Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trong Mưa Núi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7: Người Kor Làm Lúa Nước
T
ôi bám theo một đoàn dân công Thượng và một tiểu đội lực lượng Kinh đội mũ tai bèo về vùng dân tộc Kor trong một chiều nắng ráo, mát rượi.
Nhớ nhất là lúc gặp ba cô gái trẻ từ dưới lên, tiếp một cô thứ tư. Tất cả đều xinh tươi, mặc quần đen áo màu, trên ngực đeo huy hiệu đoàn viên Thanh niên lao động còn mới tinh. Các cô vừa leo dốc nên mặt đỏ hồng lấm tấm mồ hôi, càng đẹp. Anh em lực lượng ngắm không chớp mắt, bảo là các cô văn công mới tuyển.
Rời đường giao liên, tôi rẽ theo lối mòn một mình tìm đến ấp Năm xã Nú. Ốm dậy vẫn đi vững, có lẽ vì quá thèm lên đường. Gió chiều thổi lộng trên sườn núi, quét rung rinh qua vạt rẫy đã suốt còn rơm rạ vàng tươi đứng nguyên. Rẫy ở cao, đầy những tảng đá xám, có nhiều thân cây nằm ngang lối đi khiến tôi thấy lạ. Lúa mọc vất vả ngoi lên từ những kẽ đá nứt, chắc năng suất thấp.
Không khí không pha mùi lá mục ẩm nữa, rất ngọt ngào.
Đồng bào Kor đang chặt củi ngửng đầu cười, chào đón, hỏi thăm. Tôi ấm lòng ngay, mến ngay.
Đến làng, tôi càng thấy lạ. Nóc bí mật nằm chìm dưới tán cây được dựng theo một kiểu rất lạc hậu: một nhà dài, thấp, mái lợp lá mây xuống sát đất, kín bưng như những kho muối tạm ở bờ biển đợi xe đến chở, chỉ chừa hai cửa rất hẹp ở hai đầu, một số chỗ vạch lá mây để lách người ra vào ở bên sườn dọc.
Ở đây số đông phụ nữ mặc váy vải đen không thêu, chỉ đeo một ít cườm mà không thấy có những vòng nặng ở tay, cổ, tai. Đàn ông mặc kiểu Kinh, chỉ vài ông già đóng khố choàng đồ như vùng trên.
Tôi hỏi anh Mười, cán bộ xã. Một em nhỏ dẫn tôi chui qua cửa đầu nhà, vào một thứ hang dài tối om. Đánh bật lửa lên, tôi nhận ra một hành lang ở giữa, bên trái là dãy sạp tre chia sơ sài thành những ngăn hở để thóc, bên phải cũng một dãy sạp tre có phên the thành nhiều buồng rất kín cho người ở. Nóc này độ hai chục bếp, mỗi bếp có một cửa rất hẹp xuyên qua sườn dọc. Em dặn ngay tôi: người ngoài nấu ăn không được dùng bếp trong buồng, phải nấu chỗ sạp để thóc. Quái, cán bộ ta thường khen ấp này tiến bộ lắm kia mà! Tôi đặt ba-lô, lách ra ngoài ngay cho dễ thở. Trời còn sáng. Đồng bào đi rẫy về xúm lại nghe tôi báo tin ta đã bắt thằng Vứ biệt kích, nhiều người biết tên này. Làm quen nhau rất nhanh. Các cô ở đây vừa chào vừa đưa tay ra bắt rất tự nhiên, chỉ thiếu lời xưng tên nữa là đúng lối làm quen của người Nga. Anh Mười sang ấp Sáu chia thịt một con trâu bị thò đâm vừa về, chia lại cho tôi luôn một cân làm lương khô, nói rành mạch hệt người Kinh. "Mỗi ký trị một ang sáu lon lúa, anh ở đây hăm bốn lon, là ba mươi lon cả thảy. Để tôi hỏi lại giá lúa rồi tính ra tiền, anh trả sau".
Anh đọc thư anh Lê và dặn: "Đừng nấu cơm, để ăn chung với gia đình tôi". Có lẽ vì đã nghe nhiều lời chê kiểu nhà bịt bùng ở đây, anh Mười giải thích luôn: "Đồng bào thiếu mền đắp, phải lợp nhà thiệt kín cho bớt lạnh, bớt muỗi".
Tôi nấn ná bên ngoài đến sẩm tối mới vào nhà, tập hít khói củi ngạt thở cay mắt, tập nhìn trong ánh lửa chập chờn, chừng nửa giờ mới quen dần. Chưa hiểu tại sao họ không làm những cửa chống lên sập xuống cho ánh sáng và không khí lọt vào. Mới ốm dậy, đi đường mệt quá, ăn xong bữa cơm lạt muối tôi treo võng ngủ luôn.
