Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vô Gia Đình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7: Học Vỡ Lòng
Đ
ó là những nghệ sĩ đại tài của đoàn Vỹ-Tiên – tôi muốn nói những con chó và khỉ – nhưng những tài đó không được thay đổi và biến hóa.
Khi chúng tôi diễn xong ba hay bốn trò thì người ta biết hết chương trình. Mà chúng chỉ có thể diễn đi lại những trò đó thôi.
Vì thế, không thể đóng lâu ở một tỉnh nào. Ở Ích-Sơn được ba ngày, chúng tôi lại phải tìm đi nơi khác.
- Thưa thầy, bây giờ đi đâu?
Tôi đánh bạo hỏi thầy tôi như thế. Thầy tôi nhìn tôi và trả lời:
- Con biết vùng này à?
- Không.
- Thế sao con lại hỏi bây giờ đi đâu?
- Để biết.
- Biết cái gì?
Tôi bí quá, nhìn vào con đường trắng xóa trước mặt tôi dài dằng dặc vào tận một thung lũng sâu và rậm rạp, không tìm được câu trả lời.
Thầy tôi nói tiếp:
- Nếu ta bảo con là chúng ta đến Ô-Lạc, để đi Boóc-Đô, rồi từ Boóc-Đô lại đi Py-rê-nê, thì con có hiểu gì không?
- Thế thầy, thầy biết rõ miền này à?
- Ta không đi qua bao giờ.
- Thế sao thầy cũng biết những nơi chúng ta phải đi?
Thầy tôi nhìn tôi một lúc lâu như muốn tìm hiểu gì trong tôi. Đoạn thầy tôi hỏi tôi:
- Con không biết đọc phải không?
- Không.
- Con có biết thế nào là quyển sách không?
- Có. Người ta thường mang sách đến Nhà Thờ để đọc kinh, khi người ta không niệm bằng tràng hạt nữa; con đã được nhìn thấy nhiều sách, những trang sách đẹp, trong có ảnh, ngoài bọc da.
- Tốt. Vậy con có hiểu người ta đã đặt vào trong sách những câu kinh không?
- Có.
- Người ta có thể đặt những điều khác nữa ở trong sách. Khi con niệm tràng hạt thì con đọc lại những tiếng mà mẹ con đã đặt vào tai con. Những tiếng đó từ tai con xếp vào óc con để rồi khi con niệm thì những tiếng đó xuống đầu lưỡi con và ra trên môi con. Còn như những người đọc kinh bằng sách thì họ không rút những tiếng ở trong óc họ ra. Họ dùng mắt để lấy những tiếng đó trong sách ra vì những tiếng đó đã đặt sẵn trong sách. Thế nghĩa là học đọc đấy.
Tôi mừng quá, như một người không ngu ngốc nữa, đã hiểu thấy những điều người ta nói cho mình hay, liền nói:
- Con đã trông thấy người ta đọc sách.
Thầy tôi nói tiếp:
- Người ta đã làm ra sách chép kinh, thì người ta cũng có thể làm sách chép những điều khác được. Ta cũng có một quyển sách, khi nào rỗi sẽ đưa con coi. Ta sẽ tìm thấy trong sách đó những chuyện của những tỉnh mà ta đi qua. Những người đã ở hay đã đi qua những tỉnh đó đã “để” vào trong cuốn sách của ta những điều họ đã trông thấy hay đã nghe thấy. Ta chỉ việc mở cuốn sách của ta ra đọc là biết được những tỉnh đó. Ta biết chuyện các nơi đó chẳng khác chi có người kể bên tai cho ta nghe vậy.
Tôi vốn sống ở nơi quê mùa, xa thanh giáo, nên không có ý niệm gì về đời sống văn minh. Những lời nói đó của thầy tôi đã chiếu rọi vào óc tôi trước còn lộn xộn, sau sáng sủa dần. Thực ra mẹ tôi cũng đã cho tôi đi học, nhưng chỉ học được một tháng thôi. Trong tháng đó người ta không hề đặt quyển sách vào tay tôi, cũng không hề dạy tôi tập đọc hay tập viết. Tóm lại người ta không hề cho tôi một bài học nào bất cứ dưới một hình thức nào.
