Tình Khúc epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 8 -
ảo Khuyên lơ ngơ theo người bảo vệ cong trình băng qua một khoảng đất trống nhưng nham nhở vì bị đào xới lung tung. Ông ta đi nhanh qúa bao cô phải đi nhưng chạy theo. Trời tối rồi, lại mưa lâm râm nữa Khuyên suýt trợt té mấy lần vì lớp đất đỏ trơn trợt bám một lớp dầy dưới giầy
Cuối cùng Khuyên cũng tìm đến nơi Đăng ở đây là lần đầu tiên cô đi xa một mình tới chỗ lạ. Nếu không vì Đăng, chắc chả Bao giờ cô can đảm đến thế
Gần tới dãy nhà tôn lúp xúp sau những đống đá cát ngỗn ngang, ông bảo vệ bập bập ống điếu và nói:
Cậu Đăng ở căn đầu. Chà! Đóng cửa rồi, chắc lại đi nhậu
Khuyên thắc thỏm:
Ảnh hay nhậu lắm hả chú?
Ôi, ở chốn này không nhậu thì biết làm gì. Quán nhậu nhiều hơn quán cơm, thợ thầy hết giờ là tấp vào đó cho tới khuya mới về ngủ, thế là hết một ngày. Sáng hôm sau dậy làm việc, tối đến lại nhậu
Bảo Khuyên kêu lên:
Trời ơi! Nhậu kiểu đó bệnh chết
Tụi tui sợ buồn chớ đâu có sợ bệnh. Nhưng cô đừng lo, cậu Đăng sống chừng mực lắm! Bữa nay xui, bao cô mới không gặp cậu ấy giờ này
Chú tìm ảnh dùm cháu nhe chú
Ông già lầu bàu:
Biết đâu mà tìm. Những căn nhà nầy không có khóa, cứ đẩy cửa vào mà chờ. Tôi còn khối việc phái làm
Nói dứt lời ông ta bỏ mặc Khuyên bê bếch sình bùn, quay trớ ra di một nước. Bảo Khuyên muốn khóc hết sức. Cô nhìn căn nhà trước mắt rồi rụt rè đẩy cửa. Bên trong chỉ kê một cái giường tre ọp ẹp cạnh một cái bàn gỗ tạp. Khuyên nhìn quanh và mừng rỡ khi bắt gặp cái áo sọc Đăng thường mặc máng trên đầu tủ. Mới thấy áo thôi mà cô đã xúc dộng nói chi là thấy anh. Khuyên đặt ba lô lên bàn rồi ngồi xuống giường người mệt lừ vì chặng đường dài đầy gian nan vất vả đã qua. Không biết người ta sẽ xây dựng vùng đồi này thành trung tâm giải trí, vui chơi, du lịch ra sao khi hiện giờ thì đường đi cũng chưa có. Xuống xe đó, Khuyên phái lội bộ mấy cây số mới vào tới nơi Đăng làm việc, vậy mà anh lại đi đâu. Anh có biết Khuyên đã khổ nhưng thế nào khi nghe Thái tiết lộ bí mật về thân thế cô không?
Đúng là kinh khủng! Khuyên vẫn còn nhớ cảm giác chao đảo khi Thái phán một câu nhưng sấm sét "Khuyên là em gái của ang Đăng". Nếu đó là nguyên nhân khiến anh xa cô thì Khuyên đúng là người vô tâm đến mức độc ác với người mình yêu. Vì lỡ hứa với Thái không cho bà Dung biết cô đã rõ thân thế mình, bao Khuyên chỉ dám khóc thầm trong đêm. Cô khóc thương thân, thương Đăng và bà Dung. Với cô chỉ có bà là mẹ, còn bà Ánh Loan mãi mãi là nguo dưng kẻ lạ. Khuyên ước chi mình chưa thấy mặt bà ấy, biết bà ấy là hạng người nào để đừng phải khổ thế này
Qua mấy đêm không ngủ được, Khuyên lại tìm đến Thái hỏi chổ Đăng ở. Cậu ta đã chỉ đường cho cô thật cặn kẽ và tin rằng chẳng đời nào Khuyên dám đi tìm Đăng một mình vì Thái đã quên bẵng câu ca dao:
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Cô đã lội suối trèo đèo tới đây rồi, giờ cô sẽ nói gì với anh đây?
Khuyên bước vào bếp. Chiếc lu ở góc không có miếng nước, trong ấm cũng không. Căn nhà chỉ là nơi cho Đăng ngủ qua đêm thiếu thốn mọi tiện nghi tối thiểu. Nếu vì cô, anh sống cực khổ thế này Khuyên làm sao đành lòng
Sốt ruột nhìn ra khoảng đất trống đầy bờ bụi phía trước, Khuyên gọi thầm tên Đăng. Tại sao anh không có linh tính gì hết thế? Tự nhiên cô thầm giận dỗi khi nghĩ anh đã quên mình. Thời gian chậm chạp trôi. Người đói lã Bảo Khuyên kéo trong ba lô ra mấy ổ bánh mì khô queo và không cách nào nuốt nổi dù bụng rấy đói. Cô nằm vật xuống giường người cô ro vì lạnh. Bỗng dưng Khuyên hốt hoảng khi nghĩ đêm nay anh không về, hoặc trớ về với cô gái nào đó, cô sẽ nhưng thế nào nhỉ?
Lăn một vòng vào sát vách, cô ôm cái mền vào lòng với bao nhiêu là suy nghĩ
Mệt mõi, Khuyên chập chờn và ngủ thiếp đi trong lo âu, sợ hãi
Mãi gần 11 giờ Đăng mới về. Anh đẩy cửa vào và giật mình khi thấy trên giường có người
Đăng nghẹt thớ khi nhận ra Bảo Khuyên. Anh đứng sững nhìn gương mặt vô cùng dấu yêu đang ngủ. Đầy xúc động, Đăng nắm nhẹ tay cô. Thật lòng anh không bao giờ dám nghĩ, dám mơ tưởng Khuyên sẽ lên đây thăm mình. Sự xuất hiện bất ngờ của cô làm anh lo nhiều hơn mừng. Chuyện gì đã xảy ra, với Khuyên vậy?
Đăng cúi xuống, khao khát, si mê. Một chút rượu chưa đủ làm mất lý trí, nhưng thừa khả năng làm mền lòng khi cô gái anh yêu điên cuồng đang nằm đó trong tầm tay với của anh. Vừa lúc ấy Khuyên chớp mắt, cô gượng dậy rồi lao vòng ôm của Đăng. Môi hai người bất chợt cuốn lấy nhau say sưa, đắm đuối. Lẫn với đớn đau là hạnh phúc mà cả hai chưa lần nào trao trọn vẹn cho người mình yêu. Bảo Khuyên buông thả cho xúc cảm trào dâng, cho nước mắt nhạt nhòa. Trái tim tưởng đã khô chợt ứa giọt hồng máu đỏ. Bảo Khuyên thấy mình yêu và sẵn sàng chết để được yêu ngay giờ phút này. Giờ phút dành trọn vẹn tình nhau lần đầu cũng là lần cuối trong đời
Tiếng khóc nấc nghẹn chợt òa vỡ từ ngực Khuyên. Đăng tháng thốt buông cô ra. Anh nói như rên:
Trời ơi sao em ở đây?
Giọng Khuyên tức tưởi:
Em nhớ anh qúa! Em muốn gặp anh một lần trước khi phải quên. Nói đi Đăng, tại sao? tại sao...anh em mình phải khổ nhưng vậy. Chúng ta có tội gì cơ chứ!