Ngày hôm sau Mười đi vắng, anh Hương là anh ruột Mười đãi cơm với thịt trâu có muối. Áng chùng muối chỉ dành cho khách nên chị vợ dọn riêng mâm cho chồng với tôi ăn trước, kêu bận ăn sau. Hai anh em đều có vẻ buồn buồn. Lát sau anh Liễu nói riêng với tôi: anh Hương có bốn đứa con đều chết dần cả, cháu cuối cùng mới một tháng cũng quặt quẹo, chảy máu mũi; anh Mười thì vợ ốm một tháng nay mà không chịu nói ốm gì. Tôi để ý thấy chị Mười mặc bà ba đen ngồi lặng trong góc tối nhất, ai hỏi gì chỉ cúi mặt xuống đáp rất khẽ. Chắc bệnh phụ khoa nên chị xấu hổ. Nhà tối mịt, buồng kín như hộp thế này, tha hồ cho các thứ vi trùng sinh sôi nẩy nở! Anh Hương kể bằng tiếng Kinh chỉ hơi sai dấu: - Đây lạt muối tại chủ quan. Năm ngoái năm tê, hồi tính phá khu dồn chạy lên núi, cán bộ đã dặn mua thiệt nhiều muối để dành. Mỗi nhà có chuẩn bị mươi ang, mười lăm ang, bỏ giỏ đem vô rừng treo trên cây, cả năm không đi thăm, muối chảy nước hết. Đựng trong thùng thiếc, muối ăn lủng nát đáy, cũng hết trơn. Ăn lạt từ tháng bảy, nuốt không nổi, mệt đuối, sau mới quen lần lần.
Ấp Năm mới thoát khu dồn năm ngoái, chạy lên ở gần ấp Sáu xã Nú, đùm bọc nhau mà sống. Rẫy phát gặp chỗ đất xấu lắm đá, suốt lúa chẳng được bao nhiêu.
Địch chưa dám đuổi theo lên đây, mới bắn pháo lớn từ ven núi lên. Hồi chống Pháp làng ở sâu trong vùng tự do, chưa hề nghe tiếng đại bác dù vẳng từ xa đến. Hôm đạn pháo rơi nổ trong rừng lần đầu, đồng bào hoảng sợ, tưởng quân bộ nó kéo tới nơi rồi, chạy lung tung. Cả du kích cũng hoảng. Sau mấy anh lực lượng bày cho nghe tiếng nổ đầu nòng dưới xa, tiếng rít hú của trái đạn tới gần, mới biết là lính địch không lên.
Trong nóc, đến 8 giờ sáng vẫn còn tối như bưng. Tôi ra dạo quanh một vòng, làm quen với thanh niên và trẻ em. Phần lớn đồng bào nói sõi tiếng Kinh. Tôi giở sổ tay ra hỏi và ghi tiếng Kor để học (tài liệu viết là Kor, đồng bào ở đây phát âm là Kol, chưa hiểu vì sao. Có thể phần lớn dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng phát âm khác chăng?).
Các em rất thích, xúm vào bày rối rít, tôi nghe loạn ù.
Vì được bố trí bám khu vục này, tôi không muốn lướt ngang như vùng Cà-dong, cố học tiếng làm vốn. Đợi khi lại sức tôi sẽ đi rừng đi rẫy với dân làng.
Bên cạnh nóc chính còn có nóc thứ hai mới làm xong, nhỏ hơn, sạch và sáng vì làm sàn cao, các buồng cũng thoáng hơn. Anh Liễu gọi tôi sang đấy làm việc cho dễ, tới bữa lại về nóc lớn ăn chung với hai anh em Hương, Mười. Sắp nối dài thêm nóc cho mấy gia đình tản lạc đang muốn về ở chung ấp cũ với họ hàng.
Khi đến Đảng ủy Trà Mi - Phước Sơn, các anh nghe tôi bảo sắp về vùng Cót Nú Dút, đã dặn tôi tìm hiểu phong trào làm lúa nước do ấp Năm xã Nú mở đầu. Sáng nay tôi gợi chuyện, anh Mười giới thiệu anh Liễu là người hiểu sâu việc này hơn cả. Liễu hẹn đi công tác về sẽ kể tỉ mỉ.
Tôi ngồi cạnh cửa sổ ghi trên đầu gối, kín đáo xem một bà cụ đan chiếu. Chiếu ở đây giống vỉ buồm, mỏng và nhẹ.
Bà ngồi duỗi hai chân, dựa cột. Lá ca-đơr (dứa dại) đã tước thành những dải dài một sải, rộng độ nửa phân.
