Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9 : Phản Ứng Tại Hoa Thịnh Đốn
V
ào buổi chiều, Đông Kinh phát thanh tin Nhật Bản sắp chấp nhận hòa bình trực tiếp tới Hoa Kỳ. Vì giờ chênh lệch nên tin này nhận được ở Hoa Thịnh Đốn vào sáng sớm ngày 10 tháng Tám, đang lúc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ còn ngủ. Bộ trưởng hải quân Forrestal được phụ tá đánh thức dậy và báo cho biết về biến cố bất ngờ đó. Forrestal vội vàng mặc quần áo và tới văn phòng ở đại lộ Constitution. Tại đây bí thư của ông báo ông hay: Tổng thống Truman muốn nhóm họp với ông vào lúc 9 giờ sáng tại Bạch Cung.
Truman chào đón Forrestal rất niềm nở và chỉ chiếc ghế dành cho ông. Một nhóm nhân vật cao cấp Hoa Kỳ cùng với Forrestal ngồi vào bàn trong khi Truman sửa soạn khai mạc cuộc họp. Ngoài Forrestal còn có ba nhân vật nữa cùng với Tổng thống Truman lập thành một thứ Hội Đồng Chiến tranh trực tiếp phụ trách mọi chiến dịch ngoại giao cũng như quân sự. Tất cả, trừ một người, đều là người cũ của cố Tổng thống Roosevelt.
Forrestal tới Hoa Thịnh Đốn vào năm 1940 để nhận chức thứ trưởng hải quân. Ông đã bỏ ghế chủ tịch một cơ sở chuyên làm môi giới ở Nữu Ước, để tham gia bộ tham mưu quân sự của Roosevelt. Khi bộ trưởng Knox qua đời, ông lên kế vị và cầm đâu bộ hải quân.
Nhãn hiệu của Forrestal là một khuôn mặt không đều nét. Mũi ông, bè ra vì ăn quá nhiều đòn trong những trận đấu quyền Anh. Là người hoạt động, ông hành hạ những cộngsự viên và hành hạ bản thân ông một cách tàn nhẫn. Ông rất ăn ý với Truman, tuy cách thức quyết định sự việc của Truman đôi khi làm ông phàn nàn. Bất mãn vì không được chỉ định đi dự hội nghị Potsdam, Forrestal khơi khơi tới đây để trả lại sự bất mãn cho Truman.
Những áp lực của chức vụ luôn luôn đè nặng lên ông đến nỗi sau này, ở chức bộ trưởng bộ quốc phòng, Forrestal đã từ cửa sổ bệnh viện nhẩy xuống đất tự tử vào năm 1949. Nhưng ở cái ngày 10 tháng Tám 1945 này, Forrestal sẵn sàng say sưa với chiến thắng, và gánh vác công cuộc hoạch định hòa bình.
Đô đốc William Leahy, sau năm mươi hai năm phục vụ trong ngành hải quân, bây giờ ở vào tuổi 75 làm tham mưu trưởng của Tổngthống Truman. Leahy được tặng hữu danh «Giấy Giáp» vì ông ăn nói sắc cạnh, táo bạo. Ông là một trong số vài người gọi dự án làm bom nguyên tử là «trận bão của những bộ óc điên khùng», và rất phàn nàn về quyết định sử dụng bom nguyên tử.
Binh nghiệp của Leahy phản ảnh nửa thế kỷ Hoa Kỳ vươn lên địa vị đại cường thế giới. Năm 1945, Leahy góp phần lãnh đạo hải quân Hoa Kỳ đang thống ngự khắp các mặt biển. Góa vợ, nhưng Leahy còn được hai mối tình là thuốc lá và sự làm việc. Mỗi ngày ông đốt trọn ba bịch để lấy sức giúp cho Truman thi hành nhiệm vụ Tổng thống đầy khó khăn.
Bộ trưởng chiến tranh Stimson, cũng như Leahy và Forrestal, là người cũ của Roosevelt. Năm 1931 Stitmson đã giữ chức ngoại trưởng trong chính phủ của Tổng thống Hoover, và đã có dịp theo dõi những hành động của quân phiệt Nhật ở Mãn Châu và Hoa Bắc. Lời cảnh cáo của ông về nguy cơ đe dọa hòa bình tại Hội Quốc Liên đã bị bỏ qua, vì lúc đó Âu Châu đang phải đánh vật với những vấn đề nội bộ. Stimson thuộc giòng dõi tư bản, lại làm giầu thêm bằng nghề luật sư ở Wall Street. Ông sống trong sự thừa thãi, thích săn bắn, quần vợt. Là người tôn trọng những nguyên tắc luân lý, ông coi phục vụ quốc gia như một bổn phận. Chính cái con người hòa nhã và lịch sự đó, đã cầm đầu một guồng máy chiến tranh khủng khiếp nghiền nát nhiều quốc gia. Chính ông đã quyết định: «chiến tranh là chết chóc», nên vũ khí nguyên tử có đủ lý do chính đáng để được đem ra sử dụng.