Đăng đứng dậy giọng khô khan:
Trước đây ta không có tội gì cả. Còn bây giờ thì có đó
Khuyên chua chát:
Em đã biết. Chính Thái nói với em chuyện kinh khủng này
Căn phòng nhỏ tự dưng im lặng đến ngột ngạt. Lâu lắm Khuyên mới nói tiếp:
Nếu không đến đây có lẽ em sẽ nghĩ anh hoài, em sẽ không sao sống yên bên người sẽ gọi là chồng. Em đến đế nói với anh một lời thôi. Em yêu anh! Em yêu anh! Ngoại trừ anh ra không ai em có thể yêu được dù em là vợ họ. Anh còn yêu em không anh?
Đăng nghiêm giọng:
Em thật bồng bột. Anh đã nói anh chưa khi nào yêu em hết
Khuyên nhạt nhòa nước mắt:
Sao anh nỡ phủ nhận tình yêu này khi em lại xem đó là cứu cánh cho cuộc sống mai sau của mình?
Đăng chậm rãi nói:
Anh không phủ nhận mà xác nhận tình cảm của anh. Nếu nghĩ anh bỏ thtành phố để lên đây vì em là lầm to rồi
Bảo Khuyên lắc đầu:
Em không tin điều đó. Trái tim em mách bảo rằng anh yêu em mà!
Đăng khoát tay:
Đừng đề cập tới chuyện này nữa. Ai cho phép em lên đây? Dì Dung và Hoàng An có biết không?
Bảo Khuyên giận dỗi nói:
Anh không biết hỏi gì khác sao?
Nhìn cô với cái nhìn đầy thương hại, Đăng nói:
Em đói lắm phải không? Qquên nữa đế anh xách nước cho em tắm nhe. Trong em lấm lem nhưng con mèo ướt, tội qúa!
Rồi không cần biết ý Khuyên thế nào, Đăng xáxh xô đi ra ngoài. Cô gục đầu trên giường tủi thân vô hạn
Đăng cố ý lạnh nhạt hay thật lònh đã quên Khuyên rồi? Nếu không yêu, sao anh hôn cô với tất cả xúc động xót xa thế kia?
Đúng là cô sai lầm khi nhất định tới tận đây để tìm anh cho bằng được. Bây giờ mà là ban ngày chắc cô sẽ bỏ về ngay, cô đâu cần anh thương hại chứ
Nổi khùng lên, Bảo Khuyên đứng dậy sách ba lô xăm xăm bước đi. Cô thừa sức cuốc bộ ra khỏi cong trường để tìm nhà trọ mà
Chân thấp chân cao, Khuyên quơ quạng lần mò trong đêm tối. Mảnh trăng non bé xíu hắt chút ánh sáng yếy ớt xuống không đủ soi đường cho cô. tiếng con trùng rên rỉ, than van làm Khuyên thấy sợ. Vừa đi cô vừa dáo dác nhìn quanh. Đến lúc nghe có tiếng chân người đằng sau, rồi tiếng Đăng hốt hoảng gọi tên mình, Khuyên vụt chạy thật nhanh. Vừa chạy cô vừa khóc, mắt nhắm mắt mở Khuyên vấp mô đất bên đường té chúi về phía trước lúc Đăng vừa tới nơi. Anh vội ngồi xuống bên cô. Hai người lặng lẽ ôm nhau trong đêm tối và nước mắt Khuyên cứ lặng lẽ rơi. anh dịu dàng hôn lên những dòng lệ không dứt trên má rồi trên môi Khuyên. Cô tựa vào anh yếu đuối nhưng một chồi non trước gió
Đăng dỗ dành:
Về nhà với anh, ở đây sương nhiều, em sẽ bệnh đó
Bảo Khuyên hít hít mũi:
Em chỉ muốn chết thôi! Bệnh hoạn thì nghĩa lý gì
Đỡ cô đứng lên, Đăng ngọt ngào:
Bé Khuyên ngoan, nghe lời anh Hai mới được chứ!
Khuyên cười trong bóng tối:
Vâng! Em luôn nghe lời anh Hai mà!
Nhẹ đẩy tay Đăng ra, cô lầm lũi bước trước, anh soi đèn pin đi phía sau. Ánh sáng nháy nhót dài ngắn chập chờn lọi thỏm trong bóng tối của đêm
Về đến nhà Đăng nói:
Em vào rửa mặt cho tỉnh táo. Anh nấu mì chúng ta cùng ăn
Vừa nói, anh vào loay hoay bắt ấm nước nhỏ lên bếp dầu. Lòng Đăng xao động dữ dội trước tình cảnh trước mắt. Anh không thể yếu đuối khi Bảo Khuyên vì qúa yêu bao mới tìm đến đây. Đăng phải tỉnh táo và kiên quyết nếu không muốn sa xuống tận cùng hỏa ngục
Khuyên trở ra với bộ quần áo màu hồng. Bộ quần áo anh từng khen cô mặc đẹp, Đăng lờ nhưng không để ý điều này, anh chăm chú xé bao mì bỏ vào tô
Giọng Khuyên thật nhẹ:
Ở đây anh sống ra sao?
Đăng trả lời lơ là:
Cũng sống nhưng mọi người. Mỗi ngày làm việc tám tiếng. Ăn cơm tập thể, tối về giết thời gian bằng cách vào quán. Ở đây lắm thứ quán lắm. Chỉ cần lội bộ vào trong độ hai cây số, muốn gì cũng có hết
Khuyên mím môi:
Thường thì anh muốn gì?
Vo tròn cái bao bì không lại Đăng nói:
Chắc không nên thổ lộ những cái anh muốn, vì nó tầm thường lắm. Em nghe sẽ lùng bùng lỗ tai đấy
Nhìn Khuyên một cái Đăng nói:
Ở đây sương lam chướng khí. Em đừng Bao giờ lên thăm anh nữa. Dần dà thời gian cũng giúp em quên anh
Bảo Khuyên buồn bã:
Anh nghĩ như vậy sao?
Đăng nhếch môi nhấn mạnh từng lời:
Anh mong nhưng vậy. Hãy để trái tim mà yêu Hoàng An. Đã chấp nhận tình yêu của An, đừng bao nghĩ đến ai khác. Anh vụng về lắm, không biết Khuyên em thế nào, chỉ mong em hãy quên đi để sống
Bảo Khuyên ngẹn lời:
Nhưng anh thừa biết em không hề yêu Hoàng An mà?
Đăng lạnh lùng ngắt lời cô:
Đó là chuyện riêng của em. Anh đâu có can hệ, sao lại hỏi nhưng đổ trách nhiệm cho anh vậy?
Bảo Khuyên không khóc nổi trước câu nói phũ phàng của Đăng. Cô ngồi chết trân trên giường và thấy căm ghét bản thân chưa từng có. Đúng là tất cả tại cô, Khuyên bộp chộp hấp tấp ưng Hoàng An để trả thù Đăng phản bội mình. Bây giờ thở than oán trách ai chứ. Nhưng sao Đăng lại tàn nhẫn đến mức nói tạt nước vào mặt cô thế kia? Dầu không còn là người yêu, cô cũng là em gái anh mà!
Cúi gầm mặt xuống, cô muốn biến khỏi đây cho đỡ nhục, đở tủi. Suốt mấy tháng trời cách xa nhưng nhớ, suốt chặn đường dài, gian khổ mới tìm đến đây, cô không được gì cả. Những nụ hôn cuồng điên ấy có phái là tình yêu anh giữ kỹ nay đã thảng thốt cho cô trong phút giây không kềm chế được mình không, hay đó chỉ là dục vọng mà người đàn ông nào cũng có?
