Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9
T
ôi – người viết truyện này trong lúc tham khảo các trang viết hầu như không thể đọc ra của một quyển sử biên niên cổ – tới lúc này mới nhận ra mình vẫn còn ở lúc khởi đầu dù đã viết kín nhiều trang giấy; bây giờ tôi bắt đầu diễn biến thực thụ của câu chuyện, tức là chuyến lên đàng của Agilulfo cùng viên lính hầu nhằm truy kiếm chứng cứ đồng trinh của nàng Sophronia, đan kết với chuyến lên đàng của nàng Bradamante, người theo đuổi và bị theo đuổi, và đan kết với chuyến lên đàng của Rambaldo đang yêu cùng chuyến lên đàng của Torrismondo nhằm tìm ra đoàn Hiệp sĩ Chén Thánh. Song sợi dây liên kết này, không lướt nhanh giữa các ngón tay tôi mà chùng xuống, mắc míu, và khi nghĩ đến việc mình còn phải trải ra trên giấy vô số hành trình, chướng ngại, đuổi bắt, rình rập, quyết chiến tay đôi, đấu thương, thì tôi cảm thấy mình bị quay như chong chóng. Đây, cuộc rèn luyện trên bàn viết tu viện, cuộc sám hối cần mẫn truy tìm chữ nghĩa, cuộc suy nghiệm trên bản thể tối thượng của sự vật đã thay đổi tôi như thế nào: điều mà độc giả bình thường – và bản thân tôi cho tới đây – thấy khoái cảm nhất, tức là cái mối đan kết những chuyến phiêu lưu vốn được bao gồm trong mỗi quyển tiểu thuyết nghĩa hiệp, bây giờ tôi cảm thấy đó là một sự trang trí thừa thãi, một riềm khung lạnh ngắt, cái phần khốn khổ nhất trong bổn phận của tôi.
Tôi mong mình kể thật nhanh, kể hết tốc lực, trang nào trang nấy được tô điểm bằng những cuộc quyết chiến tay đôi và những trận đánh, sao cho đủ là một thiên anh hùng ca, song khi dừng tay và bắt đầu đọc lại, tôi nhận ra rằng ngòi bút đã không ghi dấu trên tờ giấy và trang viết vẫn trống vắng.
Để kể như mình mong muốn, trang viết trống vắng cần trở nên lởm chởm những mũi đá đo đỏ, cần bong ra thành một bãi cát sỏi đầy đặn, lổn nhổn đá cuội, mà ở đó mọc lên một loài cây bách xù sum suê. Ở chính giữa, trên một con đường mòn ngoằn ngoèo, chỗ tỏ chỗ mờ, tôi sẽ để Agilulfo băng qua, thẳng tắp trên yên ngựa, ngọn giáo thu về. Song bên cạnh miền đất phủ đá này, trang viết cùng lúc phải là cái vòm trời sa sầm bên trên, thấp đến nỗi bên dưới chỉ đủ chỗ cho chuyến lượn lờ quàng quạc của bầy quạ. Tôi cần phải ghi khắc được ngòi bút trên trang giấy, nhưng với một sự thanh thoát, bởi cánh đồng cỏ cần phải biểu hiện lối đường luồn lạch của một con rắn vô hình dưới cỏ, và cái bãi thạch nam kia, nơi một con thỏ rừng đã băng ngang, và bây giờ ló dạng, dừng lại, lia chòm ria ngắn rà ngửi xung quanh, rồi biến mất.