Nhân vật độc nhất trong phòng họp do chính Truman bổ nhiệm, là ngoại trưởng Byrnes. Lẽ ra Byrnes mới là người ngồi vào cái ghế mà Truman đang ngồi. Mọi người đều không thể ngờ năm 1944 đảng Dân Chủ đã gạt bỏ ông, và bầu Truman đứng chung liên danh ứng cử của Roosevelt. Sau khi Roosevelt tạ thế, Tổng thống Truman đã vời đến Byrnes ra giữ bộ Ngoại giao. Byrnes lúc nào cũng ăn mặc tề chỉnh và rất tương đắc với Truman. Ông vừa mới cùng Truman đi dự hội nghị Potsdam, và tại đây lần đầu tiên họ có kinh nghiệm với thái độ cứng rắn của Nga Sô.
Bây giờ trong phòng hội nghị của tòa Bạch Cung, bốn con người đó cùng với Tổng thống Truman phải đối phó với một khó khăn mới. Sự khó khăn nằm trong điện văn của Nhật Bản, đặc biệt trong cái câu của Hiranuma:
«Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận những điều khoản được kể ra trong bản tuyên ngôn chung đã được công bố tại Potsdam ngày 26 tháng Bảy 1945, của những nhà cầm đầu chính phủ Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa, và sau này được chính phủ Nga Sô thừa nhận, với sự hiểu rằng: bản tuyên ngôn đó không gồm có bất kỳ một đòi hỏi nào làm phương hại đến quyền lợi của Hoàng đế là nhà trị vì tối cao». Như vậy là nhà cầm quyền Nhật đã đưa ra ánh sáng vấn đề tương lai của Nhật Hoàng, Truman hỏi ý kiến Stimson về sự chấp thuận có điều kiện trong điện văn của Nhật. Stimson nhắc lại lập trường phải duy trì ngai vàng ở Nhật. Ông nói: «Cho dù vấn đề này không được Nhật đề ra, Hoa Kỳ vẫn phải bảo tồn qui chế Nhật Hoàng để có thể có được sự đầu hàng của hàng chục quân đoàn Nhật ở khắp mọi nơi... chúng ta phải dùng đến Nhật Hoàng để tránh những cảnh Iwo Jama, Okinawa lại tái diễn ở Trung Hoa, ở Nam Dương». Đô Đốc Leahy ủng hộ quan điểm này. Forrestal cũng đồng ý. Vào lúc đó Forrestal rất lo lắng đến mưu đồ của Nga ở Viễn Đông.Nếu duy trì vua Nhật có thề sớm kết liễu chiến tranh, thì ông tán thành. Hội Đồng bế mạc phiên họp và chờ đợi công hàm chính thức của Nhật. Stimson rời Bạch Cung trước 10 giờ sáng để trở về bộ chiến tranh. Bên ngoài quần chúng đang tụ tập mỗi lúc một thêm đông vì nghe thấy tin đồn hòa bình. Cả Hoa Thịnh Đốn và cả Hoa Kỳ đang chực nổ khi có tuyên bố chính thức: chiến tranh kết liVào lúc quá trưa ngoại trưởng Byrnes trở lại Bạch Cung với công hàm chính thức của Nhật do tòa đại sứ Thụy Sĩ chuyền giao. Truman triệu tập phiên họp nội các mở rộng vào lúc hai giờ trưa. Ông trình bày sơ lược nội dung công hàm trả lời của Hoa Kỳ và thảo luận về đường lối thông tư cho các quốc gia đồng minh trước khi gửi đi Đông Kinh.
Chỉ có Đồng minh Nga Sô là có thể gây rắc rối. Truman không muốn Nga Sô can thiệp vào công cuộc điều hành nước Nhật bại trận. Sau khi kinh nghiệm ở Bá Linh, ở Vienne, quả Truman không ưa gì sự hợp tác của Nga ở Nhật. Ông đặc biệt muốn Mac Arthur là nhà chỉ huy duy nhất chịu trách nhiệm trước Đồng Minh. Vào lúc 4 giờ chiều, công hàm đã được gửi đi Luân Đôn, Trùng Khánh và Mạc Tư Khoa.
Anh quốc và Trung Hoa chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ một cách mau lẹ. Còn Nga Sô quả gây khó khăn. Khi đại sứ Hoa Kỳ Harriman trao thông điệp của Truman cho ngoại trưởng Molotov ở Mạc Tư Khoa, Molotov tỏ vẻ sững sờ. Lát sau ông mời Harriman lại bộ ngoại giao và nói rằng: Nga Sô bằng lòng sự giàn xếp của Hoa Kỳ với điều kiện, Nga Sô được tham dự vào bộ tư lệnh tối cao ở Thái Bình Dương.
Thái độ đó của Nga Sô đã được Truman tiên liệu và tại Potsdam ông đã ra chỉ thị cho Harriman đường lối đối phó. Mặc dầu lời yêu cầu của Molotov, Harriman không buồn gửi về Hoa Thịnh Đốn đề nghị của Nga Sô. Rồi điện Cẩm Linh gọi giây nói cho ông hay có sự hiểu lầm: Nga Sô chỉ muốn được tham khảo ý kiến trong việc lựa chọn viên tư lệnh tối cao Đồng Minh, chứ không phải Nga Sô muốn hợp tác trong bộtư lệnh tối cao.
Vào lúc chập tối cái ngày 10 tháng Tám sôi động đó, công hàm trả lời Nhật của ngoại trưởng Byrnes đã sẵn sàng gửi qua Đông Kinh.
