Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gỗ Mun
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bác Sĩ Doyle
C
ăn hộ của tôi tại Dar es Salaam có hai phòng, bếp và nhà tắm, ở trên tầng hai của một tòa nhà nằm giữa những cây dừa và những bụi chuối um tùm, óng mượt, không xa Ocean Road. Trong một phòng có chiếc bàn và mấy cái ghế, trong phòng kia có giường, bên trên mắc màn; sự hiện hữu long trọng của cái màn – vì nó trông giống như tấm voan cưới dài màu trắng – có lẽ chỉ để cho người thuê nhà cảm thấy an tâm hơn là để đuổi muỗi, vì muỗi luôn luôn chui vào được. Buổi tối, những kẻ gây hấn bé nhỏ và ngoan cố ấy hẳn phải lên một kế hoạch tác chiến để làm kiệt sức các nạn nhân của chúng, vì giả sử có mười con, chúng sẽ không cùng tấn công tất cả một lúc – như thế anh có thể đối phó với chúng một lần là xong và được yên thân suốt đêm còn lại – mà từng con một xông vào: đầu tiên một con dường như lính trinh sát xuất phát với nhiệm vụ thám thính, đám còn lại rõ ràng là chăm chú quan sát xem chuyện gì sẽ xảy ra. Con muỗi trinh sát này, đã được nghỉ ngơi sau một ngày ngủ đẫy, bây giờ hành hạ anh bằng tiếng vo ve quỷ quái của mình, để cuối cùng, buồn ngủ và cáu tiết, anh dậy lùng bắt, giết nó, rồi lúc đã nằm xuống, yên tâm rằng có thể ngủ lại, khi anh chỉ vừa mới tắt đèn, con tiếp theo đã bắt đầu những đường bay vòng vèo, xoắn ốc, vặn xoáy của mình.
Sau nhiều năm (đúng hơn là nhiều đêm) dài quan sát muỗi, tôi đi đến kết luận rằng trong sinh vật này hẳn phải có một bản năng tự sát đã ăn sâu, một nhu cầu tự diệt không dừng được, khiến cho chúng khi nhìn thấy cái chết của nàng muỗi trước (vì tấn công và truyền bệnh sốt rét cho ta là một loại muỗi cái), thay vì nản lòng và từ bỏ tất cả, thì ngược lại – chúng rõ ràng là rất phấn khích và nhất quyết liều mình, hết con này đến con khác, xông vào cái chết tức thì, bất khả kháng.
Mỗi khi trở về căn hộ của mình sau một chuyến đi dài, tôi lại mang đến sự khó chịu và xáo trộn lớn trong cuộc sống của những kẻ tôi gặp ở đây. Bởi vì căn hộ hoàn toàn không bị bỏ trống khi tôi đi vắng. Tôi chỉ vừa mới đóng cánh cửa sau lưng là cả một thế giới côn trùng đông đúc, nhộn nhịp và lăng xăng đã kịp chiếm hữu nó ngay. Từ những vết nứt trên sàn và tường, từ các khe cửa và góc nhà, dưới các đường gờ và bệ cửa sổ, từng đạo quân kiến và rết, nhện và gián túa ra, những đám mây ruồi và nhậy bay lên, các căn phòng đầy ngập những thứ linh tinh đủ loại mà tôi không thể miêu tả, cũng không thể gọi tên; và tất cả những thứ ấy vỗ cánh, nghiến hàm, ngo ngoe chân. Tôi luôn than phục nhất một loài kiến lửa, chúng đột nhiên xuất hiện không rõ từ đâu, hành quân theo hàng đều đặn đến tuyệt hảo và theo nhịp cực kỳ chuẩn, chúng chui vào cái tủ nào đấy rất nhanh, chén đồ ngọt trong đó, sau đó chúng rời bỏ bãi thức ăn của mình, đi theo trật tự cũng tuyệt hảo như lúc trước, biến mất không một dấu vết, không rõ vào đâu.