Mỗi sự vật dịch chuyển trên trang giấy trơn tru, mà không gì thấy được, mà chẳng gì thay đổi trên bề mặt, như thể xét cho cùng, vạn vật dịch chuyển và không gì thay đổi trên lớp vỏ xù xì của thế giới, bởi chỉ có sự trải mở của cùng một vật liệu, y như trên trang giấy tôi viết, một sự trải mở co rút và đông đặc thành hình thái, độ chắc khác nhau, và trong các gam màu đa dạng, song trước hết vẫn có thể hình dung đó là một sự bôi trát trên một bề mặt bằng phẳng, ngay cả khi đó là những kết tụ lông tóc, lông cánh, hoặc vân đốm như mai rùa. Thế rồi, những lông tóc, lông cánh, hoặc vân đốm mai rùa như thế nhiều khi có vẻ đang dịch chuyển hoặc đang có những thay đổi về tương quan giữa các phẩm tính đa dạng được phân phối trên sự trải mở vật liệu đồng dạng xung quanh, mà không gì di dời về bản chất. Có thể bảo rằng Agilulfo chắc chắn là kẻ duy nhất hoàn thành một sự di dời trong đó, tôi không hàm ý con tuấn mã, không hàm ý bộ áo giáp, mà điều gì đó đơn độc, tư lự về chính mình, nôn nóng, rong ruổi trên lưng ngựa và bên trong bộ áo giáp. Xung quanh chàng, quả thông trên cành rụng rơi, ngọn suối luồn chảy giữa đá cuội, con cá bơi trong nước, con sâu bướm gặm lá, con rùa khập khệnh lê cái bụng cứng trên mặt đất, song đây chỉ là một ảo tưởng về dịch chuyển, một cuộc xoay vần và tái xoay vần không ngừng như sóng nước. Và trên các đợt sóng này thì một Gurdulù xoay vần và tái xoay vần, tù nhân của tấm thảm sự vật, cũng được bôi trát bởi cùng cái chất bồi ấy: quả thông, con cá, con sâu bướm, viên đá cuội, lá cây: u gò thuần túy của cái vỏ thế gian. Càng cam go hơn nữa với tôi là việc ghi dấu trên trang giấy này chuyến rong ruổi của Bradamante, của Rambaldo, hoặc của anh chàng Torrismondo ủ rũ! Hẳn cần đến một sự cộm nổi cực kỳ nhẹ nhàng trên một mặt phẳng đồng dạng như khi ta lấy mũi một chiếc ghim kẹp vạch ra bên dưới tờ giấy, và có lẽ sự cộm nổi ấy, sự căng trải ấy dù có thế nào cũng luôn luôn nạp tải và thụ thấm cái chất bồi phổ biến của thế gian, và có lẽ chính ở đó: ý nghĩa, cái đẹp, nỗi đau, cũng như chính ở đó: sự cọ xát và sự dịch chuyển đích thực.
Song làm sao tôi có thể tiến tới trong câu chuyện nếu cứ mãi băm vằm trang giấy trắng, đào xới thung lũng, hẻm núi, thả chạy trên đó những nếp nhăn, vết cạo, và đọc ra trong đó các cuộc tung vó hiệp sĩ? Có lẽ tốt hơn, để tự hỗ trợ mình kể truyện, tôi nên vẽ ra một bản địa đồ, với thôn làng êm đềm xứ Pháp, xứ Bretagne tự hào, con kênh cuộn sóng đen ngầu xứ Anh, rồi xứ Scotland cao nguyên trên chỗ này, và rặng Pyrénée nhọn hoắt dưới chỗ kia, và xứ Tây Ban Nha còn trong tay quân ngoại-đạo, và châu Phi mẹ của loài rắn. Sau đó, với mũi tên chỉ hướng, vạch chữ thập, số thứ tự, tôi có thể ghi dấu tuyến đi của nhân vật này hoặc nhân vật kia. Thế là tôi đã có thể, qua một vài tuyến đi vòng, vạch một đường tức tốc cho Agilulfo đổ bộ lên xứ Anh, rồi cho chàng ta tiến về tu viện nơi Sophronia đã về ở ẩn từ mười lăm năm nay.
Agilulfo tới nơi, tu viện chỉ còn là một đống đổ nát.
– Chàng hiệp sĩ cao thượng ạ, ngài đã đến đây quá muộn – một ông lão nói – các thung lũng nơi đây còn dội vang tiếng thét của những cô gái bất hạnh ấy. Một chiếc thuyền hải tặc Moor, cập bến vào vịnh này, đã không chỉ cướp phá tu viện, mà còn bắt tất cả các nữ tu làm nô lệ và thiêu rụi tường vách.
– Bắt đi? Mà đi đâu?
– Bắt làm nô lệ đem đi bán ở Maroc, ngài ạ!
– Trong các Xơ ấy có một Xơ, khi chưa vào tu viện tên là Sophronia, con gái Vua xứ Scotland không?
– Ồ, ngài muốn nói đến Xơ Palmira à! Có Xơ ấy không ư? Bọn côn đồ ấy tức khắc vác Xơ lên vai! Xơ không còn trẻ nữa, nhưng vẫn luôn tươi mát. Tôi nhớ như ngay trước mắt, Xơ kêu thét và rên rỉ trước những cái bản mặt thô bỉ ấy.
– Các ông có chứng kiến cuộc cướp phá không?
– Ngài nghĩ thế nào chứ, chúng tôi ở làng này, ngài biết đấy, mọi sự cố đều tề tựu đủ cả
– Thế các ông không giải cứu à?