Khuyên không hiểu nổi Đăng. Bây giờ anh đang rất gần cô nhưng cũng thật xa, xa hơn lúc cô ở Sài Gòn và nghĩ tới anh rất nhiều. Bỗng dưng Khuyên nhói đai khi nhận ra rằng cô và Đăng đã không còn gì từ lâu nhưng tại cô lừa dối mình bằng ảo tưởng là Đăng còn yêu và hy sinh vì cô. Đau đớn thay ảo tưởng đó vở tan rồi, Khuyên thấy hụt hẩng, tuyệt vọng lẫn căm phẩn cuộc đời vô cùng. Sao không là ai khác mà là lại cô rơi vào số phận khốc liệt này
Bảo Khuyên se sắt nhìn Đăng bưng tô mì về phía mình. Giọng anh vẫn dịu dàng ấp yêu thương như thủa nào:
Ăn đi Khuyên, ở đây không có món ngon nhưng trong những quán ăn mà Hoàng An đưa em tới. Vì vậy đừng chê mì anh Hai nấu nhé
Khuyên gượng cười:
Với em, tô mì này là ngon nhất vì em thật sự cần có nó
Đăng lảng sang chuyện khác:
Dì Dung khoẻ không?
Mẹ vẫn khoẻ
Còn An?
Ảnh làm việc ở Thủ Đức và rất hạnh phúc
Không nhìn Khuyên Đăng nói:
Anh cũng nghĩ nhưng vậy. Có được người mình yêu, hạnh phúc là đương nhiên. Bao giờ làm đám cưới, phải gới thiệp mời anh Hai đó nghen
Buông đũa xuống Đăng đứng lên:
Để anh bỏ mùng cho em. Tối nay anh sẽ ngủ tạm nhà kế bên
Bảo Khuyên lặng thinh đem dẹp hai cái tô xuống bếp, cô cắn môi để đừng khóc. Giờ chắc mẹ và An lo quýnh quáng lên rồi. Cô ân hận đã trốn mẹ và An tới đây. Biết anh ta có hiểu và thông cảm với Khuyên không khi An rất ghen. Tự nhiên cô bỗng thấy có lỗi với mọi người trong đó có cả Đăng. cô đã làm anh khó xử, nếu nhưng vẫn còn yêu cô, anh càng khổ tâm hơn
Đăng nhắc khéo:
Vào ngủ đi. Suốt ngày nồi xe chắc em mệt lắm rồi
Khuyên ngoan ngoãn vâng lời. Cô nằm xuống đợi Đăng đắp mền, dằn mùng cho mình
Anh hôn nhẹ lên trán cô rồi thì thầm:
Ngủ ngon!
Đợi anh ra ngoài đóng cửa lại, cô oà lên khóc. Khuyên đâu biết ngoài kia, Đăng thất thiểu gục đầu vào vách với trái tim rạn vỡ. Anh đã chạy trốn được Khuyên nhưng đâu trốn được chính mình
Giá mà khóc nức nở nhưng trẻ con thì anh đau phải đau đớn khi ầm thầm gọi khẽ ten em nhưng vậy. Hở Bảo Khuyên
Ngày mai em sẽ về. Anh chỉ có thể gởi theo em một cành hoa thay lời giã từ dịu dàng. Mỗi cánh hoa thay nhưng một nụ hôn êm sóng xoài nằm trên kỷ niệm. Anh tin em sẽ nâng niu ôm giữ. Anh gới hoa nhưng gởi nổi trắc ẩn của anh cho em. Em sẽ giữ nó và không kể cho ai những bí mật của chúng mình. Anh muốn gào lên rằng. anh yêu em. Anh yêu em. Nhưng ở nơi đây chỉ còn anh nồi quạnh hiu đến tê người. Biết hờn trách ai khi sự thật vẫn tồn tại, và những giọt nước mắt của em đêm nay là tặng vật qúy nhất đời em đã tặng anh. Ồi! Tại sao anh vẫn mãi yêu em hở Bảo Khuyên.
Bà Hồng Hạc khó chịu nhìn ra sân khi người đàn ông ngồi đối diện với bà lại ngoắc mồm ra ngáp. Nãy giờ ông ta lè nhè nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất làm bà chán qúa rồi, nhưng dầu sao ông ta cũng là ba nuôi của Hồng Tước, bà đâu thể tỏ thái độ được
Đưa tay lên xem đồng hồ, bà Hạc nói:
Chắc hôm nay Hồng Tước không về đâu, dù nó ra Vũng Tàu đã cả tuần rồi
Ông Phước nhếch mép:
Nó cố ý tránh mặt thằng cha của mình. Hừ! Đồ bất hiếu. Đồ thấy trăng quên đèn. Đã nhưng vậy rồi tôi chẳng giữ làm gì điều bí mật mà mẹ con nó từng trả tiền để tôi im lặng
Bà Hồng Hạc có vẻ quan tâm:
Hồng Tước có bí mật gì giấu tôi à?
Ông Phước gật đầu:
Chị bén nhạy lắm...
Nhưng tại sao nó lại giấu mẹ ruột của mình chứ?
Ông Phước lơ lửng:
Vì điều ấy bất lợi cho nó
Bà Hồng Hạc nóng nảy:
Anh nói cho tôi biết đi, chuyện gì vậy?
Đưa tay xoa cằm, ông Phước cười gian xảo:
Đâu ai cho không cái gọi bí mật. Tôi chỉ có thể hé môi nói nhỏ như vầy. Mẹ con Ánh Loan lừa gạt chị đó...
Bà Hạc giật mình:
Gạt à? gạt về vấn đề gì?
Ông Phước lại ngáp, ngáp chảy cả nước mắt và chả cần che miệng:
Chị tự suy nghĩ. Tôi oải lắm rồi, bây giờ phải đi kiếm chút sái may ra mới hết ngáp
Bà Hồng Hạc gằn giọng:
Đâu được! Đã nói phái nói cho hết. Hồng Tước gạt tôi chuyện gì?
Ông Phước trân tráo:
Tiền trao cháo mút. Muốn biết à? dễ thôi!
Bà Hạc khinh bỉ nhìn người đàn ông đang toe toét cười trong khi hai tay xoa vào nhau. Đúng là đồ vô lại, Hồng Tước được nuôi dưỡng bởi hạng người này, bảo sao nó không hư sao được. Khi nhận lại con, bà đã biết điều tặng cho Ánh Loan mười ngàn đô, rồi mỗi tháng lại trợ cấp thêm 100 đô nữa. Số tiền ấy đâu phải nhỏ. Bà ta nuốt hết không chia cho chồng, bao lão mới tìm cách moi tiền bà đây
Lạnh lùng bà khoanh tay hỏi:
Tại sao phải tin cái bí mật bá vơ nào đó của anh? Tốt hơn hết anh về để kiếm chút sái đi. Tôi không phải người dễ tin đâu
Đứng dậy bà gọi to:
Chú Hai ơi! tiễn khách dùm tôi
Ông Phước cười ngạo nghễ:
Nội việc vội vã nhận Hai Đuông là đứa con bị lạc Bao nhiêu năm, đủ biết chị dễ tin hay không rồi. Này! Tôi khẳng định Hai Đuông đúng là con tôi, nó không phải là Hồng Tước nhưng lâu nay chị vẫnn âu yê;m, thân thương gọi đâu
Bà Hồng Hạc sửng sốt rồi ấp úng:
Bịa đặt!
Thản nhiên đứng dậy, ông Phước cao giọng:
Tôi biết chị sẽ nói vậy. Nhưng sau đó chị sẽ nhức nhối suy nghĩ xem đứa con ruột của mình đang ở đâu. Lúc ấy chị sẽ cần tới tôi. Còn tôi thì lúc nào cũng sẵn sàng
Thấy miếng giấy gấp tư lên bàn, ông ta nói tiếp:
Địa chỉ của tôi. Tuy khó tìm nhưng khi cần thì tận hang cùn hẻm cụt nào người ta cũng lần nó
Mặc bà Hạc ngồi ngẩn ngơ ra trên ghế, ông Phước hả họng ngáp thật dài rồi khất khưỡng bước đi
Trời ơi! Lão xì ke nầy vừa nói bậy bạ gì vậy? Có phải lão muốn làm tiền bao mới pha chuyện này không, hay linh cảm lâu nay của bà đã thành hiện thực. Nếu Hai Đuong là con của Anh Loan thì con ruột của bà là ai? Nó đang ở đâu?
