Chương 8 - Tấm Hình Bí Mật.1
ên em là Hong. Bét-ty Hong.
Khi nàng mở miệng, môi nàng cong lên nũng nịu và lẳng lơ. Văn Bình muốn ngoạm vào như thể ngoạm trái táo đỏ tươi, vừa lấy khỏi tủ lạnh.
Bét-ty Hong lại thỏ thẻ:
- Còn anh? Tên anh là gì?
Văn Bình nhún vai:
- Anh ấy à? Anh không có tên.
Thiếu phụ không tỏ vẻ sửng sốt. Nàng chắt lưỡi:
- Đàn ông đều giống nhau như đúc.
Văn Bình tủm tỉm:
- Đàn bà cũng vậy. Đàn bà đều giống nhau như đúc.
- Anh đừng kiếm cớ đánh trống lảng. Em không nói đàn ông giống nhau về có thể. Đàn ông giống nhau ở điểm thích giấu giếm một cácn buồn cười. Anh sợ em biết tên thật của anh rồi đến vòi vĩnh phải không? Anh đừng lo. Bọn em không bao giờ làm phiền khách. Mai kia, gặp anh ngoài đường em cũng không chào anh, trừ phi anh chào trước. Anh trốn vợ đến đây tìm thú vui, chúng em nỡ nào gây chuyện để gia đình anh bất hòa.
Cũng như các vũ nữ khác, nàng đinh ninh Văn Bình giấu tên thật đề phòng những chuyện lục đục có thể xảy ra trong gia đình.
Văn Bình cười duyên dáng:
- Em lầm. Anh chưa có vợ.
Bét-ty phá lên cười:
- Em đoán không sai, anh chưa có vợ mà. Em đố anh tìm được trong phòng này ông khách nào có vợ. Đàn ông già trẻ đến dây đều mắc căn bệnh trầm kha, bệnh hay quên. Nhưng anh ơi, giấu diếm làm gì vô ích. Chúng em đã dày gió,dạn sương, thu lượm được quá nhiều kinh nghiệm. Không yêu thì thôi hễ chúng em yêu ai thì trời đánh cũng không bỏ.
Tình yêu, đối với chúng em, không phải chỉ là hò hẹn một đêm với khách có tiền mà phải là tình tri kỷ đậm đà giữa những kẻ giang hồ. Dầu anh có vợ, anh cũng khõng ngăn cấm được em khen anh đẹp trai và dễ thương, phải không anh?
Là khách quen của sàn nhẩy, Văn Bình được nghe hàng ngàn lần những lời ví von. Lệ thường chàng dửng dưng, đôi khi chỉ cười mỉm. Tuy nhiên lần này, chàng lại bồi hồi.
Chàng rung động vì Bét-ly đã nói sự thật. Từ đông sang tây, tuy khác màu da, khác nếp sống vật chất, khác trình độ tinh thần, các vũ nữ đều ôm trong lòng một tâm sự như nhau. Phần đông vì túng quẫn, vì trạng huống éo le, họ lao vào nghề. Dư luận bất công thường trút lên đầu họ trách nhiệm của mọi cuộc khủng khoảng gia đình và sa đọa xã hội khiến họ bất mãn, chai lì, và đua đòi lối phát biểu sống sượng và gay gắt. Nhưng trong thâm tâm, vũ nữ vẫn là đàn bà họ thèm được yêu thành thật. Khi đã yêu ai, họ không cần gì hết, họ bất chấp tất cả.
Lời nói của Bét-ty bắt chàng nhớ đến Mộng Kiều ở Sài gòn. Nàng là bông hoa biết nói diễm lệ nhất của Sài gòn ban đêm. Hàng ngàn đàn ông tung bạc triệu ra để được nàng đoái hoài, song nàng vẫn thản nhiên. Thế rồi nàng gặp Văn Bình và yêu chàng. Nàng yêu chàng bằng một mối tình kỳ quặc. Ra khỏi tiệm nhảy, nàng tự coi như đã có chồng, không say sưa, không hẹn hò với khách nữa tuy chàng chưa hề hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ.
Và như Mộng Kiều, như nhiều người đàn bà chàng gặp trong cuộc đời sóng gió, Bét-ty Hong có một nhan sắc lôi cuốn.
Sắc đẹp của nàng đã vượt qua ranh giới của sự thông thường, để tiến vào địa hạt của tuyệt mỹ nên một tao nhân mạc khách như chàng không thể đối xử bằng thái độ lãnh đạm.
Bét-ty không đẹp như mọi người đẹp khác. Thoạt nhìn nàng, người ta cảm thấy máu trong huyết quản sôi sùng sục. Rồi một mùi hương kỳ diệu tỏa rộng, khiến người đàn ông phải nắm chặt mép bàn cho khỏi run...
Bét-ty đứng đậy. Đèn sàn nhảy đã đổi màu. Ban nhạc trỗi một điệu măm-bô man rợ.
Nàng đề nghị:
- Anh nhảy với em nhé?
Văn Bình quàng ôm cái eo nhỏ nhắn và mảnh mai của nàng. Bét-ty tì má vào môi chàng,toàn thân rung lên từng đợt nhè nhẹ, ngón tay nàng luôn luôn vuốt ve gáy chàng.
Theo lệ, vũ nữ ở Metro chỉ ngồi bàn với khách 15 phút đồng hồ là thay đổi. Từ nẫy đến giờ đã quá 20 phút. Văn Bình bèn hỏi Bét-ty:
- Em không phải sang bàn khác?
Giọng nàng thơm phức như mật ong:
- À, đó là với những ông khách khác. Còn anh thì không....
Văn Bình nói:
- Anh nghèo lắm.
Bét-ty cười:
- Em đâu dám xin tiền anh...
Hai người dìu nhau lại bàn. Văn Bình hỏi:
- Em thích rượu không?
- Còn phải nói. Em mê nhất huýt-ky.
- Chúng mình đi uống cho vui. Anh cùng là bợm huýt-ky. Nhắp nước trà mãi, chán chết.
- Em không đi.
- Em vừa nói là có biệt nhỡn đối với anh...
- Chính thế. Nhưng chưa người khách nào mời được em đi. Phương chi anh mới đến đây lần thứ nhất.
- Lần thứ mấy không quan trọng.
- Em mới quen anh cách đây 10 phút.
- Chúng mình đã quen nhau trong mộng từ nhiều năm.
- Anh tán thật giỏi. Lần đầu, em siêu lòng trước một ngưòi khách lạ.
- Rồi anh sẽ không lạ.
Bét-ty bật cười, xiết chặt tay chàng. Văn Bình nâng bàn tay thon muốt lên môi hôn.
Dưới đường, trời lất phất mưa. Bét-ty đi sát vào bên chàng: da thịt nàng run tê như truyền điện.
Nàng hỏi:
- Anh mới đến.
- Đúng. Tại sao em biết?
- Ồ, chẳng có gì khó. Người sinh sống ở đây không bao giờ dám mời vũ nữ đắt khách nhất Metro đi uống rượu. Điều thứ hai, hễ đã sinh sống ở đây và lên chơi Metro, khách phải có xe hơi riêng. Nếu em không lầm anh sắp vẫy tắc-xi.
- Em lầm to. Xe anh kia kìa. Cái Prefect ấy.
Bét-ty bĩu môi:
- Từ ngày làm ở Metro đến giờ, chưa khi nào em có can đảm trèo lên cái xe nhỏ bé và ảm đạm như Prefect. Anh thương em thì hãy gọi tắc-xi. Hoặc ngự xe Rolls quý phái 15 ngàn mỹ-kim, hoặc ngồi tắc-xi bình dân, em không thích sang trọng nửa mùa, anh ạ.
Văn Bình cười đáp:
- Ừ, hai đứa mình đi tắc-xi.
Chàng vừa nói dứt thì một tắc-xi đậu xịch bên đường.
Xe chạy một quãng, Văn Bình mới hỏi:
- Chúng mình đi đâu?
Bét-ty nguýt yêu:
- Đi đâu? Em cũng chưa nghĩ ra...