Tay trái bà nắm một đầu dải, tay phải cầm cái kẹp bằng thanh tre tươi bẻ gập đôi, kẹp từng dải lá vuốt cho phẳng, lại kê nó trên đầu tóc bạc và dùng hai tay kéo qua lại nhiều lần đến khi nó dẹt và mềm hẳn mới đem đan. Từng cử chỉ đều chậm chạp tuy việc không nặng. Tính cả thì giờ đi cắt lá dứa, tước, phơi, áng chừng 3 đến 4 ngày mới xong một tấm chiếu đủ một người nằm, và nằm không lâu bền gì.
Lại hiện lên trước mắt tôi cảnh lao động nguyên thủy kinh người của đồng bào Thượng mà tôi đã thấy rất nhiều lần: mỗi chiều về sau một ngày phơi mưa nắng làm rẫy, người vợ địu con trước bụng, dành lưng cõng một gùi củi rất nặng đủ nấu và sưởi, đèo thêm mớ rau và bó củ sắn: người chồng cầm dáo đeo ná, cõng một gùi to lèn chật những ống nước hoặc vác một thân cây khô để sưởi ban đêm. Cả hai chậm chạp bấm mười ngón chân, dò từng bước trên con đường mòn lởm chởm sỏi đá, leo dốc ngược gần 80 độ, về làng. Bao giờ đồng bào vùng núi mới bớt vất vả? Ở đây nghe nói người Kor đã từng giàu tấy lên nhờ ruộng nước. Định canh định cư là rất cần, nhưng kiếm ruộng đâu giữa núi non lởm chởm này.
Cuối ngày đầu tiên ở ấp Năm, tôi đã bập bẹ: "Gô Sơ-no Xoi Kol kí kí!" (tôi nói tiếng Kor một ít).
Anh Liễu mới 25 tuổi, khá đẹp trai, cao dong dỏng.
Mặt trắng với những nét thẳng, khỏe, trán vuông và cao, tóc cắt gọn kiểu thể thao. Anh nói tiếng Kinh đúng giọng và từ ngữ. Hồi chống Pháp anh đã học trường cấp II của ta ở huyện lỵ Trà Mi, hình như tới lớp sáu. Mới gặp có thể tưởng anh là thầy thuốc hay thầy giáo từ thành phố về đây thực tập. Cha anh Liễu là ông Tựu, đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam, người mở đầu phong trào làm lúa nước của người Kor vùng này. Anh có em trai là Phương đi lực lượng, em gái là Mai nữ y tá đang công tác trong huyện.
Vợ chồng anh Liễu ở một buồng trong nóc nhỏ, thường đi rẫy và công tác vắng nhà. Qua thăm anh, tôi thấy có hai cái mai ba ba treo trên cửa buồng, tưởng là treo vì một phong tục nào đó. Anh cười, bày luôn một loại thuốc nam: - Hễ anh bị sốt rét kinh niên tới mức lờn thuốc, cứ đốt mai con ba ba, hòa nước, uống vài lần là lành. Hay là lên rừng bứt trái lừng, nuốt chừng năm bảy trái như uống thuốc phòng, cũng bớt sốt nhiều. Cây lùng thân tròn, dài, dẻo, vỏ trơn, thường chẻ để đan bồ lúa đó. Trái nhỏ bằng đầu ngón út, lớp ngoài trắng trắng... Đau bụng thì hỏi xin củ pa-gạc-rik, túc là ngải đắng đồng bào hay trồng, đem sắc uống. Khi bị thương máu chảy nhiều, tìm lá xơt nhám nhám, tròn như đồng tiền, hình như người Kinh kêu là lá đồng tiền đó, nhai đắp thì cầm máu. Về sau muốn vết thương mau liền da, lấy lá pa-gạc-cọt dân cũng thường trồng, thân với lá hơi to hơn ngải đắng, đem giã nhỏ bỏ vô ống nứa xanh nấu chung với nước đái con nít cho sôi chín, để nguội bôi chỗ bị thương...
Anh Liễu dành hẳn một ngày rưỡi để kể chuyện ấp Năm tự nguyện làm ruộng và định cư. Từng lúc anh Hương, anh Mười và những người khác ghé qua chơi, góp vào nhiều mẩu kỷ niệm của thời vui no ấy.
Người Kor ở huyện Trà Bồng (tây Quảng Ngãi) đông nhất ở lan ra ba xã thuộc Quảng Nam là Cót Nú Dút.
Hồi đánh Pháp, chỉ trừ một số thanh niên đi vệ quốc quân có trải qua bom đạn, còn ba xã Kor này nằm sâu trong hậu phương tự do, không hề bị địch phá phách. Tự do sướng thật, nhung chưa đủ cơm ăn áo mặc. Rẫy xấu, rừng nghèo, làng phải đổi chỗ luôn vẫn không thoát đói.
Ông Tựu đi công tác nhiều nơi, thấy người Kinh làm ruộng ông rất thích.