Tại Trung Hoa một số sĩ quan Hoa Kỳ đang hoạch định một chương trình bí mật. Vào tháng Bảy, tướng Marshall đã từ Hoa Thịnh Đốn đánh đi một điện tín ngỏ ý lo ngại cho mạng sống của tù binh Đồng Minh ở hậu tuyến Nhật. Tướng Marshall trao cho tướng Wedmeyer và các phụ tá ở TrùngKhánh, cái nhiệm vụ bảo vệ tù binh Đồng Minh trong trường hợp Nhật Bản bất chợt đầu hàng. Đây là một nhiệm vụ gần như vô lý vì các trại tù binh của Nhật ở cách Trùng Khánh hàng ngàn cây số vè phía Bắc và Đông Bắc.
Các sư đoàn Trung Hoa không thể tới được những nơi đó. Xe tăng không thể chạy đường trường để thực hiện một cuộc cấp cứu chớp nhoáng. Một đường lối cấp cứu nào đó vẫn cần phải tìm cho ra. Trong một bữa ăn đêm, tướng Wedmeyer đem vấn đề ra thảo luận với các nhân viên bộ tham mưu của ông. Sau nhiều giờ bàn tán đại tá Dobson đề nghị thả lính nhẩy dù áp đảo tinh thần quân đội Nhật và đòi Nhật phải để cho họ tiếp xúc với tù binh Đồng Minh. Dobson lý luận: chính yếu tố bất ngờ sẽ khiến Nhật không thể hoạt động được gì, và tránh cho tù binh khỏi bị Nhật trả thù. Đề nghị của Dobson được chấp thuận. Tại Côn Minh thủ phủ Vân Nam, tổ chức OSS Hoa Kỳ có đặt một căn cứ hoạt động bí mật. Một lực lượng đặc biệt liền được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Olmstead. Lực lượng này có nhiệm vụ cấp cứu tù binh Đồng Minh.
Trong khi đó các quốc gia lâm chiến vẫn phải xúc tiến chiến tranh. Tướng Groves kêu gọi đến tướng Marshall để thảo luận vềvấn đề chở nguyên liệu nguyên tử đến vùngtác chiến.Thấy Marshall dự hội nghị liên miên, Groves liền tự ý ra lệnh chuẩn bị những bộ phận của bom nguyên tử. Đến tối Marshall tán thành hành động của Groves và như vậy là một trái bom nguyên tử thứ ba có thể bị thả xuống đất Nhật, nếu Nhật không chịu đău hàng. Ở Hoa Thịnh Đốn bộ hải quân ban hành lệnh báo động đặc biệt cho khu vực liên hệ.Báo cáo đầy đủ về một tai nạn ờ Tây Thái Bình Dương vừa mới nhận được ở trung ương. Tai nạn đó đã xẩy ra cho chiếc chiến hạm Indianapolis. Trên đường từ Tinian trở về căn cứ ở Phi Luật Tân, chiến hạm Indianapolis đãgặp phải tiềm thủy đĩnh Nhật. Thuyền trưởng Nhật Hashimoto ra lệnh tấn công và sau nhiều phát thủy lôi, đã đánh chìm chiếc Indianapolis khiến cho trên 800 thủy thủ Hoa Kỳ bị thiệt mạng.
Vào ngày 10 tháng Tám, danh sách thủy thủ tử trận vẫn còn được tiếp tục gửi thêm về Hoa Thịnh Đốn. Nhân viên bộ hải quân phải vội vã đánh điện phân ưu với nhiều gia đình trên toàn quốc trước khi chính phủ chính thức loan báo tin đình chiến. Ở bên kia bờ Thái Bình Dương tại Đông Kinh, lực lượng chủ chiến đang tập trung lại một cách mau lẹ. Người đầu tiên được nếm cơn thịnh nộ của họ là bí thư, nội các Shakomizu. Sau hơn một ngày nhóm họp liên miên, vào lúc 4 giờ sáng Shakomizu ngủ ngồi trên chiếc ghế bành trong tư dinh Thủ tướng Suzuki. Vào lúc 7 giờ sáng bốn sĩ quan trẻ thuộc bộ chiến tranh sau khi nghe tin đồn chính phủ quyết định đầu hàng liền xông tới đây lôi ông dậy. Họ bao vây quanh Shakomizu và hỏi ông: tại sao chính phủ lại dám quyết định như vậy. Shakomizu rất bực mình nhưng ông hiểu cần phải hành động thận trọng. Ông thi hành chiến thuật tấn công để phòng thủ và ông lớn tiếng đuổi bọn sĩ quan ra ngoài. Họ từ chối. Ông bình tĩnh đi sang phòng bên và ngồi vào bàn. Bọn sĩ quan theo sau, nhưng truớc khi họ có dịp cật vấn, ông ra lệnh cho họ phải cởi thanh kiếm bên sườn, và mang để ở nhà ngoài. Đến lúc đó bốn sĩ quan Nhật cảm thấy lúng túng, và họ bỏ đi. Bộ trưởng chiến tranh Anami sau cuộc họp vói Nhật Hoàng đã ngủ một giấc dài. Ông kiệt lực vì tình trạng căng thẳng trong những ngày qua. Ở vào tuổi 57, tướng Anami tuy có cái sức khoẻ hoàn toàn nhưng mắt ông chảy xuống vì thèm ngủ và cơ thể ông nặng chĩu vì mệt mỏi. Vào lúc 9 giờ sáng ông đã phải có mặt tại bộ chiến tranh là nơi một số sĩ quan cao cấp đang nhóm họp với nhau.