- Không lẽ ngồi tắc-xi suốt đêm.
- Vậy em tiễn anh về khách sạn. Còn em, em mệt rũ, em cần về nhà nghỉ.
Văn Bình nói dối:
- Ở khách sạn của anh, họ không bán rượu, Nếu em cho phép, anh sẽ về nhà em. Anh uống xong rồi đi liền, không dám quấy nhiễu em đâu.
Bét-ty cười xòa:
- Hừ, nghe anh cam kết em bỗng có cảm tưởng em là cô bé lên 10.
Văn Bình giơ một ngón tay:
- Anh xin thề hết sức đúng đắn.
Bét-ty nhún vai:
- Em đã nghe đàn ông thề nhiều rồi. Thôi, em cũng chiều anh. Nhưng chỉ uống rượu rồi ra về không được vòi vĩnh gì nữa. Anh đừng quên em là môn sinh nhu đạo. Bạn em ở Metro đều giỏi võ Nhật. Riêng em, em có thể cho anh đo ván nếu anh tự động mó vào người em.
- Nghiệt ngã ghê!
- Đối với đàn ông đẹp trai như anh thì dễ dãi là chết đứ đừ. Anh có chấp thuận điều kiện thì em mới cho lên phòng.
Văn Bình gật đầu lia lịa. Tắc-xi chui vào con đường sâu hun hút. Mấy phút sau, tài xế dừng trước một ngôi nhà sơn đỏ. Tình cờ, Văn Bình nhớ lại ngôi nhà cổ kính, bên trong là tiệm nhảy chật chội, ám khói, nơi người họa sĩ Tây phương gặp vũ nữ Suzie Woong.
Bất giác chàng phê bình:
- Anh có cảm tưởng đây là căn gác của Suzie Woong.
Bét-ty cười:
- Quái thật, bất cứ người ngoại quốc nào đến Hồng Kông cũng đòi đi xem kỳ được cái tiệm nhảy tí xíu mà ngưòi ta dùng để quay cuốn phim "Thế giới của nàng Suzie Woong". Rất hân hạnh được anh so sánh như thế, nhưng em xin nhắc Suzie là nhân vật tiểu thuyết, em không phải là Suzie và anh cũng không phải là chàng họa sĩ đào hoa. 1
Thang gác gỗ nghiến răng từng hồi kèn kẹt. Mùi thuốc phiện bay xuống thoang thoảng, khiến Văn Bình mường tượng ngay tới căn gác xép tắt hết đèn, chỉ còn ngọn đèn dầu lạc, và người đàn bà mũm mĩm kê đùi cho khách gối trong khi viên thuốc reo sèo sèo thơm phức.
Đoán lầm ý nghĩ của chàng, Bét-ty hỏi:
- Anh hút nhé?
Hồng Kông là thiên đường của á phiện. Được tơ lơ mơ bên cạnh người đẹp, ai lại không thích song Văn Bình không thích nằm còng queo dưới ánh đèn le lói gật gà, gật gù như buồn ngủ chốc chốc lại chiêu hơi khói phù dung bằng ngụm trà tầu cháy họng, hoặc nhoài tay véo cái mông gày guộc của cô ả tiêm thuốc không quen biết.
Bét-ty mở cửa phòng, lách sang bên nhường cho Văn Bình vào trước. Căn phòng được trang hoàng mộc mạc, Văn Bình không thấy vật gì khả dĩ chứng tỏ đó là nơi Bét-ty thường ở mỗi ngày. Tuy vậy, chàng không lộ vẻ kinh ngạc.
Bét-ty kéo ghế mây, đon đả:
- Mời anh ngồi, để em khui rượu.
Nhà của Bét-ty — nếu muốn dùng chữ "nhà"— gồm hai phòng ăn thông với nhau, ngăn đôi bằng gỗ. Văn Bình đoán bên kia là phòng ngủ.
Nhìn bốn bên, chàng chỉ thấy bộ xa-Iông mây sơn nhiều mầu, vứt lỏng chỏng mỗi nơi một cái, cái tủ buýp-phê dán phọt-mi-ca màu đỏ và cái máy hát kiểu mới, âm thanh nổi.
Văn Bình lục tìm một đĩa hay. Chàng đặt vào máy, vặn hát. Giọng hát âm ấm của người nữ ca sĩ hữu danh từ trong máy truyền ra, ngập đầy gian phòng.
Mắt Bét-ty bỗng sáng ngời. Nàng giang rộng tay:
- Nào, anh nhảy với em.
Lời mời ngọt ngào này, Văn Bình đã nghe tại vũ trường. Bất giác, chàng nhớ lại tấm lưng mềm mại và bộ ngực phập phồng của nàng, khi hai người ôm nhau trên sàn gỗ đánh xi ra bóng loáng.
Vừa nhảy, Bét-ty vừa ngả đầu vào vai chàng. Ngửi hơi thở thơm thơm của nàng, Văn Bình ngây ngất. Chàng cúi xuống, hôn nhẹ mái tóc đen mượt đồng thời tay chàng vòng quanh lưng nàng.
Bét-ty để yên.
Văn Bình hôn giữa đôi môi đỏ mọng. Toàn thân Bét-ty rung lên bần bật. Chàng hôn như thế rất lâu. Người nữ ca sĩ trong máy hát bắt đầu chuyển sang giọng nhè nhẹ, nghe như tiếng thủ thỉ say sưa của hai kẻ yêu nhau.
Bét-ty hỏi: Tên anh là gì?
- Mashita.
- Hiện anh ở đâu?
- Anh không có nhà, đêm nay, có lẽ anh ở đây.
Nàng quắc mắt:
- Anh nói dễ nghe nhỉ?
Văn Bình kéo nàng vào lòng, hôn thêm cái nữa. Nàng vùng vẫy lấy lệ, rồi cứng đơ như khúc gỗ. Chàng nghe rõ tiếng hơi thở hổn hển của nàng.
Rồi không cần hỏi ý kiến Bét-ty, chàng ôm bổng nàng lên, bế sang phòng bên. Phòng này chỉ kê cái giường sắt cao lêu nghêu buông mùng sẵn. Văn Bình mỉm cười một cách ranh mãnh khi nhìn thấy đôi gối màu hồng nằm ngay ngắn trên nệm trắng muốt, bốn góc kéo thẳng băng.
Đặt Bét-ty xuống, Văn Bình chìa chai rượu cho nàng:
- Em uống nhé?
Nàng gật dầu, mắt lim dim như vừa được chích ma túy. Vốn giàu kinh nghiệm, chàng biết Bét-ty đã tới trình độ mà không sức mạnh nào có thể kéo nàng trở lui được nữa.
Chàng tự thưởng cho mình nửa chai huýt-ky. Bét-ty nằm dài trên giường tay đan dưới gáy, ngực ưỡn, môi mở hé, như van nài tha thiết.
Giờ đây chàng mới lưu ý tới bộ y phục của nàng.
Nàng mặc áo dài Thượng Hải băng gấm ngũ sắc xẻ thật cao hai bên lườn, nên cặp giò trắng trẻo, và cân đối của nàng luôn luôn được phơi lộ.
Cái tắt đèn ở đúng trong tầm tay của chàng. Mắt nàng đã hướng về phía ấy, như thầm yêu cầu chàng tắt ngọn đèn nê-ông quá trơ trẽn.
Bỗng chuông điện thoại ở phòng ngoài reo. Bét-ty chồm dậy, bước rảo ra chỗ đặt ống nói.
Văn Bình chắt lưỡi rót thêm ly rượu nữa. Đối với những vũ nữ kiều diễm như Bét-ty thì nửa đêm có điện đàm là thường. Có lẽ một lão trọc phú, bụng phưỡn tròn ứ mỡ gọi cho nàng để hỏi trên phòng đã có ai chưa. Vì gần như thông lệ, một số gái nhảy trên thế giới đều làm thêm nghề phụ.
Văn Bình lắng nghe. Đầu dây nói rất nhỏ chàng không nghe được gì. Bét-ty cũng đáp nhỏ:
- Vâng.