Quý độc giả cũng không nên đem những công việc hiện hữu ở các trường học ngày nay mà cho lời tôi nói là vô lý. Vì thuở tôi nói đây, có một số rất nhiều làng ở nước Pháp không có trường học. Ở những làng có trường học thì các ông thầy vì một lẽ này hay lẽ khác, nghĩa là các ông không biết gì hay có biết nhưng còn công việc khác phải làm, các ông chẳng dạy gì cả. Các ông chỉ có việc giữ trẻ con khỏi chạy rông, tưởng rằng thế là đủ nhiệm vụ rồi.
Đó là trường hợp ông thầy ở làng tôi. Không biết ông có đôi chút học thức không? Có thể có, tôi không dám buộc ông vào tội dốt. Nhưng sự thật là trong suốt thời gian tôi đến nhà ông, ông không hề cho bạn tôi cũng như cho tôi một bài học ngắn nào. Ông vốn chuyên nghề đẽo guốc, nên ông chỉ làm việc cho guốc. Từ sáng đến tối, người ta thấy ông lúi húi làm bắn chung quanh ông những vỏ bào, gỗ dẻ hay gỗ đào. Chẳng bao giờ ông nói với chúng tôi một lời, trừ ra khi ông hỏi thăm cha mẹ chúng tôi, hay nói về trời rét, trời mưa. Đến việc tập đọc, làm tính, tuyệt nhiên ông không nói một tiếng nào.
Về việc này, ông giao cho cô con gái thay ông để dạy chúng tôi. Nhưng cô này chuyên nghề may thuê, cũng chăm làm như cha. Trong khi ông bào, ông đẽo thì cô đẩy kim, kéo kim.
Phải làm để sống. Vì chúng tôi cả thảy là 12 học sinh, mỗi tháng mỗi người phải trả 50 xu. Như vậy 6 phật-lăng không đủ nuôi sống hai nhân mạng trong 30 ngày. Những cái guốc và đồ khâu phải bổ túc cho số thu nhập của nhà trường. Vì thế, có đến trường, có đi học, mà tôi không được chữ nào.
Tôi vừa đi vừa nghĩ. Một lúc lâu, tôi hỏi Vỹ-Tiên:
- Học đọc có khó lắm không?
- Khó cho những kẻ tối dạ. Khó hơn nữa cho những kẻ không có chí. Con có tối dạ không?
- Con không biết. Nhưng nếu thầy dạy con tập đọc, con chắc rằng con không đến nỗi không có chí.
- Tốt lắm. Chúng ta sẽ học, khi nào sẵn thì giờ.
Khi nào có thì giờ! Sao không bắt đầu ngay từ bây giờ? Tôi không hiểu rằng học đọc cũng khó, có dễ đâu. Tôi tưởng tượng lập tức tôi mở quyển sách là tôi đọc được ngay.
Hôm sau trong khi đi đường, tôi thấy thầy tôi cúi xuống đất nhặt một mảnh gỗ mỏng, cát bụi bám gần khắp. Thầy tôi bảo tôi:
- Sách tập đọc của con đây.
Quyển sách sao lại là một mảnh gỗ? Tôi nhìn thầy tôi xem có ý chế riễu tôi chăng. Tôi thấy vẻ mặt của thầy tôi nghiêm trang nên tôi lại nhìn kỹ mảnh gỗ của thầy tôi vừa nhặt được.
Đó là một mảnh gỗ, một mảnh gỗ giẻ thôi, dài bằng hai cánh tay, rộng bằng hai bàn tay, hai mặt nhẵn nhụi. Ở trên không thấy một chữ hay một nét vẽ nào cả.
Đọc thế nào trên mảnh gỗ đó? Mà đọc cái gì?
Thầy tôi cười và hỏi tôi:
- Con nghĩ gì thế?
- Thầy định riễu con?