Bà Hồng Hạc khổ sở ôm đầu. Vừa lúc đó HồngTước nhún nhảy bước vào thảy cái ba lô đánh phịch lên bàn, rồi ngã người xuống salon
Ôi trời ơi mệt qúa!
Ngẩng lên, bà Hạc chợt nhìn Tước bằng đôi mắt dò xét đến nỗi con bé phải ngác nhiên:
Làm gì mẹ nhìn con ghê thế?
Không trả lời, bà Hạc nói:
Phải về sớm một chút, con đã gặp ông Phước rồi. Ba con ngồi chờ rất lâu và có vẻ giận. Ông trách con quên ổng
Miệng nhóp nhép nhai chewing gum, Hồng Tước cau có:
Tìm làm gì mà tìm chứ! chán! con đâu có nợ ổng sao cứ tới đòi hoài. Bao nhiêu tiền mới đủ cho ổng đi mây về gió đây?
Bà Hạc nghiêm mặt:
Mẹ không đồng ý cho con nói về người con đã từng gọi là ba nhưng vầy
Thổi vở cái bông bóng đáng bụp, Hồng Tước bĩu môi:
Nhưng rất may ổng không phái là ba con. Mẹ không biết đâu, thoát khỏi ông ấy là con thoát khỏi nạn kiếp lớn nhất đời. Tìm lại được mẹ, sống với mẹ sướng nhưng cong chúa, nghĩ lại con thấy sợ ổng bả qúa
Bà Hạc cười khẩy:
Ông Phước mắng con là hạng thấy trăng quên đèn côi bộ đúng. Làm người phải biết nơi xuất thân chứ con
HồngTước gân cổ lên cãi:
Con phái làm sao vừa lòng ổng bả? Hừ! người nào cũng cái túi không đáy đeo tòng teng bên mình. Họ bám lấy con để rút rỉa tiền của mẹ mà không biết ngượng. Hừ! từ giờ trở đi họ và con cắt đứt quan hệ cũ
Bà Hồng Hạc ngao ngán:
Con đành đoạn đến thế sao?
HồngTước thản nhiên:
Không phải à! Chẳng qua con sợ họ làm ảnh hưởng đê"n uy tín mẹ con mình. Vây vào dân ken khổ lắm mẹ ơi
Bà Hạc im lặng. HồngTước nằm dài trên salon, giọng chảnh choẹ:
Mẹ không hỏi tại sao con về sớm à?
Không hỏi cũng biết tại hết tiền. Tuần lễ này con xài qúa nhiều. Mẹ không chi thêm đồng nào nữa đâu
Nhỏm người dậy, Tước vênh váo:
Con thừa biết thế bao đâu thèm xin. Nhưng nói trước, mẹ đừng nhăn khi con tự đi kiếm tiền bằng cách của riêng con
Bà Hạc gằn giọng:
Cách riêng của con là cách nào? Học đến lơ"p một
đã bỏ dở, con có khả năng gì để kiếm tiền?
Hồng Tước cong cớn:
Đó là bí mật của con. Mẹ không cho tiền thì chả bao hỏi làm gì
Máu nóng trong người dồn lên mặt, bà Hạc hầm hừ quát:
Hừm! Con có nhiều bí mật qúa nhỉ! vừa rồi ông Phước nhờ mẹ nhắn rằng ông ta sẽ tiết lộ một bí mật gì đó của con và bà Anh Loan vì hai người đối sử với ông ta qúa tệ
Hồng Tước hơi khựng lại, cô nhịp nhịp tay lên thành ghế rồi cao giọng:
Lại một mánh lới tống tiền cũ rích. Ai mà tin ổng thì ráng chịu. Con và mẹ Loan làm gì có bí mật nào chứ!
Vậy bí mật nào giúp con kiếm ra tiền?
Hồng Tước giả lả:
Con đùa mà, bí mật nào ngoài cách năn nỉ ỉ ôi mẹ bây giờ?
Bà Hồng Hạc lạng lùng:
Mẹ không động lòng nữa đâu. Con muốn có tiền phải làm việc, đừng nghĩ rằng của cải mẹ dành dụm, chắt mót bằng mồ hôi nước mắt mười mấy năn trên xứ người là của từ trên trời rơi xuống bao mặc sức vung tay phá
HồngTước so vai:
Mẹ muốn con làm gì bây giờ?
Bà Hạc bình thản nói:
Đi học lại. Muốn qua Mỹ sống con phảI học anh văn và học nấu ăn. Đó là những thiết thực nhất đối với những đứa lười học văn hoá nhưng con
Hồng Tước lẩm bẩm:
Mẹ chỉ nói cho có, biết đến chừng nào con mới được qua bển, khi mẹ thích sống ở đây
Nhìn thẳng vào mắt Hồng Tước, bà Hạc bảo:
Qua mỹ không phải chuyện khó, cái khó là sống ra sao ở xứ người. Mẹ sẽ làm giấy tờ cho con qua bển, sau đó con tự kiếm sống, mẹ không chu cấp đồng nào cả
Quắc mắt nhìn bà đầy giận dữ, Hồng Tước la lên:
Nếu vậy mẹ nói làm gì? Con không hiểu sao mẹ nở đối xử nhưng thế với con. Thì ra mẹ tìm lại con nhằm mục đích có người hần hạ sai bảo, chứ không vì tình mẹ con như những lời đầu môi chót lưỡi mẹ luon rêu rao
Bà Hồng Hạc nói:
Vậy nếu mẹ nghèo sơ nghèo xác, chớ không phải là việt kiều túi rủng rỉnh đô lạ chắc con chả đời nào nhận mẹ? Hãy nhìn lại bản thân xem đã làm gì cho mẹ rồi hãy trách móc. Ông bà vẫn hay nói: "Nước mắt Bao giờ cũng chảy xuống". Mẹ sẽ không phí nước mắt vì đứa con mình chưa hiểu gì nữa đâu
Hồng Tước mai mỉa:
Nói thế có khác nào mẹ từ bỏ con lần nữa
Bà Hồng Hạc nhếch môi im lặng, tâm trí bà lại bị những lời ông Phước nói ám ảnh. Có thể ông ta đúng khi đánh giá bà vội và nhận cô bé tên Hải Đường là con mình. Trái tim bà nhức nhói vì nghi ngờ. Sau bao nhiêu năm không biết tin đứa con duy nhất, bà đã mừng đến mức lu loa lên khóc khi tìm ra tung tích Anh Loan. Đến lúc gặp Hải Đường, bà đã nhào tới ôm con bé trước khi Ánh Loan giới thiệu nó là ai. Vậy tại sao bây giờ lại nghi ngờ cho khổ thế này
Nhìn Hồng Tước ngồi nhịp gió trước mặt, bà bực bội hết mức. Đã có lần bà hoài nghi cô bé không phái núm ruột của mình, vì cách sống, cách nghĩ, thậm chí bề ngoài nó khác xa bà, để sau đó ân hận ray rứt khôn nguôi. Nhờ bà Khánh Dung an ủi, Khuyên lơn bà đã đẩy khỏi tâm trí sự nghi ngờ đó. Nay ông Phước bỗng khơi gợi lại điều bà muốn quên đi. Đứa con gái bà đang cố gắng yêu thương bằng cả trái tim bây giờ cứ mhư cái gai trước mắt, làm sao bà chịu đựng nổi những dằn dai xung đột trong nội tâm chứ. Nhất định phải tìm ông Phước để hỏi ra chuyện này mới được