Một phút sau, nàng lại đáp tiếng "vâng" cộc lốc. Văn Bình mỉm cười, tắt đèn. Như bị nam châm hút, Bét-ty dính chặt lấy chàng trong bóng tối.
Chàng nói đùa: - Em sắp giầu to.
Nàng giật mình:
- Phải. Sao anh biết?
- Người ta vừa gọi dây nói.
Hoàn hồn, nàng thở phào:
- Anh lầm. Không phải nhân tình của em đâu. Em có rất ít người yêu. Mấy ông triệu phú ở đây biếu hàng vạn đô-la mà em cũng không thèm. Em không thích nằm chung giường với bọn đàn ông già khẳn, hơi thở sặc mùi rượu thịt và thuốc phiện, hễ mở miệng là khoe tiền.
- Vậy ai gọi cho em?
- Anh tham quá. Em mời anh lên phòng, cho phép anh ngủ lại là hân hạnh lắm rồi. Anh lại không phải là chồng em...Nhưng thôi, em nói thật để anh khỏi ghen bóng, ghen gió. Người gọi điện thoại là ông chủ Metro.
- Hắn sắp đến?
- Lại ghen rồi. Hắn xấu như ma lem, ai chịu nổi. Hắn gọi em để khiển trách.
- Về việc gì?
- Vì em về quá sớm, và quên báo quản lý. Khách quen tìm em không thấy gắt om. Một chàng đa tình đã gây sự với quản lý, đập vỡ chai cốc và hành hung nhân viên vũ trường. Anh đã biết hết sự thật. Anh còn hỏi vặn nữa không?
- Không. Chỉ muốn hỏi vặn đôi môi của em thôi.
- Khôn ghê. Môi em đây. Hôn đi. Hôn nữa đi. Đêm nay, em sẽ giúp anh quên hết nỗí khổ ở đời. Dầu sáng mai anh sẽ quên em....
- Đừng nói nhảm, Bét-ty.
Hiểu được ý nghĩa của tiếng trách âu yếm, Bét-ty rúc vào ngực chàng.
Da thịt nàng mát rợi như đĩa trái cây ướp lạnh. Văn Bình quên hết thực tại. Dầu căn phòng của Bét-ty ở gần đường, vọng lên tiếng xe chạy rầm rầm, chàng vẫn chẳng nghe được gì nữa.......
° ° °
Ngọn đèn lớn trong phòng giải phẫu đã tắt. Cái thùng sắt đựng đầy bông băng thấm máu được bung ra ngoài.
Fu-Chun hỏi người phụ tá gây mê, giọng lo lắng:
- Bao giờ thì tỉnh?
Người phụ tá đáp:
- Lát nữa.
- Lát nữa là bao nhiêu phút?
- Độ 30 phút.
Ba giờ trước, Fu-Chun đã chứng kiến cảnh á xẩm bị đánh ngã, và Y-von mà hắn tưởng là thiếu phụ nuốt lửa Nancy quay ngược mũi súng vào người, bắn liên tiếp 2 phát. Phát thứ nhất trúng bụng. Y-von chưa kịp nổ phát thứ hai thì Fu-Chun đã rút súng thần tốc và bắn vào tay nàng, Y-von rú một tiếng kinh hồn, đoạn gục xuống vũng máu đỏ lòm.
Việc đầu tiên của Fu-Chun là quỳ xuống ở bên nàng, xem xét vết thương có nguy đến tính mạng nàng không. Hắn tức uất, song cố nghiến chặt hai hàm răng, dồn cơn giận xuống đáy lòng. Ngang dọc đã nhiều, Fu-Chun bao giờ cũng thắng. Lần đầu hắn thua cuộc. Đáng thương cho hắn, vì hắn đã thua cuộc một người đàn bà mảnh mai. Sau bao năm lăn lộn trong nghề, hắn chuyên phỉnh gạt thiên hạ và tự hào không bao giờ bị đối phương phỉnh gạt.
Ngờ đâu, Y-von đã dẫn hắn vào cạm bẫy. Bắt đầu là cú điện thoại hoảng hốt của Alen. Trong điện thoại, Alen run run như đang lên 1 cơn sốt rét. Fu-Chun còn nhớ mồn một những lời báo cáo của Alen:
- Thưa ông chủ, Alen đây.
Fu-Chun hỏi ngay:
- Lấy được chưa?
Alen thở dài sườn sượt:
- Thưa ông, mình bị lừa. Trong phòng bà ta, chẳng có gì hết.
Fu-Chun cố bám lấy tia hy vọng nhỏ bé:
- Vặn đế đèn ra xem chưa?
Alen cười gượng gạo:
- Thưa, không thể vặn được, vì nó là một khối đông đặc.
Fu-Chun gầm rít:
- A!
Giọng Alen trở nên thức bách:
- Thưa, bây giờ tôi phải làm gì? Có cần rẽ qua Métro bắt thằng ấy lại không?
Fu-Chun lắc đầu:
- Không. Không cần. Anh về đây ngay.
Fu-Chun gác ống nói. Và hắn nghe ồn ào, á xẩm bị đành ngã, Y-von thì quay mũi súng tự vận. Nàng nằm ngửa, mắt nhìn trần nhà, một tay đè bụng dường như muốn bịt kín vết thương cho máu khỏi trào.
Trên mặt nàng, Fu-Chun không thấy vẻ đau đớn. Mất hết cảm giác, nàng không biết đau đớn nữa Tiếng thét của nàng chẳng qua là phản ứng tự nhiên của con người bị viên đạn bắn soắn ruột.
Fu-Chun hỏi dồn:
- Bà có việc gì không?
Y-von cười nhạt không đáp. Fu-Chun nhấc bàn tay Y-von để quan sát. Máu chảy mỗi lúc một nhiều. Để mặc nàng với viên đạn trong bụng nàng sẽ chết trong vòng nửa giờ. Fu-Chun chẳng thương tiếc gì nàng, song vẫn phải cứu nàng sống. Nàng phải sống đến khi hắn đoạt được tài liệu.
Như cái máy, hắn xốc Y-von lên, xăm xăm bế nàng ra vườn. Máy xe hơi còn nóng, hắn nhấp ga nhẹ là cánh quạt quay vù, và động cơ nổ ròn, Ai ngồi cạnh hắn sẽ ngạc nhiên vì hắn gài số 2 mà chiếc Rờ-nô 4 mã lực chạy êm ru, như thể xe Hoa kỳ khống lồ 20, 30 ngựa.
Tốc độ vốn là sự hãnh diện của Fu-Chun. Trong ga-ra hắn để sẵn một giẫy xe hơi, vỏ ngoài cũ kỹ, sọc sạch, kỳ thật bên trong toàn là máy tốt và mạnh. Chiếc Rờ-nô xiêu vẹo này có thể nuốt đường, 150 cây số giờ. Có lần trên một con đường ngoằn ngoèo quanh đồi núi Hồng Kông, hắn đã phóng chiếc Rờ-nô khiêm tốn nhanh hơn xe đua Mercedes 190 SL, báu vật cơ khí, chạy 180 cây số giờ là thường...
Xuống giốc Fu-Chun vẫn tống ga xăng. Y-von ngả vào người hắn. Nàng nhắm nghiền mắt, ra dáng mệt nhọc. Dưới ánh đèn nhỏ trong xe, da mặt nàng trắng bệch như tờ giấy.
10 phút sau, Fu-Chun vào đến khu vực trung ương thành phố. Hắn bóp kèn ra hiệu, rồi lái vào sân một bệnh viện tư. Đây là một trong những cơ sở của tổ chức do thám mà hắn điều khiển trên đảo.
Thấy hắn, y sĩ trưởng vồn vã bắt tay. Hắn chỉ xe hơi ra hiệu. Hai y tá đặt Y-von lên băng ca khiêng vào phòng giải phẫu và cuộc mổ xẻ diễn ra ngay sau đó.