Gần xã Nú có một thung lũng gọi là nà ông Phố, đất phẳng, có sông Làng Gạch chảy qua, bỏ hoang từ lâu.
Bề rộng độ nửa cây số, bề dài từ 3-4 cây số. Từ đấy vượt qua một dãy núi bình phong mất độ vài tiếng là đến xã Phương Đông của người Kinh. Các cụ già kể rằng đời xưa, lâu lắm rồi ngươi Kinh đã từng vượt núi lên đấy làm ruộng nước, lập thành bảy làng. Do hiềm khích sao đó, người Thượng kéo xuống đánh, hai bên chém giết nhau nhiều năm. Sau người Kinh bỏ nà ông Phố rút xuống trung châu như cũ. Đến nay đào giếng tới lút đầu người còn tìm thấy những dấu đình, miếu, bình vỡ, gươm nát, đã bị những cơn lũ lụt bồi đất lấp kín, cây cỏ mọc rậm rì, tiếng đồn có rất nhiều ma.
Năm 1948, ông Tựu rủ dân làng xuống nà ông Phố trồng trọt thử. Không ai chịu đi, còn con ông đừng liều với ma. Ông cứ xuống dựng chòi ở tạm, phát cây, trỉa thử một đám lúa rẫy, thấy đất rất tốt.
Qua năm sau ông vẫn làm rẫy bắp, nhưng chọn chỗ ít gốc rễ cố vỡ một mảnh đất làm lúa nước thử coi. Cùng với hai người nữa, ông đẽo cây làm mai, đào mương dẫn nước suối vào. Cả làng cười các ông này điên. Mặc kệ, cứ làm. Có nước đến, ba người đào bỏ những gốc nhỏ, dùng cây rựa nạy từng mảnh đất lên, lấy mũi rựa xoi xoi cho đất bở tơi ra thành bùn để bắc mạ. Rắc hạt giống xuống bùn, không biết làm sao cho nó chìm, họ phải đào đất chỗ khác cõng đến, rắc phủ lên trên xuống mạ. Được mạ rồi họ đem cấy. Lớp bùn ruộng quá nông, cây mạ đổ nghiêng ngửa, họ chọc lỗ như trỉa rẫy để cắm cho mạ đứng. Lóng ngóng vậy mà nhờ đất tốt, lúa cứ mọc. Không làm cỏ lúa vẫn tốt bốc, xanh um. Cả làng bắt đầu trầm trồ khen. Chẳng thấy ông Tựu bị tai nạn hay đau ốm gì cả, dân làng không còn sợ ma rừng ma rẫy trả thù, sợ làm ruộng bị thối chân nữa.
Dân làm rẫy là chính, làng cử người xuống trung châu mua lưỡi cuốc về vỡ ruộng thử. Đêm về, lại không nhớ ngươi Kinh đóng cuốc ra sao, họ cắm một khúc cây ngắn như cái nạo cỏ dùng trên rẫy, cúi xuống cuốc ruộng rất đau lưng và văng bùn đầy mặt. Cán bộ Kinh đi qua trông thấy, bày cho làm cán dài, đứng cuốc thật dễ. Cuốc ruộng xong đến đào mương, dẫn nước về ruộng. Vụ ấy chưa biết làm cỏ, lúa vẫn trúng hơn rẫy nhiều.
Làng bắt đầu ham ruộng hơn rẫy. Các gia đình lâu nay chỉ lo sắm chiêng, ché, nồi đồng, nay đổ của ra mua trâu cày lưỡi cày lưỡi cuốc dưới trung châu. Người Kinh được mời lên bày cách đắp bờ, gieo mạ, nhất là cày bừa bằng trâu. Người dạy cứ cày, người thứ hai dắt trâu, người thứ ba đi bên cạnh nắm hờ vào chuôi cày, nhẩm cho thuộc cách gọi trâu, một lát đổi cho nhau mà tập.
Ủy ban chia mỗi gia đình một khoảnh đất tách rời để phát, đốt, dọn gốc, cuốc vỡ. Ham quá, bà con vòng công với nhau làm suốt đêm trăng. Các khoảnh dần dần giáp liền bờ. Bà con đổi qua lại những mảnh ruộng lẻ cho tròn gọn từng khoảnh, san bớt bờ ruộng cho dễ cày bừa.
Xuống đồng làm ruộng, ắt không bỏ nhà cửa đồ đạc trên núi được. Làng để vườn trên ấy, dời nhà về ở gần ruộng. Nhà sàn gỗ, chỉ cần tháo dỡ ra cho trâu kéo về chỗ mới, dựng lại là xong. Về sau, khi Chánh phủ kêu gọi định canh định cư, dân ấp Năm chỉ cười: "Xong từ lâu rồi!".