Anami cảm thông với tâm trạng của họ và nói những lời dè dặt: «Tôi không biết nói thế nào để xin lỗi các anh, nhưng đó là quyết định của Hoàng Thượng, nên chúng ta không thế không tuân hành». Những sĩ quan nhóm họp không ai nói một lời nào. Anami tiếp: «Việc quan trọng là quân đội phải hành động có tổ chức. Lúc này, phải gạt bỏ tất cả những tình cảm cá nhân. Trong bọn các anh nếu có ai bất mãn, mưu đồ chống đối thì vị đó chỉ có thể hành động trên cái xác của Anami này». Một vài người nói lời phản đối, nhưng Anami ra hiệu bảo họ im, rồi nói thêm: «Quyết định đó bao gồm một điều kiện là đường lối sinh hoạt của dân tộc phải được tôn trọng. Do đó chiến tranh lúc này chưa phải là đã chấm dứt. Quân đội chúng ta phải sẵn sàng phục vụ cả trong chiến tranh lẫn hòa bình». Có tiếng lào xào nổi lên trong đám sĩ quan ngồi chen nhau, Anami ra lệnh giải tán, và họ quay trở về với đơn vị để tiếp tục thảo luận về tình hình mới. Sự nổi loạn là chuyện thường xảy ra ở hành lang Bộ Chiến Tranh. Anami bắt đúng mạch của đám sĩ quan, ông hiểu: ông phải đối phó với những người nóng nảy, nhưng người đó nếu bị khiêu khích có thể phá hoại những chương trình tốt đẹp của chính phủ. Bom nguyên tử không có nghĩa gì đối với những con người nghĩ rằng: cái chết còn đỡ thảm thương hơn là sự đầu hàng.
Một trong số những sĩ quan hiếu động ở Bộ Chiến Tranh là đại tá Inaba. Thành thực tin cần phải giữ vững tinh thần quân đội cho đếnlúc việc đầu hàng hoàn tất, đại tá Inaba soạn thảo một bài diễn văn để phát thanh dành cho quân lực Nhật ở hải ngoại. Diễn văn của Inaba kêu gọi họ phải tỉnh táo đề phòng, và sẵn sàng đánh địch nếu cần. Sáng kiến của Inaba, được nhiều sĩ quan tán thành, nhưng Inaba vẫn chưa trực tiếp liên lạc được với tướng Anami luôn luôn mắc họp với các nhân viên chính phủ. Trong khi Inaba chờ đợi Anami thừa nhận bài hiệu triệu của anh, thì có hai sĩ quan tới văn phòng anh và yêu cầu anh trao cho họ bài đó để họ đem phát thanh vào buổi chiều. Họ lượm được bản thảo bài hiệu triệu trong thùng giấy lộn, họ liền căn cứ vào đó đế viết lại bằng những lời lẽ đanh thép hơn nữa. Đến nước này thì đại tá Inaba đành phải trao cho họ chính bản và để cho họ hành động bất cần đến ý kiến của tướng Anami. Hành động đó đặt Anami trong một tình trạng khó xử. Vì lúc đó ông cũng đangxúc tiến soạn thảo một tuyên ngôn dành cho quần chúng. Tuyên ngôn này báo cho quần chúng đón chờnhững diễn biến quan trọng sắp được công bố, và không đả động gì đến quyết định đầu hàng.
Trước áp lực của quân đội. phong thông tin nội các đành phải cho phát thanh cả hai bài hiệu triệu. Thế là ở khắp Á Châu, binh sĩ thuộc quân lực hoàng gia Nhật nghe thấy lãnh tụ của họ kêu gọi họ hãy «đập nát kẻ thù». Và ở chính quốc Nhật ngoài bài hiệu triệu đó, quần chúng còn được nghe thêm lời kêu gọi mọi người bình tĩnh đón chờ những diễn biến quan trọng sắp được loan báo. Sự mâu thuẫn giữahai bản hiệu triệu làm cho tình hình càng trở nên thêm rối loạn. Vào lúc đó thường dân Nhật ngày một chết thêm nhiều. Tướng Lemay huy động hàng trăm B.29 để khẳng định: Đồng Minh đòi Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, không phải là truyện dỡn chơi. Từ trên cao hàng ngàn trái bom lửa được trút xuống những khu nhà cây, những khu kỹ nghệ. Hàng ngàn người phải chết trên giường ngủ, trong những hầm trú ẩn ở khắp nơi trên nước Nhật.
Tuy không được biết đến biến cố diễn ra tại Hoàng Cung, nhưng nhân dân Nhật quả thấy tình trạng hiện tại gần đến mức chịu đựng hết nổi. Cuộc đời hàng ngày của họ bây giờ là một cuộc vật lộn tuyệt vọng để tranh thủ lấy cái sống. Trong vòng năm tháng lực lượng B. 29 Hoa Kỳ đã làm tê liệt thực sự sáu mươi sáu thành phố, trong số có Đông Kinh, Osaka, Kobé.