Theo lời y sĩ, mọi việc sẽ xong xuôi trong vòng một giờ và tính mạng bệnh nhân không có gì đáng ngại. Fu-Chun đứng ngồi không yên, hắn hút thuốc liên mièn, mới đó đã đốt hết một bao thuốc đầu lọc. Trong khi chờ đợi cây kim đồng hồ lại có vẻ chạy chậm, thật chậm. Dường như chiếc đồng hồ quả lắc chạy điện treo trên tường cố ý rềnh rang để trêu tức Fu-Chun.
Nửa giờ trôi qua....Rồi một giờ trôi qua....Nôn nóng, Fu-Chun gõ cửa. Một phụ tá đã ló mặt qua khe cửa nhăn nhó. Fu-Chun đành ngồi xuống ghế. Lại đốt thuốc. Lại tiếp tục đi đi lại lại.
Sau hai giờ dài giằng giặc, cửa phòng giải phẫu mới chịu mở rộng, Y-von nằm trên bàn gắn bánh xe được đẩy ra ngoài, toàn thân phủ vải trắng toát, trừ bộ mặt xanh mét. Nàng đang ngủ thiếp...
Fu-Chun lật đật vào phòng mổ. Y sĩ trưởng đang tháo găng tay, vẻ mật nghiêm trọng.
Fu-Chun hỏi dồn:
- Nguy hiểm?
Y sĩ lắc đầu:
- Chưa biết.Tôi phải đợi kết quả xác nhận của phòng thử nghiệm.
Fu-Chun sửng sốt:
- Lạ thật, chỉ có việc khâu vết thương và tiếp huyết cho bệnh nhân. Cần gì phải qua la-bô?
Y sĩ khoác vét-tông, giọng băn khoăn:
- Trước khi mổ, tôi cũng tưởng là như vậy. Nhưng đến khi kéo banh ruột bệnh nhân thì tôi thấy khác. Khác hoàn toàn. Vết thuơng do viên đạn gây ra không đáng kể. Chỉ ba, bốn ngày sau là bình phục như xưa. Điều đáng lo là những đám ruột sưng viêm và đổi màu.
- Ruột sưng viêm và đổi mầu... Bác sĩ nói gì, tôi không hiểu... Nghĩa là bà ta mắc bệnh trong ruột?
- Vâng. Vùng thịt khác thường này có thể là ung thư. Ung thư đã tới thời kỳ trầm trọng vì nó đã lan rộng qua các bộ phận khác...
- Trời ơi!
- Tôi cắt một khúc và đưa cho la.bô thử nghiệm ngay. Tôi có thể chắc 80 phần trăm là ung thư. Cho dẫu phòng thử nghiệm xác nhận đúng thì tôi cũng không thể cắt bỏ được hết. Bệnh nhân quá yếu. Vùng thịt nhuốm bệnh lại quá lớn...
- Lạ lắm. Lạ lắm...
- Tôi cũng rất ngạc nhiên. Bệnh nhân là người của ta, hay là...
- Của địch.
Vậy càng ngạc nhiên hơn nữa. Phàm nhân viên trước khi làm việc ở hải ngoại đều được khám sức khoẻ chu đáo, không cơ quan điệp báo nào dám gửi đi một nữ nhân viên bị ung thư ruột.
Hơn nữa bệnh nhân này đã được mổ cắt một đoạn ruột dài cách đây độ một, vài tháng. Vết giải phẫu còn mới....
Fu-Chun lại kêu "trời ơi" một mình, Một nữ điều dưỡng rón rén trao cho y sĩ một mảnh giấy viết tay nguệch ngoạc. Đọc xong y sĩ tái mặt, chuồi cái mảnh giấy cho Fu-Chun. Hắn cầm lấy rồi trả lại ngay, giọng hằn học:
- Bác sĩ muốn chơi xỏ tôi, phải không? Toàn là danh từ chuyên môn y học, nếu được đánh máy rõ ràng tôi cũng mít đặc huống hồ nhân viên la-bô lại viết tháu.
Y sĩ vội xin lỗi:
- Khổ quá, tôi chẳng còn nhớ gì nữa. Vâng, phòng thử nghiệm vừa xác nhận
điều tôi tiên đoán. Bệnh nhân quả mắc bệnh ung thư ruột. Hình thức phi mã. Rất mau chết. Bệnh đã lan rộng, và ở thời kỳ cuối cùng...
Fu-Chun chết lặng một phút.
Mắt hắn đỏ ngầu như sắp phọt máu tươi. Hắn vừa bị lừa lần nữa. Kẻ lừa nổi hắn chẳng phải tay vừa. May có cuộc tự vận bằng súng và cuộc giải phẫu để gắp đạn. Nếu không Fu-Chun không thể khám phá ra nàng mắc bệnh ung thư sắp chết.
Chẳng nói, chẳng rằng, Fu-Chun vù ra hành lang.
Hắn nhấc máy điện thoại, hấp tấp quay số....
Tình trạng không còn sáng sủa, nhưng cũng chưa tuyệt vọng. Khôn khéo một chút, hắn có thể đảo ngược thế cờ.
Fu-Chun gọi dây nói cho hai người. Người thứ nhì là Alen. Gọi xong, hắn ngồi phịch, gác chân lên bàn.
Hắn cần dưỡng sức một lát.
Hắn tắt đèn, nhắm mắt trong bóng tối.....
° ° °
Bóng tối tỏa đầy gian phòng. Sau những phút thần tiên, Văn Bình mỏi mệt và ngủ thiếp.
Nhưng chỉ 5 phút sau, chàng bừng thức. Ngoảnh sang bên, chàng không thấy Bét-ty. Giật mình, chàng bật đèn. Tấm đệm dầy còn in sâu vết nằm của Bét-ty thơm lộng mùi nước hoa ngào ngạt. Chàng nhìn dưới đất: đôi giầy cao gót đã biến mất.
Văn Bình chợt hiểu. Không cần ra phòng ngoài chàng biết là Bét-ty đã đi khỏi. Đàn bà ăn vụng là chuyện thường đối với người từng trải, nên chàng không sửng sốt, hoặc chỉ sửng sốt thoáng qua, khi thấy Bét-ty bỏ đi không báo trước. Có thể nàng đã có chồng, một gã du đãng hay nóng mắt, hoặc một lão trọc phú có dáng đi bành bạch như vịt bầu. Họa là điên, chồng nàng mới không ghen, và không lùng bắt nàng tại các nhà săm quen thuộc!
Thoạt mới đến, Văn Bình đã biết đây không phải là nhà riêng của nàng. Bằng
chửng là chàng không tìm thấy đồ đạc nào mang dấu vết của nàng. Bàn ghế, giường nệm, tất cả đều lạnh lẽo, cái lạnh lẽo cố hữu của đồ đạc trong khách sạn.
Văn Bình vào phòng tắm, luồn đầu dưới vòi nưởc. Chàng cần vã nước lạnh cho tỉnh. Nhưng chàng không hứng được giọt nào. Chàng sực nhớ đang sống ở Hồng Kông, một nơi hiếm nước, và nước, chỉ chẩy có giờ.
Thốt ra một tiếng bực bội, chàng gài lại khuy áo. Bộ âu phục do Fu-Chun may ôm chặt lấy thân hình chàng, như thể chàng đích thân đi cắt ở Luân đôn hay Ba lê. Trong khi soi gương, thắt cà-vạt, Văn Bình bỗng thở dài sườn sượt.
Trời ơi, cố thế mà chàng không để ý!
Mặc dầu được rửa ráy sạch sẽ, một bên gò má của chàng vẫn còn sưng húp, làm chàng mất hẳn vẻ khỏi ngô thuờng nhật. Nghĩa là chàng không còn đẹp trai nữa. Chàng lại không phải là con cóc vàng. Hừ! tại sao Bét-ty lại quá dễ dãi với chàng?
Ra đến ngoài, suýt nữa chàng trượt ngã. Bã kẹo cao su dính đầy sàn gác. Chắc đây là nơi hò hẹn của những chàng lính thủy Mỹ được phép lên đảo giải sầu.
