Hồi 8: Lào Giao Lên Bờ Phá Hủy Phúc Đức Nguyệt Lão Xuống Biến. Làm Mai Cho Rồng
hiếu Diểu Chân nhân nói rằng trong tương lai, biển bức sẽ là một trong Bát tiên phò tá Ngọc đế. Hỏa Long chân nhân bất giác gật gù, nói:
- Thì ra là vậy. Thật tình tôi không biết.
Phiếu Diểu chân nhân cười, nói:
- Bây giờ, tôi kể tiếp anh nghe chuyện lão long gây náo loạn, tình thật ra sao. Nguyên biển bức đã được Văn Mỹ chân nhân giáo hóa, lại nói rằng anh ta có công với nhân dân Quán Khẩu, đáng được dân chúng lễ bái, hưởng hương khói một ngàn năm, mai sau sẽ chuyển sang thân người, có tiến trình lớn lao. Ông ta mới vời gọi các thổ địa lớn nhỏ ở địa phương Quán Khẩu tới, bảo họ truyền dụ cho dân chúng, lập miếu thờ cho biển bức, để tỏ ý báo đáp công ơn, dân chúng Quán Khẩu được thổ địa chỉ bảo, ai nấy đều vui mừng, hường ứng, lập một miếu thờ biển bức. Địa phương tuy nhỏ thôi, nhưng thể chế trang nghiêm, người ta cũng dựng nên một ngôi miếu qui mô. Vả lại dân địa phương nhiều người chịu ơn lớn của biển bức, ca tụng anh ta, tôn xưng là Phúc Đức chính thần. Vì chữ "Phúc và chữ "Bức" là đồng âm, nên người ta mới đặt tên thần như trên, để tỏ lòng tôn kính, hy vọng thần sẽ mãi mãi ban phúc cho dân. Sau này, trong vùng đất Quán Khẩu chu vi một ngàn dặm, gặp những dịp vui mừng, hoặc những ngày lễ lạc, nhà nhà đều treo một dãy năm hoặc chín bức hình con dơi với ý là thu nhận được nhiều phúc. Người ta đồn rằng biển bức tuy chỉ là một 1 động vật nhỏ bé, nhưng nó đạt được tính linh kha khá, hễ ai thành tâm cầu nguyện, nó đều hiển linh báo ứng nhãn tiền. Vì thế mà miếu thờ quanh năm không dứt hương khói.
Biển bức hường hương khói của dân chúng lâu năm, đã có thể biến được thành hình người. Nhưng thời gian mang hình người như thế không lâu, chừng bảy ngày hoặc mười ngày, lại phải biến trở lại bản thể. Anh ta cũng rất thận trọng, bình thường không dám khinh suất rời xa miếu, sẽ ứng rước lấy đều này tiếng nọ, bị thiên thần khiển trách. Ai ngờ số đã định trước, tai ương không tránh khỏi.
Không biết trong dịp nào, biển bức cùng lão long, đồ đệ của Phiếu Diều chân nhân, quen biết nhau. Hai đứa đều là người trọng nghĩa mến đức, giao tình càng thêm khăng khít. Lão long mỗi khi có dịp lên bờ thăm mộ mẹ, đều ghé miếu gặp biển bức để thổ lộ tâm tình. Biển bức tuy không thể xuống nước, thường khi cũng hiện thành hình người, một mình tới chỗ vũng biển, gọi tên Bình Hòa, lão long liền xuất hiện, cùng biển bức đi dạo chơi, ngắm cảnh. Hai người qua lại với nhau như thế, không hề có điều gì trái ý nhau.