Đến mùa gặt lớn dầu tiên, bà con vẫn suốt bằng tay.
Lúa ruộng dai, khó suốt. Lại đi mua liềm hái về tập gặt và học xếp nhà lúa cho trâu đạp. Ban đầu họ còn cõng lúa từng bó trên lưng, dần đã tập gánh được hai bó, chỉ đau vai trong mấy ngày đầu chưa quen thôi. Theo kiểu người Kinh, họ làm luôn vụ lúa thứ hai trong năm, vẫn cứ trúng! Từng gia đình Kor bấm tay tính thử: trước kia làm rẫy rất cực, trỉa một ang giống chỉ thu về 13 đến 14 ang lúa, nhà cố làm hết sức 15 ang giống rẫy được 200 ang lúa vẫn không đủ ăn. Nay vỡ ruộng dù tốn công đấy, nhưng các mùa sau rất nhàn, một ang giống được 30 đến 50 ang lúa. Nhà nào chịu khó làm cỏ, vãi phân trâu còn được nhiều hơn. Có nhà gặt tới 700-800 ang, làm kho chứa không kịp, ăn không hết, mỗi lần xuống vùng Kinh lại cõng lúa theo bán, đổi. Có khi người Kinh cũng lên mua tại chỗ.
Mê lúa nước lắm rồi! Các ấp trong xã Nú lần lượt xuống núi. Một số ông già làng, thầy đồng, thầy cúng cố ngăn cản, không cản nổi. Các xã khác kéo đến vỡ ruộng, đào mương theo lời cán bộ kêu gọi, thật ra trong bụng cũng lo tới trễ sẽ hết đất tốt, trâu chậm uống nước đục mà! Nà ông Phố càng đông dân, việc giữ lúa chống heo nai chim chuột càng dễ chứ sao! Ông Tựu được dân rất tin, bầu làm chiến sĩ thi đua nông nghiệp của tỉnh, mỗi bận đi họp lại đem về rất nhiều hiểu biết mới, bày cho các xã ấp làm theo.
Thôi làm rẫy, bà con cũng bỏ luôn những lệ cúng vái kiêng cữ lâu đời gắn liền với nghề rẫy, từ nhát rựa đốn cây đầu tiên đến khi rước ma lúa về kho. Còn những tục cúng của nghề ruộng thì người Kinh đã bỏ hết, muốn cúng cũng chẳng ai bày. Mấy ông thầy cúng không còn biết gọi thứ ma gì về ăn nữa, đành đi cấy gặt với dân! Đồng bào vẫn ở chung cho vui, chia mỗi gia đình một cửa theo nếp sống đã quen, nhưng dựng nóc rất to, buồng thật rộng, có thêm nhiều nhà đất để xếp cày bừa, chứa thóc. Trâu và heo dần dần có chuồng ở, chúng mập khỏe hơn và làm ra lắm phân bón ruộng.
Cởi được cái gút cơm gạo, làng bắt đầu giàu. Khi giàu sao mà cứ giàu thêm lên mãi. Đã sướng thì sướng đủ cách! Thịt rừng vô số mà chẳng cần đi xa, bởi lũ heo nai bám theo ruộng vườn kiếm ăn. Ủa ban cấp giấy cho làng mua một cây súng và nhiều đạn để giữ lúa. Làng còn sắm thêm mươi cái bẫy kẹp heo nai bằng sắt loại 7-8 ký, thứ này giữ được con mồi sống cho mình ăn, không giết chết bỏ thối như bẫy thò đâm. Gây đàn chó săn ngày càng đông, học kiểu đuổi thú dồn vào lưới rồi đâm như người Kinh. Có ngày làng kiếm được vài ba con thịt lớn, ăn tươi chán rồi sấy, đem biếu cán bộ bộ đội từng gánh, còn xương da vất cho chó. Ngán thịt rừng đã có thịt nước.
Sông Làng Gạch chảy qua nà rất sẵn cá, đồng bào đánh lưới làm đăng, đơm đó, ăn không hết lại muối, sấy, đem đi bán. Sẵn lương thực, số heo gà nuôi tăng vọt. Trâu bầy thả ăn rong trên núi có, trâu thục xỏ mũi cày có. Thêm nguồn lợi vườn cũng thật là lớn. Làm ruộng, khỏi dời làng. Không dời làng thì làm vườn rất dễ.
Những vườn quế lâu nam trên núi không phải chăm bón gì, khi cần tiêu món lớn mới bán. Mua những thứ áo quần, chăn màn, rìu rựa, mắm muối... đã có trầu và thuốc lá trên các gò đồi gần nhà, trồng vào lúc rảnh rỗi.