Bây giờ, khi tôi từ Kampala trở về cũng vậy. Nhìn thấy tôi, một phần đám đông đang tụ tập biến ngay không chần chừ, phần kia – miễn cưỡng và khó chịu. Tôi uống chút nước quả, xem thư và báo rồi đi ngủ. Buổi sáng tôi thức dậy một cách khó nhọc – tôi kiệt sức. Thêm vào đó, khi ấy đang là mùa khô, nghĩa là mùa của những cơn nóng nực chết người khủng khiếp bắt đầu từ sáng sớm. Dùng hết sức bình sinh, tôi viết vài tin nhanh về tình hình ở Uganda trong mấy tuần độc lập đầu tiên và mang ra bưu điện. Người nhân viên bưu điện nhận các bức điện và ghi ngày giờ vào cuốn sổ cho tôi. Sau đó chúng sẽ được gửi đến văn phòng của chúng tôi tại London bằng telex, rồi từ đó gửi về Vác-sa-va: như thế là rẻ nhất. Tôi luôn luôn ngạc nhiên về kỹ năng của các nhân viên đánh máy bản xứ: họ chép lên băng telex văn bản bằng tiếng Ba Lan không sai một chữ nào. Có lần tôi đã hỏi sao họ có thể làm được điều đó. Họ trả lời vì họ được dạy cách chép không phải từng từ hay từng câu, mà từng chữ một. “Do đó với chúng tôi, bức điện được viết bằng thứ tiếng nào thì cũng thế, chúng tôi không chép các ý nghĩa, mà là các ký tự”.
Mặc dù đã rời Kampala được một khoảng thời gian khá dài, thay vì cảm thấy khỏe hơn, tôi lại càng ngày càng tệ. Đó là tàn dư của bệnh sốt rét, tôi tự nhủ, thêm vào đó là cái nóng không thể chịu nổi của mùa khô. Mặc dù bắt đầu cảm thấy trong mình một sức ấm mà tôi chưa từng biết, tôi vẫn nghĩ rằng đó là cái nóng nực bên ngoài ngấm vào trong tôi và từ đó tỏa ra cơ thể tôi. Tôi thường ướt sũng mồ hôi khắp người, nhưng mọi người cũng ướt sũng cả - mồ hôi cứu người ta khỏi bị thiêu đốt trên giàn lửa rừng rực của mùa hè.
Một tháng sống tiều tụy và khốn khổ như thế trôi qua, một đêm tôi tỉnh dậy vì cảm thấy gối mình bị ướt. Tôi bật đèn và lạnh người: cái gối sũng máu. Tôi chạy vào nhà tắm và nhìn vào gương: cả mặt tôi đầy máu. Tôi cảm thấy có gì đó nhớp nháp trong miệng, nó có vị mặn. Tôi tắm rửa, nhưng không thể ngủ được cho đến sáng.
Tôi nhớ trên một ngôi nhà trên phố chính – Independence Avenue – có tấm biển ghi tên họ một bác sĩ: John Laird. Tôi đến đó. Ông bác sĩ, một người Anh cao gầy, đang bận rộn hối hả trong căn phòng chất từng đống thùng và gói. Hai ngày nữa ông đã trở về châu Âu, nhưng ông cho tôi tên tuổi và địa chỉ người bạn mà tôi nên đến gặp. Không xa lắm, cạnh ga tàu hỏa, có trạm xá địa phương, tôi sẽ gặp được ông ta ở đó. Người bạn tên là Ian Doyle. “Và là người Ailen”, ông nói thêm (như thể trong ngành y, ít nhất là ở đất nước này, chuyên môn không đáng kể bằng việc ai đó là người nước nào).
Trạm xá nằm trong dãy trại cũ kỹ, nơi lính Đức đóng quân trong thời kỳ Tanagnyika là thuộc địa của họ. Một đám đông người châu Phi chắc hẳn đang mắc tất cả các loại bệnh có thể vật vờ cắm trại trước tòa nhà. Tôi vào trong và hỏi gặp bác sĩ Doyle. Một người đàn ông trung niên trông mệt mỏi tiếp tôi, ngay từ phút đầu tiên đã rất chân tình và ấm áp. Bản thân sự hiện diện, nụ cười và sự thân thiện của ông tác động đến tôi như một liều thuốc bổ. Ông bảo tôi buổi chiều đến bệnh viện Ocean Road, vì chỉ ở đó mới có máy chụp X quang.