Không ngờ ở dưới biển lại có một con giao long 1. tu luyện tuy chưa lâu năm bằng lão long, nhưng nó học theo yêu pháp, nên tài năng cũng không thua kém gì lão long. Giao long này nghe nói Phiếu Diểu chân nhân hóa độ cho lão long, chẳng bao lâu sẽ thành chính quả, nên đem dạ bất bình. Một hôm, nó hóa thành hình người, đi ngang qua miếu Phúc Đức, mới tiến lại nhòm ngó một hồi, thấy trong miếu đắp tượng một con phi cầm rất lớn. Nó không hiểu lai lịch con vật này ra sao, ngờ rằng đó là con công của Phật Như Lai bên Tây phương, nên mới tiến vào, thắp hương lễ bái. Ra khỏi miếu, nó hỏi thăm dân trong vùng, mới hay đó là con chuột già biến hóa thành biển bức. Lại hỏi nguyên nhân vì sao lập miếu, biết được liền hầm hầm tức giận, lập tức bắt quyết vời gọi nhiều vị thần thổ địa ở những vùng quanh đó, hỏi tại sao một con vật nhỏ bé như thế lại được khoa trương, đề cao, hưởng thụ hương khói của trăm họ? Giao long nói:
- Hôm nay, ta đã nhận lầm nó là con công của Phật Như Lai, nên đã lạy thì thụp. Không thể nào nhịn nổi cảnh con súc sinh đó (ngồi trên cao vênh váo, không thèm mở miệng nói với ta một câu! Đáng ghét quá chừng! Lão long ta có tuổi thọ sánh ngang trời đất, tu thành "vô thượng đạo pháp". Ngoại trừ thần Nhị Lang là người quản lý ta, cùng với các vị Tiên, Phật mà ta ngưỡng mộ, các vị thần tiên cấp thấp gặp ta đều phải nói năng nhỏ nhẹ. Dè đâu hôm nay ta phải bẽ mặt trước tiểu súc sinh này, làm sao chịu nổi? Thôi, không nói lôi thôi gì nữa, ta hạn cho các ngươi trong ba ngày, phải phá hủy miếu này đi, đuổi tiểu súc này ra khỏi vùng, thì mọi chuyện êm hết. Nếu dám trái lệnh ta, ta sẽ đánh các ngươi gãy chân, sau đó sẽ kiếm một mồi lửa, đất rụi hang ổ của chuột già!
Các thổ địa thấy lão giao nổi cơn giận dữ, lại biết biển bức lai lịch không nhỏ, ở vào thế hai mặt đều khó xử. Họ đưa mắt nhìn nhau, không dám nói một lời. Lão giao tức giận, nói:
- Các ngươi không nói tiếng nào, có phải cho rằng lão giao ta đạo lực không bằng con chuột già nhỏ xíu! Các ngươi chỉ sợ chuột già, mà không sợ ta hả? Được! Được! Các ngươi đã coi thường ta, ta không thèm nói nữa, mà cho các ngươi biết tay!
Giao long nổi giận đùng đùng, rút ra một cây đao có ba mũi nhọn. Đó là sợi râu hắn bứt trên cầm, luyện thành. Đao vừa rút ra khỏi vỏ, liền có muôn đạo hàn quang, phả vào mặt người, lạnh buốt. Lão giao đưa đao lên ngang mi, định dụng võ. Các thổ địa thấy vậy, run cầm cập, đứng sát lại với nhau, cùng kêu lên:
- Đại vương bớt giận, cho thổ địa chúng tôi được trần tình sự việc thật rõ ràng.
Lão giao cầm ngang cây đao, nói giọng giận dữ:
- Mau nói đi! Nói đi!