Thuốc lá trồng tháng chạp âm, đến tháng hai bán lứa thuốc chân rẻ tiền, tháng tư-năm bẻ sạch lấy thuốc tốt. Xâu cuộng lá vào sợi mây treo phơi, tùy tốt xấu mà tính chừng 60 đến 100 lá vào một nắm. Một lưỡi rựa tốt đổi 5 nắm thuốc, một cặp bà ba tốt chừng 10 đến 15 nắm. Một gia đình thu hằng năm ba bốn trăm nắm thuốc là thường.
Trầu trồng dễ hơn, người Kinh thường lên mua óa 1, tự hái gánh về. Dân làng phát bỏ những bụi cây thấp dưới rừng già, chừa cây to lại, dọn sạch sẽ quanh gốc và cho trầu bò lên cây rừng. Trồng tháng tám, chùng vài năm hái được, mỗi năm hái hai ba lứa. Bó thành từng bó 12 lá cho dễ tính. Một rựa tốt đổi chừng 200 trầu (bó trầu). Mỗi nhà một năm làm thêm được ít nhất bảy tám ngàn trầu.
Hồi mới Cách mạng, việc đổi chác còn qua thương lái, họ hay ép giá. Về sau ở xã Phương Đông lập một hợp tác xã mua bán, giá đúng hơn, đồng bào thích xuống đó mua và đổi. Kho muối ở đấy rất to, nhưng dân làng ăn mắm cá nục cá cơm là chính, chỉ mua muối về để muối thịt cá. Mỗi nhà đổi chùng 600 trầu hay 15 nắm thuốc lấy 3 ang muối là thừa dùng quanh năm.
Khá giả rồi, làng sắm giấy bút, rước thầy trung châu lên dạy chữ, chưa có chữ Kor thì học chữ phổ thông. Làng tự nuôi thầy và trả lương cao, không phải chờ Chánh phủ.
Trẻ em học ban ngày, người lớn học đêm. Mới học còn ngại khó, khi lõm bõm biết đọc rồi mới ham kinh khủng, một cuốn vở đổi con gà mái to cũng đổi ngay. Số đông dần dần lên lớp hai rồi lớp ba trong chương trình tiểu học hồi kháng chiến. Số trẻ có mấy người đi huyện lỵ Trà Mi học cấp hai, sẽ về dạy lại khi thầy trong làng hết chữ. Ấp và xã còn cử người đi học y tá, học trồng thuốc nam, học thêm nghề ruộng.
Đến 1954, vùng người Kor này đã hoàn toàn đổi mới.
Ai đi vắng nhiều năm, quay về thăm nơi cũ sẽ không còn gặp làng gặp rẫy. Xuống nà ông Phố mà xem, lại tưởng mình lạc vào một vựa thóc nào đó rất giàu có của trung châu với ruộng trải rộng, vườn xanh um, kênh mương chằng chịt. Bước vào các nóc mới biết đây là bà con người Kor, rất giống mà cũng rất khác lần gặp rước đây.
Mỹ-Diệm đến.
Một làng như ấp Năm, một xã như xã Nú, nằm lọt trong thung lũng có núi vây quanh, phải là nơi ẩn náu tuyệt vời của Việt Cộng nằm vùng. Chúng đoán không sai...
Ban đầu địch chưa dám gây thù oán, đưa quân lên làm "Thượng du vận" tại chỗ. Bọn này bị hù dọa không dám sục rừng, được binh vận ráo riết trong những ngày ở làng, chẳng giở được ngón nghề gì. Mỗi lần định ra tay bắt bớ lại bị níu tay chắc cứng. Lạt mềm buộc chặt là thế.
Chúng lựa mãi mới được thằng Châu người Thượng, đặt làm tề. Thằng này quá tham, bắt ngay số trâu cày mà chính quyền ta bán cho đồng bào trước khi đi tập kết để thu về tất cả số tín phiếu 2 còn lại trong dân. Nó báo với quận đó là trâu cộng sản gửi lại. Đồng bào ầm ầm kéo di kiện đòi trâu, kiện lật đổ luôn thằng Châu, thay nó bằng người của ta.
Hết mẹo này đến kế khác không ăn thua, địch quyết làm dữ, cho lính lùa dân xuống khu đồn gần quận lỵ Trà Mi. Ai không đi, bắn bỏ! Dằng co mãi không được, đồng bào phải ra đi, nhưng trước đó đã thu xếp để sau này trở về nà ông Phố. Trâu và cày bừa đem gửi các làng chưa bị dồn, làm kho giấu lúa, bẫy kẹp, súng, dao, cuốc, trong rừng sâu. Khi đã vào khu dồn, làng vẫn cử người bí mật về trồng lúa trên ruộng cũ. Địch càn qua thấy ruộng cấy, bắt dân làng khác tra hỏi, họ nhận là do họ làm. Người xã Nú về gặt, được bao nhiêu đem giấu biến bấy nhiêu.