Hồng Tước bỗng bật đứng dậy:
Con phải đi ngay, mẹ đừng chờ cơm
Khác với thường ngày vẫn hay cằn nhằn chuyện Tước bỏ cơm, bà Hạc thản nhiên nói:
Từ giờ trớ đi mẹ không đợi cơm cũng không chừa cơm, nếu tới giờ ăn con vắng mặt
Hồng Tước sa sầm:
Dù mẹ đối sử ra sao, con vẫn là con mẹ. Người đời sẽ phê phán mẹ, mẹ nghe chưa
Bà Hạc nhắm mắt lại và nghe tiếng chân giận dữ của Hồng Tước xa dần. Nó vừa mất dạy vừa ngu ngốc. Suốt mười tám năm sống với vợ chồng Anh Loan, nó không được dạy dỗ điều gì hết, dù bà ta luon tỏ ra là người có ăn học, có giáo dục, có văn hoá
Đúng ra Hồng Tước không có lỗi, người có lỗi là bà, bà đã bỏ nó từ lúc chưa biết đi kia mà. Uể oái đứng dậy, bà vào phòng ngủ sửa soạn để đến nhà hàng. Cong việc ở đó không cần bà có mặt, nhưng hầu nhưng đêm nào bà cũng tới để côi cơ ngơi của mình
Nhà hàng này không lớn nhưng nhiều nhà hàng khác trong thành phố, nhưng đặc biệt đông khách, nhất là khách nước ngoài. Họ ghé vào đây vì những món đặc sản Nam bộ do bà Khánh Dung kê thực đơn và hướng dẫn nấu. Dạo này bà Dung không trực tiếp đứng bếp nữa, nhưng nhà hàng của bà vẫn đông khách nhưng thường
Nhiều người quen ở Mỹ về gặp bà, họ đều ganh tỵ vì đâu phải ai về nước làm ăn cũng thuận lợi nhưng bà hiện giờ. Họ ca ngợi bà giỏi, chúc mừng bà gặp lại con, nhưng không ai biết những đắng cay đầy ứ lòng bà
Ngồi trên xích lô, mặc chiếc xe lắc lư chậm chạp, bà miên man trôi trong suy nghĩ và nhận ra nhiều sa suất khi nhìn Hải Đường là con
Trước khi vễ việt nam bà đã gặp chồng cụ Ông cho biết khi giao Hồng Tước cho Anh Loan, ông có kèm theo khai sanh và ảnh con bé lúc bảy tháng tuổi. Tờ khai sinh vẫn còn, nhưng ảnh thì không có tấm nào cạ Chỉ tờ trích lục khai sinh đâu chứng minh được Hải Đường là Hồng Tước, Nhưng lúc đó bà hết mức tin Ánh Loan. Giờ nghĩ lại biết đâu vì tiền bà ta dám đổi trắng thay đen
Ở xứ người, bà từng choáng váng vì sự tha hoá khủng khiếp của chồng mình bao mới trở về
Bà Hồng Hạc đẩy cửa kín bước vào, không khí mát lạnh bên trong làm bà thoải mái hơn một chút. Giờ này còn qúa sớm, khách vắng hhoe
Đi thẳng vô bếp bà gặp Bảo Khuyên đang cặm cụi bên một bàn toàn hoa lá. Thấy bà, cô kêu lên ngạc nhien:
Ủa! sao cô đến sớm vậy?
Bà Hạc gượng gạo:
Ở nhà một mình buồn lắm. Cô vào đây còn có cong việc, có người này người kia vui hơn
Khuyên chớp mắt:
Chị Tước đi vũng tàu chưa về hả cô?
Nó vừa về nhưng lại đi đâu nữa rồi. Ngẫm lại, cô vẫn đơn độc nhưng hồi sống bên mỹ, nhưng tâm trạng thì căng thẳng vì phải lo, cái lo không Bao giờ dứt của người làm mẹ
Bảo Khuyên mỉm cười:
Cô nói y nhưng mẹ cháu vẫn thường nói. Bởi vậy càng nghĩ cháu càng ân hận khi nhớ tới lần bỏ nhà lên Đắc Lăc mà không xin phép mẹ. Đêm đó mẹ mất ngủ, sáng hôm sau bệnh luon vì lo
Bà Hạc ngồi xuống ghế:
Chị Dung lo đâu bằng thằng An. Nó gần nhưng điên khi biết cháu bỏ nhà đi
Khuyên vừa cắm nhánh đồng thảo vào bình vừa nói:
An điên vì ghen chớ đâu phải vì lo cho cháu. Cô biết không, càng lúc cháu càng chịu hết nổi tính anh ấy
Bà Hạc trầm ngâm:
Hoàng An là người tốt. Chỉ tại cháu không thật lòng yêu bao mới thấy toàn cái xấu của người...chồng tương lai. Tội nghiệp! tình yêu của cháu dành cho An nhưng quả bồ hòn méo mà hôn nhân là kết thúc bi thảm nhất. MẸ cháu thức thời, lại rất tiến bộ trong quan điểm lứa đôi, cô vẫn không hiểu chị ấy khi cấm cháu yêu anh chàng Đăng và muốn cháu làm đám hỏi với An ở tuổi 19. Nếu mẹ cháu cho rằng hôn nhân là cách giải quyết ổn thỏa thì chị ấy lầm rồi
Cô nói đúng, nhưng tất cả đã qúa muộn rồi. Cháu phải chấp nhận số phận của mình
Nhưng trong cuộc sống cháu đâu phải là người dễ bị số phận khuất phục
Xoay xoay cái bông hồng trong tay Khuyên buồn bã:
Trong tình yêu thì khác. Người ta đâu có thể phấn đấu xuất sắc trong mọi lãnh vực để được yêu nhưng ý muốn
Bà Hạc bật cười:
Cô đồng ý với cháu điểm này. Nhưng tại sao cháu và Đăng không được yêu nhau, cô vẫn chưa biết đấy!
Bảo Khuyên nhè nhẹ lắc đầu, giọng van lơn:
Hỏi cháu chuyện khác đi cô
Bà Hạc ái ngại:
Nói thật, nếu biết cháu nhưng vầy, có lẽ trước kia cô không tổ chức đi Đà Lạt làm gì
Khuyên cắt ngắn cành thủy trúc và thì thầm:
Tại cháu mềm lòng vì miệng lưỡi của An, chớ có phải tại cô đâu
Vậy thì cháu sẽ ân hận suốt đời vì một phút nông cạn của mình
Bảo Khuyên im lắng chăm chú cắm hoa, bà Hồng Hạc biết cô không muốn nghe lời mình, bao vội lảng sang chuyện khác:
Mỗi ngày cháu phải cắm Bao nhiêu bìng hoa?
Khuyên nói:
Thường thì ba ngày cháu mới cắm một lần. Không kể những lọ hoa để bàn chhỉ cần một nụ hồng hay vài đóa cúc, tính ra trong ngày cháu cắm độ hai chục lọ hoa lớn cho các nhà hàng, khách sạn mà cô đã giới thiệu
Bà Hạc xót xa:
Mệt lắm phái không?