Không đợi chàng vẫy, một phu xích lô lon ton chạy lại. Gọi là xích lô không đúng vì trong xích lô cả khách lẫn công nhân đều ngồi.Đằng này, khách được ngồi vắt vẻo, còn xa phu phải cong lưng, chạy lạch bạch phía trước. Dưới thời Pháp thuộc, Văn Bình thường đi học bằng loại xe tay mà chàng cho là vô nhân đạo này. Chàng không hiểu sao người ta vẫn chưa chịu bãi bỏ nó ở Hồng kông.
Vũ trường Metro còn sáng đèn. Nhiều cặp nam nữ ôm nhau lượn như đèn cù trên sàn nhảy trơn bóng.
Văn Bình không muốn giáp mặt gã bồi hồi nãy nên đi sâu vào trong chọn một cái bàn trống. Một phổ ky xuất hiện, chàng trịnh trọng ngoặc chữ V trước tên Bét-ty Hong trong cái "mơ nuy" vũ nữ.
Văn Bình đợi không lâu. Một thiếu phụ khá đẹp, uyển chuyển trên gót giầy tấc hai, nghiêng đầu chào:
- Em xin tự giới thiệu, em là Bét-ty Hong.
Văn Bình choáng váng như đã nốc nhiều rượu trong cơn bụng đói. Bét-ty Hong đứng trước mặt chàng khác hẳn Bét-ty Hong vừa diễn cảnh đầu gối tay ấp mặn nồng với chàng trong một nhà ngủ bản xứ.
Chàng đã trấn tĩnh kịp thời nên thiếu phụ không nhận thấy sự bối rối của chàng.
- Hân hạnh chào Bét-ty.
Văn Bình nâng ly nước trà, nói tiếp:
- Bét-ty đẹp quá! Không có rượu nên anh uống tạm ly trà này để mừng nhan sắc của em.
Thiếu phụ nhún vai:
- Anh quá khen.
Văn Bình liếc quanh. Mọi người đang bị âm nhạc thu hồn, không cặp mắt ngờ vực nào hướng về phía chàng. Tuy nhiên, chàng vẫn ngờ ngợ. Chàng không tin kẻ thù đã bỏ cuộc.
Ngó giữa mắt thiếu phụ, Văn Bình hỏi:
- Đúng em là Bét-ty không?
Thiếu phụ cười tình tứ:
- Nếu em không là Bét-ty thì còn ai vào đây? Em làm việc ở đây đã lâu, anh là khách lạ nên chắc không biết...
- Anh đã ghé một lần và yêu cầu phổ-ky mời Bét-ty Hong ngồi bàn. Người ta dẫn đến cho anh một em khác.
Thiếu phụ nghe chàng nói, vẻ mặt kinh ngạc. Xong xuôi, nàng mới hỏi:
- Khác như thế nào?
- Đẹp, đẹp lắm. Hao hao như nữ minh tinh Nancy Kvvan...
- Trong phim về Suzie Woong?
Văn Bình gật đầu. Thiếu phụ nói tiếp:
- Tại đây không em nào giống như Nancy Kwan. Có lẽ anh lầm với vũ trường khác.
Đáng lẽ chàng nói là không lầm, song nghĩ ngợi một giây, chàng bèn gật đầu:
- Em nói có lẽ đúng.
Chàng đứng dậy, dìu cô gái ra sàn gỗ. Nhẩy được nửa bài, nàng bỗng hỏi:
- Anh vừa ẩu đả?
Văn Bình cười mỉm:
- Phải. Sao em biết?
- Nhìn mặt anh, ai cũng biết.
Văn Bình nín thinh, không nói gì nữa, 15 phút trôi qua, cô gái nhảy đổi bàn.
Văn Bình quan sát một lát vả phăng ra gã phổ-ky quen thuộc. Ung dung hút thuốc, chàng tiến lại. Gặp chàng, hắn nhớ mặt ngay. Hắn lễ phép cúi đầu:
- Chào ông.
Văn Bình sẵng giọng:
- Tại sao tôi chọn Bét-ty Hong, anh lại đưa đến một cô khác?
Hẳn thản nhiên:
- Tôi xin lỗi ông, ở đây, như thế là thường. Khách thì đông, nhiều vị lại gọi một cô nên đối với khách lạ, chúng tôi vẫn làm vậy. Xin ông chờ một phút, tôi xin mời Bét-ty Hong thực thụ lại.
Văn Bình cười nhạt:
- Người đàn bà hồi nãy đâu rồi?
Trong khóe mắt gã bồi. Nổi lên một tia lo sợ:
- Thưa ông, tôi xin thú thật...
Hắn lấm lét nhìn quanh "bít" Các cặp trai gái vẫn ôm nhau khiêu vũ theo điệu đàn trầm bổng. Văn Bình thoáng thấy một giọt bồ hôi lấp lánh trên trán của hắn.
Hắn nói tiếp, giọng khẩn khoản:
- Xin ông đừng căn vặn, nguy hiểm lắm.
Văn Bình trợn mắt:
- Anh không nói, tôi sẽ giết anh.
Gã bồi đáp nhanh:
- Nếu tôi nói, họ cũng giết tôi.
- Họ là ai?
- Thưa... tôi không thể nói được.
Văn Bình muốn túm vạt áo hắn, tặng cho một bài học. Nhưng chàng chưa dám ra tay vì tiệm nhảy quá đông....
Khách ở bàn bên gọi hắn. Như được cứu nạn, hắn vâng dạ rối rít. Văn Bình thọc tay túi quần, thuốc lá phì phèo trên miệng. Chàng đợi xem hắn sẽ làm gì.
Ngờ dâu, hắn chỉ đi được mấy bước là ngã khuỵu. Thân thể hắn cứng đơ như khúc gỗ. Hắn đâm vào khay nước trà nóng nghi ngút. Rầm một tiếng. Rồi loảng soảng.
Văn Bình ngây người một giây. Mọi người đổ xô về chỗ gã bồi bị nạn. Một mũi tên nhỏ xíu không biết từ đâu bắn tới, cắm giữa cuống họng nạn nhân.
Vũ trường Metro không còn là nơi tốt lành đối với chàng nữa. Chàng rảo ra ngoài, tụt xuống thang máy.
Đi đâu bây giờ? Văn Bình cũng không biết nữa. Ánh đèn nê-ông chói mắt làm chàng sực nhớ là trời đã khuya. Đế giầy của chàng gõ đều đều trên lề đường.
Được một quãng, chàng dừng lại. Rồi chàng rẽ vào ngõ hẻm. Một phút sau, chàng núp dưới lùm cây tối. Bóng tối ở các thị trấn lớn trên thế giới thường là nơi hò hẹn của dân anh chị, và phường bán phấn buôn son rẻ tiền.
Văn Bình đã quá quen với cuộc sống phiêu bạt nên không đếm xỉa đến bọn du đãng từ bóng tối vọt ra, với lưỡi dao nhọn hoắt. Chàng cũng chán ngấy cái cảnh ưỡn ẹo trơ trẽn của những cô gái mặt trát phấn trắng hếu, thân thể bầy nhầy, tô điểm bằng chất cao su mút, chờ đàn ông thâu đêm trên vỉa hè, nhất là vỉa hè Hồng Kông.
Nhưng Văn Bình đoán biết trong bong tối này sắp xảy ra biến cố. Một lần nữa chàng lại bỏ đường lớn sáng rực, quặt vào ngõ hẻm âm u, bắp thịt chùng dãn, trong sự chờ đợi phản công.
Một làn gió mạnh từ phía sau thổi tạt vào gáy chàng. Chàng đoán tiếng gió là do một ngọn dao gây ra. Loại dao bấm nút này nhỏ xíu nhưng sắc như nước thường được các kiện tướng chơi đêm mang theo phòng thân.
Văn Bình ngồi thụp.
Cuộc thách đố với thần Chểt bắt đầu.....
° ° °
Y-von cựa mình.
Cảm giác đầu tiên cùa nàng là sự man mát. Nàng mở mắt. Căn phòng không có gì đặcbiệt. Tường và trần đều quét vôi trắng xóa. Đồ đạc vẻn vẹn cái giường, cái tủ nhỏ, và cái bàn, tất cả đều cùng mầu trắng tinh khiết. Tấm riềm che cửa sổ cũng bằng lụa trắng. Màu trắng này rất quen thuộc đối với Y-von. Nàng biết đang nằm trong bệnh viện. Nhưng là bệnh viện nào?