Dân vừa đi, lính địch đã cướp, đốt, bắn trâu ăn thịt, phá sạch vườn cây đập nước. Chỉ nói riêng các kho thuốc lá để dành bán quanh năm, đến mấy chục ngàn nắm. Chúng cướp mỗi tên một gánh nặng lặc lè, xong châm lửa đốt sạch cả nhà lẫn thuốc.
Sống trong khu dồn thật khốn khổ. Địch khoanh cho một mảnh rừng nhỏ để làm rẫy, không đủ cho con nít ăn. Chúng đặt hội đồng mới, kiểm soát từng bước ra vào, lục lọi tận buồng, đêm đi rình liên miên, bắt người tra đánh.
Gì thì gì, đồng bào vẫn giữ liên lạc và tiếp tế đều đều cho cán bộ ta, lén mua được cả những thứ địch cấm rất ngặt: nhựa đi mưa, vải ka-ki, thuốc tây, pin, muối mắm, có lần khiêng đến giao cả cái nồi bảy to tướng mua của thương lái! Họ nổi lên đấu tranh hết vụ này đến việc khác, đòi địch phát gạo, muối, vải. Chúng chịu phát một ít rồi thôi, bắt dân đi làm thuê tự kiếm ăn, khi mua thứ gì phải trình thẻ cử tri, ghi sổ, cấm mua thêm. Ai đời ở vùng Kinh mà mỗi tháng một người thỉ mua được một lon muối, không đủ mặn, kiện mãi mới lên được hai lon.
Chưa bao giờ khó sống đến thế! Còn may là dân làng chung một bụng cả, không ai khai báo với địch, trở mặt phản bà con.
Đến 1960, căn cứ miền núi mở rộng dần, cán bộ ta hướng dẫn đồng bào sửa soạn phá đồn. Bà con móc nối với thương lái và cả nhân viên ngụy quyền, mua thật nhiều muối và các thứ cần dùng. Bọn này giao hàng trong rừng, dân làng cõng đi giấu sẵn trên núi. Chưa có kinh nghiệm và thiếu người trông nom, muối chảy nước, đồ đạc bị mưa ngấm và mối ăn hỏng nhiều. Khỉ, chim, chuột, sóc phá lúa gạo cũng chẳng vừa.
Những thứ gửi lại năm xưa không còn mấy nỗi, bởi các làng chung quanh ít bị địch nghi hơn cũng lần lượt bị dồn cả. Số trâu nhà thả ăn rong, con nào thoát đạn địch cũng biến thành trâu rừng, không bắt được nữa. Vườn quế, trầu, chè, bị địch chặt phá và voi rừng dẫm. Sót lại của thời giàu có chỉ còn một cây súng gỉ, vài cái bẫy kẹp, mấy lưỡi cày, vậy thôi.
Làng không đợi lực lượng về đánh, bí mật ra đi ban đêm. Lên đến vùng núi này năm ngoái, bà con che lều ở tạm với nhau, vội vã phát rừng trỉa bắp trồng khoai để ăn với lúa giấu còn lại. Năm nay làm mùa lúa rẫy đầu tiên, lại bị gió bão hỏng nặng. Ốm đau, lạt muối, rét lạnh sắp đói cơm đến nơi rồi. Tính kéo nhau xuống cấy ruộng cũ, nhưng địch càn và đại bác bắn nhiều quá, đồng bào đành đứng trên sườn núi nhìn xuống, chảy nước mắt...
Nhưng quay về ở với địch thì không ai nghĩ tới. Dứt khoát, dù chết đói cũng phải chết trên đất tự do! Câu chuyện lúa nước khiến tôi hiểu thêm những con người ở ấp Năm. Khi mới đến, tôi cảm thấy ngay dân làng có lối cư xử rất cởi mở và đầy tự trọng. Tôi nghĩ rằng do họ được giáo dục chính trị nhiều, sau thấy không đơn giản như thế. Do chính trị thật đấy, nhưng ở đây không chỉ là tài liệu, hội họp, mà là thứ chính trị ngấm vào tim óc người dân theo chén cơm đầy, chữ viết đẹp.
Đó là thứ chính trị đã biến thành nếp nghĩ, cảm xúc, thành phong tục mới trong làng và thói quen mới trong mỗi người. Kiểu cởi mở ấy là của người quen giao thiệp rộng, và lòng tự trọng của người biết mình không thua kém ai về sản xuất, văn hóa và công lao đối với cách mạng.