Các vị thổ địa thấy lão giao không biết lý lẽ, mới bàn bạc với nhau một hồi. Trong đám, có một người lanh trí nghĩ rồng là vua dưới nước, các loài vật dưới đó đều thuộc quyền rồng chỉ huy. Lại nghe nói biển bức này chơi với lão long ở Quán Khẩu rất thân, chi bằng ta mượn thanh thế lão long, hù dọa giao long, coi hắn đối phó thế nào? Nghĩ vậy, liền mỉm cười, nói:
Đại vương bất tất phải ra oai, con dơi tầm thường kia làm sao có thể là đối thủ của đại vương được? Thổ địa chúng tôi bị nó sai khiến, lòng chẳng khâm phục chút nào. Nhưng tổ sư của nó là Văn Mỹ chân nhân là một vị thượng tiên đầy pháp lực. Gần đây nó lại chơi rất thân với lão long ở Quán Khẩu, thường qua lại với nhau, rất đằm thắm. Chúng tôi cũng muốn dựa oai đại vương, phá hủy miếu thờ, đuổi nó về núi, nhưng chỉ sợ Văn Mỹ chân nhân nghe biết chuyện, thì nguy. Vả lại long thần Quán Khẩu ỡ gần xịch đây, nghe được bạn ông ấy bị ức hiếp, ắt tới giúp đỡ. Ông ấy là chúa các loài thủy tộc, thế lực rất mạnh, vạn nhất nổi cơn thịnh nộ, chỉ cần chuyển mình một cái là có thể dời non lấp biển, sẽ khiến âm, dương ba cõi chẳng được an toàn. Lúc đó, chẳng những thổ địa chúng tôi phải chết, mà đại vương và nhân dân bản địa cũng không tránh khỏi tai họa!
Thổ địa nói vậy, tưởng rằng đã rào trước đón sau, thật chu toàn, nào ngờ câu nói đó lại xúc phạm tới lão long, khiến hắn nổi giận đùng đùng. Chưa nghe dứt câu, hắn đã hét lên một tiếng, chấn động tới núi cao, còn đám thổ địa hoảng hồn, chui xuống đất mất biệt. Lão giao chẳng thèm để ý tìm kiếm thổ địa đó, hầm hầm tiến vào trong miếu, ra tay đập pho tượng biển bức nát như cám, lại phá miếu tan hoang, chỉ còn đống gạch vụn.
Trong khi đó, biển bức tới cửa biển thăn bạn lão long. Hai người đều biến thành đạo nhân, tìm tới những nơi có cây, có hoa trên bờ biển, đi rong chơi cho thư thái tâm hồn. Đang lúc hứng thú như thế, biển bức chợt thấy rúng động trong lòng, ớn lạnh trong mình, mới nói với lão long:
- Thưa sư huynh, tiểu đệ cảm thấy không được thư thái, trái tim dường như trống trải, không yên chút nào. Chẳng lẽ trong miếu tiểu đệ đã xảy ra chuyện gì?
Lão long nghe vậy liền cười, nói:
Sư huynh 2 đúng là gan nhỏ, đa nghi. Khoan nói sư huynh là người lòng dạ hiền tử, tính tình đôn hậu, người địa phương ai cũng kính phục, lễ bái, dù cho có yêu ma, quỉ quái ganh tị với sư huynh chăng nữa, kẻ nào lại không biết sư huynh cùng tiểu đệ có mối giao tình mật thiết? Ở một dải đất địa phương này, ai mà không biết uy danh tiểu đệ? Đứa nào đắc tội với sư huynh là đắc tội với tiểu đệ, tiểu đệ sao chịu buông tha cho nó? Có lẽ tại lúc này khí trời oi ả sư huynh chịu không nổi thời tiết, nên cảm thấy khó chịu đấy thôi. Chúng ta là người tu đạo, việc sinh tử còn không chế ngự nổi chúng ta, huống gì là thứ bệnh xoàng? Sư huynh nên phóng tâm, đừng lo sợ chuyện không đâu.