– Giải cứu ai? Thưa ngài, ngài mong gì bây giờ, sự việc xảy ra đột ngột như thế… chúng tôi không có lệnh, cũng chẳng có kinh nghiệm… Giữa can thiệp và can thiệp chẳng xong, người ta nghĩ thôi, không can thiệp.
– Vậy các ông hãy cho tôi biết, tại tu viện, cô Sophronia có sống đạo hay không?
– Ở thời này có đủ mọi loại nữ tu, song Xơ Palmira là một người sống đạo và khổ hạnh nhất trong toàn bộ giáo phận.
– Nhanh lên, Gurdulù, chúng ta đi tới bến cảng và xuống thuyền đi Maroc.
Tất cả những chỗ bây giờ tôi đánh dấu bằng các vạch uốn lượn ngắn sẽ là biển, đúng hơn, sẽ là Đại dương. Và đây, trên chiếc thuyền này, Agilulfo đã hoàn tất chuyến hải hành của mình, quá ra chỗ này: hình một con cá voi khổng lồ và một khung nơ ghi chú dòng chữ “Đại dương Biển”. Mũi tên ở đây chỉ hải trình của chiếc thuyền. Tôi còn có thể vẽ một mũi tên khác, chỉ hải trình của con cá voi; đây: nơi chúng giao nhau. Thế nên, tại chỗ này trên Đại dương đã diễn ra cuộc đụng độ giữa con cá voi và chiếc thuyền, tôi vẽ con cá voi to hơn, nên chiếc thuyền bị thiệt hại nặng hơn. Giờ thì tôi vẽ vô số mũi tên đan nhau, bắn ra mọi hướng, để hàm ý tại điểm này đã diễn ra một trận giao đấu kịch liệt giữa con cá voi và chiếc thuyền. Agilulfo chiến đấu không nao núng và đâm ngọn giáo vào sườn con động vật biển có vú. Một chùm tia dầu cá tanh tưởi phún lên người chàng, được tôi thể hiện bằng các đường gạch tẽ ra. Gurdulù nhảy phõm lên lưng con cá voi và quên bẵng chiếc thuyền. Trúng một cú quật đuôi, chiếc thuyền bị lật. Bộ áo giáp sắt Agilulfo tất nhiên bị chìm thẳng tuột. Trước khi bị các ngọn sóng nuốt chửng, chàng hét to với viên lính hầu:
– Hẹn gặp nhau ở Maroc! Ta sẽ lội bộ!
Thật vậy, chìm xuống ở độ sâu hàng dặm, Agilulfo chạm chân lên mặt cát đáy biển, chàng bắt đầu rảo bước. Nhiều lần chàng gặp những con thủy quái và vung gươm tự vệ. Bạn cũng biết đấy, với một bộ áo giáp dưới đáy biển, bất lợi duy nhất là bị gỉ sét. Song nhờ được tưới dầu cá voi từ đầu đến chân, bộ áo giáp trắng toát được một lớp mỡ bảo vệ nguyên vẹn.
Trên Đại dương bây giờ tôi vẽ một con rùa. Gurdulù sau khi bị hớp một ngụm nước mặn mới hiểu ra rằng, không phải biển đang ở trong mình mà mình đang ở trong biển; cuối cùng anh ta bám lấy mai một con rùa biển to tướng. Vừa để nó cõng đi, vừa tìm cách hướng dẫn nó bằng những cú vỗ và vấu, anh ta trôi vào bờ biển châu Phi. Tại đây thì anh ta bị vướng lưới ngư dân Moor.
Kéo lưới lên boong tầu, các ngư dân trông thấy hiện ra một người quần áo mốc meo, phủ đầy rong rêu giữa đàn cá đối đang quẫy đập.
– Người cá! Người cá! – họ la lớn.
– Người cá gì: đấy là Gudi-Ussuf! – viên đội trưởng nói. – Chính là Gudi-Ussuf, tôi biết anh ta mà!
Thật vậy, Gudi-Ussuf là một trong những cái tên mà trong môi trường nhà bếp quân Hồi gọi Gurdulù, khi anh ta vượt ra khỏi trận tuyến và lọt vào doanh trại vua Hồi mà không hề hay biết. Người ngư dân đội trưởng, từng là lính trong quân đội Hồi trên đất Tây Ban Nha, biết Gurdulù có một cơ thể tráng kiện và một tâm hồn hiền hòa, đã nhận anh ta đi theo mình làm một ngư dân bắt sò hến.