Các cụ già nhất trong làng moi trí nhớ của mình không thể tìm ra một mẩu kỷ niệm nào giống như cuộc đổi đời đã xảy ra từ khi người Kor đi theo Đảng. Các già làng đầy oai quyền trên vùng núi phải chịu ngồi yên bên bếp lửa, nghe con cháu bày cách làm ăn mới, nếp sống mới, tôi biết đó là điều vô cùng khó. Họ hiểu cái thời mình dạy con cháu làm rẫy và cúng ma đã qua rồi, tuy vẫn âm thầm mong nó trở lại. Rõ ràng ở đây tay lái của xã ấp chuyển hẳn sang chi bộ, chi đoàn. Ủy ban, xã đội, tất nhiên là trải qua lắm dằng xé va chạm bên trong.
Tôi thăm dò tâm lý nhiều lần và nhiều cách. Khi thử gợi những hiềm khích dân tộc ở nơi khác, bà con ngẩn ra suy nghĩ rồi nói gọn: - Ở mô họ dại, đây không làm xấu rứa! - Vậy sao có chuyện chém người Kinh ở nà ông Phố? - À... hồi xưa thiếu chi cái bậy bạ. Ông già ngồi gốc tê, Chánh phủ Cụ Hồ dạy miết mới thôi nghề cúng. Bây giờ tinh thần bà con đây tiến bộ hết. Bảy người đi lực lượng rồi, còn đi thêm nhiều nữa.
Tới tín ngưỡng. Cánh trai trẻ chống mê tín hăng, các bà các chị tán thành dè dặt hơn. Các ông già bà lão nín lặng, hẳn là chưa thông mà phải tạm nhịn thua cậu du kích bạo phổi nói toang toang:
- Ma ở mô chỉ tôi coi, tôi cho một phát. Đùng, hết ma!
- Làng đây hồi chưa bị dồn còn đâm trâu không?
- Nói răng hè... Hồi trước nuôi trâu bầy thả ăn trong núi, là trâu thịt, thứ đó lâu lâu mình bắt về xẻ ăn chung chớ cày không được. Cũng như người Kinh làm thịt bò thôi. Trâu cày mua trung châu lên, to tiền lắm, dại chi ăn thịt?
- Làng đâm trâu có cúng ma về ăn không?
- Có mở hội làng. Trống chiêng đánh lên cho vui, múa hát cho vui, ai muốn cúng hay khấn chi mặc kệ họ, Ủy ban ra kêu gọi đồng bào thôi.
- Uống rượu nhiều không?
- Ờ, ờ... cái đó thì chịu phiết điểm với Chánh phủ. Cán bộ tới làng tôi thấy ủ rượu, cười cười dặn uống ít thôi, để gạo cho bộ đội ăn đánh Tây. Nghĩ bộ đội cực, mình không dám uống nhiều mô.
Thời giàu có để lại thói quen hào phóng trong dân làng mãi đến nay. Trong lúc thiếu mọi thứ, ngay cả trẻ em cũng không xin những thứ lặt vặt, người lớn thường phân trần vì sao không giúp đỡ cán bộ được nhiều. Tôi hỏi một ông bác đổi thuốc hút. Bác lắc đầu: - Mình không có thuốc đổi. Mới xin bên ấp Sáu được một nắm đây. Bác giở nắm thuốc, bẻ sợi mây cho tôi vài chục lá.
Đổi hay mua ở đây phải tính bằng những số lớn kia. Một chị đi qua thấy vậy, về buồng mình lấy một mớ thuốc nữa đem đến giúi vào tay tôi, nói như xin lỗi:
- Cán bộ về đây chịu cực, tội nghiệp.
Đến thăm một bếp, tôi đem so sánh sướng và khổ.
Ông già cho rằng hồi còn Tây làm rẫy ít lúa mà buôn bán dễ. Dạo đánh Tây, làm ruộng ăn nó thiệt đó mà hàng hóa thiếu, ví dụ dầu lửa khó mua, vải thiếu, rựa đắt. Tới bây giờ thì gạo thiếu, hàng cũng thiếu. Anh con trai chặn luôn một tràng:
- Mình đánh Tây, làm răng Tây nó chịu tiếp tế cho mình. Bây giờ mình chạy lên núi phát rẫy, trúng đất xấu rìu rựa hư hết, người mạnh đi lực lượng hay là vô du kích canh gác miết, đủ ăn răng được?
Ông già lặng im, chịu lý của con. Chị vợ đủng đỉnh:
- Cực mấy cũng sướng hơn hồi ở Trà Mi!
- Đó, đờn bà tui cũng nói rứa. Người trung châu cực hơn, không được cụ cựa, nó đánh phải chịu, nó cướp phải chịu. Mình lên đây sướng cái tự do...
Chú thích
1.Mua khoán theo sản lượng ước tính.
2.Giấy bạc do ủy ban kháng chiến Liên khu 5 phát hành hồi chống Pháp.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trong Mưa Núi
Phan Tứ
Trong Mưa Núi - Phan Tứ
https://isach.info/story.php?story=trong_mua_nui__phan_tu