Y-von cố ngồi dậy, nhưng toàn thân bị dán chặt xuống giường. Nàng cảm thấy đau nhói ở bụng. Tay nàng đụng đống bông băng dầy cộm, và nàng nhớ lại những chuyện gì đã xảy ra. Trong cơn tuyệt vọng, nàng đã quay súng kết liễu cuộc đời. Nàng đã bắn hai phát. Hẳn vết thương của nàng không lấy gì làm nặng, bằng chứng là nàng còn sống...
Y-von khát nước ray rứt. Người mất máu thường khát nước. Sau khi bị mổ, bệnh nhân cũng khát nước. Mắt hoa, đầu nặng là những dấu hiệu cho thấy nàng vừa tỉnh sau khi bị gây mê.
Nàng cựa mình, gây ra tiếng động nhẹ. Âm thanh nhỏ này đủ làm gã đàn ông ngồi sát cửa ra vào giật mình.
Hắn là Alen. Thấy Y-von đã thức, hắn nhếch mép cười bí hiểm đoạn rón rén mở cửa. Trong phòng, chỉ còn một mình Y-von.
Theo thói quen, nàng quờ tay lên đầu giường tìm nút chuông.
Một nữ điều dưỡng Trung hoa nhè nhẹ lách vào:
- Chào bà. Bà đã khỏe.
Y-von cười đáp lại. Nàng nhận thấy người nữ y tá có một nhan sắc khác thường. Cặp mắt dài có đuôi dưới hàng mi đen rậm, miệng luôn luôn hé nở như hoa, lộ hàm răng đều hột bắp, và trắng bóng như ngà voi, một lúm đồng tiền ở má: những báu vật này đã làm gia tăng sắc đẹp non nởt mà sắc sảo của tuổi hai mươi.
Phía sau áo choàng trắng, Y-von tin là thân hình nàng đẹp lắm. Dầu áo bờ-lu mav rộng, Y-von vẫn còn thấy những đường cong tuyệt trần ở mông và ngực. Là phụ nữ, mà Y-von còn rung động, trách sao đàn ông chẳng mê say...
Tuy nhiên, Y-von không thể lầm. Người nữ điều dưỡng rất trẻ, nhưng không còn là thiếu nữ nữa.
Giữ phép lịch sự, Y-von nói:
- Vâng, tôi đã khỏe. Cám ơn cô.
Thiếu phụ kéo ghế, ngồi gần giường Y-von đoạn hỏi:
- Em chắc bà khát nước, nên đã pha sẵn nước mát cho bà. Bà dùng một Iy cho lại sức. Thưa bà, bác sĩ yêu cầu bà uống từ từ mỗi lần độ hai, ba thìa khỏng nên uống luôn một hớp.
Y-von ngước mắt nhìn thiếu phụ:
- Ruột tôi bị rách, phải không cô?
Thiếu phụ lắc dầu;
- Thưa bà không. Chỉ có một viên đạn xuyên qua bụng bà. Và may mắn làm sao, viên đạn này không chạm yếu huyệt. Bác sĩ đã mổ và gắp đạn ra cho bà. Trong vòng mấy hôm, bà sẽ khỏe lại như cũ..
Sực nhớ chứng bệnh nan y của mình, Y-von rú nho nhỏ:
- Trời ơi!
Gương mặt người nữ điều dưỡng chứa đầy vẻ ngơ ngác:
- Thưa bà, gì ạ?
Y-von thở hổn hển:
- Tôi sắp chết, phải không cô?
Thiếu phụ cười an ủi:
- Bà đừng nghĩ quẩn. Vết thương của bà rất nhẹ. Không tin, lát nữa bác sĩ vào đây, bà hỏi lại xem.
- Không, không, tôi không nói đến vết thương này. Tôi nói...
Y-von im bặt. Bồ hôi rịn ra từng giọt trên vầng trán xanh mướt của nàng. Nàng đọc thấy trong mắt người nữ y tá một vẻ khích lệ và thân mật khiến nàng bớt sợ.
Thiếu phụ nắm chặt bàn tay run run của Y-von:
- Bà có chuyện gì khúc mắc cứ thổ lộ với em.
Giọng Y-von khản đặc:
- Trong khi mổ, cô có mặt trong phòng không?
Thiếu phụ đáp:
- Thưa có. Chính em gây mê cho bà. Trong một phút bà đã ngủ thật say.
Y-von thu hết can đảm vào câu hỏi:
- Bác sĩ cỏ nói ra sao về...căn bệnh khác của tôi không?
Thiếu phụ nhoẻn miệng cười an ủi:
- Thưa bà, có. Thoạt đầu, bác sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên. Em đã mang một khúc ruột của bà xuống phòng thí nghiệm. Đúng là bà mắc bệnh ấy, nhưng y sĩ chuyên khoa cam đoan là không hề gì.
Y-von có cảm tưởng như trận gió hồi sinh vừa thổi mát lòng nàng. Người nữ điều dưỡng thật ý nhị. Bằng chứng là nàng không nhắc đến tên bệnh húy kị.
Y-von hỏi dồn:
- Cô nói thật chứ?
- Em đâu dám lừa bà.
- Tôi nghe nói là bệnh tôi đã đến thời kỳ nghiêm trọng, thời kỳ cuối cùng. Lạ thật, bác sĩ sẽ chữa cho tôi bằng phương pháp nào, hả cô? Tôi đã chữa nhiều cách, như uống thuốc, chạy quang tuyến. Và giải phẫu... Song bệnh nào vẫn tật ấy...
- Vâng, theo quan niệm y học thông thường thì bà đã mắc một chứng bệnh nguy hiểm. Nhưng y học đã tiến rất nhanh trong những năm gần đây, bệnh của bà không còn được coi là nan y nữa. Một hội nghị quốc tế vừa được triệu tập trên đảo về chứng bệnh của bà. Y sĩ trên lục địa đã phát minh một môn thuốc mới. Một môn đông dược kết hợp thảo mộc và châm cứu. Nhưng về hiệu năng thì bom cô-ban và giải phẫu không thể sánh kịp.
- Trời ơi, tôi sung sướng quá! Liệu tôi khỏi bệnh được không cô?
-Bác sĩ nói bà sẽ khỏi, chắc chắn khỏi, thế nào cũng khỏi.
- Yêu cầu cho tôi hầu chuyện bác sĩ ngay bây giờ.
- Bà mới mổ xong, còn mệt, chưa thể gặp bác sĩ.
- Cô làm phúc mời bác sĩ đến thăm tôi một lát. Chỉ thăm tôi một phút mà thôi. Nếu tôi được bác sĩ báo tin thoát chết... Trời...
- Vâng, em xin cố gắng làm bà vừa lòng nhưng thưa bà, trời chưa sáng...Bác sĩ mới về. Có lẽ mai sáng bác sĩ mới lại.
- À ra thế! Bây giờ còn là ban đêm?
- Vâng.
Mặt Y-yon sịu hẳn. Thấy thế, người nữ điều dưỡng cười mỉm tay đặt lên trán nàng:
- Bà yên tâm. Để em gọi dây nói cho bác sĩ.
- Còn gì bằng. Cô xin lỗi bác sĩ giùm tôi. Giờ này đánh thức bác sĩ là bất lịch sự, tối bất lịch sự, nhưng tôi tin bác sĩ đã sẵn sàng tha thứ. Nếu được chữa khỏi thì làm gì tôi cũng làm. Phải, tôi cũng làm, miễn sao được sống.
Người nữ y tá ra khỏi, Y-von bật nhớ ra một điều. Hồi nãy, nàng quên hỏi đây là đâu, và ai chờ nàng tới. Nhưng sau một phút thắc mắc, nàng trở lại hớn hở như cũ. Bệnh viện nào nàng cũng không cần. Nàng mỉm cười, nhắm mắt, trong óc nở rộn một giấc mơ tuyệt đẹp.