Những trận không tập còn được tập trung vào những khu lao động, nay đã trở thành khu kỹ nghệ sau khi bị phân tán. Tám triệu người không nhà ở. Nhiều công nhân bỏ việc đem gia đình đi tản cư tị nạn. Năm sáu gia đình cùng chui rúc trong những căn nhà chỉ có hai ba phòng. Đói là một đe dọa thường trực. Khẩu phần gạo chỉ còn bằng một phần tư thời tiền chiến. Cá bây giờ trở thành món ăn xa xỉ vì tầu bè đánh cá không dám mạo hiểm ra khơi. Vải vóc vắng bóng hẳn trên thị trường, nên người ta chỉ còn mỗi cách vá đi vá lại nhiều lần những quần áo còn lại. Tình trạng xã hội suy xụp theo đà suy xụp tình hình kinh tế. –Nền tảng truyền thống gia đình tan vỡ vì cha mẹ không còn thể trông nom dậy bảo con gái. Những nhà tắm công cộng được dân Nhật rất ưa chuộng, giảm hoạt động đến mức tối đa vì thiếu than củi nấu nước và vì sợ bom. Mùi hôi nồng lần đầu tiên thấy bốc ra từ ở quần chúng. Thường dân Nhật đang trên bờ sự tuyệt, vọng. Trung úy Mc Dilda đã trở nên một nhân vật quan trọng của Hiến Binh Nhật. Sau cuộc thẩm vấn gần hai mươi bốn tiếng đồng hồ anh được đưa lên máy bay đi Đông Kinh. Vào buổi sáng ngày 10 tháng Tám, Mc Dilda được dẫn vào một căn phòng thuộc bộ tư lệnh hiến binh, Ngồi ở bàn là một nhân viên dân sự Nhật mặc sơ-mi sọc. Ông ta tỏ vẻ rất thân mật với Mc Dilda, và rót nước và mời anh uống, ông nói với anh: «Tôi đã từng theo học ở Hoa Kỳ, tôi rất muốn được nghe những lời khai của anh về bom nguyên tử». Mc Dilda nhắc lại câu chuyện anh vừa mới sáng tác ở Osaka. Sau vài phút, viên chức dân sự Nhật hiểu ngay Mc Dilda nói láo và tuyệt đối anh không biết gì hết về phản ứng nguyên tử. Khi Mc Dilda kể: anh đã khai như vậy trong cuộc thẩm vấn ở Osaka, viên chức Nhật bật cười. Sau vài câu truyện thân mật, Mc Dilda được đưa về phòng giam, được ăn, và hết bị đánh đập.
11 THÁNG TÁM – KHỞI MƯU
Trong khi các nhà lãnh đạo ở Đông Kinh sốt ruột chờ đợi trả lời của Đồng Minh thì một nhóm sĩ quan thuộc Bộ Chiến Tranh mưu đồ một cuộc cách mạng. Trong hai tuần qua, kể từ lúc Tuyên ngôn Potsdam được công bố, nhóm sĩ quan đó chuẩn bị cho cái ngày mà họ lâm tình thế phải hành động chống lại chính phủ. Nhiều kế hoạch đã được thành hình một cách mơ hồ,các chiến thuật được đem ra phân tích, bàn tán. Rồi họ cũng hoạch định một chương trình hành động. Bản tuyên ngôn nẩy lửa của quân đội được phát thanh chiều 10 Tháng Tám là một phần chương trình của họ. Hôm nay bước sang ngày 11, mười lăm sĩ quan nhóm họp cũng trong một căn hầm tránh bom, nhưng ở dưới cơ sở bộ chiến tranh để thảo luận về chiến lược.
Đại tá Take****a ngồi ghế chủ tọa. Là em rể của tướng Anami nên Take****a được biết quyết định của sáu tay chùm sỏ, và biết điều kiện thời gian họ có, để thay đổi chiều hướng sự diễn biến của tình hình.
Viên đại tá thiên về tình cảm và ưa hoạt động đó đã tìm được đồng chí trong hàng ngũ sĩ quan tham mưu tại bộ. Một vài người là những quân nhân hiện dịch thông minh, điềm tĩnh như đại tá Inaba và đại tá Ida, vài người nóng nẩy không chủ kiến như đại tá Shizaki và Hatanaka. Với nét mặt thanh tú, làn da trắng trẻo, Hatanaka được Anami rất cưng, và anh không thể tưởng tượng được rằng Nhật lại có thể bại trận. Hatanaka mỗi lúc một thêm liều lĩnh trong khi những đồng chí khác của anh cố dằn lòng để nghiên cứu tình hình cho thật cẩn thận. Trong bầu không khí ngập khói thuốc lá, những tay chủ mưu phác họa một chiến lược. Mục tiêu cuối cùng của họ là bác bỏ những điều kiện hòa bình. Để đạt được mục tiêu đó họ phải chiếm được hoàng cung và tóm cổ được những tên chủ hòa như Suzuki, Togo, Kido. Nghĩ thêm nữa họ thấy cần phải bắt thêm bá tước Hiranuma.