Tôi đã biết là mình không ổn, nhưng tôi đổ lỗi hết cho bệnh sốt rét. Tôi rất muốn bác sĩ khẳng định dự đoán của mình là đúng. Khi chúng tôi ra khỏi khoa, nơi có máy X quang – chính Doyle chụp cho tôi – ông đặt tay lên vai tôi và chúng tôi bắt đầu tản bộ quanh ngọn đồi mềm mại có những cây cọ cao. Ở đó thật dễ chịu, vì cọ rợp bóng, một làn gió nhẹ thổi đến từ biển.
- Đúng vậy – cuối cùng Doyle nói, siết nhẹ vai tôi – đó chắc chắn là bệnh lao phổi.
Rồi ông im lặng.
Chân tôi khuỵu xuống và đôi nhiên chúng trở nên nặng trịch đến nỗi tôi không nhấc lên nổi. Chúng tôi đứng lại.
- Tôi sẽ cho anh vào viện – ông nói.
- Tôi không thể vào viện – tôi đáp – tôi không có tiền.
(Một tháng nằm viện tốn hơn cả quý lương của tôi).
- Vậy thì anh phải về nước – ông nói.
- Tôi không thể về nước – tôi đáp lại, cảm thấy như mình lên cơn sốt. Tôi khát và thấy mệt.
Tôi quyết định nói hết với ông mọi điều. Ngay từ đầu, con người này đã khiến tôi tin tưởng và tôi chắc rằng ông sẽ hiểu tôi. Tôi giải thích với ông rằng việc lưu lại châu Phi là cơ hội của đời tôi. Rằng đây là lần đầu tiên ở nước tôi có chuyện như vậy: Ba Lan chưa từng có thông tín viên thường trú ở châu Phi hạ Sahara. Rằng điều này có được là nhờ nỗ lực to lớn của tòa soạn, nhưng nó rất nghèo, vì nước tôi là nơi từng đồng đô la đều quý như vàng, rằng nếu tôi thông báo với Vác-sa-va về căn bệnh của mình, họ sẽ không có tiền trả viện phí mà sẽ bắt tôi về nước, rằng chắc hẳn tôi sẽ không đến đây được nữa. Và rằng những gì là mơ ước của tôi – công việc ở châu Phi – sẽ vĩnh viễn tan thành mây khói.
Bác sĩ im lặng lắng nghe tất cả. Chúng tôi đi giữa những cây cọ, giữa các bụi cây và hoa, ngay giữa tất cả những vẻ đẹp nhiệt đới mà vào giây phút ấy đối với tôi là cái đẹp bị đầu độc bằng niềm tuyệt vọng và thất bại.
Im lặng kéo dài, Doyle cân nhắc phân vân điều gì đó, cuối cùng ông nói:
- Chỉ còn một cách duy nhất. Sáng nay anh đã đến trạm xá địa phương. – Những người Phi nghèo điều trị ở đó, vì nó miễn phí. Tiếc là điều kiện của trạm xá rất thảm hại. Tôi ít khi có mặt ở đó, vì tôi là bác sĩ về phổi duy nhất cho cả đất nước rộng lớn này, nơi lao phổi là căn bệnh phổ biến. Trường hợp của anh khá điển hình: bệnh sốt rét nặng làm cơ thể suy yếu đến mức sau đó người ta dễ dàng mắc bệnh khác, thường chính là bệnh lao phổi. Từ mai tôi sẽ ghi tên anh vào danh sách bệnh nhân trạm xá. Tôi được phép làm vậy. Tôi sẽ giới thiệu anh với các nhân viên. Hằng ngày anh sẽ đến tiêm. Chúng ta thử xem sao.
Nhân viên của bác sĩ Doyle có hai người, họ làm gần như tất cả mọi việc: dọn dẹp, tiêm thuốc, nhưng chủ yếu là cai quản lưu lượng bệnh nhân, nhận một số người, còn những người khác, không rõ vì sao, thì họ đuổi ngay từ cửa trại (không có chuyện nghi ngờ về nạn hối lộ – ở đây chẳng ai có tiền hết.)