Trong cơn mơ, nàng ngồi trên ghế xích đu lót vải rằn ri, trông ra khơi Vũng tàu. Buổi sáng mát rợi, mặt trời đã ló ở phương đông, nhuộm mặt biển một mầu đỏ ối tươi thắm. Nàng mặc bikini hai miếng nhỏ xíu. Bất giác, nhìn xuống bụng nàng thốt ra tiếng ồ kiêu hãnh.
Bụng nàng mỏng lét, đàn ông cao lớn chỉ cần xòe rộng bàn tay là ôm gọn. Ngực nàng tròn trĩnh nhô ra trong tư thế lả lơi, như muốn xé rách làn vải may thật khít. Bất cứ ai qua chỗ nàng ngồi đều dừng lại một phút, không biết để ngắm chiếc bikini màu vàng kim nhũ, dán chặt da thịt hay để ngắm da thịt hiện ra lồ lộ. Hàng trăm lần, nàng đã đọc thấy sự thèm khát ghê gớm trong mắt đàn ông và sự ghen tị kinh khủng trong mắt đàn bà. Thật vậy, đàn bà cùng tuổi đều ghen tị với nàng. Không ai ngờ được nàng đã có con, vì toàn thân nàng không có lấy nếp răn nhỏ nào cũng không ai ngờ được nàng mắc bệnh ung thư sắp chết, vì da dẻ nàng hồng hào, biểu lộ sự khỏe mạnh và sự yêu đời tha thiết.
Cách nàng một quãng ngắn là bé Hồng. Nó đang mải mê đắp xây những ngôi nhà nhỏ bằng vỏ sò trên bãi cát. Chốc chốc, bé Hồng phủi hai tay đầy cát ướt, ngước cặp mắt đen láy về phía mẹ, tinh nghịch:
- Má ơi? Lại đây mà xem.
Má nó đã ngắm công trình của nó nhiều lần mà nó cứ gọi. Vì lúc nào nó cũng muốn má nó bên cạnh. Y-von cũng vậy. Không có bé Hồng, nàng trống trải lạ thường.
Tuy nhiên một nguồn vui khác đã len vào lòng nàng. Bé Hồng gọi ba, bốn lần, Y-von vẫn không để ý vì nàng còn mải vo những hòn cát nhỏ xíu để ném vào tấm thân đàn ông cân đối và cường tráng nằm dài trên bãi cát.
Tấm thân này là Văn Bình.
Nhìn bắp thịt cuồn cuộn của chàng, người đàn bà nào cũng thèm. Riêng Y-von, nàng không them vì nàng đã chiếm được làm của sở hữu.
Một hòn cát rơi giữa mũi, Văn Bình phá lên cười sằng sặc. Y-von cười theo. Đang xây cát, bé Hồng ngừng tay, sửng sốt. Rồi bắt chước cười như nắc nẻ.
Gọi má mãi không được, bé Hồng vòi vĩnh:
- Ba ơi!
Tiếng "baơi" bé nhỏ lại vang dội như báo hiệu cơn giông trong cảnh mây nước hữu tình của buổi sáng mùa hạ rực rỡ.
Bé Hồng không hiểu tại sao má lại bắt nó gọi người đàn ông cao Iớn ấy là "ba". Một ngày nọ, ông ta đậu tắc-xi xịch trước nhà. Má nó mừng rú thét chị vú chạy ra, "xách va li vào cho ông".
Lần đầu tiên, bé Hồng có cảm tình ngay với ông khách kỳ lạ. Ông ta ôm má nó hôn lấy hôn để và khác với nó chỉ được hôn trán hay má, ông ta cả gan hôn môi má nó, và má nó vẫn để yên.
Đoạn Y-von quay ra bảo nó:
- Hồng, con? Con vòng tay chào ba đi?
Ngây thơ, nó tuân lời mẹ:
- Thưa ba.
Chị vú bưng va-li nặng chĩu của ông khách vào phòng má nó. Và từ đêm ấy, bé Hồng phải ra ngủ phòng ngoài với chị vú. Nhiều lần, nó phụng phịu muốn khóc thì má nó quắc mắt:
- Không được. Đây là phòng của ba và má.
Bé Hồng không thể hiểu rằng sau khi vào phòng, cánh cửa đóng lại, má Y-von của nó khóc thút thít.
Chàng âu yếm vuốt tóc nàng:
- Y-von đừng khóc!
Nàng sùi sụt:
- Em tủi thân quá! Dầu sao em cũng là con nhà gia giáo. Bây giờ em đưa anh về nhà, anh không phải là chồng mà em bắt con Hồng gọi anh là ba.
- Bé Hồng không đáng là con anh hay sao?
Nàng khóc to thêm:
- Dĩ nhiên, anh đáng là ba nó. Duy em chỉ sợ...
Chàng gạt đi:
- Đừng sợ gì cả. Anh luôn luôn ở bên cạnh em.
Y-von thở dài:
- Thôi, như vậy cũng xong. Trước khi em từ giã cõi đời, em đã có chồng. Trước khi vĩnh biệt má nỏ, con Hồng đã có cha. Sau này, nó khỏi bị mang tiếng là con mồ côi.
Văn Bình kéo nàng vào lòng, mơn trớn. Trong khoảnh khắc, nàng quên hết.
Thời gian trôi qua. Bé Hồng được "ba" lái xe ra Cấp nghỉ mát. Sáng sớm, nó có thói quen xây nhà trên bãi cát trước khách sạn.
Nó gọi to:
- Ba ơi?
Ngồi trên ghế xích-đu, Y-von hồi hộp trong lòng. Nàng khong ngờ hạnh phúc đã đến thật nhiều, thật đẹp, ngoài sự mong muốn của nàng. Nàng không chết vì bệnh ung thư ruột như y sĩ giải phẫu tiên liệu. Trái lại nàng béo ra, và đẹp thêm. Trông nàng đố ai dám bảo đã trên 25. Nếu bé Hồng không cặp kè một bên chắc người ta đã gọi nàng là "cô".
Văn Bình đã về sống chung với nàng. Tạm thời chàng tạm bỏ cuộc đời nguy hiểm, biến thành người chồng, người cha gương mẫu...
- Ba ơi?
Tiếng kêu của bé Hồng tha thiết hẳn lên. Bé Hồng đã gọi đến lần thứ ba.
Tại sao Văn Bình không đáp? Bàng hoàng, Y-von nhìn chỗ Văn Bình duỗi mình tắm nắng. Quái, chàng đã biến mất hồi nãy. Văn Bình nằm trên cái khăn rộng màu vàng. Giờ đây cái khăn thân yêu không còn nữa. Mùi thuốc lá Salem chàng hút đã bay lẫn vào không gian huyền ảo.
Y-von giật mình nhìn bé Hồng.
Nó cũng biến mất.
Bãi biển Vũng Tàu buổi sáng hè nên thơ ấy cũng đã biến mất.
Trước mắt Y-von hiện ra một vực sâu thăm thẳm. Trời tối mò. Dưới vực, nàng nhận ra những bộ xương khô trắng hếu, những cái đầu lâu nhăn răng cười nham nhở với nàng. Văn Bình, bé Hồng bãi biển Vũng Tàu chỉ là ảo mộng.
Nàng la một tiếng thật to rồi vùng dậy.
Mở choàng mắt, Y-von bắt gặp nhỡn tuyến sáng quắc của một người đàn ông. Đứng cạnh cô y tá quen mặt, Y-von chợt nhớ thực tại. Nàng lắp bắp:
- Xin chào bác sĩ.
Bác sĩ thi lễ:
- Không dám, chào bà. Nghe nói bà cần nên tôi đến ngay. Bà còn ngủ, tôi không dám đánh thức. May quá, bà vừa dậy.
Y-von hỏi, giọng run run:
- Ông ơi, ông cứu tôi được không? Ơn cứu tử của ông suốt đời tôi sẽ không quên.
Bác sĩ đáp:
- Bà đừng buồn. Chữa bệnh là bổn phận của bất cứ thày thuốc nào trên trái đất này. Tôi cam đoan bà sẽ khỏi. Chúng tôi vừa tìm ra một đơn thuốc linh nghiệm. Chỉ uống, không cần quang tuyến hoặc mổ xẻ, làm bệnh nhân vất vả và mệt mỏi.
