thử mấy sân khấu nhỏ miễn phí để lấy kinh nghiệm, từ từ sửa giọng cho nhuần nhuyễn, rồi anh sẽ bốc sô hát ở mấy tụ điểm khá hơn.
Song Lan ngập ngừng:
- Nhưng... Ý em chỉ là xin một chỗ phụ việc gì đó thôi mà.
Thế nhún vai:
- Thì có sao, làm phục vụ mấy quán cà phê cũng đâu bằng làm ca sĩ, vừa nhàn, có tiền thu nhập khá hon, lại vừa có tiếng tăm. Anh nghĩ nếu mà em may mắn nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc, không chừng em sẽ không cần học tiếp cải lương nữa.
Song Lan tròn mắt phản đối ngay:
- Không đâu, em nhất định học hết khóa cải lương này, cho dù ra trường sẽ phải khó khăn tìm đoàn để xin gia nhập, nhưng Lan không bao giờ bỏ chí hướng theo nghiệp cải lương của mình đâu.
Thế ngắm vẻ quyết liệt hiếm thấy ở Song Lan mà buồn cười, anh gật gật đầu nói xuôi theo ý cô:
- Ờ, thì thôi, việc học tiếp cải lương thì cứ theo ý em cũng tốt, nhưng em sẽ thử làm ca sĩ chứ? Thành công với nghề phụ này cũng hay mà, kiếm tiền để vừa học vừa làm?
Cô ngập ngừng nhìn Mỹ Trinh rồi nhìn lại Thế:
- Em... không biết nữa, em chưa bao giờ lại nghĩ chuyển qua hát tân nhạc cả, không biết sức mình có được không?
Thế cười:
- Sao lại không, cứ thử đi đã. Giọng Lan thì anh đã nghe qua rồi, nhất định anh không đầu tư lầm người đâu. Em hãy tự tin lên một chút.
Nghe vậy, cô ngượng ngập cười:
- Anh thuyết phục hay quá, làm em cứ tưởng mình có khả năng làm ca sĩ thật.
Thế trợn mắt:
- Em có khả năng thật chứ còn gì nữa. Anh không nhận xét lầm đâu. Anh đã quen biết nhiều bạn bè trong giới bầu sô. Những ca sì thành phố này anh cũng có quen biết một số. Giọng của em nếu chịu khó luyện thêm thì có thể hát chung sân khấu với họ được mà.
Song Lan bối rối nhìn anh:
- Anh Thế nói thật à?
- Thật chứ, nếu không tin anh thì em cũng nên tin vào tài của mình. Em cứ thử xem.
Song Lan nhìn Mỹ Trinh. Không thấy bạn nói gì, cô lại ngần ngừ nhìn lại Thế:
- Vậy thì... chắc là... anh giúp em thử một lần.
Thế nheo mắt gật gù:
- Vậy mới phải chứ.
Mỹ Trinh nãy giờ im lìm, bây giờ chợt buột miệng:
- Nhưng sao anh Thế lại sốt sắng trong chuyện này quá vậy? Bồi dưỡng nặng đô cho một người chưa từng học qua thanh nhạc, nhạc lý là cả một kỳ công, nếu Song Lan nổi tiếng thì anh...
Nói đến đây, như thấy ý mình hơi trần trụi, Mỹ Trinh nín lặng. Thế thản nhiên tiếp lời:
- Ý Trinh là ra công vun bồi cho Song Lan thì anh hưởng lợi lộc gì, phải không?
Anh cười nhìn Song Lan:
- Nhờ câu hỏi của Trinh nhắc nhở, anh cũng xin nói thẳng để Lan đừng e ngại hoặc nghi ngờ này nọ. Thật ra mấy tháng nay anh đã hùn với một người bạn mở một nhà hàng ca nhạc. Và sắp tới, gia đình anh cũng định mở một nhà hàng ca nhạc khác thật quy mô ở trung tâm thành phố.