Biển bức nghe vậy, nói:
- Chẳng giấu gì sư huynh, tiểu đệ vâng lệnh thầy, ở đây thụ hưởng hương hỏa. Lúc đó, sư tôn có dặn dò, bảo thời hạn tiểu đệ ở đây không quá một ngàn năm. Nay tính lại, thì thấy thời hạn không còn sai bao nhiêu, vì thế tiểu đệ cứ đêm ngày lo nghĩ, sợ rằng có chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn chăng? Tiểu đệ không phải kẻ phàm phu, tham luyến lợi lộc đâu. Vả chăng thời hạn hường thụ hương khói đã mãn, đây là lúc tiểu đệ trở về núi, theo hầu sư tôn, mong sớm có ngày chuyển sang hình người, hoàn thành đại đạo Thứ hư vinh trước mắt đây, tiểu đệ không chút luyến tiếc. Nhưng vạn nhất những kẻ thị tùng trong miếu gây ra chuyện lộn xộn gì, há chẳng phải tội đổ cho người chủ hay sao? Đây là chuyện rất lớn, tiểu đệ phải vô cùng cẩn thận. Hơn nữa, nếu quả thật xảy ra chuyện, ắt hẳn từ nay tiểu đệ phải chia tay cùng sư huynh, làm sao tiểu đệ yên tâm cho được? Từ khi gặp nạn hồng thủy, tiểu đệ từ trung nguyên lưu lạc đến đây, cũng chưa bao giờ có cảm giác kỳ lạ như lần này. Nếu nói là bệnh xoàng, thì chúng ta là người tu đạo, dứt khoát không bao giờ mắc phải. Thiết nghĩ chuyện này phải có một nguyên do nào đó, chỉ tiếc rằng chúng ta đạo lực còn nông cạn, không dự biết trước mà thôi. Lúc này không còn sớm sủa gì nữa, tiểu đệ xin tạm biệt sư huynh, trở về xem thử tình hình ra sao. Nếu quả thật không có chuyện gì, ngày mai tiểu đệ sẽ tới báo cáo cùng sư huynh.
Lão long nghe vậy, gật đầu ưng thuận, nhưng cười thầm trong bụng là biển bức quá nhát gan. Đang trầm tư suy nghĩ, bỗng thấy vài ông thổ địa chạy tới, hành lễ cùng hai người, rồi nhìn ngay mặt biển bức, nói:
- Tôn thần có biết biến cố xảy ra trong miếu hay không?
Câu nói chưa dứt, đã thấy biển bức trợn trừng hai mắt, há hốc miệng. Ngay cả lão long cũng kinh hãi, vội hỏi:
- Mấy vị nói gì? Trong miếu có yêu nhân nào vậy? Hay lả bọn thị tùng ra ngoài gây họa?
Các vị thổ địa đem chuyện đầu đuôi bẩm báo, lão long tức thì nổi giận:
- Yêu súc này thật đáng ghét! Nó không biết ta lợi hại ra sao ư? Sư huynh tạm ẩn thân một bên, để xem tiểu đệ thu thập con yêu này. Thứ nhất: để sư huynh hả giận, thứ hai: để ngăn cản, không cho nó ở đây quấy nhiễu, làm hại dân chúng, thứ ba: để nó nhận biết bản lãnh của lão long này, coi nó còn dám cuồng ngôn hay không?
Biển bức vốn là người biết an phận thủ thường, lại biết kỳ hạn hưởng thụ hương hỏa của mình sắp mãn, sớm muộn gì cũng phải về núi, gặp được cơ hội này thật quá tốt, để trở về bên sư phụ, nghe lời chỉ dạy. Hà tất phải gây chuyện chống đối người khác làm chi? Lão long lại không chịu kiến giải đó. Anh ta là người đàn ông thẳng thắn, rất nóng tính. Dặn dò biển bức vài câu, không đợi anh kia trả lời lão long lập tức xuất hiện nguyên hình, bay lên không trung. Vừa chuyển động một cái, đã tới ngay chỗ miếu Phúc Đức, gặp lúc lão giao đập phá pho tượng vừa xong, nộ khí chưa nguôi, còn đứng đó chỉ trời, vạch đất, chửi mắng trước mặt đám đông. Lão long thấy vậy, giận quá chừng, từ giữa không trung, thét mắng:
- Yêu ma kia, không được vô lễ! Có gia gia mày ở đây!