Dạ! mệt lắm. Cũng tại cháu hay bày vẻ, không chịu lập lại những mẫu đã cắm, bao đầu óc phái luôn tìm tòi cái mợi cái đẹp
Mỉm cười, Khuyên nói tiếp:
Cháu không muốn tâm trí mình rảnh rỗi
Bà Hạc vội lên tiếng:
Mẹ con cháu giống nhau điếm ham làm việc hơn đi chơi
Với cháu cuộc sống bây giờ chỉ còn cong việc. An không thích cháu vừa đi học vừa đi làm nhưng vầy. Đã nhiều lần ảnh bắt cháu nghỉ. Ảnh quên rằng cháu không phải là tiểu thơ con nhà giàu, cũng không phải người thích nhận gíup đỡ An lầm khi muốn cháu lệ thuộc hoàn toàn vào ảnh
Bà Hạc nhẹ nhàng:
Chính vì bất đồng này mà hai đứa gây với nhau hoài phái không?
Khuyên rầu rĩ:
Nhiều bất đồng lắm cô ơi! cháu đã rơi vào bẫy của chính mình, bây giờ không sao thoát ra được mới khổ
Bà Hạc định an ủi Khuyên vài câu, thì có người gọi to:
Cô Bảo Khuyên, có người tìm
Bà nhìn ra ngoài và thấy một thanh niên đứng với vẻ hết sức bỗn chồn. Thấy anh ta, Khuyên đứng bật dậy chạy thật nhanh ra
Con bé hấp tấp hỏi:
Có chuyện gì vậy Thái?
Gã thanh niên trả lời ngay:
Anh Đăng bệnh rất nặng hiện đang trong phòng cấp cứu với tình trạng mê man
Bảo Khuyên thản thốt:
Ảnh bệnh gì?
Sốt rét ác tính. Tình trạng hết sức nguy hiểm, ba tôi bảo mời Khuyên đến vì khi mê sảng ảnh gọi t mê n bạn hoài
Mặt Khuyên tái hẳn đi, cô đứng không vững vì những lời Thái vừa nói. Quay sang bà Hồng Hạc, Khuyên nghẹn ngào:
Lát nữa mẹ cháu đến, cô nói dùm cháu vào bệnh viện thăm Đăng, ảnh bệng nặng lắm
Bà chưa kịp hỏi gì thêm, con bé đã nắm tay gã thanh niên đi nhưng chạy. Bà Hạc lắc đầu nhìn theo. Nếu được làm mẹ Khuyên, chẳng biết vừa rồi bà cản được con bé không. Mười chín tuổi, nó còn qúa nhỏ để biết nhìn xa trong rộng, với nó dường nhưng chuyện thủy chung không chgút nào quan trọng, nó sẵn sàng quên Hoàng An để đến với anh chàng ten Đăng bất cứ lúc nào. Liệu chuyện yêu đương của Bảo Khuyên sẽ tới đâu chứ?
Nhìn hoa lá ngổn ngang trên bàn, bà Hạc thấy ngao ngán. Bọn trẻ bây giờ tự do qúa trớn, chúng sống cho mình mà bất chấp hậu qủa, bà thấy Khuyên đáng trách nhưng cũng đánh thương. Người có lỗi vẫn là bà Dung. Bất giác bà chua chát nghĩ tới mình. Bà Cũng là một bà mẹ có lỗi vì đã bỏ con để đi tìm giàu sang phú qúy
đập đập tay vào trán cho bớt căng thẳng, bà Hạc kêu người mang những lọ hoa cắm rồi đi ra ngoài. Ngồi một mình với ly nước trái cây trên tay chẳng Bao lâu thì bà Dung tới, Bà Hạc mỉm cười và lên tiếng trước:
Chị đi một mình à!
Không, An chở tôi và chờ rước con bé Khuyên. Ủa, nó đâu rồi nhỉ?
Con bé tới bệnh viện thăm...bạn, nó nhờ tôi nói lại với chị
Bà Dung chắc lưỡi:
Khổ thân thằng An, bỏ cong từ Thủ Đức hấp tấp về để rước conn bé, tối nay hai đứa đã hẹn đi chơi, sao Bảo Khuyên lại đổi ý vậy kìa. Chị biết nó thăm ai không vậy?
Bà Hạc tỏ vẻ thờ ơ:
Nghe đâu nó thăm thằng bạn tên Đăng...
Đang ngồi chống cằm, bà Dung nhỏm lên:
Hả! Trời ơi, đúng là khốn nạn...
Nhưng thấy mình lố bịch, bà Dung gượng gạo:
Xin lỗi...tôi bực bội qúa sức
Chị đừng bao nóng, Bảo Khuyên đâu có đi chơi, nghe nói bạn nó bệnh nặng lắm...
Bà Dung ngắt ngang lời bà Hạc:
Dù nặng cỡ nào nó cũng không bao đi một mình. Đăng là nguyên nhân khiến Bảo Khuyên và Hoàng An lục đục mãi. Tại sao nó cãi lời tôi, không chịu dứt khoát hẳn vơ;i thằng đó chứ!
Giọng bà Hạc nhẹ nhàng:
Biết đâu tại những lý do chị đưa ra để ngăn cản chúng không đủ sức thuyết phục Bảo Khuyên
Bà Dung khó khăn phân bua:
Thật ra Đăng không hề yêu con Khuyên, chớ đâu phái tôi ngăn cản chúng. Bảo Khuyên hết sức dại dột khi cứ chạy theo mối tình đơn phương này mãi
Bà Hạc ôn tồn:
Tôi không cho đây là mối tình đơn phương vì thằng bé đến cho Khuyên hay Đăng bị sốt ác tính nói cậu ta sốt mê man và chỉ gọi ten Bảo Khuyên
Mặt bà Dung nhăn lại, bà lo lắng khi An bước vào hỏi:
Ủa Bảo Khuyên đâu dì Dung?
Nó đi thăm bạn ở nhà thương rồi
An cau mày:
Hừ! Đúng lúc thật! càng ngày Khuyên càng côi thường con
Bà Dung nhỏ nhẹ:
Đừng nghĩ vậy. Tại bạn nó bệnh nặng mà...
An xẵn giọng:
Dì cũng bênh vực Khuyên thì con không còn gì để nói nữa hết
Dứt lời anh chẳng thèm chào ai dằn gót giày bỏ đi một nước
Bà Hồng Hạc khó chịu:
Cái thằng miết rồi côi không được, ít ra cũng biết nể nang người lớn chứ. Sao lại giận cá chém thớt vậy
Bà Khánh Dung thấn thờ nhìn theo An. Sóng gió sẽ xảy đến nữa nếu Hoàng An biết Khuyên thăm ai. Sau lần ở Đắc Lắc về con bé đã hứa với bà quên Đăng vì nó không xứng đáng, vậy mà vừa nghe nó bệnh đã quýnh quáng chạy đi thăm. Hoàng An không đủ sức trói buộc Khuyên, nhưng bà tưởng. Chắc bà phải nó thân thế Khuyên cho con bé biết thôi
Thở dài nhìn bà Hạc bà nói nhưng rên:
Tôi khổ với con Khuyên qúa sức. Có Lẽ đã đến lúc nói thật với nó rồi
Bà Hạc ngạc nhien:
Chị đang giấu nó chuyện gì à?
Khẽ gật đầu bà Dung lẩm bẩm:
Phải. Tôi giấu nó một chuyện hết sức quan trọng...Bảo Khuyên không phái là con ruột của tôi
Ngạc nhiên đến mức sững sờ, bà Hạc hỏi lại:
Chị nói sao? Bảo Khuyên không phải là con ch. hả?
Giọng nghẹn ngào bà Dung nói:
Nó và thằng đăng là anh em cùng mẹ khác cha. Đó là lý do tôi cấm chúng yêu thương nhau, lâu nay tôi vẫn giấu Khuyên vì sợ nó chịu không nỗi cú sốc này
Còn Đăng thì đã biết, nó cố tình xa lánh, ghét bỏ con bé phải không?