Người to béo và lớn tuổi hơn tên là Edu, người trẻ, thấp và rắn chắc là Abdullahi. Trong nhiều cộng đồng châu Phi, cái tên đặt cho đứa trẻ liên quan đến một sự kiện nào đấy xảy ra trong ngày nó sinh. Edu là chữ viết tắt của education, vì khi Edu chào đời, ngôi trường đầu tiên được mở ở làng anh.
Cũng bởi vậy mà ở những nơi Cơ Đốc giáo và Hồi giáo còn chưa bám rễ sâu, sự phong phú của tên người là vô tận. Chúng biểu hiện sự thi vị của người lớn khi đặt tên cho con mình kiểu như Ban Mai Tinh Khôi (nếu đứa trẻ sinh vào lúc bình minh) hay Bóng Keo (nếu nó sinh ra dưới gốc cây keo). Ở các cộng đồng chưa biết đến chữ viết, các dự kiện quan trọng của lịch sử xa xưa hay mới xảy ra được ghi nhớ bằng những cái tên. Nếu đứa trẻ sinh ra khi Tanganyika giành được độc lập, nó sẽ được gọi là Độc Lập (tiếng Swahili là Uhuru). Nếu cha mẹ là những người nhiệt tình ủng hộ tổng thống Nyerere, họ có thể đặt tên con là Nyerere.
Bằng cách ấy, từ hàng thế kỷ đã hình thành không chỉ sử viết, mà nhiều phần là sử nói, với mức độ xác định cá nhân đặc biệt mạnh mẽ, vì nó rất riêng tư: tôi thể hiện sự đồng nhất với cộng đồng của tôi thông qua việc cái tên tôi mang ngợi ca một hành động đã được ghi vào ký ức dân tộc mà tôi là một phần tử.
Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được đưa vào đã làm nghèo đi cái thế giới thi ca và lịch sử phong phú này, giảm xuống mấy chục cái tên từ Kinh Thánh và Kinh Coran. Từ đó chỉ còn các James và Patrick, hay các Ahmed và Ibrahim.
Edu và Abdullahi là những người có trái tim vàng. Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn bè. Tôi cố gắng tạo ấn tượng rằng sinh mệnh của tôi nằm trong tay họ (và thực tế đúng là như vậy), họ đón nhận điều này vô cùng cảm kích. Họ bỏ tất cả mọi việc khi tôi cần giúp đỡ. Hằng ngày, tôi đến chỗ họ sau mười sáu giờ, khi cái bóng ban trưa đã dứt, trạm xá đóng cửa, còn hai người thì đang quét cái sàn nhà bằng gỗ cũ kỹ, làm cuốn lên từng đám bụi khủng khiếp. Mọi việc sau đó diễn ra như bác sĩ Doyle đã chỉ định. Trong tủ kính ở phòng ông có một cái hộp kim loại lớn (quà tặng của Hội Chữ Thập Đỏ Đan Mạch), trong đó có những viên thuốc to màu xám tên là PAS. Mỗi ngày tôi uống hai mươi bốn viên này. Trong lúc tôi đếm chúng cho vào túi, Edu lấy từ nước sôi ra cái ống tiêm to bằng kim loại, lắp kim tiêm vào và hút từ chai hai xăng ti mét thuốc Streptomycin. Tiếp theo, anh dang tay thật rộng, như thể muốn phóng lao, rồi cắm kim tiêm vào tôi. Tôi sẽ nhảy lên – theo thời gian, việc này đã trở thành lệ – và kêu một tiếng xuýt xoa, điều khiến cho Edu và cả Abdullahi – vẫn chăm chú theo dõi mọi chuyện – cười vỡ bụng.
Không có gì ở châu Phi làm người ta gắn bó với nhau hơn là cùng cười vì một cái gì đó thực sự ngộ nghĩnh, ví dụ như khi một người da trắng nhảy dựng lên vì một thứ vặt vãnh như mũi tiêm. Cũng vì thế mà về sau, tôi bắt đầu chơi cùng họ trò vui này, và mặc dù đang đau điếng vì mũi kim Edu đâm vào tôi mạnh khủng khiếp, tôi cũng cười đến vỡ bụng với họ.