Lão giao không ngờ lão long xuất hiện vào lúc này, tỏ vẻ kinh hãi, vội xuất hiện bản thể, nhảy lên mây, cầm cây đao ba mũi nhọn, xông lại đánh lão long. Còn rồng này có thân hình quá to lớn, dập đầu một cái sức mạnh như núi Thái Sơn đổ xuống, quẫy đuôi một cái, thế mạnh như gió to mưa lớn, nhổ bật rễ cây. Lão giao thân thủ nhanh nhẹn, nhảy lên nhảy xuống, tránh né được cả. Hai bên đánh nhau một trận trời sầu đất thảm. Đánh đã lâu, mà không phân cao thấp. Lão long đột nhiên nổi hung, há miệng phun ra một viên linh đan, biến thành ngàn, vạn trái cầu lửa, vây quanh lão giao. Lão giao vốn là con mãnh thú ở dưới đáy nước, bình sinh đã quen với nước, thấy thế lửa quá mạnh, liền tính chuyện lấy nước khắc chế lửa. Nó đâu có biết linh đan của lão long là do hấp thụ tinh hoa của mặt trời, mặt trăng chế thành, khi phun ra thì đó là lửa tam muội của bản thân lão long, nước bình thường làm sao có thể tiêu diệt được? Lão giao tận dụng khí lực, trút hết phân nửa số nước biển, hy vọng có thể diệt được thần đan. Kết quả trái ngược, chẳng khác nào lửa cháy đổ thêm dầu, chỉ càng giúp thêm oai cho lửa, đốt cháy vô số dân chúng, và nhiều nhà cửa, ruộng nương.
Lão giao biết địch không lại, liền hóa thành một con cá thu, ẩn mình giữa những đợt sóng, trốn xuống đầm sâu. Lão long tìm kiếm hồi lâu, tìm không ra, bất giác nổi cơn hung dữ, không thèm suy tính cho mất công, thi hành ngay một biện pháp man rợ: chuyển từ nơi xa về một quả núi đất rất lớn, thả xuống dưới biển. Cả một trái núi cao đè xuống như vậy, lo gì lão giao chẳng bị đè chết?
Phiếu Diểu chân nhân kể tới đây, Hỏa Long chân nhân bất giác cười rộ:
- Thì ra học trò của chú là con rồng ngốc nghếch, to gan mà thô lỗ. Anh ta dã suy nghĩ không tới. Giả sử như Quán Khẩu được san thành đất liền, lão giao quả nhiên bị đè chết, vậy còn chỗ nào cho lão long chui rúc? Không thể nói anh ta đã tính trước rất chuẩn rằng sau khi biển được san bằng, thì chú là thầy anh ta sẽ dẫn anh ta đi Đông Hải, nên chỗ cho anh ta chui rúc không còn cần thiết nữa.
Phiếu Diểu cười, nói:
Vậy nên lúc này tôi mới nói biện pháp của anh ta là biện pháp man rợ. Lão long thăm dò một hồi, nhận rằng lão giao đã bị đè chết ở dưới đáy biển, nhưng bản thân anh ta sém chút nữa không giữ được tính mạng.
Nguyên địa phương đó thuộc quyền cai trị của thần Nhị Lang, mọi việc đều do ông ta xử lý. Lúc đó, được tin giao và rồng tranh chấp nhau, nước biển dâng lên dìm chết dân chúng, Nhị Lang vội thống lĩnh đại binh, đi trấn áp. Nếu ông ta tới trễ một bước, nước biển đã bị lão long san lấp hết phân nửa rồi. Nhị Lang nổi giận, nói:
- Độc giao 3 bị núi đè chết, không nói tới nữa. Nhưng lão long phạm tội, tội còn lớn hơn của độc giao nữa! Việc này không xét kỹ để nghiêm trị, trong tương lai, những việc biển xanh biến thành ruộng dâu cứ tùy thời mà xảy ra, mà bản thân ta cũng chẳng còn chút oai quyền nào.
Lập tức hạ lệnh tìm kiếm lão long, bắt về.