Bà Dung chép miệng:
Tội nghiệp thằng bé, nó yêu Bảo Khuyên lắm sự hy sinh âm thầm của Đăng làm tôi đau lòng không ít, bây giờ nó lại bệnh nặng, tôi phải cho Bảo Khuyên biếtt sự thật để con bé hiểu Đăng không tệ nhưng lâu nay nó cố tình làm ra thế
Bà Hạc nhíu nhíu mày:
Có lần Khuyên nói với tôi, mẹ Đăng đã... bán nó từ nhỏ đúng không?
Bà Khánh Dung bĩu môi khinh bỉ:
Mẹ của chúng là một người đàn bà có một không hai. Sinh con ra không nuôi mà đem bán hết để lấy tiền se sua ăn diện
Ngập ngừng một chút bà nói tiếp:
Sau khi chồng chết, gia đình tôi muốn tôi bước thêm bước nữa, nhưng lòng tôi nguội lạnh mất rồi. Tôi nhất định ở vậy bao mới xin con nuôi. Chị Hai Lý đã giới thiệu tôi với một người đàn bà trẻ, đẹp muốn cho một đứa bé gái. Tôi nghĩ Chắt muốt đến đồng tiền cuối cùng để có năm chỉ vàng trả cho bà ta vì mang đứa bé về mà lòng cứ ngỡ bà ta gặp khó khăn thật. Đúng là kinh khủng, suốt mười mấy năm tôi nuôi nấng, yêu thương con của một kẻ chả ra gì, nhưng may mắn sao tính tình nó dễ thương, ngoan ngoãn chớ không đua đòi nhưng người đã sinh ra nó
Bà Hồng Hạc chợt hỏi:
Vậy là lúc chị xin Bảo Khuyên, bà mẹ nó đã cho thằng Đăng rồi?
Gật đầu, bà Dung xác nhận:
Đúng vậy! Bởi thế tôi đâu hề biết trước Bảo Khuyên, bà ta đã có một mặt con, và cái cảnh mẹ đau, chồng bỏ, không tiền phải cho đi núm ruột chỉ là một màn kịch. Suốt mười mấy năm tôi cứ tưởng bà ta là người đàng hoàng đến khi nghe thằng Đăng kể tôi mới vở lẽ ra
Thật thì bà ấy là người nhưng thế nào?
Nhếch môi, bà Khánh Dung nói:
Gia thế bà ta không phải tầm thường, mà lạ hạng giàu có, bên chồng cũng danh giá hơn người. Ở với nhau sinh được thằng Đăng hai vợ chồng ly dị, với số tiền chồng chia để nuôi con, bả lao vào ăn chơi, mà không quan tâm đến thằng nhỏ. Bà chị ruột đem Đăng về nuôi được vài ba năm, Ánh Loan trở về quê đòi con lại, bà chị vì thương cháu đã lấy vàng ra trả cho yên thân
Mặt bà Hạc chợt đổi sắc, hơi chồm người ra phía trước, bà lắp bắp:
Mẹ của Bảo Khuyên ten Anh Loan à?
Đúng vậy? Chị biết bà ta sao?
Mồ hôi trán rịn ra dù ngồi trong phòng có máy lạnh, bà Hạc thẩn thờ:
Đúng. Tôi có biết một người ten Anh Loan. Bả là mẹ nuôi của Hồng Tước
Bà Dung xua tay thật nhanh:
Ôi! Chắc không phải Anh Loan này đâu. Con mình bả còn bán, thì dễ gì đi nuôi con người khác
Đưa tay lên ngăn ngực bà Hạc nói:
Vì tiền bà ta làm hết. Lúc gởi Hồng Tước cho bả, chồng tôi đã đưa cũng bốn chục cây vàng chớ đâu phải ít. Trời ơi. Có khi nào Hồng Tước hiện giờ không phải con tôi không?
Bà Dung trợn mắt:
Chị nói vậy nghĩa là sao?
Bà Hạc ôm ngực lắc đầu:
Không! Tôi hơi xúc động bao nghĩ bậy
Bà Khánh Dung chống tay dước cầm:
Chị nghi bà Anh Loan tráo con?
Bà Hạc dè dặt:
Không có bằng cớ, tôi đâu dám nghi gì. Nhưng nếu Anh Loan này cũng là Anh Loan mẹ nuôi Hồng Tước thì đúng là bất ngờ. Nhất định tôi phải tìm hiểu chuyện này
Nhìn đồng hồ, bà Dung nói:
Tôi xin phép nghĩ tối nay vậy. Thái độ bực bội của Hoàng An khiến tôi không an tâm. Tôi sợ nó nỗi nóng với con Khuyên vì An cộc tính lắm.
Bà Hồng Hạc dặ dò:
Điều quan trọng lúc này là chị sẽ nói với Bảo Khuyên nhưng thế nào. Chị phải lường trước phản ứng của nó vì con bé rất nhạy cảm và nông nỗi
Bà dung thở dài:
Tôi biết tính ý nó mà. Chị thấy không, trước kia tôi thường nói ai cũng có số phận riêng, số phận của Bảo Khuyên vậy mà khố, nó không mong gặp lại mẹ ruột của mình nhưng Hồng Tước đã mong gặp lại chị đâu. Chuyện này đối với nó có khác nào cơn ác mộng chứ. Tôi biết không thể giấu nó suốt đời bao nhiều đê, nằm trằn trọc, tôi nghĩ cả trăm tình huống để nói với nó cho suông sẻ, nhưng thú thật tới bây giờ tâm trí tôi gần nhưng mụ mẫm, không hiểu sẽ mở đầu với nó ra sao đi nữa
Bà Hồng Hạc trầm giọng:
Tôi hiểu tâm trạng của chị hiện tại, nhưng Khuyên là đứa biết suy nghĩ và có nghị lực, nó sẽ vượt qua hết tất cả những giông gió cuộc đời dành cho nó để trưởng thành hơn nữa
Bà Dung gượng cười bước đi. Ngồi trên xích lô bà nôn nóng mau về nhà để xem Khuyên về chưa, tình trạng Đăng ra sao
Xe ngừng ngay đầu hẻm, bà hấp tấp đi vào và thất vọng khi thấy cửa vẫn đóng
Sốt ruột ngồi một chỗ không yên, bà nhấp nha nhấp nhổm ra đường. Đồng hồ gõ bảy tiếng, tám tiếng rồi mười tiếng, Khuyên vẫ chưa về. Bà cháy ra mở cửa khi nghe tiếng xe An giận dữ thắng rít lại trước cổng
Anh khệnh khạng bước vào nồng nặc mùi ruou. Anh gào to:
Khuyên đâu, ra anh báo côi!
Bà Dung lật đật nói:
Nó vẫn chưa về
An hầm hừ:
Chưa về là sao? Dì bao che cho Khuyên phái không? Hừm! cô ta lại đi chơi với thằng chó ấy rồi chớ chả thăm viếng ai cả
Không phái. Con đừng nói thế...
Không nói thế thì nói sao cho đúng đây. Con hết kiên nhẫn rồi. Hừ! Thăm bệnh gì mà giờ này vẫn chưa về. Nhất định là đi với trai....
Bà Dung nghiêm mặt:
Nói năng phái giữ lời, con không có quyền lăng mạ Khuyên nhưng vậy
An ngất ngưỡng khoát tay:
Con gái dì tốt lành qúa nhỉ. Dì giấu nhưng tôi biết lần đó Khuyên đã lên Đắc Lắc ở với thằng chó ấy suốt cả đêm. Hừ! Tình tứ lắm mà!