Một buổi chiều, Gurdulù và đội ngư dân đang ngồi trên bãi đá bên bờ biển Maroc mở từng con sò con hến đã lưới được, thì từ dưới mặt nước nhô lên: mào lông, cái mũ sắt, phiến giáp, tóm lại, một bộ áo giáp nguyên vẹn từng bước từng bước tiến vào bờ.
– Người tôm hùm! Người tôm hùm! – các ngư nhân vô cùng sợ hãi kêu lên và chạy trốn vào các khe đá.
– Người tôm hùm cái nỗi gì! – Gurdulù nói – đó là ông chủ tôi! Thưa hiệp sĩ, hẳn là ngài đã mệt mỏi rã rời, sau một chuyến đi dài hoàn toàn lội bộ!
– Ta không mệt cũng chẳng mỏi gì cả – Agilulfo đáp lại. – Còn anh, anh làm gì ở đây?
– Chúng tôi đang tìm ngọc cho nhà vua – viên cựu binh xen vào – mỗi chiều nhà vua phải tặng một viên ngọc mới cho một người vợ khác nhau.
Có ba trăm sáu mươi lăm bà vợ, mỗi đêm nhà vua thăm một bà, vậy là mỗi năm mỗi người vợ chỉ được thăm một lần. Nhà vua có thói quen đem theo một viên ngọc làm quà cho bà vợ được ông thăm, cho nên mỗi ngày các nhà buôn phải cung cấp một viên ngọc mới tinh cho ông. Vì ngày hôm đó các nhà buôn đã bán hết kho dự trữ, họ phải nhờ đội ngư dân tìm cho nhà vua một viên ngọc bằng bất cứ giá nào.
– Ngài giỏi đi bộ dưới đáy biển đến thế – viên cựu binh nói với Agilulfo – sao ngài không tham gia vào công cuộc của chúng tôi?
– Một hiệp sĩ không tham gia vào các công cuộc mang mục đích kiếm lợi, nhất là nó được tiến hành bởi kẻ thù của tôn giáo mình. Ông bạn ngoại đạo à, xin cảm ơn ông đã cứu vớt và nuôi dưỡng viên lính hầu của tôi, nhưng sự thể nhà vua của ông đêm nay không thể trao tặng viên ngọc nào cho người vợ thứ ba trăm sáu mươi lăm của ông ta, đối với tôi chẳng là gì sất.
– Với chúng tôi thì hết sức quan trọng, chúng tôi sẽ bị roi vọt – người ngư dân nói. – Đêm nay sẽ không là một đêm chăn gối vợ chồng thường lệ. Một cô dâu mới đón chờ nhà vua tới thăm lần đầu. Cô đã được mua lại từ một băng cướp biển từ gần một năm nay, và cho tới lúc này đang chờ đến phiên mình. Thật không phải lẽ nếu nhà vua đến với nàng mà không đem theo gì, vả lại, cô ta là một người cùng đạo với ngài, nàng Sophronia xứ Scotland, dòng dõi hoàng gia, bị bắt làm nô lệ đem tới Maroc và lập tức được gửi đến hậu cung nhà vua chúng tôi.
Agilulfo không để lộ cảm xúc.
– Tôi sẽ chỉ cho các ông cách thoát khỏi tình huống khó xử này – chàng nói – hãy bảo các nhà buôn đề nghị với nhà vua cho đem tới cô dâu mới, không phải viên ngọc như thường lệ, mà một món quà có thể khơi lên niềm nhung nhớ quê hương nơi xa xôi: tức là một bộ áo giáp nguyên vẹn của một chiến binh Kitô giáo.
– Thế chúng tôi đào đâu ra cái bộ áo giáp này?
– Bộ áo giáp của tôi! – Agilulfo nói.
Trong khuôn viên cấm cung Sophronia đang chờ màn đêm buông xuống. Từ sau khung lưới cửa sổ chóp nhọn nàng ngắm nhìn rặng dừa trong vườn, các vòi nước, các luống hoa. Mặt trời đang lặn, vị thầy tu cất cao tiếng hô cầu kinh, trong vườn, những bông hoa tỏa hương về đêm bắt đầu mở cánh.
Có tiếng gõ cửa. Đã đến giờ! Không, đó là đội thái giám. Họ mang đến một món quà của nhà vua. Một bộ áo giáp. Một bộ áo giáp trắng toát. Chẳng biết để hàm ý gì. Sophronia, còn lại một mình, ra đứng bên cửa sổ. Nàng đã bị nhốt ở đây gần được một năm. Vừa được mua về làm dâu, nàng bị giao phiên của một bà cung phi gần đây bị từ bỏ, cái phiên phải chờ hơn mười một tháng nữa. Ngày này sang ngày khác, nàng ở trong khuôn viên hậu cung mà chẳng có gì làm, một nỗi buồn chán còn hơn ở tu viện.