Vừa nghe Nhị Lang đem binh tới, lão long vội trốn ra khỏi biên cảnh. Nhân dịp đó, Phiếu Diểu chân nhân mới dẫn anh ta đi Đông Hải, nào ngờ chỉ trong giây lát, anh ta gây ra vụ đại náo thiên cung.
Nghe đến đây, Hỏa Long chân nhân cười, bảo:
- Vậy mới nói, anh em ta đúng là "cùng bệnh thương nhau". Tổ sư đã đem hết trách nhiệm việc này trao vào tay anh em ta, mà chúng ta gặp phải hai nghiệt súc này, tính cách man rợ cũng y như nhau. Chúng gây tai họa, sau này có báo ứng, chúng tự nhận lấy thôi. Chẳng qua chúng ta mang tiếng làm thầy mà ngay cả học trò mình cũng không chế phục nổi, các vị sư huynh sư đệ nghe biết chuyện này, sao khỏi chê cười chúng ta?
Phiếu Diều chân nhân cười, đáp:
- Chính thế!
Rồi ông hỏi thăm chuyện Phi Long đã làm ở sông Tiền Đường, Hỏa Long chân nhân nhất nhất kể lại, rồi nhân đó cười, nói:
- Hai đứa nó trái lời thầy, lẽ ra phải trừng trị đích đáng, mới giữ nổi qui củ chặt chẽ trong đám học trò chúng ta. Chết một nỗi, lúc này là lúc cần dùng tới chúng, đành phải gọi chúng tới, hăm dọa vài câu, khuyên chúng hết lòng phò tá các vị vua chúa trên trần, để lấy công chuộc tội.
Phiếu Diểu chân nhân cười, nói:
- Ngày nay các vị quân vương ở hạ giới thường hay nhắc tới quyền thuật, thần tiên chúng ta chỉ biết lấy lễ đãi người, lấy lòng thành tiếp xúc với vật, dùng làm chi những thứ trá thuật như thế?
- Cái đó gọi là biện pháp tùng quyền. Nếu không làm vậy, sao có thể khiến hai tên súc sinh cúi đầu, cụp tai, biết thận trọng trong công việc, trước khi đi nhận chức?
- Cái gì mà tùng quyền với không tùng quyền? Tôi không hiểu nổi. Đó chẳng qua chỉ là những lời bịa đặt để lừa gạt người ta thôi!
- Anh em ta làm thầy mà không quản nổi học trò, lúc này đã lâm vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, đành phải quyền nghi một lần xem sao.
Không bao lâu, đã tới trước mặt biển, Hỏa Long chân nhân bắt quyết gọi rồng. Hồ Phi Long vội biến thành một cô gái, ra khỏi biển gặp thầy. Vừa thấy mặt sư tôn, cô vừa thẹn vừa ăn năn hối lỗi, phục xuống đất vái lạy, nước mắt như mưa. Phiếu Diểu chân nhân cũng bắt quyết gọi Bình Hòa tới. Hai ông thầy chống kiếm đứng trên mặt nước, mỗi đợt sóng biển tràn tới đều biến thành những đóa hoa sen, vây quanh hai ông tiên, thêm phần trang nghiêm. Hai rồng phủ phục trên mặt nước, tự biết lỗi, chẳng dám ngững đầu. Hai ông thầy thét mắng:
- Hai người đã biết tội chưa?
Phi Long chỉ khóc lóc, không dám mở miệng. Bình Hòa quật cường hơn, ngửng đầu lên, tố cáo chuyện giao long hung hăng, bạo ngược. Phiếu Diểu chân nhân phất tay, nói:
- Ta đã biết rồi, không cần ngươi phải giải thích!