Họ cần đến sự ủng hộ của bốn ông tướng. Anami là người chủ chốt. Đại Tá Take****a tin tưởng ở ông anh rể, và nói: «Tôi có thể bảo đảm tướng Anami sẽ tham gia công cuộc của chúng ta ». Tướng Umezu tất nhiên sẽ bước theo, nếu tướng Anami đồng ý với cách mạng. Rồi tướng Taneka chỉ huy trưởng quân đoàn Miền Đông và tướng Mori, chỉ huy trưởng Ngự Lâm Quân: cũng sẽ theo về phía cách mạng, khi họ biết cách mạng đã được những nhân vật quan trọng ủng hộ. Đại Tá Take****a nêu vấn đề thời điểm hành động. Biết rằng chỉ trong vài giờ nữa là trả lời của Đồng Minh có thể tới Đông Kinh, những kẻ nổi loạn quyết định khởi sự chậm nhất là nửa đêm ngày 13 tháng Tám. Đại Tá Hatanaka được ủy nhiệm tiếp xúc với tướng Mori và các trung đoàn trưởng của ông để dò xét thái độ của họ. Trong trường hợp Mori phản đối việc làm loạn thì Hatanaka phải xách động những trung đoàn trưởng theo phe làm loạn. Công cuộc vận động với tướng Anami sẽ là một nỗ lực tập thể. Dưới sự hướng dẫn của đại tá Take****a, trong vòng 24 tiếng đồng hồ tới, nhóm làm loạn sẽ trực diện với Anami và yêu cầu Anami cho biết ý kiến. Khi điếu thuốc lá cuối cùng trong phòng họp đang cháy dở thì phòng họp tràn ngập lạc quan, với Hatanaka bừng bừng như đang bước sang một cuộc sống mới. Còn những vị khác, tuy có dè dặt hơn nhưng cũng ngỏ ý tin tưởng ở công cuộc chung. Họ chia tay nhau ngoài cửa phòng và biến trong ánh sáng mù mờ của những hành lang dưới hầm.
Trong thời khủng hoảng một lần nữa giới sĩ quan trẻ trong quân đội Nhật lại tự nhận có quyền cáng đáng việc nước. Khi họ cáng đáng như vậy là bao giờ máu cũng đổ ngoài đường phố, và những người ưa chuộng hòa bình phải chết. Người ta thường nhắc nhở đến trận chém giết xẩy ra cách đây chín năm về trước vào ngày 26 tháng Hai 1936. Đầu mối vụ chém giết này là sự bất mãn của quân đội đối với đường lổi lãnh đạo quốc gia. Sự bất mãn nổ tung khi Đệ Nhất Sư đoàn Vệ Binh đóng ở Đông Kinh được lệnh di chuyển sang Mãn Châu. Những sĩ quan trong sư đoàn này cho rằng họ bị loại ra ngoài việc nước nên họ quyết định làm đảo chính.
Trên một ngàn năm trăm binh sĩ cầm vũ khí xuống đường ở Đông Kinh để truy lùng và hạ thủ những chính khách và tướng lãnh bị gán cho tội cản trở quân đội làm chính trị. Bộ trưởng tài chánh Takahashi bị bắn chết. Tướng Watanabe bị chặt đầu trên giường ngủ. Hầu tước Makino bị tấn công nhưng may mắn thoát chết. Suzuki bị bắn ba phát đạn trên giường ngủ nhưng toàn mạng vì có bà vợ nhanh trí. Khi một sĩ quan cúi xuống tấm thân gục ngã của Suzuki để ban cho Ông nhát dao ân huệ vào cổ, bà Suzuki nói: «Xin ông để cho tôi được làm việc này». Viên sĩ quan bằng lòng dành cho bà cái hân hạnh kết liễu đời Suzuki nên đã bỏ đi, và vì thế Suzuki -còn sống đến ngày nay. Nam tước Saito cũng bị tấn công trên giường ngủ, nhưng những cố gắng của bà Saito không cứu sống được chồng.Người ta thấy xác ông co quắp trong vòng tay bà với 47 viên đạn trên mình. Thủ tướng Okada thoát chết vì loạn quân bắn lầm người em rể có dung mạo hơi giống ông.
Cuộc nổi loạn tháng Hai 1936 bị thất bại vì đã không lật đổ được chính phủ. Tuy thất bại nhưng nó đã nói lên sự can thiệp mỗi ngày một gia tăng của quân đội vào lãnh vực chính trị. Rồi năm này qua năm khác phe quân phiệt kiểm soát thêm nửa guồng máy cầm quyền. Rồi chính phủ dân sự chỉ còn là một cái xác không hồn nhảy múa theo sự giật dây của quân đội. Ở đầu con đường đó là Trân Châu Cảng. Cho đến tận mùa hè năm 1945, tuy phải đối diện với sự bại trận rõ ràng, quân đội vẫn hãy còn đầy tự tin. Bại trận chỉ là huyền thoại đối với những người còn khoẻ mạnh ngồi tại bộ chiến tranh ở Đông Kinh. Takeshi-ta, Hatanaka, Shizaki, tên họ có khác nhau, nhưng tâm trí họ chỉ là một vì họ cũng nghĩ và cùng chịu sự nhào nặn của hoàn cảnh lịch sử. Trong hai chục năm qua, phe quân phiệt đều nhân danh Nhật Hoàng để thực hiện những mưu đồ của họ. Mỗi lần họ ra tay hành động là người ta có thể tiên đoán thành phần xã hội nạn nhân của họ. Những nạn nhân đó đều là những chính khách dám cả gan ngăn chặn việc làm của quân đội. Vào năm 1945, tâm trạng quân đội vẫn không hề thay đổi mặc dầu chính họ đã dẫn quốc gia Nhật đến chỗ hủy hoại. Đêm của kẻ sát nhân sắp được tái diễn.