- Con ơi! Không. Sự chế riễu đôi khi cũng tốt là để cải hóa một thói xấu. Nhưng nếu dùng để đùa cợt một người dốt thì lại là vô ý thức. Con hãy đợi khi đến chòm cây ở đằng kia, chúng ta sẽ nghỉ và con sẽ được xem ta dạy con học bằng mẩu gỗ đó.
Chúng tôi rảo bước đến chòm cây. Túi bỏ ra, chúng tôi ngồi trên đám cỏ xanh non, thỉnh thoảng điểm vài bông cúc trắng. Hảo-Tâm được tháo xích, trèo tót lên cây, rung hết cành nọ đến cành kia như để làm rụng hạt giẻ. Còn những con chó yên lặng hơn, nhất là mệt nhọc hơn, nằm cuộn tròn chung quanh chúng tôi.
Bấy giờ Vỹ-Tiên móc dao trong túi ra, cầm miếng gỗ cố tách thành từng miếng rất mỏng. Khi chẻ xong, thầy tôi lấy lưỡi dao gọt nhẵn cả hai mặt. Xong thầy tôi cắt thành từng miếng vuông nhỏ đều nhau, tôi đếm được 12 miếng.
Tôi chăm chú nhìn thầy tôi làm. Mặc dầu tôi nghĩ nát óc, tôi cũng không thể hiểu với nghĩ mẩu gỗ đó, thầy tôi làm sách bằng cách nào. Tôi tuy dốt nát thực, nhưng tôi cũng biết, một quyển sách phải có những tờ giấy trắng, bên trên có ghi những dấu đen đen. Bảo là sách thì những tờ giấy đâu? Những dấu đen đen đâu?
Thầy tôi nói:
- Đến mai ta sẽ lấy mũi dao khắc trên mỗi miếng gỗ đó một chữ tự mẫu. Con sẽ học và nhận mặt từng chữ. Khi con đã thuộc tất cả các chữ không nhầm, con sẽ ghép được những tiếng ta đọc cho con nghe, thế là con có thể tự mình nhìn trong sách mà đọc được.
Từ hôm đó, trong túi tôi lúc nào cũng chứa đầy những miếng gỗ đẹp. Rồi không bao lâu tôi đã thuộc tất cả tự mẫu. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được. Đã có lúc tôi nghĩ mình rất dại tự nhiên lại xin học chữ.
Cho được công bình với mình, tôi phải nói ra rằng không phải vì tôi lười mà tôi nghĩ thế, chính là vì lòng tự ái của tôi bị xúc phạm.
Thực vậy, khi dạy học cho tôi, Vỹ-Tiên nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy Lãnh-Nhi được vì con chó có thể xem giờ đồng hồ được thì tại sao lại không nhận được mặt chữ.
Thế là chúng tôi cùng học chung một bài. Tôi là bạn học của Lãnh-Nhi, hay Lãnh-Nhi là bạn học của tôi, cái đó tùy ý độc giả gọi sao cũng được.
Lẽ dĩ nhiên, Lãnh-Nhi không đọc lên được những chữ nó trông thấy vì nó không biết nói, nhưng khi những miếng gỗ bày ra trên cỏ, nó biết lấy chân kéo ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Lãnh-Nhi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó thì nó cũng có trí nhớ hơn tôi. Cái gì nó đã thuộc rồi thì nó nhớ mãi mãi, không bao giờ quên. Vả nó không đãng trí, nên không bao giờ nó ngập ngừng hoặc sai nhầm cả.
Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói luôn:
- Lãnh-Nhi sẽ biết đọc trước Minh.
Con chó nghe thấy, có lẽ nó hiểu nên nó đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Vỹ-Tiên lại nói:
- Ngu hơn loài vật, trong khi diễn trò thì hay, chứ lúc học mà thế thì xấu hổ lắm.
Tôi bực quá, hết sức chăm chú, không dám sao lãng một chút nào. Ít lâu tôi đọc được, khi đó con Lãnh-Nhi đáng thương hại chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bản tự mẫu.
Vỹ-Tiên hỏi tôi:
- Bây giờ con đọc chữ thông rồi, con có muốn đọc “nốt nhạc” không?