Trong cái thế giới đầy xáo trộn và hồn loạn của sự bất bình đẳng chủng tộc này, nơi tất cả mọi thứ được quyết định bằng màu da (thậm chí bằng cả độ đậm nhạt của nó), căn bệnh của tôi – mặc dù về thể xác tôi phải chịu đựng rất khổ sở – đã cho tôi một lợi ích bất ngờ, vì nó làm cho tôi trở nên yếu ớt và khiếm khuyết, nó hạ thấp địa vị của người da trắng vốn là một ai đó cao hơn, ai đó ghê gớm, qua đó mở ra cho người da đen cơ hội bình đẳng lớn hơn. Giờ đây có thể coi tôi là ngài an hem, vì thực tế tôi vẫn là người da trắng, nhưng đã là người da trắng bị giảm bớt, bị ruồng bỏ và không hoàn mỹ. Trong mối quan hệ giữa tôi với Edu và Abdullahi đã nảy sinh thứ tình thân ái này, thứ tình cảm chỉ có thể có giữa những người bình đẳng. Sẽ không thể có được nó nếu họ gặp tôi như gặp một người châu Âu mạnh mẽ, tráng kiện và độc đoán.
Trước hết, họ bắt đầu mời tôi về nhà mình. Dần dà, tôi trở thành khách quen trong những khu người Phi của thành phố và hiểu cuộc sống của họ hơn bao giờ hết. Trong truyền thống châu Phi, khách là người được coi trọng nhất. Ở đây, câu tục ngữ “khách đến nhà như Chúa đến nhà” gần như được hiểu theo nghĩa đen. Chủ nhà chuẩn bị trước rất lâu cho dịp này. Họ dọn dẹp, sắm sửa những món ngon nhất. Tôi đang nói đến gia đình của một người như Edu – nhân viên phục vụ trong trạm xá địa phương. Khi tôi quen anh, địa vị của anh tương đối tốt. Tốt vì anh có việc làm ổn định, mà những người như thế không nhiều. Phần lớn mọi người trong thành phố làm việc một cách không thường xuyên và hiếm khi, hoặc hoàn toàn không làm việc suốt thời gian dài. Thách đố lớn nhất của các thành phố châu Phi chính là: những đám đông kia sống bằng gì? Bằng gì và như thế nào? Bởi họ có mặt ở đây không phải vì thành phố cần họ, mà là vì cái nghèo ở quê đuổi họ đi. Cái nghèo, cái đói và sự tuyệt vọng. Do đó họ là những kẻ chạy trốn, đi tìm sự cứu vớt và giải thoát của số phận, những người tị nạn. Nếu ta thấy một nhóm người như thế, từ vùng bị nạn đói và hạn hán rốt cuộc đã đến được rìa thành phố, ta sẽ nhận ra trong mắt họ nỗi sợ hãi và hoảng loạn. Ở đây, giữa các khu nhà ổ chuột và lều đất này, họ sẽ tìm El Dorado(1) của mình. Họ sẽ làm gì đây? Sẽ hành động ra sao?
Và đây là Edu cùng vài người an hem họ trong thị tộc. Họ thuộc sắc dân Sango sinh sống sâu trong nội địa. Trước kia, họ lao động ở quê, nhưng ruộng không cho hoa màu nữa, vậy là mấy năm về trước, họ đến Dar es Salaam. Bước đầu tiên của họ: tìm gặp người Sango. Hoặc tìm người của cộng đồng khác mà người Sango có mối liên hệ thân thiện. Người châu Phi nắm rõ toàn bộ địa lý của những mối quan hệ bạn và thù giữa các bộ tộc – chúng cũng sống còn như những gì đang tồn tại ngày nay ở vùng Balkan.
Lần theo các đầu mối, cuối cùng họ cũng đến được nhà người đồng hương. Đó là khu Kariakoo, sơ đồ của nó được quy hoạch tương đối – những con đường đất cát thẳng thớm, vuông góc. Cấu trúc đơn điệu và giản lược: những căn nhà mà người ta gọi là swahili house chiếm ưu thế, kiểu nhà Xô viết phổ biến – trong một căn nhà một tầng có từ tám đến mười hai phòng, mỗi hộ ở một phòng. Bếp chung, nhà vệ sinh và phòng giặt cũng chung. Chật chội không thể tưởng tượng được, vì các gia đình ở đây đều đông con, mỗi căn nhà là một cái nhà trẻ. Cả nhà ngủ dưới nền đất trải chiếu cói mỏng.
Trước một căn nhà như thế, Edu và những người đồng hương dừng lại, đứng cách xa một đoạn, rồi Edu gọi: “Hodi!” Ở các khu như thế này, hoặc là nhà hoàn toàn không có cửa, hoặc cửa luôn mở, nên không được vào mà chưa xin phép, vì vậy từ xa người ta đã gọi Hodi! Nó đồng nghĩa với câu hỏi “Tôi vào được không?” Nếu có ai đó ở nhà, người đó sẽ đáp “Karibu!” nghĩa là “Mời vào”. “Xin chào”. Và Edu bước vào.
Bây giờ bắt đầu những lời thăm hỏi tràng giang đại hải. Đồng thời đây cũng là giai đoạn thăm dò. Cả hai bên đều cố gắng xác định giữa họ là mối quan hệ họ hàng nào. Tập trung và nghiêm túc, họ bước vào khu rừng phả hệ rối rắm của mỗi cộng đồng thị tộc và bộ lạc. Một người ngoài sẽ không cách gì nắm bắt được nó, nhưng với Edu và những người cùng đi thì đây là thời điểm quan trọng của cuộc gặp mặt: vì người anh em họ gần sẽ giúp đỡ được nhiều, người họ xa – ít hơn rất nhiều. Nhưng trong trường hợp thứ hai họ cũng sẽ không phải ra đi tay trắng. Chắc chắn ở đây họ sẽ có chỗ trú chân. Trên sàn lúc nào cũng còn chút chỗ, vì dù trời ấm cũng không thể ngủ ngoài sân – muỗi sẽ đốt, nhện, xâu tai và đủ loại côn trùng nhiệt đới sẽ cắn.
Hôm sau, ngày đầu tiên của Edu ở thành phố bắt đầu. Mặc dù với anh đây là môi trường mới, thế giới mới, khi đi qua các đường phố Kariakoo, anh không làm người ta ngạc nhiên, không gây náo động. Tôi thì khác. Nếu đôi khi tôi đi vào các ngõ sâu hẻo lánh xa trung tâm ở khu này, đám trẻ nhỏ sẽ co cẳng bỏ chạy bằng hết sức bình sinh và trốn vào các xó. Bởi vì mỗi khi chúng nghịch ngợm gì đó, mẹ thường bảo chúng: Ngoan nào, nếu không mzungu sẽ ăn thịt con đấy! (Mzungu tiếng Swahali nghĩa là người da trắng, người châu Âu).
Một lần, ở Vác-sa-va, tôi kể cho đám trẻ nghe về châu Phi. Trong cuộc gặp ấy, một cậu bé đứng lên hỏi: “Thế ông có nhìn thấy nhiều kẻ ăn thịt người không?” Cậu bé đâu biết rằng khi một người châu Phi nào đó trở về từ châu Âu, rồi ở Kariakoo, anh ta kể về London, Paris và những thành phố khác mà mzungu sống, một bạn đồng lứa với cậu cũng có thể đứng lên hỏi: “Thế ông có nhìn thấy nhiều kẻ ăn thịt người không?”
Chú thích:
(1) Tiếng Tây Ban Nha trong nguyên bản: El Dorado có nghĩa là “người vàng”, là huyền thoại về một tộc trưởng người da đỏ ở Nam Mỹ dát vàng lên người mình. Theo thời gian, từ El Dorado trở thành ẩn dụ để chỉ những nơi có thể làm giàu nhanh chóng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gỗ Mun
Ryszard Kapuściński
Gỗ Mun - Ryszard Kapuściński
https://isach.info/story.php?story=go_mun__ryszard_kapuciski