Giữa bầu không khí sôi nổi hướng về bạo động. Tsukamoto xuất hiện tại bộ chiến tranh ở Đông Kinh. Anh ta là một đại tá hiến binh tức công an Nhật, vừa mới được thuyên chuyển từ Đài Loan về nước. Trong nhiều năm trước đây, anh phục vụ ở Trung Hoa, và đã có nhiều dịp chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh cướp của giết người của lính Nhật. Tuy sống giữa cảnh bạo hành và luôn luôn bên cạnh tử thần nhưng anh lại là một nhà trí thức, một quân nhân hay suy tư và thường ghê tởm sự hung bạo của bạn đồng đội. Trong trận bão lốc của cuộc chiến tranh toàn diện, anh vẫn cố hết minh giữ vững luật luân lý, và giữ vững thanh danh.
Vào ngày 27 tháng Bẩy đại tá Tsukamoto nhận được lệnh phải rời Đài Loan trở về Đông kinh gấp. Anh lấy làm ngạc nhiên bởi vì sự thuyên chuyển này không có lý do rõ ràng. Anh lên đường trong ngày đó và về Đông Kinh qua ngả Thượng Hải. Vì máy bay trục trặc và vì không lực Hoa Kỳ kiểm soát không trung nên mãi đến ngày 6 tháng Tám anh mới về tới nơi. Anh kinh hoàng trước những cảnh hoang tàn của thủ đô Đông Kinh trên đường từ phi trường tới trình diện tại bộ tư lệnh hiến binh.
Đến lượt bộ tư lệnh ngạc nhiên về sự trình diện của anh. Ở đây không có một ai ra lệnh gọi anh từ Đài Loan về Đông Kinh. Không có ai chờ đợi anh, không có nhiệm vụ nào mới dành cho anh. Cả anh và cấp chỉ huy trực tiếp của anh đều ngỡ ngàng. Không ai nắm được đầu mối cái lệnh bí mật đã gọi anh về Đông Kinh. Sau đó đại tá Tsukamoto tới thẳng văn phòng của tướng Okido, tổng tư lệnh hiến binh và báo cáo về trường hợp khó hiểu của anh. Tướng Okido cũng ngỡ ngàng, nhưng ông vẫn trao công tác mới tạm thời cho Tsukamoto. Vừa mới đây tướng Okido có tiếp xúc với tướng Anami và ông này tỏ ý lo ngại về tình trạng bất mãn trong hàng ngũ sĩ quan. Okido giải thích: «Tướng Anami ra lệnh cho tôi phải bám sát tin đồn một vụ bạo động có thể xẩy ra, phải theo dõi bọn sĩ quan và báo cáo cho ông hay mọi mưu đồ của bọn họ». Đại tá Tsukamoto nhận lãnh nhiệm vụ mới và quyết định tới Bộ Chiến tranh là nơi anh có nhiều bạn hữu.
Ngày 11 tháng Tám này, Tsukamoto bước chân vào hành lang Bộ Chiến tranh, đại tá Ida trông thấy anh liền chạy bổ tới: «Tsukamoto! Sao bây giờ mới tới? Chúng tôi đang đợi anh?».
Những mắt xích liền nối lại với nhau, và Tsukamoto hiểu rằng chính đại tá Ida đã ngụy tạo bức điện văn gọi anh về Đông Kinh. Họ kết giao với nhau từ lâu, và từ năm 1944 Tsukamoto vẫn nghĩ Ida đã cứu mạng sống cho anh. Vào lúc đó Tsukamoto đang phục vụ tại Mã Lai, theo lệnh khẩn cấp của Ida anh rời căn cứ, và anh vừa đi khỏi thì căn cứ bị Đồng Minh tiêu diệt hoàn toàn. Bây giờ người bạn ân nhân đó đang cần đến anh. Là một trong những tay chủ mưu bạo động Ida yêu cầu anh góp sức vào công cuộc chung. Khi biến động xẩy ra, anh có thể là một đồng minh vô giá, vì địa vị khá quan trọng của anh trong cơ quan mật vụ.Tsukamoto hỏi thẳng:«Chuyện đảo chánh ra sao?».
Đại tá Ida trình bày cặn kẽ tình hình tại Bộ Chiến tranh. Những sĩ quan tại đây rất bất mãn về tin đầu hàng và cảm thấy cần phải làm một cái gì. «Suzuki là một thứ Badoglio, một tên phản bội. Hắn ta và cả bọn hắn đã thao túng và xúi giục Hoàng thượng đầu hàng. Bọn tôi muốn đưa Hoàng thượng ra khỏi vòng kiềm tỏa của bọn phản bội. Anh tham gia với chúng tội chứ?»
Không được biết rõ những chi tiết bí mật cuộc thương thuyết của nội các với Hoa Kỳ, đại tá Tsukamoto dè dặt trả lời:«Tôi sẽ tham gia với hai điều kiện. Một: việc làm của chúng ta không trái với ý muốn của Hoàng thượng. Hai: Toàn thể quân đội phải cùng nổi dậy, chứ không phải đây một nhóm, kia một nhóm».
Ida vẫn chưa tin và hỏi lại:«Thế có nghĩa là anh không tham gia với chúng tôi trong mọi trường hợp». Ida vẫn luôn luôn tin chắc rằng:Tsukamoto nhất định hoàn toàn tán thành việc làm của bọn anh.