Bà Dung giận xang mặt vì An rống to mồm giữa đêm im ắng trong khi nhà bà ở đây Bao nhiêu năm không hề lớn tiếng
Cố dằn cơn giận xuống bà nhỏ nhẹ:
Con mệt rồi, về nghĩ đi
An rung đùi:
Chưa gặp Bảo Khuyên, tôi chưa về đâu
Bà Dung sốt ruột vô cùng khi An bắt đầu lè nhè hát...Nó say qúa rồi. Tất cả cũng tại Khuyên. Nhưng biết sao bây giờ khi càng ngày hai đứa càng hục hặc nhiều hơn
Tiếng xe ngừng trước cổng làm An choàng dậy. Anh ra tới giữa sân thì gặp Khuyên đi vào với Thái
Không nói không rằng, An nhào tới chộp ngực Thái, giọng rít lên:
Khốn nạn! ai cho mày đi đêm với bồ tao?
Dù bất ngờ trước thái độ của An, Thái vẫn bình tỉnh gạt mạnh tay làm anh ta chúi nhủi
An được nước làm tới:
Mày đánh tao hả thằng chó. Anh em nhà mày chẳng khác gì nhau hết
Bà Dung hoảng hồn đứng chen vào giữa hai người, trong lúc Khuyên vội vã giục:
Thái về đi!
An cười gằn:
Mày không được về khi chưa cho tao biết mày đưa Bảo Khuyên đi đâu suốt từ chiều tới giờ
Thái chưa kịp trả lời Khuyên đã nói:
Từ chiều đến giờ em vào bệnhh viện thăm Đăng. Ảnh bị sốt ác tính rất nguy kịch
An nghiến răng:
Hừ! Đi thăm nhân tình, không biết xấu mà còn khoe. Cô là con nhà gia giáo sao lại lén tôi làm chuyện tồi tệ vậy?
Bảo Khuyên không ngờ An cố tình mượng ruou để nhục mạ mình, cô ấp úng:
Em không làm điều gì xấu. Anh không được nặng lời với em
Mặc cho bà Dung năn nỉ đừng to tiếng. An tiếp tục la lên:
Không làm gì xấu! Vậy cô từng lên Đắc Lắc ăn ngủ với nó là tốt sao? tôi chịu hết nỗi rồi. Thứ gái hư nhưng cô không ai thèm cưới đâu
Bảo Khuyên giận run cả người, cô ngẹn ngào tức tưởi:
Anh thật tồi. Tôi đã thật lòng nói với anh chuyện tôi lên thăm Đăng vì tin anh là người vị tha là người sẽ cảm thông chia sẻ cùng tôi tất cả sướng vui khổ sở trong đời. Không ngờ anh lại xem đó là tội lỗi để đay nghiến tôi nhưng thế, bây giờ chưa là gì, sau này làm vợ anh rồi làm sao tôi chịu nỗi tính nhỏ mọn này của anh
An chống nạnh đầy thách thức:
Còn tính tới chuyện làm vợ tôi sao? Hừ! Tôi không phái thằng ngốc đâu. Thằng Đăng chơi qua đường, còn tôi phái hưởng của thừa, của nó vứt đi à!
Khuyên hét lên đầy căm tức:
Anh đúng là hèn hạ mới thốt ra những lời nhưng thế. Tôi ghê tởm lẫn khinh ghét anh. Đi đi!
An mím môi sấn tới giáng cho Khuyên một tát tay siểng niểng. Thái vội nhào lại đẩy An ra. Cậu nói nhưng hét:
Anh rời khỏi đây mau, nếu không đừng trách tôi đó
An gườm gườm nhìn Khuyên đang ôm mặt đứng sững sờ
Cô để em của nhân tình hăm dọa tôi hả. Đẹp mặt thật, vậy mà mồm cứ chối bai bải là không có gì
Khuyên đanh mặt gằn từng tiếng:
Tôi không Bao giờ muốn thấy mặt anh nữa
Dứt lời cô bỏ chạy vào nhà mặc cho ba người còn lại ngơ ngác nhìn theo
Từ chiều tới giờ tâm trí cô rối rắm khi thấy Đăng vẫn còn mê man trong cơn sốt. Dù bác sĩ đã nói qua khỏi nguy hiểm rồi cô vẫn chưa yen tâ,. Lẽ ra Khuyên ớ lại với anh nhưng ông Van và Thái không đồng ý cô mới miễn cưỡng về. Tới nhà lại gặp An nặng nhẹ, thật tình cô muốn chết cho yen thân
Thả người lên giường Khuyên nhắm mắt với cảm giác nhà cửa bị quay cuồng. Đưa tay rờ mặt, cô thấy một bên má rát bỏng vì bạt tai của An. Đến nước này thì không còn gì để luyến tiếc nữa. Trước mặt mẹ và Thái, An dám đánh cô và mạt sát cô nhưng thế, ai biết khi cô chánh thức là vợ anh thì chuyện gì sẽ xảy ra
Bảo Khuyên giật mình nhổm dậy khi nghe tiếng bà Dung gạo. Cô hỏi:
An và Thái về rồi hả mẹ?
Bà Dung thở dài:
Chúng vừa về. chưa Bao giờ thấy An ở trạng thái này. Đúng ra con cũng không phải với nó. Đàn ông họ côi trọng danh dự lắm
Bảo Khuyên gục đầu:
Sai lầm lớn nhất của con là chấp nhận tình yêu của An. Nếu biết Đăng là anh ruột, con đã không yêu An để trả thù. Mọi người nghĩ giấu con là thượng sách chớ đâu ai ngờ đã đưa con vào đường cùng
Bà Dung ray rứt:
Mẹ qúa ích kỷ khi nghĩ giấu chuyện này để không mất con
Bảo Khuyên cười hiu hắt:
Dầu thế nào con cũng là con mẹ kia mà
Bà Dung giật mìng khi nghe Khuyên nói tiếp:
Con quyết định chia tay với An
Bà ngớ ngẩn hỏi:
Chia tay nghĩa là sao chớ? Chuyện có gì đâu phải chia tay?
Giọng Khuyên thản nhiên:
Là yêu cầu ảnh đừng đến tìm con nữa. Hai người không hợp, đến với nhau chỉ khổ mà thôi
Bà Dung kêu lên:
Bộ con tưởng Hoàng An để yên cho con làm thế à! Đừng có trẻ con nữa
Thì chính ảnh nói không thèm cưới đồ gái hư nhưng con
Bà Dung nhăn nhó:
Sao lại chấp nhất lời của kẻ say
Bảo Khuyên chớp mắt:
Con không chấp nhận mà chỉ suy ra. Suốt đời con và An sẽ khổ nếu sống với nhau. An luon nghĩ rằng con có lỗi, nhưng thật ra con có lỗi gì chứ! thà lấy một người khác hoàn toàn không biết tới qúa khứ của mình chắc còn hạnh phúc hơn
Bà Dung rên rĩ:
Đây là quyết định cả đời phái suy nghĩ chính chắn con ơi
Khuyên mệt mỏi:
Con sẽ suy nghĩ thật kỹ, nhưng chắc không thể nào khác được đâu mẹ
Nghiêm mặt nhìn Khuyên bà lạnh lùng nói:
Nội chuyện xảy ra đêm nay là đủ xấu hổ, mẹ không muốn mang tiếng thêm vì con nữa đâu. Hừ! chả lẽ cứ mỗi lần cãi và là sẽ bỏ nhau sao? Tình yêu hay hôn nhân đều có mặt trái, con phải thực tế để chấp chận nhưng vậy. Mẹ không muốn nghe nhắc đến chuyện này nữa. Lớn rồi phải có trách nhiệm việc làm của mình
Rồi mặc Bảo Khuyên ngồi trên giường, bà giận dữ bỏ ra ngoài
Đồng hồ trên tường vô tư gõ mười hai tiếng. Một ngày mới bắt đầu nhưng bây giờ còn là đêm đen. Thời gian vẫn dửng dưng trôi, chỉ có ta đứng lại với số phận riêng mình.
Tình Khúc Tình Khúc - Trần Thị Bảo Châu