- Có phải khi con biết đọc nốt nhạc, con sẽ hát được như thầy không?
Một đôi khi Vỹ-Tiên có hát. Nghe ông hát, lòng tôi rất thích thú nhưng ông không biết.
- Vậy con muốn hát như ta?
- Ô! Hát như thầy! Hát làm sao được. Con chỉ muốn hát thôi.
- Con thích nghe ta hát?
- Thích nhất đời! Con họa mi hót đã hay, mà tiếng thầy còn hay hơn, mà giọng thầy lại thay đổi luôn. Khi thầy hát lên, thầy có thể sai khiến được lòng con, khi con muốn khóc, khi con muốn cười. Và câu này con nói ra thì có lẽ thầy cho là xuẩn: khi thầy hát giọng êm ái và buồn rầu, nghe những tiếng hát đó tự nhiên con nhớ đến mẹ con, trông thấy mẹ con ở nhà. Tuy nhiên, con vẫn không hiểu những lời trong bài hát đó vì bằng tiếng Ý-đại-lợi.
Tôi vừa nói vừa nhìn thầy tôi. Tôi thấy thầy tôi dơi dân dấn nước mắt. Lúc đó tôi không nói nữa và hỏi thầy tôi rằng:
- Con nói thế làm cho thày buồn?
Bằng giọng cảm động, thầy tôi đáp:
- Không, con ạ. Con không làm ta buồn đâu, trái lại, con làm ta nhớ lại thuở thanh niên, những ngày tươi đẹp của ta thôi. Con cứ yên tâm. Ta sẽ dạy cho con biết hát. Vì con là một đứa trẻ có tâm hồn, con cũng sẽ làm cho người ta khóc được và con sẽ được hoan hô. Con sẽ hiểu…
Nói đến đây, thầy tôi bỗng ngắt lại. Tôi cho rằng về vấn đề này thầy tôi không muốn đi xa hơn nữa. Còn cái lý do nó làm cho thầy tôi ngừng lời thì tôi không sao đoán được. Mãi mãi về sau này tôi mới được rõ nguyên nhân trong những trường hợp đau khổ cho tôi. Sau này, tôi sẽ xin kể lại đến việc đó.
Sáng hôm sau, thầy tôi bắt đầu gọt những miếng gỗ vuông và dùng mũi dao khắc những dấu vào các miếng gỗ ấy, chẳng khác chi lần trước, để làm sách dạy âm nhạc cho tôi.
Tuy nhiên, công việc lần này của thày tôi có phần khó khăn hơn vì những dấu làm nhạc phổ rất tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều công trình hơn là bản tự mẫu.
Mỗi miếng gỗ gọt nhẵn hai mặt, mặt nào cũng kẻ năm vạch ngang: một mặt ghi dấu sol, một mặt ghi dấu fa. Khi đã làm xong đâu đấy, bài học bắt đầu. Tôi xin thú thực rằng những bài đó cũng khó vào óc không kém những bài tập đọc. Hơn một lần, ông Vỹ-Tiên là người rất kiên nhẫn với các con chó, đã phải gắt với tôi.
Thày tôi kêu to:
- Với một con vật, người ta có thể chịu đựng được vì người ta biết nó là loài vật, còn con, con làm ta đến chết mất thôi!
Thầy tôi vừa nói vừa giơ hai tay lên trời như “làm tuồng”, rồi vỗ đét xuống đùi. Hảo-Tâm hay có tính bắt chước những cái lạ, liền “rập” đúng cái cử chỉ đó. Nó thường ngồi cạnh nhìn tôi tập hát. Khi tôi ấp úng, nó liền chạy ra, giơ thẳng hai tay lên trời, rồi vỗ đét vào đùi, tôi bực mình quá không làm sao được.
Đã thế, thầy tôi lại nói thêm:
- Hảo-Tâm nó cũng riễu con đấy!
Nếu tôi dám thì tôi đã cãi rằng nó riễu cả thầy lẫn trò đấy. Nhưng phần vì kính trọng, phần vì nể sợ thầy tôi, nên tôi không dám ứng đối thế.
Không bao lâu, những bước đầu đã vượt qua với bao khó nhọc, tôi đã cầm giấy đọc được những nốt nhạc mà thầy tôi ghi cho tôi.
Hôm đó, thày tôi không vỗ đùi nữa mà lấy tay sẽ đập đập vào hai bên má tôi tỏ dấu thân yêu và tuyên bố rằng nếu tôi tiếp tục học như thế tôi sẽ trở thành một đại danh ca.
Quý độc giả đã biết, sự học của tôi không phải thực hành trong một ngày mà hàng tuần, hàng tháng với những mảnh gỗ lúc nào cũng chèn đầy trong túi.
Hơn nữa, việc học của tôi lại không được đều đặn như việc học của học trò đến trường vào những giờ nhất định. Tôi đây, chỉ có lúc nào thày tôi rảnh việc thì tôi mới học được.
Mỗi ngày, chúng tôi phải đi cho hết đoạn đường hoặc dài, hoặc ngắn tùy theo những làng ở cách nhau xa hay gần. Chúng tôi phải diễn trò mỗi khi gặp chỗ đông đúc có thể thu được tiền. Chúng tôi phải luyện lại những vai trò cho các con chó và con Hảo-Tâm. Chúng tôi phải làm cơm bữa sáng, bữa chiều. Ngoài những việc đó, mới là thì giờ để học chữ hay học nhạc. Nơi dừng chân để học phần nhiều là trong quán chợ, dưới gốc cây hay bên đống đá, mà bãi cỏ hay vệ đường thường dùng bàn làm để bày những bảng gỗ.
Cách giáo dục này khác hẳn cách giáo dục phần đông những trẻ bằng tuổi tôi được đến trường. Chúng không phải làm lụng gì. Chỉ có việc học. Thế mà nhiều khi chúng còn phàn nàn không đủ thì giờ để làm bài. Nhưng có một điều – còn quan trọng gấp mấy thì giờ cần thiết để học tập, đó là sự chuyên cần. Không phải cái thời gian ta dùng để học một bài, nó ghi được bài đó vào ký ức của ta đâu, chính là cái ý chí hiếu học vậy.
Phúc cho tôi, tôi đã đem được hết tâm trí vào sự học, không thú chơi đùa cám dỗ. Nếu tôi chỉ có thể làm việc được trong phòng với hai tay bịt tai, hai mắt dán vào quyển sách như vài đứa trẻ khó tính khác, thì tôi sẽ trở nên như thế nào? – Chẳng làm trò gì được, vì chúng tôi không có buồng để ở, và trong khi đi đường, tôi phải nhìn luôn xuống chân cho khỏi vấp ngã.
Thế mà, tôi cũng đã học được đôi điều, đồng thời cũng tập quen đi đường trường, một môn học không kém bổ ích bằng những bài của thầy tôi. Tôi là đứa trẻ yếu ớt khi còn ở với mẹ tôi. Bà Liên đã kêu tôi là “đứa trẻ tỉnh thành”. Vỹ-Tiên đã chê tôi “chân tay mảnh dẻ quá”, như vậy đủ hiểu thể cách của tôi hồi đó thế nào.
Ở gần thầy tôi, tôi được sống những nơi thoáng đãng, tôi lại đi nhiều, chân tay trở nên cứng cáp, lồng ngực nở nang ra, da dầy dạn như sắt, thế tôi có thể chịu được rét cũng như bức, mưa cũng như nắng, chịu được đau buồn, thiếu thốn, mệt nhọc, coi như không.
Cái trường huấn luyện này thực là một đại phúc cho tôi, vì nó đã đào tạo để sau này đủ sức phấn đấu với những tai biến hiểm nghèo, ghê gớm dồn dập sả vào đầu tôi trong những ngày niên thiếu bơ vơ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vô Gia Đình
Hector Malot
Vô Gia Đình - Hector Malot
https://isach.info/story.php?story=vo_gia_dinh__hector_malot