– Đừng hoảng hốt, nàng Sophronia thanh cao ạ. – Một giọng nói vang đến từ sau lưng. Nàng quay đầu lại. Một bộ áo giáp biết nói. – Ta là Agilulfo nhà Guildiverni, người đã có lần cứu vãn phẩm hạnh đồng trinh của nàng.
– Ôi, cứu tôi với! – chàng đã làm cô dâu vua Hồi sợ rúm người lại. Sau đó, trấn tĩnh trở lại, nàng nói: – Á à, dường như em đã gặp cái bộ áo giáp trắng toát này ở đâu rồi. Nhiều năm trước đây, chính chàng là người đã đến đúng lúc ngăn chặn một tên cướp cưỡng bức em…
– Và bây giờ ta tới đúng lúc để cứu nàng khỏi mối nhục đêm tân hôn ngoại-đạo.
– À ra thế… lúc nào cũng là chàng, chàng…
– Bây giờ dưới sự bảo vệ của lưỡi gươm này, ta sẽ giúp nàng thoát khỏi lãnh địa vua Hồi.
– À ra thế… Dễ hiểu thôi…
Khi đám thái giám đến thông báo vua Hồi giá lâm, họ đã bị mũi gươm lần lượt đâm thấu. Quấn người trong chiếc áo choàng, Sophronia chạy băng qua khu vườn cạnh Chàng Hiệp sĩ. Đám thông ngôn gióng tiếng báo động. Những cánh gươm cong nặng nề chẳng thể làm gì nhiều trước lưỡi gươm điêu luyện và chính xác của chiến binh áo giáp trắng toát. Và tấm khiên của chàng thì hoàn toàn có thể trợ đỡ các mũi giáo tấn công của cả một tổ quân. Gurdulù cùng mấy con tuấn mã đứng đợi sau một cây xương rồng. Dưới bến cảng, một chiếc thuyền feluc đã nằm chờ sẵn để nhổ neo về bờ lãnh thổ Kitô giáo. Từ trên sàn thuyền, Sophronia nhìn thấy các rặng dừa trên bãi biển xa dần.
Bây giờ tôi vẽ chiếc thuyền feluc giữa biển cả. Tôi vẽ nó to hơn chiếc thuyền khi trước một chút để ngay cả nếu có gặp cá voi thì cũng sẽ không xảy ra thảm họa. Với cái tuyến đường cong cong này tôi vạch ra hải trình của chiếc thuyền feluc mà tôi muốn đưa tới tận cảng Saint-Malo. Phiền một cái là ở đoạn vịnh Vizcaya đã có một mớ quá nhiều những tuyến đường giao cắt nhau, tốt hơn nên để hải trình của chiếc thuyền feluc xích về phía này một chút, và đi quá ra đây, và đi lên kia, nhưng thôi rồi, nó sẽ bị va vào vách đá vịnh Bretagne! Nước tràn vào, chiếc thuyền chìm nghỉm, Agilulfo và Gurdulù chật vật ghê gớm mới có thể dìu được nàng Sophronia lên bờ sống sót.
Sophronia mệt lử. Agilulfo quyết định đưa nàng đến trú ẩn trong một cái hang, rồi chàng và viên lính hầu phi tới doanh trại hoàng đế Charlemagne để thông báo rằng tiết trinh của nàng vẫn còn nguyên vẹn, và cho nên tính hợp thức của danh hiệu của chàng cũng thế. Bây giờ tôi vạch một chữ thập đánh dấu cái hang ở điểm này trên bờ biển Bretagne để sau đó có thể tìm lại. Tôi không biết cái tuyến đường cũng cắt ngang điểm đó là gì, lúc này tấm bản đồ của tôi đã chằng chịt các đường vạch đâm ra đủ mọi hướng. À, đúng rồi, đó là cái tuyến đường tương ứng với lộ trình của Torrismondo. Thật vậy, cậu trai trẻ đầy tư lự đã đi qua đấy, lúc nàng Sophronia đang nằm trong hang. Cậu cũng lại gần cái hang, đi vào, và trông thấy nàng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu
Italo Calvino
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu - Italo Calvino
https://isach.info/story.php?story=hiep_si_khong_hien_huu__italo_calvino