Bình Hòa bị thầy mắng, lại cúi đầu lặng im. Phiếu Diểu chân nhân quay nhìn sư huynh, lên tiếng than thở:
- Xét cho cùng hai đứa nó còn có lòng có dạ, chưa đến nỗi nghĩ sằng, làm càn. Chẳng qua chúng chỉ làm những việc vượt quá phận mình, mới gây nên tội lỗi lớn lao. Còn vụ đại náo thiên cung, anh em cũng không kiểm soát nổi chỉ sợ chúng sẽ không giữ nổi tính mạng toàn vẹn thôi. Các ngươi cậy có chút pháp thuật nhỏ nhoi, đã cho mình là nhất thiên hạ, không ai bằng mình nữa sao? Há không biết trong chín châu, muôn nước, ở hải đảo ba cõi, còn có nhiều người tài đức, trội hơn các ngươi? Tự phụ pháp lực để coi thường người khác, rốt cuộc rồi cũng chết vì pháp thuật thôi! Nên biết rằng pháp thuật chỉ là một công cụ giúp các ngươi phòng thân, hoặc dùng vào việc cứu người giúp đời chứ không cho các ngươi lăng nhục, khinh miệt người khác, trái luật, phạm thượng. Trước đây. lúc chúng ta hóa độ cho hai ngươi, đã từng dặn dò những gì? Sao dám cãi lời thầy, gây nên đại họa như thế? Chiếu theo qui luật của tiên gia, các ngươi đã mang tội tự phụ, không coi ai là bậc trưởng thượng, bất tuân lệnh thầy, cứ một mực theo bản tính mà làm càn! Các ngươi còn gì để nói nữa đây?
Phi Long vốn người trung hậu, chỉ biết cúi đầu nhận tội, không dám nói một câu. Hỏa Long chân nhân lại cười, hỏi Bình Hòa:
- Cháu nghĩ thế nào?
Bình Hòa nghiêm sắc mặt, đáp:
- Thưa sư phụ và sư bác nếu hai vị không thương yêu chúng con, hôm nay đã chẳng tới cứu chúng con. Mà hai vị đã tới cứu, chắc hẳn tội chúng con chưa đến nỗi phải chém giết. Việc này phân xử thế nào, chắc hẳn hai vị sư tôn đã có giải pháp, chúng con cũng không nghĩ ra nổi! Dầu có phải chết, chúng con cũng cảm kích công ơn hai vị sư tôn.
Câu nói đó rất đắc thể. Hỏa Long chân nhân vốn người nhân từ, nghe được liền cất tiếng cười vui vẻ, Phiếu Diểu chân nhân cũng cười theo, nói:
- Các con đã biết tội, từ nay phải để tâm học tập, giữ gìn ký cương, không được tùy tiện làm càn nữa!
Hai rồng đều khấu đầu, nói:
Đội ơn sư tôn rộng lớn như trời biển! Nếu hai chúng con còn dám cậy phép thuật làm càn, tình nguyện chết dưới lưỡi phi kiếm của sư tôn!
Hai ông thầy nghe vậy, tỏ ý hài lòng, khuyên nhủ học trò mình thêm vài câu, trò nào đứng gần bên thầy nấy, dạ dạ xin vâng. Hai thầy mới bảo hai trò làm lễ tương kiến, nhận nhau là sư huynh, sư muội.
Mọi người đang vui vẻ trò chuyện, chợt thấy một đám mây ngũ sắc từ phía Đông Bắc tà tà tiến lại. Hai ông tiên ngửng nhìn, cất tiếng cười:
- ông nguyệt lão tới đây làm gì vậy?
Câu nói chưa dứt, nguyệt lão đã từ trên mây đáp xuống mặt biển, thi lễ cùng hai ông tiên.
Chú thích
1 Ngày xưa, gọi là con thuồng luồng (Tử điển Thiều Chửu), nay gọi là con cá nhám (Tù điển Hàn Việt – Ban Tu Thư Nghĩa Thục).
2 Hai người bạn này tự coi ngang hàng nhau, gọi người đối thoại là sư huynh, tự xưng sư đệ; người kia cũng gọi trả lại như vậy, chứ không dám nhận vai anh, gọi người kia là em.
3 Giao long ác độc.
Bát Tiên Đắc Đạo Bát Tiên Đắc Đạo - Khuyết Danh Bát Tiên Đắc Đạo