- Chừng nào tôi mới được dùng thử thuốc này?
Y sĩ đáp, giọng nhỏ nhẹ:
- Nhân tiện, tôi xin thưa bà rõ. Đây là một dưỡng đường tư, thuộc loại nhất nhì Hồng Kông. Fu-Chun, một nhà triệu phú, đã đích thân chở bà tới, nhờ tôi điều trị. Hồi đêm, ông ấy chỉ yêu cầu tôi gắp đạn chứ chưa thương lượng về việc chữa ung thư. Tôi đã gọi điện thoại trình báo về bệnh tình của bà, thì ông Fu-Chun đáp là sẽ thảo luận sau với bà.
Quay lại cô y tá, bác sĩ ra lệnh:
- Cô túc trực ở đây, khi nào bà cần thì quay số ông Fu-Chun giùm bà.
Lời nói của tay bác sĩ vừa lôi Y-von trở về thực tại phũ phàng. Bác sĩ ra rồi, người nữ điều dưỡng ngồi xuống ghế. Lòng Y-von rối như tơ vò. Thì ra lệnh của Fu-Chun! Nàng cố tránh hắn, nhưng rồi cũng phải gặp hắn.
Một cuộc tự vấn diễn ra trong lương tâm nàng. Fu-Chun trả tiền bệnh viện, nàng sẽ khỏi bệnh. Nhưng hắn bỏ bạc vạn chẳng phải vì lòng nhân đạo, mà vì lý do khác.
Y-von hỏi người điều dưỡng:
- Tiền thuốc chữa dứt bệnh mất độ bao nhíêu?
Người y tá đáp:
- Thưa, phải chữa trong một thời gian khá dài. Từ 3 đến 9 tháng. Trường hợp của bà, thì khoảng sáu tháng. Cộng hết sở phí, chừng bốn chục ngàn mỹ kim.
40 000 đô-la! Nghĩa là 4 triệu bạc Việt Nam! Y-von kiếm đâu ra số tiền ấy. Trừ phi nàng... Nàng không dám nghĩ sâu thêm. Định mệnh thật khắt khe với nàng. Mắc bệnh nan y, ai chẳng muốn sống, Y-von lại cần sống hơn ai hết vi nàng có bé Hồng, nàng có Văn Bình, người mà nàng yêu mê mệt, yêu say sưa.
Nhưng muốn sống, nàng phải có tiền đài thọ y phí. Y-von giàu có gì cho cam. Đành rằng nghề mật vụ mang lại khá nhiều tiền, song những khoản phụ cấp của ông Hoàng chưa thấm tháp vào đâu, vả lại, không lý nào Fu-Chun chịu trả tự do cho Văn Bình nếu nàng không cung cấp tài liệu cho hắn....
Thật ra, nàng có tài liệu nào đâu mà cung cấp?
Trước mặt nàng, chỉ có con đường duy nhất, con đường phản bội. Muốn khỏi, Y-von phải bán những điều nàng biết về tổ chức của ông Hoàng cho Fu-Chun.
Hết bệnh, nàng trở về Sài gòn. Sống phẳng lặng với bé Hồng. Ông Hoàng sẽ không biết nổi, dầu biết ông cũng sẵn sàng tha tội cho một thiếu phụ yếu đuối và thèm sống.
Nhưng còn Văn Bình?
Y-von rùng mình. Nàng có thể thú nhận với Fu-Chun rằng nàng là Nancy giả mạo. Nhưng nàng không thể tiết lộ hành tung của Văn Bình. Nếu Fu- Chun phăng ra chàng là Z.28 chàng sẽ bị giết. Y-von không có lòng dạ nào làm liên tụy đến chàng.
Trong chớp mắt, hình ảnh khả ái của Văn Bình nổi bật trong trí nàng.
Nàng đã nguyện mang hình bóng thân yêu của chàng sang thế giới bên kia.
Gặp nàng, dầu là gặp bằng xương bằng thịt trong căn phòng ân ái, với chai huýt-ky đầy ắp, và chiếc giường thơm mùi nước hoa quí phái, hoặc gặp trong
mộng mỗi đêm, chàng đều mỉm miệng cười.
Bỗng nhiên lần này chàng nghiêm mặt, giọng buồn phiền pha lẫn trách móc:
- Y-von, em quên lời hứa với ông Hoàng, lời thề với Sở rồi ư?
Rồi Văn Bình nắm lấy tay nàng;
- Y-Von ơi? Em hãy cố giữ lòng cứng cỏi, đừng chịu khuất phục địch. Sa vào tay địch là cầm chắc trong tay cái chết. Địch có thể dụ dỗ em hợp tác, với lời hứa tha giết. Nhưng sau khi ta tiết lộ bí mật địch sẽ giết ta.
Từ Văn Bình, nàng miên man nghĩ đến ông Hoàng. Vầng trán ông nhăn hẳn trên cặp kinh cận thị dầy cộm. Ông tổng giám đốc bâng khuâng dụi điếu xì-gà Ha-van vào đĩa đựng tàn kếch sù. Ngồi sau cái bàn màu đen hình bán nguyệt, ông Hoàng đã nhỏ thó, càng nhỏ thó thêm, khiến thoạt gặp ông, Y-von không thể không ngẩn nguời, nửa kính yêu, nửa sợ sệt.
Y-von thấy rõ ông Hoàng đứng dậy, nói giọng thân thiết như cha với con:
- Bà Y-von! Cực chẳng đã, tôi mới nhờ bà nhiệm vụ khó khăn và bạc bẽo này. Dầu sao, cũng tùy bà, tôi không dám ép, và tôi không có quyền ép.
- Thưa, tôi đã ký giấy cam kết khi gia nhập..
- Cảm ơn bà đã nhắc lại điều ấy, nhưng giấy cam kết chỉ là sự bắt buộc theo thủ tục. Cơ quan điệp báo nào trên thế giới cũng đòi hỏi nhân viên của mình viết giấy cam kết, không được từ nan trước công tác hiểm nghèo. Nhưng tôi, tôi không thích như thế. Tôi muốn có sự đồng ý, sự tình nguyện.
Bà cứ nghĩ chín. Nếu xét không thể cáng đáng nổi, bà cứ thẳng thắn chối từ. Sự thối thác của bà sẽ không ảnh hưởng đến việc làm của bà trong tổ chức.
Vả lại...
Tiổng nói của ông già tổng giám đốc nghẽn lại trong cổ họng. Y-von đã đoán ông Hoàng sắp sửa nói gì rồi.
Nàng thở dài:
- Thưa ông, tôi đã biết bệnh của tôi. Tôi chẳng còn ở lại trên cõi đất này bao lây nữa. Làm việc dưới quyền ông đã lâu rồi, tôi chịu ơn ông đã nhiều mà chưa có dịp báo đáp. Vâng, tôi không trù trừ gì nữa, tôi xin nhận. Tôi xin nhận giả làm Nancy, dầu chết cũng cam.
Trốn khóe mắt cận thị của ông Hoàng, nàng thoáng thấy một vệt đỏ hoe.
Lát sau, ông nói giọng trầm trầm:
- Nhân danh Tổ chức, tôi cảm ơn bà....
1. Trên thực tế, khi ghé cảng Thơm, ai đã xem phim Thế giới của Suzie Wong (The World of Suzie Wong) đều thăm khách sạn Luk Kwok nơi nhà văn Richard Mason cư ngụ để viết cuốn tiểu thuyết nổi danh này. Trong truyện, khách sạn Luk Kwok biến thành Nhà Khoái lạc Nam Kok, nơi họa sĩ Robert Lomax bắt tình với cô gái lầu xanh Suzie Wong. Cuốn phim thành công và khách sạn Luk Kwok đông khách kinh khủng.
Z.28 Bí Mật Hồng Kông Z.28 Bí Mật Hồng Kông - Người Thứ Tám Z.28 Bí Mật Hồng Kông