Tsukamoto cười:«Tôi sẽ nói chuyện vói anh sau». Rồi anh tạm biệt người bạn ân nhân vừa buồn vừa khó hiểu về cuộc hội ngộ.
Khám phá một cách mau lẹ đầu não mưu đồ bạo động, viên đại tá mật vụ đó tới thẳng bộ tư lệnh hiến binh để báo cáo lên tướng Okido. Rồi anh được lệnh phải theo sát tình hình tại bộ chiến tranh và đặc biệt theo sát mọi đường đi nước bước của đại tá Ida.
Ngày 11 tháng Tám tại Fukuoka một thị trấn cách Nagasaki còn ngút khói chừng 150 cây số về phía Bắc, một số sĩ quan Nhật ngồi ở bộ tư lệnh địa phương bàn chuyện giết chóc. Những chuyện về bom nguyên tử vừa mới đây đã khiến cho dư luận phẫn uất cực độ đối với Hoa Kỳ. Ở Fukuoka sự phẫn uất đó được thể hiện qua sự bàn định đem ra hành hình những tù binh phi công Hoa Kỳ bị bắn rớt mà hiện có trong tay.
Vào lúc 8 giờ 30 sáng một chiếc xe vận tải chở tám tù binh Hoa Kỳ với pháp trường, và cuộc hành hình bắt đầu vào lúc 10 giờ khi một viên trung úy Nhật chuyên đánh rừng rút gươm ra khỏi vỏ. Anh vung gươm chém một nhát bay đầu người tù binh. Bảy tù binh còn lại lặng lẽ nhìn cái xác không đầu gục xuống cổ. Rồi kẻ cúi đầu, kẻ nhìn đi nơi khác.
Người tù binh thứ hai bị đẩy về phía trước để nhận lãnh cái chết với đầu rơi khỏi cổ. Người thứ năm phải chịu hai nhát chém mới đứt đầu. Người tù binh thứ tám và cũng là nạn nhân cuối cùng bị chặt đầu sau khi làm bia cho lính Nhật bắn một phát tên trúng mắt.
Tại Trung Hoa vẫn ngày 11 tháng Tám, chức tư lệnh chiến dịch cấp cứu tù binh được tướng Olmstead ở Trùng Khánh bàn giao cho Đại tá Heppner ở Côn Minh. Là tay cầm đầu hệ thống mật vụ của OSS ở Trung Hoa, đại tá Heppner quả có đủ điều kiện để phụ trách giai đoạn sắp tới của chiến dịch cấp cứu.Trong khi Heppner đang hoàn tất những chi tiết của sứ mạng này thì anh nhận được một bức điện văn từ ở căn cứ Hsian giữa sa mạc Gobi gửi về. Trung Tá Krause chỉ huy trưởng căn cứ gián điệp trọng yếu đó báo cho Heppner: anh đã sẵn sàng đối phó với mọi biến chuyển mới. «Chúng tôi đủ nhân viên có huấn luyện và được trang bị đầy đủ... để nhẩy dù xuống những vùng chiến lược... » Krause biết Nhật sắp đầu hàng nên muốn cấp tốc tranh thủ thời gian để cứu tù binh Hoa Kỳ. Đại tá Heppner tổ chức ngay những đơn vị để sẵn sàng nhảy dù xuống đất địch.
Tại Đông Kinh buổi chiều hôm đó, đô đốc Toyoda, tham mưu trưởng hải quân Nhật hạ lệnh cho tất cả những tư lệnh hạm đội:
«Mọi hành động tấn công nhắm vào Hoa Kỳ, Anh quốc, Nga Sô và Trung Hoa phải ngưng ngay lại cho đến khi có lệnh mới».
Mật lệnh đó bị Cơ quan tình báo Hoa Kỳ bắt được và báo cáo về cho Hoa Thịnh Đốn. Thứ trưởng bộ chiến tranh Hoa Kỳ là Robert Lovelt nhận được tin liền báo cho bộ trưởng Stimson được biết về hành động của hảiquân Nhật. Chiều tối hôm đó Stimson rời Hoa Thịnh đi nghỉ mát ở miền núi.
Chỉ có Đồng minh Nga Sô là có thể gây rắc rối. Truman không muốn Nga Sô can thiệp vào công cuộc điều hành nước Nhật bại trận. Sau khi kinh nghiệm ở Bá Linh, ở Vienne, quả Truman không ưa gì sự hợp tác của Nga ở Nhật. Ông đặc biệt muốn Mac Arthur là nhà chỉ huy duy nhất chịu trách nhiệm trước Đồng Minh.
Chắc Truman thấy Stalin quá cáo già nên không nhùng nhưa gì nữa, cắt luôn không cho Nga dây vào. Chính thái độ thiếu hợp tác đó của Truman sẽ góp phần dẫn tới chiến tranh TT sau này. Khi Mỹ tới tiếp quản Triều Tiên, họ cũng mang thái độ thiếu tìm hiểu địa phương, thiếu quan tâm tới Châu Á
Cũng phải thông cảm, thời điểm đó Truman là tay mơ-Không thể so sánh với hai tay kia đc.Nhưng cực kỳ may mắn là có bom nguyên tử đầu tiên.Thế là nắm ngay đc lợi thế.Thử chưa xong bom nguyên tử mà xem, lúc đí lại thấy rất cần Xtalin chia lửa...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig