Chương 8: Hai Phe Lớn Đều Có Nguyện Vọng Đàm Phán
den lại đến Genève, chính là vì muốn hoạch định cục diện thế giới mới sau chiến tranh. Hồ Leman vẫn như xưa, nhưng thế giới xung quanh nó đã thay đổi, đối thủ đàm phán cũng thay đổi. Ông hướng mắt đến Vạn Hoa lĩnh (lĩnh=đồi), chú ý đến thủ tướng Chu Ân Lai, người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Hội nghị Genève.
Chiều 25-4-1954, sau khi tham gia cuộc họp nội các khẩn cấp, Eden dẫn những trợ lý của mình rời London. Cuộc họp đã giao cho Eden một sứ mệnh - đó là trước khi đến Genève, thông báo cho Ngoại trưởng Pháp Bidault và Quốc vụ khanh Mỹ Dulles lập trường của Chính phủ Anh. Eden có ý không nói thẳng quyết định của chính phủ cho đại sứ Pháp tại Anh, điều này là muốn ngầm cho Pháp và Mỹ biết rằng: quyết sách chiến lược quan trọng như vậy nên do người đứng đầu chính phủ Mỹ trực tiếp thông báo cho nước Anh.
Tuỳ tùng của Eden không nhiều, vốn định đáp máy bay của Pháp bay đến Genève. Nhưng không ngờ rằng, Churchill được biết những ngoại trưởng của các nước lớn khác đều đáp chuyên cơ đi Genève, nên lập tức kiên quyết điều một chiếc chuyên cơ không quân hoàng gia để Eden dùng. Phu nhân Eden là Clarissa đã đợi ở Paris để gặp ông, nên đành phải quyết định để chuyên cơ của Eden sẽ đáp tại Orly, cách Paris không xa, để đón bà lên máy bay. Đoàn Eden rời khỏi London lúc sáu giờ.
Trong đoạn đường ngắn ngủi bay đến Genève, Eden nặng nề nghĩ đến sứ mệnh mà mình phải gánh vác lần này, làm ông không thể không thở dài. Genève là thành phố mà thời thanh niên Eden đã nhiều lần đặt chân tới sau khi đi theo con đường chính trị, đặc biệt là trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Eden thường xuyên đến Genève để tham gia hội nghị “Quốc liên” (tiền thân của LHQ). Ông đã từng dốc hết toàn lực tính toán để ngăn chặn chiến tranh thế giới bùng nổ, kết quả không được như mong muốn. Ngược lại, ông phải chứng kiến: quốc vương (Kralj) Aleksandar của Nam Tư bị ám sát, đại chiến thế giới nổ ra, Ý xâm lược Ethiopia, lửa chiến tranh của châu Âu cháy lan ra toàn cầu.
Vật đổi sao dời, năm này qua năm khác, thế là đã bảy năm, Eden lại một lần nữa đến Genève. Sứ mệnh lần này vẫn là để ngừng các cuộc chiến tranh, nhưng sự việc và con người thay đổi, nguyên nhân gây nên chiến tranh và hình thức của nó không còn giống trước. Vẫn là hồ Leman xuân sắc không đổi, vẫn thu hút được vô số người.
Eden thầm tự cầu khấn cho mình: hy vọng vận may sẽ đến. Mấy ngày trước, ông thực sự rất mệt mỏi, trải qua những biến đổi kịch tính về vấn đề Đông Dương, đến nay tạm coi đã ổn. Đối với Hội nghị Genève sắp diễn ra, Eden tràn đầy hy vọng song cũng lại hoài nghi vô cùng. Ông biết rõ rằng muốn hội nghị đạt được kết quả như ý là vô cùng khó khăn. Ông lại là một người vô cùng tự tin với bản thân. Ở vị trí là Ngoại trưởng Anh, ông từng lên xuống liên tục, hiện tại chỉ ở dưới mỗi thủ tướng Anh. Eden không ngại gian khổ, từ trước đến nay đều tự tin rằng mình là một người có khả năng giải quyết mọi việc, nói chi tới lần này quay lại thành phố hoà bình Genève.
Genève có duyên với Eden. Eden bước lên con đường ngoại giao quốc tế cũng chính từ Genève.
Robert Anthony Eden sinh ngày 12-6-1897 trong một gia đình quý tộc nông thôn ở miền Đông Bắc nước Anh. Lúc nhỏ ông đã có thiên hướng bẩm sinh về ngôn ngữ. Năm 22 tuổi ông vào học tại Viện thần học của trường Đại học Oxford danh tiếng, theo học ngành ngôn ngữ phương Đông, từng theo học và nghiên cứu chuyên ngành tiếng Batư, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ả Rập. Ông du lịch nước ngoài cũng rất nhiều, tiếng Pháp và tiếng Đức nói cũng tương đối lưu loát.
Khi sắp tốt nghiệp đại học, Eden bắt đầu có hứng thú với chính trị. Sau khi tốt nghiệp, ông càng toàn tâm toàn ý với sự nghiệp này. Kết quả là năm 27 tuổi, ông được bầu làm nghị sĩ Quốc hội. Ông thăng tiến nhanh chóng, khi 34 tuổi, tức năm 1931, lên làm thứ trưởng Ngoại giao. Sau khi nhậm chức, nhiệm vụ đầu tiên là đến Genève tham gia hội nghị giải trừ quân bị quốc tế một năm sau đó. Mùa thu năm 1932, Eden từ Genève trở về London, ông được cử trả lời chất vấn của Quốc hội Anh về dự thảo công ước của hội nghị giải trừ quân bị. Đối thủ tranh luận của ông chính là thủ tướng sau này của nước Anh - Winston Churchill. Cuộc tranh luận như địch thủ tương phùng, nước lửa không thể dung hoà. Không ngờ rằng, Churchill sau khi nghe xong giải đáp và biện luận của Eden thì cảm thấy vô cùng hứng khởi, về sau cứ hẹn gặp ông để nói chuyện riêng. Vì thế đã xây dựng được nền tảng hợp tác chính trị với Eden.
Hai năm sau, Eden tham gia nội các ở tuổi 37, nhưng công việc chủ yếu của ông vẫn là lĩnh vực ngoại giao. Ông cho rằng nên cải thiện quan hệ với Liên Xô, củng cố an ninh châu Âu.
Tháng 10 năm 1935, Italia thuộc liên minh Phát xít với Đức tung trên trăm nghìn quân xâm lược Ethiopia. Ngoại trưởng Anh lúc đó là Samuel Hoare hợp mưu với Ngoại trưởng Pháp, yêu cầu Ethiopia cắt gần mười nghìn km vuông đất cho Italia. Yêu sách này vừa đưa ra đã gặp phải sự ngăn cản của Nội các và Quốc hội hai nước Anh, Pháp. Hoare phải từ chức năm đó.
Ai sẽ đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng? Eden được thủ tướng Stanley Baldwin mời đến khu nhà số 10 phố Downing, thủ tướng hỏi: “Ai thích hợp nhất để làm ngoại trưởng?”
“Neville Chamberlain” Eden trả lời.
“Ông ta đã già rồi, không sử dụng nữa”. Baldwin nói.
Eden lại nêu ra vài cái tên, song đều không được thủ tướng gật đầu. Baldwin liền mở cửa sổ nói: “xem ra ông phải đảm nhiệm chức Ngoại trưởng rồi”.
Ngày 25-12-1935, Eden đi ngựa đến nhậm chức. Lúc đó, hai nước Phát xít là Đức và Italia đang nổi lên ở châu Âu. Eden chủ trương xử lý nhưng khổ nỗi trong tay không có kế sách nào hay.
Tháng 5 năm 1937, Chamberlain đảm nhiệm chức thủ tướng Anh, quan hệ giữa Eden và ông này ngày càng xa cách, sau này trở thành đối lập, thậm chí Eden xin từ chức vào tháng 2 năm tiếp theo.
Phát xít Đức ngày 15-3-1939 xâm lược Tiệp Khắc, tiếp đó ngày 1 tháng 9 xâm lược Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ thứ hai nổ ra trên toàn châu Âu. Ngày 3 tháng 9, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 5 năm 1940, Chính phủ Chamberlain đổ, Churchill lại ra làm thủ tướng, Eden lập tức được triệu đến, ông được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, sau đó làm Ngoại trưởng.
Trong thời gian diễn ra đại chiến thế giới lần hai, Eden luôn là trợ thủ quan trọng của Churchill. Ông đã phát huy được vai trò quan trọng của mình trong công tác ngoại giao nhằm thiết lập liên minh với Liên Xô và Mỹ để cùng đánh Đức. Churchill sớm đã xác định, một khi ông gặp bất trắc gì thì Eden sẽ đứng đầu chính phủ mới.
Churchill không ngờ được rằng, chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, ông lại bị thất cử, Clement Attlee thuộc Công đảng đối lập lên nắm quyền. Khi Eden từ chức trở về quê đã nói một câu rằng ông không tin đây là điểm cuối trong sự nghiệp chính trị của ông.
Câu nói này quả nhiên đúng. Tháng 10 năm 1951, đảng Bảo thủ lại thắng cử. Churchill - con sư tử già nước Anh năm đó đã 77 tuổi, lại lên làm thủ tướng. Eden cũng quay trở lại, lần thứ ba đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng, kiêm chức Phó thủ tướng. Trên thực tế, ông đã được nhận định sẽ là người kế nhiệm của thủ tướng Churchill.
Lần này, tình hình thế giới lại có thay đổi lớn. Các phong trào giải phóng dân tộc nổ ra khắp nơi. Các thuộc địa thực dân của Anh trước đây dần dần độc lập. Ánh mặt trời “không bao giờ lặn trên đế quốc (Anh)” đã lặn về đằng Tây, thế bá quyền đã không còn. Eden đã có nhận thức tương đối về vấn đề này. Ông bình tĩnh xử lý một loạt công việc ngoại giao quốc tế, như đồng ý cho Ấn Độ, Miến Điện độc lập v.v. Nhưng cũng có một số việc ông làm chưa thành công. Tháng 1 năm 1952 ở Ai Cập dấy lên làn sóng phản đối chế độ thực dân và làn sóng đó đã lên tới mức cao trào. Lúc đó, Eden với tư cách thay mặt cho thủ tướng, đã yêu cầu quân đội trấn áp. Nhân dân Ai Cập phản kháng kịch liệt. Tháng 7, một số sĩ quan trẻ trong quân đội Ai Cập đã tiến hành đảo chính, lật đổ vương triều Farouk thân Anh, và tuyên bố Ai Cập trở thành nước cộng hoà. Churchill buộc phải quyết định rút quân khỏi Ai Cập, kết thúc 70 năm thống trị của thực dân Anh tại Ai Cập.
Đầu năm 1953, Eden lâm trọng bệnh, phải đến mùa thu mới đỡ. Lúc đó, ông bắt đầu nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề Đông Dương và nhiều lần thương lượng đối sách với Dulles và Redford. Những cuộc hoà giải ngoại giao kinh hồn táng đởm cuối tháng 4 năm 1954, đã khiến Eden khó tránh khỏi cảm giác sức cùng lực kiệt. Nhưng ông cho rằng chính sách ngoại giao của Anh là chính xác. Nếu tiếp tục chiến tranh ở Đông Dương sẽ không phù hợp với lợi ích quốc gia của Anh, cũng không phù hợp với lợi ích châu Âu. Đình chiến tại Đông Dương đều tốt đối với hai phe lớn trên thế giới.
Lần này đi Genève, ông quyết tâm gặp gỡ thân mật với thủ tướng mới của Trung Quốc là Chu Ân Lai, và sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Vì thế, trước khi khởi hành, ông đã lệnh cho đại biện lâm thời đại sứ quán Anh ở Trung Quốc là (Humphrey) Trevelyan phải đến Thuỵ Sĩ trước khi hội nghị Genève diễn ra, để tham gia phái đoàn Anh, cùng giao lưu với các quan chức ngoại giao Trung Quốc.
Sau khi bay qua eo biển Manche, Eden dừng lại ở sân bay Orly của Pháp, không chỉ vì phu nhân của mình, mà Ngoại trưởng Pháp Bidault cũng đợi ông ở đó. Eden nói với Bidault rằng nước Anh thực sự không thể ủng hộ việc không quân Mỹ tấn công Điện Biên Phủ. Các tướng lĩnh Anh đã nghiên cứu kỹ tình hình Đông Dương, và cho rằng chiến trường Điện Biên Phủ nhỏ hẹp như vậy, điều kiện khí hậu ở chiến khu cũng vô cùng khắc nghiệt đối với tác chiến không quân, cho dù sử dụng không quân cũng không giải quyết được gì. Vì thế, nước Anh hoàn toàn ủng hộ việc tìm kiếm biện pháp hoà bình để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Sau khi nghe xong những lời của Eden, Bidault tuy có buồn nhưng thực ra cũng đã có chuẩn bị tư tưởng từ trước, vì bản thân Bộ Ngoại giao Pháp kỳ thực cũng do dự không quyết có nên cầu cứu nước Mỹ dính líu quân sự với qui mô lớn vào Đông Dương hay không. Nước Pháp luôn coi những công việc tại Đông Dương là công việc thuộc lãnh địa hải ngoại của mình, nên không muốn quốc tế hoá vấn đề Đông Dương. Khi Eden và Bidault trao đổi ý kiến với nhau, thư ký riêng của Eden là Evelyn Shuckburgh có mặt. Ông cho rằng cảm xúc của Bidault vẫn rất lý trí, tuy không tránh khỏi buồn rầu. Sau cuộc đàm thoại ngắn ngủi, Eden tạm biệt “Bidault đáng thương”.
Chuyên cơ không quân hoàng gia lại cất cánh, đưa Eden an toàn đến Genève. Máy bay trước khi đáp xuống có gặp một chút mưa gió nhưng đã mưa tạnh gió yên rất nhanh.
Sau các nghi lễ đón tiếp vô cùng thân tình, Eden đi ô tô đến khách sạn Bolivas. Đây là nơi trước kia ông thường ở tại Genève. Ông vừa mới ổn định chỗ ở thì Dulles đã vội đến hội kiến.
Dulles cũng đến Genève vào ngày 25-4-1954, ở tại khách sạn Hoa hồng nổi tiếng (Hotel du Rhone). Dulles không vui chút nào đối với Hội nghị Genève sắp diễn ra. Trước khi đi, ông ta đã nghiên cứu kỹ những thay đổi lớn trong quan hệ Trung-Mỹ những năm trở lại đây, quan hệ Trung Mỹ dưới thời Aitchison phát triển như thế nào, tại sao rơi vào tình trạng lạnh nhạt, trong lòng ông ta nắm tương đối rõ ràng.
Đầu năm 1949, sau khi quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đạt được thắng lợi có tính quyết định trong việc tiêu diệt hơn 1,5 triệu quân Quốc dân Đảng, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu xem xét nên đối xử như thế nào với nước Trung Quốc mới.
Tại chính phủ, một số nhà ngoại giao Mỹ chủ trương thừa nhận nước Trung Quốc mới. Trong số đó có Alan Kirk là đại sứ Mỹ tại Liên Xô, John Leighton Stuart là đại sứ Mỹ tại Nam Kinh, Wesley Jones là tham tán tại đại sứ quán Mỹ tại Nam Kinh, Edmund Clubb là Tổng lãnh sự Mỹ tại Bắc Bình, Julius Holmes là đại biện lâm thời Mỹ tại Anh. Họ cho rằng chuyện này không nên kéo dài, nên duy trì ngoại giao với Trung Quốc mới, nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó mà duy trì sự cân bằng nào đó giữa Trung Quốc và Liên Xô.
Chương 8
Hai phe lớn đều có nguyện vọng đàm phán
Eden lại đến Genève, chính là vì muốn hoạch định cục diện thế giới mới sau chiến tranh. Hồ Leman vẫn như xưa, nhưng thế giới xung quanh nó đã thay đổi, đối thủ đàm phán cũng thay đổi. Ông hướng mắt đến Vạn Hoa lĩnh (lĩnh=đồi), chú ý đến thủ tướng Chu Ân Lai, người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Hội nghị Genève.
Chiều 25-4-1954, sau khi tham gia cuộc họp nội các khẩn cấp, Eden dẫn những trợ lý của mình rời London. Cuộc họp đã giao cho Eden một sứ mệnh - đó là trước khi đến Genève, thông báo cho Ngoại trưởng Pháp Bidault và Quốc vụ khanh Mỹ Dulles lập trường của Chính phủ Anh. Eden có ý không nói thẳng quyết định của chính phủ cho đại sứ Pháp tại Anh, điều này là muốn ngầm cho Pháp và Mỹ biết rằng: quyết sách chiến lược quan trọng như vậy nên do người đứng đầu chính phủ Mỹ trực tiếp thông báo cho nước Anh.
Tuỳ tùng của Eden không nhiều, vốn định đáp máy bay của Pháp bay đến Genève. Nhưng không ngờ rằng, Churchill được biết những ngoại trưởng của các nước lớn khác đều đáp chuyên cơ đi Genève, nên lập tức kiên quyết điều một chiếc chuyên cơ không quân hoàng gia để Eden dùng. Phu nhân Eden là Clarissa đã đợi ở Paris để gặp ông, nên đành phải quyết định để chuyên cơ của Eden sẽ đáp tại Orly, cách Paris không xa, để đón bà lên máy bay. Đoàn Eden rời khỏi London lúc sáu giờ.
Trong đoạn đường ngắn ngủi bay đến Genève, Eden nặng nề nghĩ đến sứ mệnh mà mình phải gánh vác lần này, làm ông không thể không thở dài. Genève là thành phố mà thời thanh niên Eden đã nhiều lần đặt chân tới sau khi đi theo con đường chính trị, đặc biệt là trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Eden thường xuyên đến Genève để tham gia hội nghị “Quốc liên” (tiền thân của LHQ). Ông đã từng dốc hết toàn lực tính toán để ngăn chặn chiến tranh thế giới bùng nổ, kết quả không được như mong muốn. Ngược lại, ông phải chứng kiến: quốc vương (Kralj) Aleksandar của Nam Tư bị ám sát, đại chiến thế giới nổ ra, Ý xâm lược Ethiopia, lửa chiến tranh của châu Âu cháy lan ra toàn cầu.
Vật đổi sao dời, năm này qua năm khác, thế là đã bảy năm, Eden lại một lần nữa đến Genève. Sứ mệnh lần này vẫn là để ngừng các cuộc chiến tranh, nhưng sự việc và con người thay đổi, nguyên nhân gây nên chiến tranh và hình thức của nó không còn giống trước. Vẫn là hồ Leman xuân sắc không đổi, vẫn thu hút được vô số người.
Eden thầm tự cầu khấn cho mình: hy vọng vận may sẽ đến. Mấy ngày trước, ông thực sự rất mệt mỏi, trải qua những biến đổi kịch tính về vấn đề Đông Dương, đến nay tạm coi đã ổn. Đối với Hội nghị Genève sắp diễn ra, Eden tràn đầy hy vọng song cũng lại hoài nghi vô cùng. Ông biết rõ rằng muốn hội nghị đạt được kết quả như ý là vô cùng khó khăn. Ông lại là một người vô cùng tự tin với bản thân. Ở vị trí là Ngoại trưởng Anh, ông từng lên xuống liên tục, hiện tại chỉ ở dưới mỗi thủ tướng Anh. Eden không ngại gian khổ, từ trước đến nay đều tự tin rằng mình là một người có khả năng giải quyết mọi việc, nói chi tới lần này quay lại thành phố hoà bình Genève.
Genève có duyên với Eden. Eden bước lên con đường ngoại giao quốc tế cũng chính từ Genève.
Robert Anthony Eden sinh ngày 12-6-1897 trong một gia đình quý tộc nông thôn ở miền Đông Bắc nước Anh. Lúc nhỏ ông đã có thiên hướng bẩm sinh về ngôn ngữ. Năm 22 tuổi ông vào học tại Viện thần học của trường Đại học Oxford danh tiếng, theo học ngành ngôn ngữ phương Đông, từng theo học và nghiên cứu chuyên ngành tiếng Batư, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ả Rập. Ông du lịch nước ngoài cũng rất nhiều, tiếng Pháp và tiếng Đức nói cũng tương đối lưu loát.
Khi sắp tốt nghiệp đại học, Eden bắt đầu có hứng thú với chính trị. Sau khi tốt nghiệp, ông càng toàn tâm toàn ý với sự nghiệp này. Kết quả là năm 27 tuổi, ông được bầu làm nghị sĩ Quốc hội. Ông thăng tiến nhanh chóng, khi 34 tuổi, tức năm 1931, lên làm thứ trưởng Ngoại giao. Sau khi nhậm chức, nhiệm vụ đầu tiên là đến Genève tham gia hội nghị giải trừ quân bị quốc tế một năm sau đó. Mùa thu năm 1932, Eden từ Genève trở về London, ông được cử trả lời chất vấn của Quốc hội Anh về dự thảo công ước của hội nghị giải trừ quân bị. Đối thủ tranh luận của ông chính là thủ tướng sau này của nước Anh - Winston Churchill. Cuộc tranh luận như địch thủ tương phùng, nước lửa không thể dung hoà. Không ngờ rằng, Churchill sau khi nghe xong giải đáp và biện luận của Eden thì cảm thấy vô cùng hứng khởi, về sau cứ hẹn gặp ông để nói chuyện riêng. Vì thế đã xây dựng được nền tảng hợp tác chính trị với Eden.
Hai năm sau, Eden tham gia nội các ở tuổi 37, nhưng công việc chủ yếu của ông vẫn là lĩnh vực ngoại giao. Ông cho rằng nên cải thiện quan hệ với Liên Xô, củng cố an ninh châu Âu.
Tháng 10 năm 1935, Italia thuộc liên minh Phát xít với Đức tung trên trăm nghìn quân xâm lược Ethiopia. Ngoại trưởng Anh lúc đó là Samuel Hoare hợp mưu với Ngoại trưởng Pháp, yêu cầu Ethiopia cắt gần mười nghìn km vuông đất cho Italia. Yêu sách này vừa đưa ra đã gặp phải sự ngăn cản của Nội các và Quốc hội hai nước Anh, Pháp. Hoare phải từ chức năm đó.
Ai sẽ đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng? Eden được thủ tướng Stanley Baldwin mời đến khu nhà số 10 phố Downing, thủ tướng hỏi: “Ai thích hợp nhất để làm ngoại trưởng?”
“Neville Chamberlain” Eden trả lời.
“Ông ta đã già rồi, không sử dụng nữa”. Baldwin nói.
Eden lại nêu ra vài cái tên, song đều không được thủ tướng gật đầu. Baldwin liền mở cửa sổ nói: “xem ra ông phải đảm nhiệm chức Ngoại trưởng rồi”.
Ngày 25-12-1935, Eden đi ngựa đến nhậm chức. Lúc đó, hai nước Phát xít là Đức và Italia đang nổi lên ở châu Âu. Eden chủ trương xử lý nhưng khổ nỗi trong tay không có kế sách nào hay.
Tháng 5 năm 1937, Chamberlain đảm nhiệm chức thủ tướng Anh, quan hệ giữa Eden và ông này ngày càng xa cách, sau này trở thành đối lập, thậm chí Eden xin từ chức vào tháng 2 năm tiếp theo.
Phát xít Đức ngày 15-3-1939 xâm lược Tiệp Khắc, tiếp đó ngày 1 tháng 9 xâm lược Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ thứ hai nổ ra trên toàn châu Âu. Ngày 3 tháng 9, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 5 năm 1940, Chính phủ Chamberlain đổ, Churchill lại ra làm thủ tướng, Eden lập tức được triệu đến, ông được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, sau đó làm Ngoại trưởng.
Trong thời gian diễn ra đại chiến thế giới lần hai, Eden luôn là trợ thủ quan trọng của Churchill. Ông đã phát huy được vai trò quan trọng của mình trong công tác ngoại giao nhằm thiết lập liên minh với Liên Xô và Mỹ để cùng đánh Đức. Churchill sớm đã xác định, một khi ông gặp bất trắc gì thì Eden sẽ đứng đầu chính phủ mới.
Churchill không ngờ được rằng, chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, ông lại bị thất cử, Clement Attlee thuộc Công đảng đối lập lên nắm quyền. Khi Eden từ chức trở về quê đã nói một câu rằng ông không tin đây là điểm cuối trong sự nghiệp chính trị của ông.
Câu nói này quả nhiên đúng. Tháng 10 năm 1951, đảng Bảo thủ lại thắng cử. Churchill - con sư tử già nước Anh năm đó đã 77 tuổi, lại lên làm thủ tướng. Eden cũng quay trở lại, lần thứ ba đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng, kiêm chức Phó thủ tướng. Trên thực tế, ông đã được nhận định sẽ là người kế nhiệm của thủ tướng Churchill.
Lần này, tình hình thế giới lại có thay đổi lớn. Các phong trào giải phóng dân tộc nổ ra khắp nơi. Các thuộc địa thực dân của Anh trước đây dần dần độc lập. Ánh mặt trời “không bao giờ lặn trên đế quốc (Anh)” đã lặn về đằng Tây, thế bá quyền đã không còn. Eden đã có nhận thức tương đối về vấn đề này. Ông bình tĩnh xử lý một loạt công việc ngoại giao quốc tế, như đồng ý cho Ấn Độ, Miến Điện độc lập v.v. Nhưng cũng có một số việc ông làm chưa thành công. Tháng 1 năm 1952 ở Ai Cập dấy lên làn sóng phản đối chế độ thực dân và làn sóng đó đã lên tới mức cao trào. Lúc đó, Eden với tư cách thay mặt cho thủ tướng, đã yêu cầu quân đội trấn áp. Nhân dân Ai Cập phản kháng kịch liệt. Tháng 7, một số sĩ quan trẻ trong quân đội Ai Cập đã tiến hành đảo chính, lật đổ vương triều Farouk thân Anh, và tuyên bố Ai Cập trở thành nước cộng hoà. Churchill buộc phải quyết định rút quân khỏi Ai Cập, kết thúc 70 năm thống trị của thực dân Anh tại Ai Cập.
Đầu năm 1953, Eden lâm trọng bệnh, phải đến mùa thu mới đỡ. Lúc đó, ông bắt đầu nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề Đông Dương và nhiều lần thương lượng đối sách với Dulles và Redford. Những cuộc hoà giải ngoại giao kinh hồn táng đởm cuối tháng 4 năm 1954, đã khiến Eden khó tránh khỏi cảm giác sức cùng lực kiệt. Nhưng ông cho rằng chính sách ngoại giao của Anh là chính xác. Nếu tiếp tục chiến tranh ở Đông Dương sẽ không phù hợp với lợi ích quốc gia của Anh, cũng không phù hợp với lợi ích châu Âu. Đình chiến tại Đông Dương đều tốt đối với hai phe lớn trên thế giới.
Lần này đi Genève, ông quyết tâm gặp gỡ thân mật với thủ tướng mới của Trung Quốc là Chu Ân Lai, và sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Vì thế, trước khi khởi hành, ông đã lệnh cho đại biện lâm thời đại sứ quán Anh ở Trung Quốc là (Humphrey) Trevelyan phải đến Thuỵ Sĩ trước khi hội nghị Genève diễn ra, để tham gia phái đoàn Anh, cùng giao lưu với các quan chức ngoại giao Trung Quốc.
Sau khi bay qua eo biển Manche, Eden dừng lại ở sân bay Orly của Pháp, không chỉ vì phu nhân của mình, mà Ngoại trưởng Pháp Bidault cũng đợi ông ở đó. Eden nói với Bidault rằng nước Anh thực sự không thể ủng hộ việc không quân Mỹ tấn công Điện Biên Phủ. Các tướng lĩnh Anh đã nghiên cứu kỹ tình hình Đông Dương, và cho rằng chiến trường Điện Biên Phủ nhỏ hẹp như vậy, điều kiện khí hậu ở chiến khu cũng vô cùng khắc nghiệt đối với tác chiến không quân, cho dù sử dụng không quân cũng không giải quyết được gì. Vì thế, nước Anh hoàn toàn ủng hộ việc tìm kiếm biện pháp hoà bình để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Sau khi nghe xong những lời của Eden, Bidault tuy có buồn nhưng thực ra cũng đã có chuẩn bị tư tưởng từ trước, vì bản thân Bộ Ngoại giao Pháp kỳ thực cũng do dự không quyết có nên cầu cứu nước Mỹ dính líu quân sự với qui mô lớn vào Đông Dương hay không. Nước Pháp luôn coi những công việc tại Đông Dương là công việc thuộc lãnh địa hải ngoại của mình, nên không muốn quốc tế hoá vấn đề Đông Dương. Khi Eden và Bidault trao đổi ý kiến với nhau, thư ký riêng của Eden là Evelyn Shuckburgh có mặt. Ông cho rằng cảm xúc của Bidault vẫn rất lý trí, tuy không tránh khỏi buồn rầu. Sau cuộc đàm thoại ngắn ngủi, Eden tạm biệt “Bidault đáng thương”.
Chuyên cơ không quân hoàng gia lại cất cánh, đưa Eden an toàn đến Genève. Máy bay trước khi đáp xuống có gặp một chút mưa gió nhưng đã mưa tạnh gió yên rất nhanh.
Sau các nghi lễ đón tiếp vô cùng thân tình, Eden đi ô tô đến khách sạn Bolivas. Đây là nơi trước kia ông thường ở tại Genève. Ông vừa mới ổn định chỗ ở thì Dulles đã vội đến hội kiến.
Dulles cũng đến Genève vào ngày 25-4-1954, ở tại khách sạn Hoa hồng nổi tiếng (Hotel du Rhone). Dulles không vui chút nào đối với Hội nghị Genève sắp diễn ra. Trước khi đi, ông ta đã nghiên cứu kỹ những thay đổi lớn trong quan hệ Trung-Mỹ những năm trở lại đây, quan hệ Trung Mỹ dưới thời Aitchison phát triển như thế nào, tại sao rơi vào tình trạng lạnh nhạt, trong lòng ông ta nắm tương đối rõ ràng.
Đầu năm 1949, sau khi quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đạt được thắng lợi có tính quyết định trong việc tiêu diệt hơn 1,5 triệu quân Quốc dân Đảng, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu xem xét nên đối xử như thế nào với nước Trung Quốc mới.
Tại chính phủ, một số nhà ngoại giao Mỹ chủ trương thừa nhận nước Trung Quốc mới. Trong số đó có Alan Kirk là đại sứ Mỹ tại Liên Xô, John Leighton Stuart là đại sứ Mỹ tại Nam Kinh, Wesley Jones là tham tán tại đại sứ quán Mỹ tại Nam Kinh, Edmund Clubb là Tổng lãnh sự Mỹ tại Bắc Bình, Julius Holmes là đại biện lâm thời Mỹ tại Anh. Họ cho rằng chuyện này không nên kéo dài, nên duy trì ngoại giao với Trung Quốc mới, nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó mà duy trì sự cân bằng nào đó giữa Trung Quốc và Liên Xô.
Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954 Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954 - Tiền Giang (钱江/qian Jiang) Vai Trò Của Chu Ân Lai Tại Genève Năm 1954