Thấy hai cô gái vẫn chưa hiểu, anh giải thích kỹ hon:
- Nếu Song Lan hát được ở những tụ điểm của bạn bè anh rồi, anh sẽ ký với em một hợp đồng, trong đó tất nhiên là sẽ giao ước em phải hát độc quyền cho các nhà hàng của anh trong vòng vài năm.
- Hợp đồng?
Thế gật đầu:
- Như vậy có lợi cho cả đôi bên, anh ra công ra sức đầu tư thì cũng muốn mượn tiếng tăm của ca sĩ mình lăng xê để kéo khách cho nhà hàng thôi.
Song Lan quay qua bạn, cô khều nhẹ:
- Sao Trinh? Mình thử đại nha? Trinh thấy mình làm nổi không?
Mỹ Trinh thờ ơ:
- Sao Lan lại hỏi Trinh?
Song Lan cười:
- Mình thân với nhau mà, không hỏi Trinh thì hỏi ai, nhất là... cái "chỗ làm" này nhờ Trinh giới thiệu cho mình.
Mỹ Trinh liếc Thế:
- Nhưng Trinh chỉ giới thiệu Lan một chỗ làm... như phục vụ trong quán nào đó. Chứ đâu biết mấy anh giới thiệu cho Lan làm ca sĩ.
Thế cười chen vào:
- Song Lan làm phục vụ thì uổng lắm, có giọng, có vóc dáng đẹp, tội gì không nghe lời anh thử giọng ở mấy sân khấu ca nhạc một lần.
Song Lan hồi hộp nhìn Mỹ Trinh:
- Trinh thấy sao?
Quay nhìn ra đường, Mỹ Trinh nói khô khan:
- Trinh không biết, thì... tùy Lan thôi. Nhưng nói trước với Lan là môi trường đó phức tạp lắm, Lan nhắm mình trụ nổi không?
Nheo mắt nhìn Mỹ Trinh, Thế cười:
- Hát tân nhạc ở nhà hàng chứ đâu phải làm gì ghê gớm mà Trinh nói vậy. Nếu nói phức tạp thì nghề gì dính đến nghệ thuật hoặc sân khấu cũng đều phức tạp hết sao?
Mỹ Trinh mím môi lặng thinh. Thế tảng lờ vẻ mặt kỳ lạ của cô, anh rút ví đưa cho Song Lan hai tấm danh thiếp:
- Đây là chỗ anh đã dặn trước để em luyện giọng, cái còn lại là danh thiếp của anh. Anh nghĩ em nên học ngay từ chiều nay hoặc ngày mai đi, càng sớm càng tốt. Học tuần ba buổi. Anh sẽ tạt qua đó nghe em tập tành ra sao.
Cầm lấy tấm danh thiếp, Song Lan hỏi ngần ngại:
- Học có lâu không anh Thế?
- Không lâu đâu, học cái này chỉ để bồi dưỡng sơ cho em cách phát âm, luyện giọng để hát tân nhạc thôi. Nói chung là phát huy cái năng khiếu của mình để đi hát thử. Không phải là học nhạc lý làm chi cho rườm rà, mất thời gian.
Song Lan nhìn xuống tấm danh thiếp. Cô hít một hơi thật dài. Thất nghiệp cũng đã hơn tháng rồi, tuy bà Bính cũng sốt sắng tìm việc làm khác cho cô, nhưng cơ hội có một công việc vừa lạ lẫm vừa thú vị đang có trong tay, thì... quyết định thử thời vận một chuyến vậy.
Cô ngước lên gật đầu với Thế:
- Vậy chiều nay em sẽ bắt đầu học.
Thế cười thật tươi:
- Được rồi. Em quyết định như vậy là đúng đó. Nhớ gọi điện cho anh để anh đưa em đi.
Song Lan mỉm cười gật đầu. Háo hức với cánh cửa mở ra chân trời mới, cô quên mất vẻ lắng lo của cô bạn thân bên cạnh.
Khúc Hát Lúc Ban Mai Khúc Hát Lúc Ban Mai - Khánh Mỹ Khúc Hát Lúc Ban Mai